HÀ NỘI – 60 NĂm chiếN ĐẤU, XÂy dựng và phát triểN


Hà Nội từ sau khi mở rộng địa giới hành chính (từ năm 2008 đến nay)



tải về 208.94 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích208.94 Kb.
#28717
1   2   3

2. Hà Nội từ sau khi mở rộng địa giới hành chính (từ năm 2008 đến nay)

2.1. Về kinh tế: Tăng trưởng GDP giai đoạn 2008-2012 bình quân đạt 9,45%/năm. Trong đó, dịch vụ tăng 7,96%, công nghiệp - xây dựng tăng 9,32%, nông nghiệp tăng 0,4%. Do suy thoái kinh tế thế giới và khó khăn sản xuất kinh doanh trong nước, năm 2013 đạt 8,25%; 6 tháng đầu năm 2014 tăng 7,4% so cùng kỳ năm trước.

Thu nhập (tính theo GDP) tăng lên, bình quân đầu người năm 2013 đạt 52,3 triệu đồng. Phấn đấu năm 2014 là 57 đến 58 triệu đồng.

Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực: tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ, công nghiệp - xây dựng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Nếu cơ cấu kinh tế năm 2008 là: dịch vụ 52,2%; công nghiệp - xây dựng 41,2%; nông nghiệp 6,6%, thì năm 2012 cơ cấu các ngành tương ứng là: 52,6%; 41,8% và 5,6%.

- Ngành dịch vụ

Vốn huy động tăng trung bình hàng năm 18,3% và quy mô năm 2012 bằng 2 lần năm 2008. Dư nợ cho vay tăng trung bình hàng năm 26,22% và quy mô năm 2012 bằng 2,5 lần năm 2008. Hiện nay, các tổ chức cung ứng dịch vụ đã đầu tư 2.424 ATM và khoảng 12.900 điểm chấp nhận thẻ thanh toán (POS).

- Lĩnh vực thương mại: trung bình hàng năm tăng 22,97%. Kim ngạch xuất khẩu chiếm khoảng 9% của cả nước và tăng bình quân 10,53%/năm. Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu đạt 9.829 triệu USD tăng 0,2%, 6 tháng đầu năm 2014 đạt 5364 triệu USD tăng 14,4% so với cùng kỳ năm trước.

Năm 2013, du lịch Hà Nội đã đón 14 triệu lượt khách trong nước; trên 2,5 triệu lượt khách quốc tế (đạt 38.500 tỷ đồng); 6 tháng đầu năm 2014, lượng khách quốc tế lưu trú tại Hà Nội là 1,1 triệu lượt người tăng 28,2%, lượng khách nội địa đến Hà Nội tăng 3,2% so cùng kỳ.

- Ngành công nghiệp

Đến năm 2012 có 08 khu công nghiệp (KCN) đã đi vào hoạt động với diện tích 1.230 ha và cơ bản đã lấp đầy (tăng 02 KCN với 325 ha so với trước hợp nhất); xây dựng 107 cụm công nghiệp (47 cụm công nghiệp và 60 cụm tiểu thủ công nghiệp) với tổng diện tích 3.192 ha (tăng 5 cụm, diện tích tăng 2,8% so với 2008). Công nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng có chọn lọc, số sản phẩm công nghiệp chủ lực là 57 sản phẩm của 48 doanh nghiệp thuộc các ngành cơ khí - điện tử, hóa nhựa, dệt may - da giầy, chế biến lương thực, thực phẩm…Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn trung bình giai đoạn 2008 - 2011 là 102,8 nghìn tỷ đồng/năm cao hơn 1,7 lần giá trị sản xuất công nghiệp trung bình từ năm 2005-2007. Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2008-2010 là 15,05% chiếm tỷ trọng 13,5% so với toàn quốc (tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn này của toàn quốc là 11,45%).

- Nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Giá trị sản xuất năm 2012 đạt 199 triệu/ha canh tác, cao gấp 1,63 lần năm 2008; năng suất bình quân đạt 58,80 tạ/ha; sản lượng bình quân 1,2 triệu tấn/năm. Cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch tích cực. Tỷ trọng chăn nuôi, thủy sản và dịch vụ nông nghiệp tăng dần, đạt 51,54% năm 2012; trồng trọt, lâm nghiệp 43,93%; dịch vụ nông nghiệp 3,53% so với năm 2008 tương ứng là 46,5%; 51,61% và 1,9%.

Công tác xây dựng nông thôn mới (NTM) được tích cực triển khai. Đến hết năm 2013, có 50 xã đạt tiêu chí NTM. Giai đoạn 2008-2013, ngân sách đã đầu tư 60.304 tỷ đồng, bình quân 10.050 tỷ đồng/năm. Tổng kinh phí đầu tư xây dựng NTM đến nay là 9.965 tỷ đồng.

100% số thôn, xã có điện sử dụng cho sản xuất và sinh hoạt. Các đường ô tô đến trụ sở xã được cứng hóa (trước hợp nhất tỷ lệ đạt 83,8%), đường liên thôn 95% được bê tông hóa (so với trước hợp nhất là 84%)…. Công tác vệ sinh môi trường được quan tâm, tỷ lệ xã, thôn được thu gom rác thải đạt 98% (so với trước hợp nhất là 72%).

Đời sống nông dân không ngừng được cải thiện và nâng cao, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn , đạt 21,36 triệu đồng năm 2012 (tăng 2,6 lần). Nông thôn không còn nhà dột nát, đa số các hộ gia đình có nhà kiên cố, khang trang; tỷ lệ hộ dân nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh đạt trên 86%; tỷ lệ lao động nông nghiệp qua đào tạo đạt 42%. Trên 90% số hộ gia đình có vô tuyến truyền hình; trên 95% số xã và 30% số thôn có máy tính kết nối Internet; 70% số hộ có điện thoại.

- Vốn đầu tư phát triển

Vốn đầu tư phát triển trên địa bàn trung bình hàng năm đạt 176.180 tỷ đồng, tăng 16,94%/năm, chiếm khoảng 23,5% vốn đầu tư phát triển cả nước.

Giai đoạn 2008-2012 có 1.474 dự án đăng ký với số vốn 9.028 triệu USD, bằng 55% về số dự án và 41,7% về vốn đầu tư lũy kế từ thời điểm cho phép đầu tư nước ngoài.

Đặc biệt, năm 2013: trong bối cảnh tình hình kinh tế khó khăn gắn với suy giảm kinh tế của cả nước, Thành phố đã cấp mới và điều chỉnh 378 dự án đầu tư nước ngoài (số dự án còn hiệu lực đến năm 2013 là 2.678) với tổng số vốn đầu tư đăng ký đạt 1,12 tỷ USD (khu vực đầu tư nước ngoài vẫn duy trì số thu ngân sách khoảng 13.400 tỷ đồng và dẫn đầu về xuất khẩu 3,6 tỷ USD bằng 48,6% tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn);

6 tháng đầu năm 2014 ước đạt 560 triệu USD, tăng 13,7% so cùng kỳ năm 2013 (ước tính vốn đầu tư thực hiện đạt 405 triệu USD, tăng 6,5%).

- Thu chi ngân sách trên địa bàn giai đoạn 2008 - 2012 liên tục đạt và vượt dự toán, bình quân hàng năm 106.880 tỷ đồng, tăng trung bình 19,23%/năm. Chi ngân sách địa phương trung bình đạt 57.117 tỷ đồng/năm, tăng bình quân 14,1%/năm.

Kinh tế Thủ đô đóng góp ngày càng lớn so với cả nước và xứng đáng giữ vị trí đầu tàu và là động lực phát triển kinh tế khu vực phía Bắc, kinh tế Thủ đô tăng trưởng bình quân gấp 1,53 lần mức tăng chung của cả nước.

Cụ thể: năm 2012, Hà Nội đã đóng góp 10,06% GDP; 19,73% thu ngân sách và 23,5% tổng vốn đầu tư xã hội của cả nước.

Năm 2013 đã đóng góp 10,1% GDP, 17,7% thu ngân sách, 21,6% tổng vốn đầu tư xã hội. 6 tháng năm 2014 thu ngân sách đạt 62.175 tỷ đồng, đạt 49,7% dự toán năm, tăng 5,8% so cùng kỳ năm trước. 

2.2. Công tác quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị, nông thôn

Hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị, nhất là các công trình giao thông trọng điểm được chỉ đạo thực hiện quyết liệt. Đã hoàn thành nhiều công trình giao thông trọng điểm, cơ bản bảo đảm chất lượng và tiến độ, nhất là các công trình kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội: đường Láng – Hòa Lạc, cầu Thanh Trì, cầu Vĩnh Tuy, đường vành đai 3 trên cao... Các công trình giao thông trọng điểm được đẩy nhanh tiến độ: đường vành đai 1 (Ô Chợ Dừa – Hoàng Cầu), Quốc lộ 32, đoạn Cầu Diễn - Bưởi, Quốc lộ 1A đoạn Văn Điển - Ngọc Hồi,... Trong giai đoạn 2008-2012, đã hoàn thành 230.195 km đường, 2,1 km cầu.

Quy hoạch mạng lưới giao thông tĩnh và đẩy nhanh tiến độ một số dự án điểm, bãi đỗ xe công cộng trên địa bàn. Đã hoàn thành đưa vào sử dụng các cầu vượt kết cấu nhẹ tại nút giao Chùa Bộc - Thái Hà, Láng hạ -Thái Hà, Láng Hạ - Lê Văn Lương, đường Láng - Nguyễn Chí Thanh, Đại Cồ Việt - Trần Khát Chân, nút Nguyễn Chí Thanh - Kim Mã, Nam Hồng Bắc Thăng Long. Phối hợp triển khai thực hiện các công trình giao thông do Trung ương đầu tư trên địa bàn: đường Nội Bài - Lào Cai, Quốc lộ 3 Hà Nội - Thái Nguyên, cầu Nhật Tân, đường nối Nhật Tân - Nội Bài, cầu Vĩnh Thịnh.

Các biện pháp giảm thiểu ùn tắc giao thông được tích cực triển khai. Tổ chức cải tạo hạ tầng, lắp đặt hệ thống điều khiển đèn tín hiệu giao thông và giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông tại một số nút giao thông quan trọng như Giải Phóng – Pháp Vân, Đào Tấn – Nguyễn Khánh Toàn, Hồ Tùng Mậu – Lê Đức Thọ, Trần Đăng Ninh – Nguyễn Phong Sắc, Phạm Văn Đồng – Trần Quốc Hoàn, Giang Văn Minh – Giảng Võ – Cát Linh... Tai nạn giao thông hàng năm đã giảm ở cả 3 tiêu chí, số vụ, số người chết và bị thương.

Các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới, nhà ở xã hội được triển khai mạnh. Đã và đang xây dựng thêm 370 dự án trung tâm thương mại, siêu thị lớn, văn phòng cao cấp, khách sạn hiện đại..., với 17.765 ha, 520.700 căn hộ, 82,45 triệu m2, góp phần đáp ứng nhu cầu của nhân dân, các doanh nghiệp, khách du lịch trong và ngoài nước. Việc xây dựng nhà ở xã hội, cải tạo chung cư cũ, xuống cấp được chú trọng và đạt kết quả bước đầu. Đã hoàn thành khu nhà ở công nhân tại khu Kim Chung (Đông Anh), Việt Hưng (Long Biên), khu nhà ở xã hội tại Đại Mỗ, Hà Đông.... Giai đoạn 2008-2012, diện tích nhà ở tăng thêm khoảng 15 triệu m2, bình quân 2-2,5 triệu m2/năm. Diện tích nhà ở bình quân năm 2012 đạt 21,5m2/người.

Công tác chấn chỉnh kỷ cương trong quản lý trật tự xây dựng đô thị được triển khai quyết liệt, đồng bộ, có chuyển biến tích cực. Tỷ lệ công trình xây dựng có giấy phép tăng dần qua từng năm, đến nay đạt trên 90%.

Công tác chỉnh trang, nâng cấp đô thị được triển khai đồng bộ. Nhiều vườn hoa, công viên được cải tạo, xây mới: Công viên Hoà Bình, Yên Sở; Vườn hoa 01/6 (Nguyễn Lương Bằng), Hàng Trống (42 Nhà Chung), Cổ Tân…; cải tạo, chỉnh trang Công viên Thống Nhất, Công viên Thủ Lệ, công viên Lê Nin, vườn hoa Lý Tự Trọng... nhiều tuyến phố được chỉnh trang hạ tầng kỹ thuật, sắp xếp, hạ ngầm các tuyến đường dây, cáp nổi trên nhiều tuyến đường nội.

2.3. Phát triển các lĩnh vực văn hoá - xã hội

Các giá trị văn hoá truyền thống, phong tục tập quán đẹp của văn hoá Tràng An, xứ Đoài ngày càng được phát huy. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” đã có những chuyển biến tích cực với nhiều nội dung hoạt động phong phú. Các mô hình gia đình văn hoá, làng thôn bản văn hoá, tổ dân phố và đơn vị văn hoá dần dần đã được ổn định và tiếp tục phát huy vai trò tích cực. Đặc biệt, năm 2010, Thành phố Hà Nội đã tổ chức thành công Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Những giá trị truyền thống tốt đẹp của Thăng Long - Hà Nội qua 1.000 năm lịch sử văn hiến - anh hùng - hoà bình và hữu nghị được tôn vinh. Nhiều công trình văn hóa, thể thao lớn đã hoàn thành kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội: Bảo tàng Hà Nội, Thư viện Hà Nội, Rạp Đại Nam, Cung thi đấu án thể thao trong nhà,…

Tăng cường giữ gìn, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa tiêu biểu của Thăng Long - Hà Nội. Một số di sản đã được UNESCOcông nhận là di sản văn hoá thế giới: Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là di sản văn hóa, Bia đá tiến sỹ Văn Miếu là di sản tư liệu, Hội Dóng ở đền Phù Đổng và đền Sóc là di sản văn hóa phi vật thể thế giới.

Trong hoạt động thể thao thành tích cao, Hà Nội tiếp tục gặt gái nhiều thành công. Đã tổ chức thành công Indoor Games với quy mô lớn và đạt được nhiều giải thưởng cao. Nhiều hoạt động thể thao quần chúng, dân gian, thể thao truyền thống gắn với các lễ hội diễn ra sôi nổi và rộng khắp.

Giáo dục và đào tạo được chú trọng đầu tư, chất lượng được giữ vững: Đã hoàn thành xóa phòng học tạm, phòng học cấp 4 nguy hiểm, xây dựng hệ thống nhà vệ sinh, cải tạo hệ thống điện cho các trường học. Đến năm 2013, đã xây mới, thay thế 5.523 phòng học tạm và cấp 4 xuống cấp; xây dựng mới 1.108 phòng học văn hóa, 1.071 phòng học bộ môn, tổng kinh phí là 1.933 tỷ đồng… Bên cạnh đó, đã tập trung đầu tư nhiều công trình trọng điểm của ngành giáo dục và đào tạo như: Trường chuyên Hà Nội - Amsterdam; trường THPT chuyên Nguyễn Huệ; trường Trung cấp đa ngành Sóc Sơn tại huyện Sóc Sơn…..

Hà Nội đi đầu trong phổ cập giáo dục mầm non, phổ cập giáo dục trung học phổ thông và trong đào tạo: Số trẻ 5 tuổi đến trường đạt 99,6%; 100% trẻ 5 tuổi được học 2 buổi/ngày và chương trình giáo dục mầm non mới, có khoảng 500/687 trường tiểu học tổ chức học 2 buổi/ngày; tỷ lệ 100% xã, phường, thị trấn đạt phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và THCS được duy trì; khoảng 83% số đối tượng trong độ tuổi hoàn thành phổ cập giáo dục bậc trung học; 100% giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo, trong đó trên chuẩn đạt 42,1%. 100% các trường được kết nối mạng Internet.

Lĩnh vực y tế không ngừng được củng cố, hoàn thiện cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ cán bộ: Giai đoạn 2009-2013, đã đầu tư 3.186 tỷ đồng nâng cấp, mở rộng các bệnh viện, trung tâm y tế, trạm y tế xã/phường, 294 tỷ đồng để trang bị thiết bị y tế cho tuyến y tế cơ sở đảm bảo Chuẩn quốc gia về y tế.

Đến tháng 6/2013, đã có 133 xã/phường được công nhận chuẩn quốc gia về y tế, nâng số xã/phường đạt chuẩn nâng lên 570, đạt tỷ lệ 98,78% (năm 2008 đạt 76%). Tỷ lệ trạm y tế có bác sỹ tăng từ 86,1% năm 2008 lên 90,1% năm 2012.

An sinh xã hội được đặc biệt quan tâm. Giai đoạn 2008-2012, ngân sách đã hỗ trợ xây, sửa 3.296 nhà ở với kinh phí 100 tỷ đồng (trong đó, xây mới 1.133 nhà, sửa chữa 2.163 nhà); vận động Quỹ "Đền ơn đáp nghĩa" 126 tỷ đồng và thực hiện xã hội hóa "Đền ơn đáp nghĩa" giai đoạn 2008-2012 là 547 tỷ đồng; tặng 27.175 sổ tiết kiệm "Tình nghĩa" kinh phí 19,9 tỷ đồng; tu sửa nâng cấp 474 công trình ghi công liệt sĩ kinh phí 301 tỷ đồng; tổ chức điều dưỡng 136.383 lượt người có công với cách mạng.

Thành phố tích cực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giải quyết việc làm, bình quân mỗi năm giai đoạn 2008-2012, vay giải quyết việc làm thông qua Quỹ quốc gia giải quyết việc làm 273 tỷ đồng, giải quyết cho trên 23 nghìn lao động. Trung bình, giải quyết việc làm cho trên 133 nghìn lượt lao động mỗi năm.

Mục tiêu giảm nghèo được triển khai tích cực, Trung bình hàng năm, hỗ trợ trên 20.000 hộ thoát nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo mỗi năm giảm 1,5-2%, đến năm 2013, thực hiện hỗ trợ 16.500 hộ thoát nghèo, tỷ lệ hộ nghèo còn 2,35%.

2. 3. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững

Công tác đảm bảo an ninh chính trị, giữ vững trật tự an toàn xã hội được tập trung chỉ đạo, không để xảy ra các tình huống đột xuất, bất ngờ. Đã triển khai nhiều kế hoạch chuyên đề và các đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội trong các dịp kỷ niệm Đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, Đại hội Đảng các cấp, bầu cử Đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp, các hội nghị quốc tế lớn, các ngày lễ, tết… Đã xử lý, giải quyết kịp thời các tình huống phức tạp về tôn giáo, các vụ biểu tình, kích động, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch. Đã tổ chức các tổ công tác 141 để trấn áp tội phạm, duy trì trật tự, an toàn xã hội. Kịp thời nhận diện, phát hiện, đấu tranh xử lý các loại tội phạm mới, tội phạm có yếu tố nước ngoài, tội phạm lợi dụng công nghệ cao,…



2. 5. Hoạt động đối ngoại và hợp tác phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế

Thành phố đã tích cực, chủ động mở rộng quan hệ giao lưu hợp tác trong lĩnh vực văn hoá, xã hội với Thủ đô các nước và các tổ chức quốc tế, nhất là trong dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Duy trì quan hệ đối ngoại quân sự với Lào, Cam-pu-chia; tăng cường hợp tác đầu tư, xúc tiến thương mại, chú trọng nâng cao năng lực cạnh tranh về môi trường đầu tư để thu hút đầu tư nước ngoài, mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Hà Nội là một trong ba địa phương đứng đầu cả nước về năng lực hội nhập kinh tế quốc tế.

Hoạt động đối ngoại, hợp tác, hỗ trợ phát triển với các cơ quan Trung ương và địa phương tiếp tục được duy trì tốt. Sự phối hợp chặt chẽ với các Bộ, Ban ngành khi xây dựng, trình phê duyệt các quy hoạch, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, trong việc xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách phát triển Thủ đô, đặc biệt là Luật Thủ đô có hiệu lực từ 01/7/2013. Thành phố đã tích cực liên kết hợp tác, hỗ trợ phát triển các dự án đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội tại các tỉnh, thành phố bạn. Thực hiện tích cực các nội dung hợp tác vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng đồng bằng sông Hồng. Vị thế và vai trò của Thủ đô với các địa phương cả nước và với các nước khu vực và trên thế giới được nâng lên.

2.6. Cải cách hành chính; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng chống tham những, lãng phí được đẩy mạnh

Cải cách hành chính được xác định là một trong năm nhiệm vụ trọng tâm, hai khâu đột phá trong chỉ đạo điều hành. Ngay sau khi thực hiện Nghị quyết 15 của Quốc hội, Thành phố đã tập trung rà soát, đối chiếu các văn bản qui phạm pháp luật, các cơ chế chính sách đã ban hành của Hà Nội, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Hoà Bình. Thành phố đã công bố, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ 175 TTHC. Tổng số TTHC hiện công khai trên Cổng giao tiếp điện tử là 2.335 thủ tục, trong đó 1.897 TTHC của khối sở, ngành, 281 TTHC của khối quận, huyện, thị xã và 157 TTHC của khối phường, xã, thị trấn. Để tạo thuận lợi cho công dân khi thực hiện các thủ tục hành chính, Thành phố đã chỉ đạo các đơn vị làm việc vào ngày thứ 7 và giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông” ở tất cả các sở, ngành, quận, huyện, thị xã. Hà Nội xếp thứ 2 cả nước về mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước; triển khai Đề án "Thí điểm mở lớp đào tạo 1.000 công chức nguồn của thành phố giai đoạn 2012 - 2015", và 500 công chức nguồn (của Thành ủy), coi đây là một trong những khâu đột phá để nâng cao chất lượng đội ngũ công chức của Thủ đô.

Giải quyết khiếu nại, tố cáo tăng hơn so với thời gian trước khi hợp nhất, có nhiều đoàn khiếu kiện đông người mang tính chất phức tạp, tuy vậy công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo luôn được Thành phố quan tâm, chỉ đạo thực hiện quyết liệt, ngày càng đi vào nề nếp, tạo được chuyển biến tốt từ cơ sở đến Thành phố. Kể từ khi hợp nhất đến nay, các cơ quan hành chính của Thành phố đã tiếp gần 200.000 lượt công dân đến khiếu nại, tố cáo.

Công tác phòng, chống tham nhũng được quan tâm triển khai thực hiện. Trong đó, tập trung thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, tăng cường công tác công khai, minh bạch trên các lĩnh vực: quản lý đầu tư xây dựng; quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước; quản lý tài sản công; công tác tổ chức, tuyển dụng cán bộ…Tiến hành thanh tra trách nhiệm thủ trưởng trong việc thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng tại các đơn vị. Hàng năm triển khai kê khai tài sản thu nhập và xây dựng báo cáo về kết quả kê khai tài sản, thu nhập.



Các danh hiệu thi đua: với những kết quả, thành tích đáng mừng Thủ đô Hà Nội đã được thế giới và Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành Trung ương đánh giá cao và khen thưởng:

- Năm 1999, Thủ đô Hà Nội được Tổ chức Giáo dục - Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) vinh danh là “Thành phố vì hòa bình”.

- Năm 2000, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký bằng tặng thưởng thành phố Hà Nội danh hiệu “Thủ đô anh hùng” vì đã có công lao to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc".

- 5 năm liền (từ 2008 - 2012), Thành phố đều được tặng Cờ thi đua của Chính phủ.

- Năm 2010, nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng (lần thứ 3).

- Nhiều tập thể, cá nhân của Thành phố cũng được tặng thưởng các danh hiệu cao quý của Nhà nước:

- 18 Anh hùng Lao động, 09 Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

- 03 Huân chương Hồ Chí Minh, 67 Huân chương Độc lập, 709 Huân chương Lao động.

- 1.772 Bằng khen Thủ tướng Chính phủ, 133 Cờ thi đua Chính phủ.

- 05 Chiến sĩ thi đua toàn quốc.

- 144 Huân chương Độc lập, Huân chương Lao động về thành tích cống hiến cho các cá nhân nguyên là cán bộ lãnh đạo, cán bộ chủ chốt của Thành phố.

- 1.672 Huân chương, Huy chương về thành tích kháng chiến.



IV. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN THỦ ĐÔ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2011 – 2020:

Nhìn lại 60 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành, Thủ đô Hà Nội đã đạt được những thành tựu rất to lớn và đáng tự hào, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp chung của cả nước. Hà Nội hôm nay với diện tích 3.344,7 km2, dân số đã có trên 7 triệu dân và bức tranh kinh tế - xã hội ngày càng mở rộng và phát triển toàn diện theo cả bề rộng và bề sâu, gắn kết hài hòa. Các nguồn lực của Thành phố ngày càng được khai thác và phối hợp hiệu quả. Quá trình tái cấu trúc kinh tế đang được thúc đẩy, sức cạnh tranh của sản phẩm ngày càng cao. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội ngày càng phát triển đồng bộ, hiện đại đáp ứng nhu cầu phát triển của Thủ đô. Các thành phần kinh tế được khuyến khích phát triển, cơ chế quản lý có tiến bộ. Doanh nghiệp Nhà nước được đổi mới sắp xếp lại; đã cơ bản hoàn thành kế hoạch cổ phần hoá các DNNN theo kế hoạch được chính phủ duyệt. Nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển được ban hành, thực hiện đồng bộ trong các lĩnh vực: đầu tư, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường nội địa và xuất khẩu. Tất cả những yếu tố tổng hợp này đã góp phần nâng cao sức cạnh tranh chung của kinh tế Thủ đô, từng bước đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.

Với vị thế là trái tim của cả nước, đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế, Hà Nội phấn đấu bảo đảm ổn định vững chắc về chính trị, trật tự an toàn xã hội; phát triển kinh tế, văn hóa toàn diện, bền vững; xây dựng Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, thanh lịch, hiện đại, đậm đà bản sắc ngàn năm văn hiến, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Phấn đấu để Hà Nội là địa phương đi đầu, về đích sớm 1-2 năm sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi mục tiêu cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020; đóng góp ngày càng quan trọng vào sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Để đạt được những mục tiêu trên Thành phố Hà Nội trong thời gian tới, trên cơ sở vận dụng sáng tạo Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, Nghị quyết 11 của Bộ Chính trị khóa XI về phương hướng, phát triển Thủ đô đến năm 2020, Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội, Nghị quyết Đại hội XV Đảng bộ thành phố Hà Nội đã xác định 5 nhiệm vụ chủ yếu: (về kinh tế - văn hóa - xã hội – an ninh – quốc phòng và xây dựng đảng và hệ thống chính trị)

2 khâu đột phá: - Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, bảo đảm tính công khai, minh bạch, thuận lợi cho người dân; tạo bước chuyển biến mạnh về kỷ luật, kỷ cương, ý thức, trách nhiệm phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.

- Tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội theo hướng đồng bộ, hiện đại, trọng tâm là xây dựng hệ thống giao thông, cấp thoát nước và xử lý ô nhiễm môi trường.



1. Về lãnh đạo phát triển kinh tế:

- Tiếp tục xây dựng và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, phát triển kinh tế tri thức, nâng cao chất lượng, hiệu quả và tính bền vững của kinh tế Thủ đô. Coi trọng sử dụng công nghệ hiện đại, tăng nhanh tỉ lệ nội địa hoá, có nhiều sản phẩm với hàm lượng công nghệ, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh cao.

- Tập trung phát triển đồng bộ, vững chắc các yếu tố thị trường và các loại thị trường, nhất là những loại thị trường mới được hình thành, như bất động sản, chứng khoán, lao động, khoa học-công nghệ...

- Tiếp tục chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ-công nghiệp-nông nghiệp. Khuyến khích, phát triển các loại hình dịch vụ có trình độ và chất lượng cao; đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả các hoạt động xuất-nhập khẩu, du lịch. Phát triển mạnh các ngành công nghiệp chủ lực, công nghiệp phụ trợ, công nghiệp công nghệ cao; nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp mũi nhọn. Phát triển nông nghiệp bền vững, hiệu quả theo hướng đẩy mạnh sản xuất hàng hoá, sinh thái, sạch, công nghệ cao; đẩy nhanh tiến trình xây dựng nông thôn mới, phấn đấu 2/3 số xã đạt tiêu chí vào năm 2020. Phấn đấu mức tăng trưởng GDP bình quân thời kỳ 2011-2020 đạt khoảng 11,5-12%/năm; GDP bình quân đầu người đến năm 2020 khoảng 7.100-7.500 USD/năm; xứng đáng là trung tâm kinh tế lớn, trung tâm tài chính - ngân hàng hàng đầu của vùng và cả nước.

- Định hướng là khuyến khích phát triển các lĩnh vực dịch vụ: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, bưu chính - viễn thông, khoa học - công nghệ, y tế, giáo dục - đào tạo, tư vấn, vận tải công cộng. Xây dựng Hà Nội thành trung tâm tài chính - ngân hàng hàng đầu ở khu vực phía Bắc và có vai trò quan trọng trong cả nước. Đồng thời ưu tiên phát triển các loại hình dịch vụ phục vụ phát triển kinh tế tri thức và dịch vụ tạo cơ sở hạ tầng. Dịch vụ là điều kiện phát triển các ngành kinh tế khác. Phân bố hợp lý mạng lưới cơ sở dịch vụ, nhất là mạng lưới siêu thị, cửa hàng tự chọn, mạng lưới chợ, mạng lưới ngân hàng và hệ thống khách sạn trên địa bàn Thành phố.

- Về công nghiệp: tập trung phát triển nhanh một số ngành, sản phẩm công nghiệp có tính chất dẫn đường như: công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ chế tạo khuôn mẫu; các ngành và sản phẩm đòi hỏi công nghệ cao: công nghiệp điện tử, cơ khí chính xác, dụng cụ y tế, công nghiệp dược, hoá mỹ phẩm... Khuyến khích phát triển công nghiệp phụ trợ cho các ngành công nghiệp chủ lực như cơ khí, điện tử...; Tiếp tục triển khai phát triển các làng nghề truyền thống theo hướng ứng dụng kỹ thuật, công nghệ cao. Kết hợp giữa phát triển các làng nghề với phát triển du lịch. Xây dựng các cụm công nghiệp làng nghề để tách việc sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi các làng, các khu dân cư.

- Về nông, lâm thủy sản và phát triển nông thôn: Phát triển nông nghiệp theo hướng nền nông nghiệp đô thị sinh thái, sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả, có khả năng cạnh tranh cao, hài hoà và bền vững với môi trường. Từng bước xây dựng nông thôn mới phù hợp với bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới, tạo điều kiện cho người dân nông thôn được hưởng tốt nhất các phúc lợi xã hội.

- Phát triển mạnh các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp. Trọng tâm là nâng cao vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, đổi mới, nâng cao hiệu quả và vai trò nòng cốt của doanh nghiệp nhà nước, nhất là nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của các tổng công ty nhà nước trực thuộc thành phố; phát triển kinh tế tập thể, nòng cốt là hợp tác xã; khuyến khích, phát triển kinh tế tư nhân, các loại hình doanh nghiệp sở hữu hỗn hợp theo quy hoạch và quy định của pháp luật.



Каталог: uploads -> VANBAN -> 2014 -> BTG -> thang8
VANBAN -> Lời nói đầu qcvn 1: 2015/bkhcn thay thế qcvn 1: 2009/bkhcn qcvn 1: 2015/bkhcn
VANBAN -> Ủy ban dân tộc bộ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn bộ KẾ hoạch và ĐẦu tư BỘ TÀi chính bộ XÂy dựNG
VANBAN -> BỘ khoa học và CÔng nghệ Số: 1870 /QĐ-bkhcn cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
VANBAN -> Ban tổ chức lhptq/ttatgt-2012
VANBAN -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tổng cục VII
VANBAN -> BỘ TÀi chính số: 91 /2005/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
VANBAN -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng số: 24/2006/QĐ-btnmt
VANBAN -> BỘ TÀi chính số: 96/2015/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
VANBAN -> PhiếU ĐỀ xuất vấN ĐỀ, nhiệm vụ khoa học và CÔng nghệ CẦN ĐƯỢc giải quyếT Ở CẤp nhà NƯỚc năM 20

tải về 208.94 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương