Học viện khoa học xã HỘi nguyễn việt dũNG


 Tình hình nghiên cứu đề tài



tải về 0.73 Mb.
Chế độ xem pdf
trang5/52
Chuyển đổi dữ liệu27.01.2024
Kích0.73 Mb.
#56481
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   52
Khó-khăn-tâm-lý-trong-định-hướng-nghề-nghiệp-của-học-sinh-trung-học-phổ-thông-thacsytv

2. Tình hình nghiên cứu đề tài 
2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu khó khăn tâm lý ở nước ngoài 
Các nghiên cứu ở nước ngoài về khó khăn tâm lý chủ yếu được đề cập 
theo 2 hướng chính: Khó khăn tâm lý trong giao tiếp và khó khăn tâm lý trong 
học tập. Dưới đây chúng tôi sẽ dẫn cụ thể về các nghiên cứu này. 
- Khó khăn tâm lý trong giao tiếp: 
E.V.Sucanova (1987) đã đánh dấu cột mốc quan trọng trong vấn đề 
nghiên cứu khó khăn tâm lý trong giao tiếp bằng ra đời cuốn sách :“Những 
khó khăn của giao tiếp liên nhân cách”. Trong công trình nghiên cứu này tác 
giả đã đề cập đến những vấn đề sau: 
+ Bản chất tâm lý của những khó khăn trong giao tiếp liên nhân cách
+ Vị trí của hiện tượng giao tiếp, khó khăn trong cấu trúc của vấn đề 
tâm lý xã hội; 
+ Những đặc điểm của việc nhận thức các nguyên nhân gây ra những 
khó khăn trong công việc; 
+ Nghiên cứu thực nghiệm về những ảnh hưởng của các yếu tố khó 
khăn đến quá trình giao tiếp công việc. 
Trong nghiên cứu này, tác giả đã phát hiện ra một số khó khăn tâm lý 
trong quá trình giao tiếp và nguyên nhân nảy sinh chúng, nêu được bản chất 
của khó khăn tâm lý. Tuy nhiên, cũng như các tác giả khác, ông vẫn chưa 
phân loại được KKTL một cách cụ thể [6]. 



Cùng năm 1987, trong công trình nghiên cứu về nhân cách sư phạm của 
giáo viên, V.A.Cancalic đã nêu ra một số khó khăn trong giao tiếp của sinh 
viên sư phạm như: 
+ Không biết dàn xếp, tổ chức một cuộc tiếp xúc; 
+ Không hiểu lập trường của đối tượng giao tiếp; 
+ Có tâm trạng lo lắng sợ hãi; 
+ Lúng túng khi điều khiển trạng thái tâm lý của bản thân trong giao tiếp; 
+ Không biết cách xây dựng mối quan hệ qua lại và đổi mới mối quan 
hệ đó theo nghiệp vụ sư phạm; 
+ Bắt chước máy móc ứng xử của các giáo viên khác [19]. 
Tuy tác giả này đã có công trong việc tìm ra các khó khăn tâm lý trong 
giao tiếp nhưng tác giả không đi vào nghiên cứu lý luận về vấn đề này. 
Tóm lại: Đã có nhiều tác giả bàn về vấn đề khó khăn tâm lý trong giao 
tiếp, các tác giả đã phát hiện và kể ra được một số khó khăn tâm lý, nguyên 
nhân làm nảy sinh những khó khăn tâm lý trong giao tiếp và có tác giả đã chỉ 
ra được bản chất của khó khăn tâm lý. Tuy nhiên, các tác giả vẫn chưa đưa ra 
được khái niệm cụ thể về khó khăn tâm lý. 
- Khó khăn tâm lý trong học tập: 
Bên cạnh những nghiên cứu về khó khăn tâm lý trong giao tiếp thì 
những nghiên cứu về khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập cũng được 
nhiều tác giả ở nước ngoài quan tâm nghiên cứu nhiều cụ thể như sau: 
Trước hết, phải đề cập đến nghiên cứu của tác giả Petrovxki A.V. Khi bàn 
về khó khăn tâm lý của trẻ đi học lớp 1, ông cho rằng có 3 loại khó khăn sau:
Loại 1: Những khó khăn có liên quan đến đặc điểm của chế độ học tập; 
Loại 2: Khó khăn trong việc thiết lập quan hệ với thầy cô giáo và bạn bè; 
Loại 3: Khó khăn trong việc thích nghi với hoạt động mới, lúc đầu trẻ 
được chuẩn bị của gia đình, nhà trường và xã hội nên trẻ có tâm lý vui, thích, 
sẵn sàng đi học, về sau giảm dần khát vọng và chán học.



Ngoài ra, tác giả cũng đề cập những nguyên nhân dẫn đến khó khăn và 
ảnh hưởng của chúng đến đời sống của trẻ đồng thời đề xuất biện pháp giải 
quyết khó khăn cho trẻ. Như vậy, tác giả đã đi sâu nghiên cứu khó khăn tâm lý 
với hoạt động học tập nhưng mới chỉ dừng lại ở nghiên cứu học sinh lớp 1[14]. 
Theo Binaka Zazzo (1990) cùng cộng sự của bà thuộc trung tâm nghiên 
cứu trẻ em của đại học Paris, 10 công trình nghiên cứu về bước chuyển từ 
mẫu giáo lên lớp 1 của trẻ em. Tác giả đã chỉ ra KKTL lớn nhất mà trẻ gặp 
phải làm cản trở sự thích ứng với hoạt động học tập của trẻ là:“Sự thay đổi 
môi trường hoạt động một cách triệt để, gọi là chuyển dạng hoạt động chủ 
đạo, vừa chơi trở thành hoạt động đa dạng, tính tùy tự do tùy hứng của cá 
nhân nặng hơn tính chỉ đạo của giáo viên. Bước sang lớp 1, học tập chủ đạo 
của học sinh phải nghiêm chỉnh theo sự chỉ đạo của giáo viên, theo nguyên 
tác lớp học” [1.tr15]. 
Như vậy, ở các công trình nghiên cứu này các tác giả đã phát hiện ra 1 
số nguyên nhân làm nảy sinh các khó khăn tâm lý giao tiếp, nhưng để đưa ra 
khái niệm khó khăn tâm lý trong giao tiếp là gì thì tác tác giả chưa đề cập tới. 
Một số tác giả như: Maurice Debesse, Bianka Zazzo… đã nghiên cứu 
về khó khăn tâm lý của trẻ khi đi học lớp 1. Các tác giả đã phát hiện được khó 
khăn tâm lý và xác định được một số nguyên nhân làm cản trở trẻ thích ứng 
với hoạt động mới, hoạt động học tập. 
Tóm lại, các tác giả nước ngoài khi nghiên cứu về khó khăn tâm lý 
trong hoạt động học tập hay giao tiếp của học sinh ít nhiều chỉ ra vấn đề lí 
luận trong bản chất của khó khăn tâm lý, nguyên nhân dẫn đến khó khăn đó, 
đồng thời tác giả cũng chỉ ra được ảnh hưởng của nó tới hoạt động của học 
sinh,… Tuy nhiên, so với lĩnh vực khác, vấn đề khó khăn tâm lý trong học tập 
hay giao tiếp còn được ít các nhà khoa học nước ngoài quan tâm nghiên cứu. 
Đặc biệt, nghiên cứu khó khăn tâm lý trong định hướng nghề nghiệp của học 



sinh THPT thì hầu như chưa được nghiên cứu nhiều. Vì vậy, nghiên cứu khó 
khăn tâm lý trong học tập của học sinh nói chung hay nghiên cứu khó khăn 
tâm lý trong định hướng nghề nghiệp của học sinh nói riêng cần được các nhà 
khoa học nghiên cứu toàn diện hơn nữa để tìm ra nguyên nhân dẫn tới thực 
trạng khó khăn tâm lý đó và đồng thời đưa ra những giải pháp nhằm khắc 
phục thực trạng này trong định hướng nghề nghiệp cho học sinh.

tải về 0.73 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   52




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương