HỌc viện chính trị HÀnh chính quốc gia hồ chí minh


Điều 15. Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua các cấp



tải về 232.68 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích232.68 Kb.
#23449
1   2   3

Điều 15. Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua các cấp

1. “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”

- Được xét tặng cho cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong số những cá nhân có hai lần liên tục đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp Bộ”.

- Có thành tích, sáng kiến, giải pháp công tác, đề tài nghiên cứu có phạm vi ảnh hưởng trong toàn quốc và do Hội đồng Khoa học, Hội đồng Xét duyệt sáng kiến cấp Bộ xem xét, công nhận.

2. “Chiến sĩ thi đua cấp Bộ” (Học viện) phải đạt các tiêu chuẩn sau:

- Có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong số những cá nhân 3 lần liên tục đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”;



- Trong năm được đề nghị xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp Bộ” phải đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”;

- Thành tích, sáng kiến, đề tài nghiên cứu có tác dụng ảnh hưởng đối với toàn Học viện và do Hội đồng Khoa học, Hội đồng Xét duyệt sáng kiến cấp Bộ xem xét, công nhận.



3.Chiến sĩ thi đua cơ sở” phải đạt các tiêu chuẩn sau:

- Có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong số những cá nhân đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến”;

- Có ít nhất 01 sáng kiến theo quy định tại Khoản 8 Điều 2 Quy chế này;

- Các sáng kiến phải có quyết định công nhận sáng kiến của Hội đồng Xét duyệt sáng kiến cấp cơ sở;

- Các trường hợp được thay thế sáng kiến khi bình xét danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”:

+ Tác giả hoặc chủ biên sách chuyên khảo;

+ Có ít nhất 01 bài viết được đăng trên tạp chí quốc tế;

+ Vượt ít nhất 02 bài viết được đăng trên tạp chí trong nước so với định mức quy định theo ngạch;

+ Nếu cá nhân là chủ nhiệm đề tài khoa học: xếp loại khá trở lên đối với đề tài tuyển thầu từ cấp bộ trở lên hoặc xếp loại xuất sắc đối với các đề tài khoa học khác.

Điều 16. Tỷ lệ danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Lao động tiên tiến”

- “Chiến sĩ thi đua cơ sở”: Không vượt quá 20% tổng số cá nhân đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến” đối với Trung tâm Học viện và các Học viện trực thuộc của năm đang bình xét; trong đó tỷ lệ “Chiến sĩ thi đua cơ sở” đối với cán bộ là lãnh đạo, quản lý (từ cấp phòng trở lên) không quá 50%.

- “Lao động tiên tiến”: Không vượt quá 75% tổng số cán bộ, công chức, viên chức đăng ký thi đua đầu năm học đối với tất cả các đơn vị (các đơn vị có số chia lẻ 0,75 được tăng thêm 01 cá nhân);

Điều 17. Tiêu chuẩn để được xét tặng danh hiệu thi đua đối với tập thể

1. Danh hiệu “Cờ thi đua của Chính phủ”

Số lượng tập thể được đề nghị xét tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” không quá 20% tổng số những tập thể được xét tặng “Cờ thi đua cấp Bộ” và đạt các tiêu chuẩn sau:

- Có thành tích, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thi đua và nhiệm vụ được giao trong năm; là tập thể tiêu biểu xuất sắc trong toàn Học viện;

- Có nhân tố mới, mô hình mới tiêu biểu cho cả nước học tập;

- Nội bộ đoàn kết, đi đầu trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng và các tệ nạn xã hội khác.

2. Danh hiệu "Cờ thi đua cấp Bộ" được xét tặng cho các tập thể đạt các tiêu chuẩn sau:

- Là đơn vị tiêu biểu, hoàn thành xuất sắc, toàn diện nhiệm vụ công tác, được bình chọn, suy tôn là đơn vị dẫn đầu mỗi Khối thi đua tại Trung tâm Học viện và của các Học viện trực thuộc;

- Hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thi đua và nhiệm vụ được giao trong năm; là tập thể tiêu biểu xuất sắc của Học viện.

- Có nhân tố mới, mô hình mới để các tập thể khác thuộc Học viện học tập;

- Nội bộ đoàn kết, tích cực thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng và các tệ nạn xã hội khác.

3. Danh hiệu "Tập thể lao động xuất sắc" được xét tặng cho tập thể đạt các tiêu chuẩn sau:

- Đạt danh hiệu "Tập thể lao động tiên tiến"; sáng tạo, vượt khó hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, thực hiện tốt các nghĩa vụ đối với Nhà nước và Học viện;

- Có phong trào thi đua thường xuyên, thiết thực, hiệu quả;

- Có 100% cá nhân trong tập thể hoàn thành nhiệm vụ được giao, trong đó có ít nhất 70% cá nhân đạt danh hiệu "Lao động tiên tiến” tính trên tổng số cán bộ, công chức, viên chức thuộc đơn vị tại thời điểm đăng ký thi đua;

- Có cá nhân đạt danh hiệu "Chiến sĩ thi đua cơ sở".

4. Danh hiệu "Tập thể lao động tiên tiến" được xét tặng cho tập thể đạt các tiêu chuẩn sau:

- Hoàn thành tốt nhiệm vụ và kế hoạch được giao;

- Có phong trào thi đua thường xuyên, thiết thực, hiệu quả;

- Có ít nhất 50% cá nhân trong tập thể đạt danh hiệu "Lao động tiên tiến" tính trên tổng số cán bộ, công chức, viên chức thuộc đơn vị tại thời điểm đăng ký thi đua;

- Không có cá nhân bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên;

- Nội bộ đoàn kết, thực hiện tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nội quy, quy chế của Học viện.



Chương III

HÌNH THỨC, TIÊU CHUẨN KHEN THƯỞNG

Điều 18. Hình thức khen thưởng

- Huân chương;

- Huy chương;

- Danh hiệu vinh dự nhà nước;

- Giải thưởng Hồ Chí Minh;

- Giải thưởng nhà nước;

- Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ;

- Bằng khen cấp bộ;

- Giấy khen;

- Kỷ niệm chương.



Điều 19. Các hình thức khen thưởng Huân chương, Huy chương, danh hiệu vinh dự nhà nước, giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng nhà nước, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Thực hiện theo quy định của pháp luật thi đua, khen thưởng hiện hành.



Điều 20. Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp xây dựng và phát triển Học viện”

Thực hiện theo quy định tại Quy chế xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp xây dựng và phát triển Học viện” được ban hành theo Quyết định số 466/QĐ-HVCTQG ngày 01-11-2004 của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.



Điều 21. Bằng khen cấp bộ

Bằng khen cấp bộ được xét tặng thưởng cho các tập thể, cá nhân đạt một trong các tiêu chuẩn sau:



- Đối với tập thể:

+ 02 lần liên tục đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”;

+ Đạt thành tích xuất sắc trong các đợt thi đua thường xuyên, theo đợt, theo chuyền đề, có phạm vi ảnh hưởng cấp bộ;

+ Đạt thành tích xuất sắc trong quá trình xây dựng và phát triển đơn vị 10 năm, 15 năm, 20 năm…;

+ Các trường hợp khác do Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh quyết định.

- Đối với cá nhân:

+ 02 lần liên tục đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”;

+ Đạt thành tích xuất sắc trong các đợt thi đua thường xuyên, theo đợt, theo chuyên đề, có phạm vi ảnh hưởng cấp bộ;

+ Đạt thành tích xuất sắc trong công tác (nghiên cứu khoa học, công tác đào tạo, bồi dưỡng, tham mưu tổng hợp, hành chính, hậu cần...);

+ Đạt giải nhất, nhì, ba trong các đợt thi do Học viện tổ chức (Thi giảng viên giảng dạy giỏi; chấm điểm, bình xét thành tích khoa học...);

+ Có thời gian giữ chức vụ Trưởng phòng và tương đương liên tục từ 06 năm trở lên trước khi nghỉ quản lý, không bị kỷ luật từ khiển trách trở lên;

+ Có thời gian giữ chức vụ Phó Trưởng phòng và tương đương liên tục từ 10 năm trở lên trước khi nghỉ quản lý, không bị kỷ luật từ khiển trách trở lên;

+ Các trường hợp khác do Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh quyết định.



Điều 22. Giấy khen

Giấy khen được xét tặng thưởng cho các tập thể, cá nhân đạt một trong các tiêu chuẩn sau:



- Đối với tập thể

+ Lập được thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua thường xuyên, theo đợt, theo chuyên đề, có phạm vi ảnh hưởng cấp cơ sở.

+ Các trường hợp khác do Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh hoặc các Giám đốc Học viện trực thuộc quyết định.

- Đối với cá nhân

+ Lập được thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua thường xuyên, theo đợt, theo chuyên đề, có phạm vi ảnh hưởng cấp cơ sở.

+ Các trường hợp khác do Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh hoặc các Giám đốc Học viện trực thuộc quyết định.

 

Chương IV



HỘI ĐỒNG THI ĐUA – KHEN THƯỞNG,

HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT SÁNG KIẾN VÀ KHỐI THI ĐUA

Mục 1

HỘI ĐỒNG THI ĐUA - KHEN THƯỞNG CÁC CẤP

Điều 23. Hệ thống tổ chức, nguyên tắc hoạt động của các Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp

1. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp gồm

- Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp Bộ: Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.

- Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp cơ sở: Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung tâm Học viện; Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tại các Học viện trực thuộc.

- Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp Viện, Khoa và tương đương: được thành lập tại các đơn vị cấp Viện, Vụ và tương đương tại Trung tâm Học viện; đơn vị cấp Khoa, Ban và tương đương tại Học viện trực thuộc.

- Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp phòng: được thành lập tại các đơn vị cấp Phòng đủ điều kiện là đơn vị bình xét thi đua theo khoản 6 Điều 2 Quy chế này.

2. Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp

- Hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng là các kỳ họp, quyết định theo nguyên tắc đa số.

- Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp chỉ họp khi Chủ tịch Hội đồng triệu tập và phải có ít nhất 2/3 tổng số thành viên tham dự. Trong trường hợp Hội đồng có 03 thành viên thì phải có đủ 100%, nếu vì lý do bất khả kháng chỉ có 02 người thì phải được sự đồng ý của Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp trên trực tiếp.

Điều 24. Cơ cấu và thành phần của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp

1. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp Bộ

- Chủ tịch là Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh;

- 01 Phó chủ tịch là Phó Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh được Giám đốc Học viện phân công;

- 01 Phó Chủ tịch thường trực là Chủ tịch Công đoàn Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh;

- Các ủy viên gồm: Các Phó giám đốc khác của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh; Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ, Chánh Văn phòng Học viện; thủ trưởng của 03 đơn vị chức năng khác trực thuộc Giám đốc và thủ trưởng của 03 đơn vị giảng dạy, nghiên cứu trực thuộc Giám đốc (theo chế độ luân phiên hằng năm); các Giám đốc, Chủ tịch Công đoàn và 01 cán bộ lãnh đạo phụ trách trực tiếp công tác thi đua, khen thưởng ở các Học viện trực thuộc; Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Học viện; Bí thư Đoàn Thanh niên Học viện; Trưởng phòng Thi đua - Khen thưởng thuộc Văn phòng Học viện (kiêm Thư ký Hội đồng).

2. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung tâm Học viện

- Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp Bộ đồng thời là Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung tâm Học viện;

- Các ủy viên gồm: Các Phó Giám đốc khác của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh tại Trung tâm Học viện; thủ trưởng của các đơn vị chức năng trực thuộc Giám đốc Học viện; thủ trưởng 06 đơn vị giảng dạy và nghiên cứu trực thuộc Giám đốc (thay đổi hằng năm theo chế độ luân phiên); Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Học viện, Bí thư Đoàn Thanh niên Học viện; Trưởng phòng Thi đua - Khen thưởng thuộc Văn phòng Học viện (kiêm Thư ký Hội đồng).

3. Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp Bộ kiêm Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung tâm Học viện

Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp Bộ; các Phó Giám đốc khác của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh tại Trung tâm Học viện, Chánh Văn phòng Học viện, Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ, Trưởng phòng Thi đua - Khen thưởng thuộc Văn phòng Học viện.



4. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tại các Học viện trực thuộc

Thành phần tương tự như Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung tâm Học viện. Việc thành lập hoặc không thành lập Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tại các Học viện trực thuộc do các Giám đốc Học viện trực thuộc đó quyết định.



5. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ở các Vụ, Viện, Khoa và tương đương

- Chủ tịch là Thủ trưởng đơn vị;

- Các ủy viên là các Phó thủ trưởng đơn vị, Bí thư tổ chức đảng, Chủ tịch hoặc Tổ trưởng Tổ Công đoàn đơn vị và cán bộ phụ trách công tác thi đua, khen thưởng là Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng. Trong trường hợp Thủ trưởng hoặc Phó thủ trưởng kiêm nhiệm Bí thư chi bộ (hoặc Chủ tịch, Tổ trưởng Tổ Công đoàn) thì Hội đồng có thêm Phó Bí thư chi bộ hoặc Phó Chủ tịch, Tổ phó Tổ Công đoàn.

6. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp phòng (có đủ điều kiện quy định tại khoản 6 Điều 2 Quy chế này)

- Chủ tịch là Trưởng phòng;

- Các ủy viên là các Phó trưởng phòng, Bí thư chi bộ, Tổ trưởng Tổ Công đoàn, cán bộ phụ trách công tác thi đua, khen thưởng (nếu có) là ủy viên kiêm thư ký. Trong trường hợp Trưởng phòng hoặc Phó trưởng phòng kiêm nhiệm Bí thư chi bộ (hoặc Tổ trưởng Tổ Công đoàn) thì Hội đồng có thêm Phó Bí thư chi bộ (hoặc Tổ phó Tổ Công đoàn).

Điều 25. Nhiệm vụ và quyền hạn của Giám đốc - Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp Bộ, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp Bộ và Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp Bộ

1. Nhiệm vụ và quyền hạn của Giám đốc - Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp Bộ

- Chủ trì và kết luận các cuộc họp của Hội đồng;

- Lãnh đạo, chỉ đạo công tác thi đua, khen thưởng trong toàn Học viện (ngành), quyết định phương hướng, kế hoạch hoạt động, nội dung và các biện pháp thực hiện trên cơ sở tham mưu, tư vấn của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp và cơ quan chuyên trách thi đua, khen thưởng của Học viện, quyết định tổ chức kiểm tra, thanh tra công tác thi đua, khen thưởng trong toàn Học viện;

- Trong trường hợp có lý do chính đáng, Giám đốc - Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp Bộ có quyền phủ quyết toàn bộ hoặc một phần kết quả bình xét các danh hiệu thi đua do Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp Bộ thực hiện và chịu trách nhiệm về quyết định của mình;

- Yêu cầu Giám đốc - Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp dưới hủy bỏ quyết định xét tặng, tiến hành bình xét lại trong trường hợp phát hiện thấy việc xét tặng danh hiệu thi đua ở các đơn vị trực thuộc không bảo đảm đúng pháp luật và các quy định tại Quy chế này.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp Bộ

- Thảo luận, thông qua danh sách đề nghị tặng thưởng danh hiệu: “Cờ thi đua cấp Bộ”, “Tập thể lao động xuất sắc” do các Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp cơ sở đề nghị;

- Bình xét danh hiệu thi đua: “Cờ thi đua cấp Bộ” đối với Khối thi đua các Học viện trực thuộc và “Chiến sĩ thi đua cấp Bộ” để Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh xem xét, quyết định công nhận;

- Tự mình hoặc ủy quyền cho Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp Bộ bình xét các danh hiệu: “Cờ thi đua của Chính phủ”, “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” và các hình thức khen thưởng khác để Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng.



3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp Bộ

- Tư vấn, tham mưu cho Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh về công tác thi đua, khen thưởng trong toàn Học viện (đề xuất phương hướng, nội dung, các biện pháp tổ chức phong trào thi đua; xây dựng kế hoạch tổng thể hoạt động thi đua, khen thưởng; kiểm tra, đánh giá thực hiện chương trình, kế hoạch thi đua, định kỳ xem xét đánh giá phong trào thi đua, công tác khen thưởng...);

- Giữa các kỳ họp của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp Bộ, Thường trực Hội đồng làm các nhiệm vụ sau:

+ Tư vấn, tham mưu cho Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh quyết định khen thưởng theo thẩm quyền cho các tập thể và cá nhân trong toàn Học viện đạt được thành tích xuất sắc đột xuất hoặc trong các kỳ thi đua theo đợt, theo chuyên đề;

+ Tư vấn, tham mưu cho Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh xem xét các tập thể và cá nhân đủ tiêu chuẩn để trình cấp có thẩm quyền xét tặng các hình thức khen thưởng khác không thuộc thẩm quyền của Học viện.

- Nghiên cứu, tham mưu, đề xuất tạo thêm kênh tham khảo, đánh giá thi đua, công tác khen thưởng;

- Tham mưu, tư vấn cho Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh ban hành các văn bản quản lý về công tác thi đua, khen thưởng toàn Học viện và xây dựng báo cáo về công tác thi đua, khen thưởng của Học viện để gửi lên các cơ quan quản lý thi đua, Khối thi đua cấp trên;

- Tham mưu việc tham gia các hoạt động thi đua của Khối thi đua các cơ quan Đảng Trung ương;

- Thực hiện các nhiệm vụ đột xuất khác.

Điều 26. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung tâm Học viện

- Tư vấn cho Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh về công tác thi đua, khen thưởng tại Trung tâm Học viện;

- Thảo luận, thông qua danh sách “Lao động tiên tiến” và “Tập thể lao động tiên tiến” đối với các đơn vị cấp phòng, ban do Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp dưới đề nghị để Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh quyết định công nhận;

- Bình xét các danh hiệu thi đua: “Chiến sĩ thi đua cơ sở” và “Tập thể lao động tiên tiến” đối với các đơn vị cấp Viện, Vụ và tương đương để Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh quyết định công nhận;

- Bình xét danh hiệu thi đua: “Tập thể lao động xuất sắc”, “Cờ thi đua cấp Bộ” và “Chiến sĩ thi đua cấp Bộ” để trình Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp Bộ;

- Thảo luận, đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua: “Cờ thi đua của Chính phủ”, “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” để trình Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp Bộ.

Điều 27. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tại các Học viện trực thuộc

- Tư vấn, tham mưu cho Giám đốc Học viện trực thuộc về công tác thi đua, khen thưởng của Học viện trực thuộc theo pháp luật, quy chế và sự lãnh đạo của Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh;

- Thảo luận, thông qua danh sách “Lao động tiên tiến” do Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp dưới đề nghị để Giám đốc Học viện trực thuộc quyết định công nhận;

- Bình xét các danh hiệu thi đua: “Chiến sĩ thi đua cơ sở” và “Tập thể lao động tiên tiến” để Giám đốc Học viện trực thuộc quyết định công nhận;

- Bình xét các danh hiệu thi đua: “Tập thể lao động xuất sắc”, “Cờ thi đua cấp Bộ” và “Chiến sĩ thi đua cấp Bộ” để trình Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp Bộ;

- Thảo luận, đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua: “Cờ thi đua của Chính phủ”, “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” để trình Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp Bộ.



Điều 28. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp Viện, Khoa và tương đương

1. Tư vấn cho thủ trưởng đơn vị về công tác thi đua, khen thưởng của đơn vị (lập kế hoạch, đăng ký thi đua, sơ kết, tổng kết công tác thi đua hàng năm của đơn vị, thông qua các đề nghị của đơn vị gửi lên cấp trên xét khen thưởng cho cá nhân hoặc đơn vị);

2. Cuối năm học, trên cơ sở tỷ lệ phiếu tín nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong đơn vị, tiến hành bình xét các danh hiệu thi đua: “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở” cho các cá nhân trong đơn vị và tự xếp loại danh hiệu thi đua cho đơn vị (“Tập thể lao động tiên tiến”, “Tập thể lao động xuất sắc”) để trình lên Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp cơ sở;

3. Đối với những đơn vị có các đơn vị bình xét thi đua trực thuộc (theo khoản 6, Điều 2 Quy chế này): thảo luận, thông qua danh sách “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở” của các đơn vị bình xét thi đua trực thuộc; bình xét các danh hiệu thi đua: “Tập thể lao động tiên tiến”, “Tập thể lao động xuất sắc” để trình lên Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp cơ sở.

Điều 29. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp Phòng

- Tư vấn cho thủ trưởng đơn vị về công tác thi đua, khen thưởng của đơn vị (lập kế hoạch, đăng ký thi đua, sơ kết, tổng kết công tác thi đua hàng năm của đơn vị, thông qua các đề nghị của đơn vị gửi lên cấp trên xét khen thưởng cho cá nhân hoặc đơn vị);

- Cuối năm học, trên cơ sở tỷ lệ phiếu tín nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong đơn vị, bình xét các danh hiệu thi đua: “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở” cho cá nhân trong đơn vị, tự xếp loại danh hiệu thi đua cho đơn vị (“Tập thể lao động tiên tiến”, “Tập thể lao động xuất sắc”) để trình Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp trên trực tiếp.

Mục 2

HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT SÁNG KIẾN

Điều 30. Hội đồng Xét duyệt sáng kiến cấp Bộ

- Việc thành lập Hội đồng và thành phần Hội đồng do Giám đốc - Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp Bộ quyết định.

- Hội đồng Xét duyệt sáng kiến cấp Bộ có nhiệm vụ xét duyệt, công nhận các sáng kiến (Quy định tại khoản 8 Điều 2 Quy chế này) có tác dụng, phạm vi ảnh hưởng cấp bộ khi xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp Bộ” hoặc đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng thưởng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”.

- Nguyên tắc hoạt động: Áp dụng tương tự như Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cùng cấp.



Điều 31. Hội đồng Xét duyệt sáng kiến cấp cơ sở

- Hội đồng Xét duyệt sáng kiến cấp cơ sở ở Trung tâm Học viện do Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh quyết định thành lập; Hội đồng Xét duyệt sáng kiến cấp cơ sở ở các Học viện trực thuộc do Giám đốc các Học viện trực thuộc quyết định thành lập.

- Hội đồng Xét duyệt sáng kiến cấp cơ sở có nhiệm vụ xét duyệt, công nhận các sáng kiến (Quy định tại khoản 8 Điều 2 Quy chế này) có tác dụng, phạm vi ảnh hưởng cấp cơ sở khi xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”.

- Nguyên tắc hoạt động: Áp dụng tương tự như Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cùng cấp.



Mục 3

KHỐI THI ĐUA

Điều 32. Số lượng các khối thi đua tại Trung tâm Học viện và các Học viện trực thuộc

- Trung tâm Học viện: 07 khối;

- Học viện Chính trị - Hành chính khu vực I: 04 khối;

- Học viện Chính trị - Hành chính khu vực II: 04 khối;

- Học viện Chính trị - Hành chính khu vực III: 04 khối;

- Học viện Chính trị - Hành chính khu vực IV: 03 khối;

- Học viện Báo chí và Tuyên truyền: 05 khối;

- Học viện Hành chính: 05 khối;



- Lưu ý: + Mỗi khối phải có ít nhất 06 thành viên;

+ Chi tiết xem phụ lục số 01 kèm theo Quy chế này.

Điều 33. Số lượng các Khối thi đua cấp Bộ: 05 khối cụ thể như sau:

- Khối 1: Khối các Học viện trực thuộc: Bao gồm 06 thành viên là 06 Học viện trực thuộc.

- Khối 2: Khối các đơn vị giảng dạy: Bao gồm các đơn vị giảng dạy đã được xét tặng “Cờ thi đua cấp Bộ”.

- Khối 3: Khối các đơn vị chức năng: Bao gồm các đơn vị chức năng đã được xét tặng “Cờ thi đua cấp Bộ”.

- Khối 4: Khối các đơn vị sự nghiệp và các đơn vị khác: Bao gồm các đơn vị sự nghiệp và các đơn vị khác đã được xét tặng “Cờ thi đua cấp Bộ”.

- Khối 5: Khối các đơn vị hành chính - hậu cần (cấp phòng thuộc lĩnh vực hành chính - hậu cần): Bao gồm các đơn vị hành chính - hậu cần đã được xét tặng “Cờ thi đua cấp Bộ”.

Chương V


tải về 232.68 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương