Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Biên tập bởi


Các tổ chức cộng sản ở Việt Nam ra đời



tải về 1.25 Mb.
Chế độ xem pdf
trang13/99
Chuyển đổi dữ liệu16.05.2022
Kích1.25 Mb.
#51956
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   99
Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Các tổ chức cộng sản ở Việt Nam ra đời
Đến năm 1929, phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam đã phát triển
mạnh mẽ, đòi hỏi phải có sự lãnh đạo thống nhất của một đảng cách mạng. Yêu cầu
khách quan đó tác động vào các tổ chức tiền cộng sản, dẫn đến cuộc đấu tranh nội bộ và
sự phân hoá tích cực trong các tổ chức này, hình thành nên các tổ chức cộng sản ở Việt
Nam.
Phong trào Vô sản hoá (1928) của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên diễn ra mạnh
nhất là ở Bắc Kỳ, làm cho phong trào cách mạng ở đây phát triển sôi nổi hơn, yêu cầu
thành lập đảng cộng sản cũng xuất hiện sớm hơn. Cuối tháng 3-1929, một số phần tử
tiên tiến họp ở nhà số 5 Đ, phố Hàm Long (Hà Nội) để thành lập chi bộ cộng sản đầu
tiên, gồm 7 đảng viên
Ngô Gia Tự, Nguyễn Đức Cảnh, Đỗ Ngọc Du, Trịnh Đình Cửu, Trần Văn Cung,
Dương Hạc Đính, Kim Tôn.
, do Trần Văn Cung làm Bí thư. Chi bộ tích cực chuẩn bị để đi đến thành lập một đảng
cộng sản thay thế cho Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
Tháng 5-1929, tại Đại hội đại biểu của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên họp tại
Hương Cảng đã xảy ra sự bất đồng giữa các đoàn đại biểu xung quanh việc xúc tiến
thành lập đảng cộng sản. Đoàn đại biểu Bắc Kỳ do Ngô Gia Tự dẫn đầu kiên quyết đấu
tranh đòi thành lập ngay một đảng cộng sản. Yêu cầu đó không được chấp nhận, đoàn
đại biểu Bắc Kỳ liền rút khỏi Đại hội về nước.
26/222


Ngày 17-6-1929, tại nhà số 312 Khâm Thiên, Hà Nội, đại biểu các tổ chức cơ sở cộng
sản ở miền Bắc họp Đại hội, quyết định thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng, thông
qua Tuyên ngôn, Điều lệ, quyết định xuất bản báo Búa liềm và cử ra Ban Chấp hành
Trung ương lâm thời của Đảng.
Trước nhu cầu của phong trào cách mạng và với sự ra đời của Đông Dương Cộng sản
Đảng, một số hội viên tiên tiến trong bộ phận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên
ở Trung Kỳ và Nam Kỳ vạch ra kế hoạch tổ chức đảng cộng sản. Ngày 25-7-1929, các
đồng chí trong bộ phận Việt Nam Cách mạng Thanh niên hoạt động ở Trung Quốc gửi
Đông Dương Cộng sản Đảng một bức thư thông báo rằng họ quyết định lập một đảng
cộng sản bí mật, còn ""Thanh niên"... giữ nguyên để cải tổ dần..."
. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
1998, t.1, tr. 536.
. Một số hội viên giác ngộ nhất của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên hoạt động ở
Trung Quốc được tổ chức thành một chi bộ với danh nghĩa chi bộ của An Nam Cộng
sản Đảng. Một số chi bộ cộng sản lần lượt thành lập ở Nam Kỳ. Theo Hồng Thế Công
. Đồng chí Hà Huy Tập.
, An Nam Cộng sản Đảng ra đời vào tháng 8 năm 1929 và khoảng tháng 11-1929, An
Nam Cộng sản Đảng họp Đại hội tại Sài Gòn để thông qua đường lối chính trị, Điều lệ
Đảng và lập Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Tuy hai tổ chức cộng sản trên hoạt động riêng rẽ, thậm chí còn công kích lẫn nhau, song
từ sự ra đời Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đến sự xuất hiện các tổ chức cộng sản
là một xu thế phát triển khách quan của phong trào cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ.
Cùng với sự phân hoá trong Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, Tân Việt cách mạng
Đảng cũng có sự chuyển biến mạnh mẽ.
Tân Việt cách mạng Đảng ra đời là kết quả của sự phân hoá nội bộ các nhóm tiểu tư
sản yêu nước trong cuộc đấu tranh giữa hai đường lối cách mạng vô sản và tư sản trong
phong trào dân tộc Việt Nam. Tiền thân của Tân Việt cách mạng Đảng là Hội Phục Việt
(1925), đổi thành Hội Hưng Nam (1926). Để giao thiệp với Hội Việt Nam Cách mạng
Thanh niên, tháng 7-1926 Hội Hưng Nam đổi thành Việt Nam cách mạng Đảng, rồi
Việt Nam cách mạng đồng chí Hội (7-1927). Trong khoảng thời gian 1926-1928, nhiều
lần Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và Việt Nam cách mạng Đảng bàn việc hợp
nhất nhưng không đi đến kết quả. Vì thế, ngày 14-7-1928 Việt Nam cách mạng đồng
chí Hội họp Đại hội ở Huế, quyết định tổ chức ra một đảng "tự lập" lấy tên là Tân Việt
cách mạng Đảng. Tân Việt ra đời và hoạt động trong điều kiện Hội Việt Nam Cách
mạng Thanh niên ngày càng phát triển, lý luận Mác - Lênin và tư tưởng cách mạng của
Nguyễn Ái Quốc có ảnh hưởng mạnh mẽ đến Tân Việt, cuốn hút nhiều đảng viên trẻ,
tiên tiến đi theo Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Trong nội bộ Tân Việt đã diễn ra
cuộc đấu tranh giữa hai khuynh hướng tư tưởng cách mạng và cải lương, cuối cùng xu
27/222


hướng cách mạng theo quan điểm vô sản chiếm ưu thế. Một số đảng viên tiên tiến của
Tân Việt đã ngả sang Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Số tiên tiến còn lại chuẩn
bị để tiến tới thành lập một chính đảng kiểu mới theo chủ nghĩa Mác - Lênin.
Sự ra đời của Đông Dương cộng sản Đảng (6-1929) và An Nam cộng sản Đảng (8-1929)
tác động mạnh mẽ đến sự phân hoá trong Tân Việt, những đảng viên tiên tiến đã tách ra
thành lập các chi bộ cộng sản.
Tháng 9-1929, họ công bố Tuyên đạt, nêu rõ "những người giác ngộ cộng sản chân chính
trong Tân Việt Cách mệnh Đảng trịnh trọng tuyên ngôn cùng toàn thể đảng viên Tân
Việt Cách mệnh Đảng, toàn thể thợ thuyền dân cày và lao khổ biết rằng chúng tôi đã
chánh thức lập ra Đông Dương Cộng sản Liên đoàn"
. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
1998, t.1, tr. 404.
. Đây là một chính đảng cách mạng vô sản. Mục tiêu của đảng là đấu tranh giành độc
lập hoàn toàn cho xứ Đông Dương, xóa bỏ nạn người bóc lột người, xây dựng chế độ
công nông chuyên chính, tiến lên chế độ cộng sản chủ nghĩa. Theo kế hoạch, Đông
Dương Cộng sản Liên đoàn sẽ họp đại hội chính thức vào 1-1-1930 song trên đường
đến địa điểm đại hội, các đại biểu đã bị địch bắt, song Đảng vẫn tích cực hoạt động.
Chỉ trong bốn tháng ở Việt Nam có ba tổ chức cộng sản ra đời, điều đó chứng tỏ xu thế
thành lập đảng cộng sản đã trở thành tất yếu của phong trào dân tộc ở Việt Nam. Các tổ
chức cộng sản trên đã nhanh chóng xây dựng cơ sở ở nhiều địa phương trong cả nước
và trực tiếp tổ chức, lãnh đạo cuộc đấu tranh của quần chúng. Phong trào công nhân kết
hợp chặt chẽ với phong trào đấu tranh của nông dân chống sưu cao thuế nặng, chống
cướp ruộng đất và phong trào bãi khóa của học sinh, bãi thị của tiểu thương, tạo thành
một làn sóng đấu tranh cách mạng dân tộc, dân chủ khắp cả nước.
28/222



tải về 1.25 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   99




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương