Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Biên tập bởi



tải về 1.25 Mb.
Chế độ xem pdf
trang12/99
Chuyển đổi dữ liệu16.05.2022
Kích1.25 Mb.
#51956
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   99
Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Đường kách mệnh đã trực tiếp chuẩn bị về tư tưởng chính trị cho việc thành lập chính
đảng của giai cấp công nhân Việt Nam.
Tháng 4-1927, Tưởng Giới Thạch phản bội cách mạng Trung Quốc, đàn áp những đảng
viên cộng sản và những người cách mạng. Nguyễn Ái Quốc phải rời Quảng Châu sang
Liên Xô. Mùa thu năm 1928, Người về Thái Lan tiếp tục công việc chuẩn bị thành lập
Đảng.
Sự ra đời và hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên có ảnh hưởng mạnh
mẽ đến phong trào cách mạng trong nước, làm cho khuynh hướng cứu nước giải phóng
dân tộc theo con đường cách mệnh của Nguyễn Ái Quốc ngày càng chiếm ưu thế.
Năm 1928, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên thực hiện chủ trương "Vô sản hóa",
đưa hội viên của mình vào các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền trong nước, cùng sống và
làm việc với công nhân, đồng thời cũng là phương thức truyền bá lý luận giải phóng dân
tộc, tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh .
Việc truyền bá lý luận giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng của Nguyễn Ái
Quốc - Hồ Chí Minh đã phải "chọc thủng lưới sắt của bọn thực dân Pháp" mới đến được
với nhân dân Việt Nam ta.
Cùng với cuộc đấu tranh chống lại chính sách khủng bố của bọn đế quốc, những người
theo con đường cách mạng Hồ Chí Minh, con đường cách mạng của học thuyết Mác-
Lênin còn phải đấu tranh với các đề xướng và vận động thành lập các chính đảng quốc
gia, thành lập "khối dân tộc". Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên cũng kiên quyết
đấu tranh chống lại quan điểm lập hiến của Bùi Quang Chiêu, Phạm Quỳnh, thuyết "trực
trị" của Nguyễn Văn Vĩnh. Cuộc đấu tranh chống lại đường lối của Việt Nam Quốc dân
Đảng, một đường lối dân tộc chủ nghĩa hẹp hòi tiểu tư sản không kém phần gay gắt.
Lập trường giải phóng dân tộc đúng đắn của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã
thắng lập trường giải phóng dân tộc tư sản. Nó đã giáo dục, giác ngộ nhiều người yêu
nước chân chính theo con đường cách mạng Hồ Chí Minh, đào tạo và rèn luyện họ thành
những chiến sĩ cách mạng trung thành làm nòng cốt cho việc thành lập đảng cộng sản.
Sự truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng cách mạng Hồ Chí Minh vào phong trào
công nhân và phong trào yêu nước gắn liền với việc xây dựng các tổ chức cơ sở của
Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở nhiều trung tâm kinh tế, chính trị quan trọng.
24/222


Số hội viên của Hội tăng nhanh. Năm 1928, có 300 hội viên, năm 1929, có 1.700 hội
viên. Tổ chức công hội cũng đã được xây dựng trong nhiều nhà máy, hầm mỏ. Một số
đảng viên tiên tiến trong Tân Việt cũng ngả theo Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
Nhiều người đã trở thành hội viên của Hội.
Việc truyền bá lý luận giải phóng dân tộc và tổ chức, vận động nhân dân đấu tranh đã
dấy lên một phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam ngày càng mạnh mẽ, đặc biệt là
phong trào công nhân.
Cuộc đấu tranh của công nhân xuất hiện ngay từ khi giai cấp công nhân ra đời. Trước
Chiến tranh thế giới thứ nhất phong trào đã diễn ra với những hình thức sơ khai như bỏ
trốn tập thể, phá giao kèo, đốt lán trại, đánh cai ký, đưa đơn phản kháng, rồi tiến dần lên
những hình thức đấu tranh đặc thù của giai cấp mình như bãi công. Năm 1907, đã nổ ra
cuộc bãi công đầu tiên của 200 công nhân viên chức hãng Liên hiệp Thương mại Đông
Dương (LUCI) ở Hà Nội. Năm 1912, có cuộc bãi công của công nhân Ba Son và cuộc
bãi khóa của học sinh trường Bách nghệ Sài Gòn... Ngoài ra, công nhân còn tham gia
các phong trào yêu nước khác: công nhân mỏ than Đông Triều tham gia đội nghĩa quân
của lãnh binh Pha và lãnh binh Hy (1892); công nhân làm đường Phủ Lạng Thương -
Lạng Sơn tham gia phong trào khởi nghĩa Yên Thế, tập kích các đạo quân đóng dọc
đường sắt và nhà ga (1894); những bồi bếp và công nhân làm trong quân đội Pháp tham
gia vụ đầu độc binh lính và sĩ quan Pháp ở Hà Nội (1908); công nhân tham gia khởi
nghĩa Duy Tân ở Huế (1916); trong cuộc binh biến ở Thái Nguyên, công nhân tham gia
trực tiếp chiến đấu, hoặc rèn vũ khí cho nghĩa quân (1917).
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp công nhân ở nước ta ngày càng đông đảo và
tập trung hơn. Trong những năm 1919-1925 đã nổ ra 25 cuộc bãi công, tiêu biểu là các
cuộc bãi công của công nhân viên chức các sở công thương tư nhân Bắc Kỳ, công nhân
các lò nhuộm ở Sài Gòn, Chợ Lớn (1922), các nhà máy dệt, rượu, xay xát ở Nam Định,
Hà Nội, Hải Dương (1924). Đáng chú ý nhất là cuộc bãi công của hơn 1.000 công nhân
Xưởng sửa chữa tàu thuỷ Ba Son, Sài Gòn (8-1925) do Tôn Đức Thắng tổ chức, không
chịu chữa chiến hạm Misơlê (Michelet) để thực dân Pháp chở quân đi đàn áp phong trào
nổi dậy chống xâm lược của nhân dân Trung Quốc tại các thành phố có tô giới của đế
quốc. Cuộc bãi công nổ ra với yêu sách đòi tăng lương 20%, thu nhận những công nhân
bị sa thải được trở lại làm việc. Cuộc bãi công được công nhân nhiều xưởng ở Sài Gòn -
Chợ Lớn ủng hộ. Chủ hung hãn đe dọa, nhưng không khuất phục được, cuối cùng chúng
phải nhượng bộ, chịu tăng 10% lương cho công nhân. Mặc dù vậy, sau khi trở lại làm
việc công nhân Ba Son còn tìm cách lãn công, kéo dài thời hạn sửa chữa, làm cho chiến
hạm Misơlê phải nằm chờ 4 tháng trời mới nhổ neo đi lên hướng Bắc được. Ngoài ra,
trong phong trào dân chủ những năm 1925-1926, công nhân đã tham gia các cuộc mít
tinh, biểu tình, đòi thực dân Pháp thả Phan Bội Châu, để tang Phan Châu Trinh, v.v..
25/222


Nhìn chung, phong trào công nhân những năm 1919-1925 đã có bước phát triển mới so
với trước chiến tranh. Hình thức bãi công đã trở nên phổ biến, diễn ra trên quy mô lớn
hơn và thời gian dài hơn.
Từ năm 1926 đến năm 1929, phong trào công nhân ngày càng phát triển với sự ra đời
và hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Trong những năm 1926-1927,
mỗi năm có hàng chục cuộc bãi công. Trong hai năm 1928-1929 nổ ra hơn 40 cuộc đấu
tranh, tiêu biểu là các cuộc bãi công ở Nhà máy xi măng Hải Phòng, Nhà máy sợi Nam
Định, Nhà máy diêm và Nhà máy cưa Bến Thủy, Xưởng sửa chữa ô tô Avia Hà Nội,
Nhà máy sợi Hải Phòng, Mỏ than Hòn Gai, Nhà máy xe lửa Trường Thi (Vinh), Xưởng
sửa chữa tàu thuỷ Ba Son (Sài Gòn), Đồn điền cao su Phú Riềng, v.v.. Các cuộc đấu
tranh đó đã kết hợp những khẩu hiệu kinh tế với những khẩu hiệu chính trị, vượt ra ngoài
phạm vi một nhà máy, đồn điền, bước đầu có sự liên kết nhiều ngành, nhiều địa phương.
Điều đó chứng tỏ trình độ giác ngộ của công nhân đã nâng lên rõ rệt tuy chưa được đều
khắp. Phong trào phát triển mạnh mẽ, có sức quy tụ và dẫn đầu phong trào yêu nước nói
chung.

tải về 1.25 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   99




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương