Họ và tên sinh viên : Phan Thị Bích Thùy Mã số sinh viên : 050608200679



tải về 436.5 Kb.
trang1/2
Chuyển đổi dữ liệu12.07.2022
Kích436.5 Kb.
#52634
  1   2
35.Phan Thị Bích Thùy.050608200679.SOC303 202 8 GE15.TLH


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG HỒ CHÍ MINH


KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
TIỂU LUẬN MÔN: TÂM LÝ HỌC
TÊN CHỦ ĐỀ: QUAN ĐIỂM VỀ CẤU TRÚC “XU HƯỚNG CỦA NHÂN CÁCH” VÀ SỰ VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM NÀY NHẰM RÈN LUYỆN, PHÁT TRIỂN XU HƯỚNG CỦA NHÂN CÁCH CÁ NHÂN


Họ và tên sinh viên : Phan Thị Bích Thùy
Mã số sinh viên : 050608200679
Lớp, hệ đào tạo : GE15, chất lượng cao



CHẤM ĐIỂM

Bằng số

Bằng chữ







TP.HỒ CHÍ MINH - NĂM 2021
MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ẢNH

1. Cơ sở luận cấu trúc xu hướng của nhân cách 1
1.1. Khái niệm 1
1.2. Nội dung 1
1.2.1. Nhu cầu 1
1.2.2. Hứng thú 2
1.2.3. Lý tưởng 2
1.2.4. Thế giới quan 3
1.2.5. Niềm tin 4
2. Phân tích các khía cạnh của bản thân 4
2.1. Nhu cầu 4
2.2. Hứng thú 5
2.3. Lý tưởng 6
2.4. Thế giới quan 6
2.5. Niềm tin 7
3. Phương thức đạt được lý tưởng của bản thân 7

DANH MỤC HÌNH ẢNH


Hình 1. Tháp nhu cầu của Maslow 2
Hình 2. Sự tương phản của hai thế giới 3

1. Cơ sở luận cấu trúc xu hướng của nhân cách


1.1. Khái niệm
Nhân cách là một hệ thống các đặc điểm tâm lý ổn định của một cá nhân, nó quy định hành vi xã hội và giá trị xã hội của cá nhân đó. Ví dụ như một người có tính tình hiền lành, hoà đồng, vui vẻ thích giúp đỡ người khác, tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện thì ta có thể cho rằng người đó có nhân cách tốt.
Xu hướng nhân cách là một thuộc tính tâm lí phức hợp của cá nhân bao gồm một hệ thống động cơ quy định tính tích cực hoạt động của cá nhân và quy định sự lựa chọn thái độ của nó. Xu hướng gồm nhiều thuộc tính khác nhau, tác động, hỗ trợ nhau. Ví dụ nếu có một thuộc tính chiếm phần lớn, quan trọng thì các phần còn lại có vai trò làm nền tảng, chỗ dựa cho thuộc tính đó.
1.2. Nội dung
Xu hướng của nhân cách bao gồm 5 thuộc tính : nhu cầu, lý tưởng, hứng thú, niềm tin và thế giới quan.
1.2.1. Nhu cầu
Nhu cầu là nền tảng của xu hướng, là những đòi hỏi mà cá nhân mong muốn được thỏa mãn trong những điều kiện nhất định, là điều tất yếu trong quá trình tồn tại và phát triển của mỗi người. Nhu cầu của con người rất đa dạng, có tính chu kì, có chiều hướng tăng dần theo cấp độ từ thấp đến cao theo tháp nhu cầu của A.Maslow. Ví dụ khi nghèo đói, thiếu thốn, người ta sẽ mong muốn có cái ăn, cái mặc. Đến khi có ăn, có mặc rồi thì họ lại muốn được ăn ngon mặc đẹp.

Hình 1. Tháp nhu cầu của Maslow
Nhu cầu của con người không chỉ dừng lại ở con số một và nó có thể là những nhu cầu phi khả quan được mỗi người sắp xếp theo từng bậc trong tháp nhu cầu. Giá trị xã hội của mỗi người thể hiện qua việc bộc lộ cảm xúc thỏa mãn hay không thỏa mãn với những nhu cầu đó.
1.2.2. Hứng thú
Hứng thú là một thái độ đặc biệt đối với đối tượng nào đó không những có ý nghĩa cho cuộc sống mà còn giúp con người đạt được khoái cảm trong quá trình hoạt động. Hứng thú sẽ mang lại đam mê, giúp con người chủ động, tích cực hành động, tăng năng suất lao động, có năng lượng làm việc hơn. Cùng với nhu cầu, hứng thú là một thành phần trong hệ thống động cơ của nhân cách. Ví dụ một người họa sĩ, nếu họ không cảm thấy hứng thú với việc vẽ tranh hoặc vẽ vội vàng vì sắp đến hạn, họ sẽ không thể hiện được cảm xúc, điều mà bản thân họ muốn gửi gắm qua các bức tranh. Một bức họa ra đời, với người bình thường có thể nó là một bức tranh đẹp nhưng với người am hiểu nghệ thuật nó là một bức tranh vô hồn, chẳng có cảm xúc gì tỏa ra từ đó.
1.2.3. Lý tưởng
Lý tưởng là mục tiêu cao đẹp, là mục tiêu quan trọng nhất, cao nhất so với những quan tâm nhỏ nhặt khác và nó có khả năng định hướng cuộc sống của một người, lôi cuốn con người nỗ lực vươn đến nó. Lý tưởng vừa phản ánh hiện thực, vừa chứa đựng sự lãng mạn; có tính lịch sử và xã hội được thể hiện qua ba tính chất. Thứ nhất, lý tưởng thật ra là hình ảnh tưởng tượng của con người nhưng không phải là mơ tưởng viễn vông, nó mang tính hiện thực. Lý tưởng có thể là sự mô phỏng từ một hình mẫu trong thực tế cũng có thể là do bản thân tự chắt lọc, xây dựng nên một lý tưởng hoàn mĩ, riêng biệt của chính mình. Thứ hai, lý tưởng mang tính lãng mạn bởi nó là hình ảnh của tương lai. Đó là một cái kết người ta mong chờ khiến mỗi ngày ở hiện tại họ đều ấp ủ, tôn thờ, mường tượng ra ngày đó – ngày họ hoàn thành được lý tưởng của đời mình với niềm hạnh phúc ngập tràn. Cuối cùng, lý tưởng mang tính lịch sử xã hội, lý tưởng xuất phát từ xã hội, là tấm gương phản chiếu đặc điểm ở mỗi thời đại, sự phân chia giai cấp, điều kiện xã hội nơi mà cá nhân đang sống. Ví dụ như dưới thời kì thực dân Pháp đô hộ nước ta, chúng áp bức, bóc lột dân ta, dân tộc Việt Nam bấy giờ đều có chung một lý tưởng chống giặc ngoại xâm, giành lại độc lập tự do.
1.2.4. Thế giới quan
Thế giới quan có thể hiểu là hệ thống các quan điểm của con người về thế giới, dựa vào đó con người có cách nhìn nhận, suy nghĩ, hành động đúng đắn. Thế giới quan của một người đươc hình thành trong một thời gian dài, là sự tổng hợp từ nhiều yếu tố như môi trường, xã hội, giáo dục, tôn giáo,..từ đó quyết định hành vi, thái độ của con người đối với thế giới.


tải về 436.5 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương