Giống lúa thâm canh đạt năng suất cao (65 75 tạ/ha) chống chịu được một số sâu bệnh hại chính



tải về 0.65 Mb.
trang2/7
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.65 Mb.
#31415
1   2   3   4   5   6   7

II

Bảo vệ thực vật












Nghiên cứu dịch tễ học các bệnh vi-rút hại lúa và côn trùng môi giới và đề xuất biện pháp phòng trừ tổng hợp.

Xác định các loại bệnh virut chính hại lúa và môi giới truyền bệnh và đề xuất qui trình phòng chống có hiêụ quả các bệnh virut hại lúa

- Báo cáo xác định được các loại bệnh virut chính gây hại trên lúa và con đường lây lan của chúng.

- Qui trình chẩn đoán các loại virut gây hại trên lúa ở Việt Nam.

- Báo cáo về các yếu tố dịch tễ học liên quan đến phát sinh và gây hại của các loại bệnh virut trên lúa.

- Qui trình phòng trừ tổng hợp mỗi loại bệnh virut trên lúa và qui trình phòng trừ tổng hợp các loại bệnh virut trên lúa (được HĐKH cấp Bộ đề nghị công nhận).

- 1-2 mô hình phòng trừ tổng hợp bệnh virut hại lúa/vùng, 5-10ha/mô hình, HQKT tăng 10-15%.


2011-2014



Nghiên cứu biện pháp phòng trừ tổng hợp sâu hại mới trên cây cà phê tại Tây Nguyên.

Xác định được loài sâu hại mới, các yếu tố ảnh hưởng đến phát sinh, gây hại và đề xuất qui trình phòng trừ tổng hợp có hiệu quả sâu hại mới trên cây cà phê tại Tây Nguyên.

-Danh mục tên khoa học loài sâu hại mới trên cây cà phê, đánh giá nguy cơ dịch hại và phân bố của chúng.

- Báo cáo đặc điểm sinh học, sinh thái và các yếu tố ảnh hưởng dến phát sinh, gây hại của loài sâu mới.

- Qui trình phóng trừ tổng hợp có hiệu quả kinh tế kỹ thuật và bảo vệ môi trường (được HĐKH cấp Bộ đề nghị công nhận).

- 3 mô hình phòng trừ tổng hợp bệnh ở 3 vùng sâu hại mới gây hại nặng, 2-3 ha/mô hình, HQKT tăng 10-15%.



2011-2013



Nghiên cứu biện pháp phòng trừ bệnh chổi rồng và các bệnh hại chính khác trên cây sắn.

Xác định tác nhân gây bệnh và đề xuất qui trình phòng trừ tổng hợp có hiệu quả bệnh chổi rồng và các loại bệnh hại chính khác trên cây sắn.

- Báo cáo xác định tác nhân gây bệnh chổi rồng và các loại bệnh hại chính trên cây sắn.

- Báo cáo các yếu tố ảnh hướng đến phát sinh, gây hại của bệnh chổi rồng và một số loại bệnh hại chính trên cây sắn.

- Qui trình phòng trừ tổng hợp có hiệu quả bệnh chổi rồng và một số bệnh hại chính trên cây sắn (được HĐKH cấp Bộ đề nghị công nhận).

- 1-2 mô hình phòng trừ tổng hợp/vùng sản xuất sắn trọng điểm, 2-3 ha/mô hình, HQKT tăng 10-15%.



2011-2013



Nghiên cứu biện pháp phòng trừ tổng hợp bệnh thán thư và một số bệnh hại khác trên cây nho.

Xây dựng được danh mục sâu bệnh hại nho và đề xuất được biện pháp phòng trừ tổng hợp bệnh thán thư và một số bệnh hại khác trên cây nho

- Danh mục sâu, bệnh gây hại trên cây nho.

- Báo cáo các yếu tố liên quan đến phát sinh, phát triển và gây hại của bệnh thán thư và một số loại sâu bệnh hại chính trên cây nho.

- Qui trình phòng trừ tổng hợp bệnh thán thư và các sâu bệnh hại chính trên cây nho (được HĐKH cấp Bộ đề nghị công nhận).

- 01-2 mô hình phòng trừ tổng hợp bệnh thán thư và các sâu bệnh chính trên cây nho, qui mô 1-2 ha/mô hình



2011-2013



Nghiên cứu xác định dịch hại thuộc diện điều chỉnh nhưng không phải dịch hại kiểm dịch thực vật của Việt Nam.

Xác định được danh mục dịch hại thuộc diện điều chỉnh nhưng không phải dịch hại kiểm dịch thực vật của Việt Nam và đề xuất được qui trình quản lý các dịch hại kể trên.

- Danh mục dịch hại thuộc diện điều chỉnh nhưng không phải dịch hại kiểm dịch thực vật của Việt Nam.

- Báo cáo đánh giá nguy cơ dịch hại của các đối tượng trên.

- Qui trình quản lý dịch hại thuộc diện điều chỉnh. nhưng không phải dịch hại kiểm dịch thực vật của Việt Nam (được HĐKH cấp Bộ đề nghị công nhận).


2011-2013

III

Đất và Phân bón












Nghiên cứu xác định yếu tố hạn chế của độ phì đất trồng lúa ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và đề xuất giải pháp khắc phục

Xác định được yếu tố hạn chế độ phì nhiêu đất lúa và đề xuất giải pháp KHCN khắc phục, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa ở ĐBSH và ĐBSCL


- Báo cáo về yếu tố hạn chế của độ phì nhiêu đất lúa và nguyên nhân xuất hiện yếu tố hạn chế

- Giải pháp KHCN tổng hợp khắc phục yếu tố hạn chế của độ phì đất trồng lúa cho mỗi vùng và qui trình sản xuất lúa khắc phuc được yếu tố hạn chế của đất và tăng hiệu quả sản xuất lúa 10-15% (được Hội đồng KHCN cấp Bộ đề nghị công nhận).

- 1-2 mô hình/vùng, 2-3 ha/mô hình, HQKT tăng 10-15%.


2011-2014



Nghiên cứu xác định yếu tố hạn chế của đất cà phê và các giải pháp khắc phục để tái canh có hiệu quả

- Xác định được các yếu tố hạn chế chính (hoá học, sinh học, lý học) đối với đất tái canh cà phê và đề xuất được các giải pháp khắc phục những hạn chế đất tái canh để phát triển cà phê bền vững ở Tây Nguyên.

- Báo cáo hiện trạng đất trồng cà phê già cỗi của vùng.

- Báo cáo xác định các yếu tố hạn chế chính (hoá học, sinh học, lý học) của đất đến tái canh cà phê.

- Giải pháp tổng hợp khắc phục các yếu tố hạn chế để tái canh cà phê bền vững ở Tây nguyên (được Hội đồng KHCN cấp Bộ đề nghị công nhận).

- 2-3 mô hình thử nghiệm các giải pháp, 2-3 ha/mô hình.



2011-2014

IV

Chăn nuôi












Nghiên cứu chọn tạo giống bò Holstein Việt Nam cho năng suất sữa cao.

Chọn tạo được đàn bò sữa Holstein Việt Nam năng suất trên 6000 lit/chu kỳ.

- Đánh giá năng suất sữa bò Holstein Việt Nam có nguồn gốc giống khác nhau.

- Chọn lọc được tối thiểu 20 bò đực Holstein ở Việt Nam có tiềm năng năng suất sữa của con bố trên 10.000 lít/chu kỳ và của con mẹ trên 8.000 lít/ chu kỳ.

- Xây dựng 3 cụm mô hình chăn nuôi giống bò Holstein Việt Nam, mỗi cụm mô hình tối thiểu 200 cái sinh sản, trong đó có một mô hình bò lai có tỷ lệ máu Holstein cao tại TP. Hồ Chí Minh.

- Hoàn thiện tiêu chuẩn giống bò sữa Holstein Việt Nam.



2011-2015



Nghiên cứu lai tạo và phát triển ngựa lai thể thao Việt Nam

Lai tạo và phát triển nhóm ngựa lai thể thao phù hợp với điều kiện Việt Nam

- Lai tạo được 70 con ngựa lai và đánh giá tính năng sản xuất của ngựa lai

- Hoàn thiện tiêu chuẩn ăn, quy trình huấn luyện cho ngựa thể thao và du lịch.

- Chuyển giao 20 ngựa vào sản xuất.


2011-2015



Chọn, tạo và phát triển một số dòng gà Tàu vàng


Chọn tạo được 2 dòng gà (dòng trống, dòng mái) để tạo gà thương phẩm có năng suất chất lượng cao


- Chọn tạo được 02 dòng gà chăn thả: Dòng trống có khối lượng cơ thể lúc trưởng thành đạt trên 2,5kg/con; Dòng mái có năng suất trứng/mái/năm trên 110quả; Con thương phẩm giữa dòng trống và dòng mái có khối lượng cơ thể lúc 4 tháng tuổi trên 1,5kg/con.

- Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng bệnh cho các dòng gà mới được chọn tạo.



2011-2013



Chọn, tạo và phát triển một số dòng gà Ri


Chọn tạo được 2 dòng gà (dòng trống, dòng mái) để tạo gà thương phẩm có năng suất chất lượng cao


- Chọn tạo được 02 dòng gà chăn thả: Dòng trống có khối lượng cơ thể lúc trưởng thành đạt trên 2,5kg/con; Dòng mái có năng suất trứng/mái/năm trên 120quả; Con thương phẩm giữa dòng trống và dòng mái có khối lượng cơ thể lúc 4 tháng tuổi trên 1,5kg/con.

- Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng bệnh cho các dòng gà mới được chọn tạo.



2011-2013



Nghiên cứu nhu cầu năng lượng trao đổi (ME), năng lượng thuần (NE) cho duy trì và sản xuất của bò sữa Holstein VN

Xác định nhu cầu năng lượng trao đổi và năng lượng thuần cho bò sữa nhằm nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm.

- Nhu cầu năng lượng trao đổi và năng lượng thuần cho tiết sữa ở bò cái HF ở 5 mức khối lượng: 100, 200, 300, 400 và 500 kg

- Nhu cầu năng lượng thuần cho duy trì của bê và bò cái tơ, bò cái HF cạn sữa, không chửa, sau lứa đẻ 1, 2 ở 3 mức khối lượng khác nhau: 400, 500 và 600 kg.

- Nhu cầu năng lượng trao đổi và năng lượng thuần cho tiết sữa ở bò cái HF ở ba mức năng suất cao, trung bình và thấp


2011-2013



Nghiên cứu chọn, tạo để nâng cao năng suất chất lượng cừu ở Việt Nam


Chọn lọc nhân thuần và tạo cừu lai nhằm nâng cao năng suất và chất lượng thịt cừu ở Việt Nam

- Chọn lọc, nhân thuần được 500 cừu Phan Rang có khối lượng trưởng thành 30-32 kg, số lứa/năm 1,3, số con/lứa 1,3 P sơ sinh 2,3-2,54kg.

- Tạo được 500 cừu lai F1 có khối lượng cao hơn cừu nội 10-15% (F1 cao hơn 7-10% và F2 cao hơn F1 từ 3-5%)

- Xây dựng mô hình nuôi cừu chú trọng đến chăm sóc, nuôi dưỡng và tạo nguồn thức ăn cho cừu.


2011-2015



Nghiên cứu lai tạo giống bò thịt cao sản thích hợp với điều kiện chăn nuôi tại Đăck lắc.

Lai tạo các nhóm bò thịt nhằm nâng cao năng suất và chất lượng bò thịt ở Việt Nam


- Tạo được 1000 con lai F1 và 200 con lai F2 của hai giống Red Angus và Drought Master.

- Chọn tạo để đưa vào sử dụng 10 bò đực giống Red Angus và Drought Master.

- Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng bò lai hướng thịt.

- Xây dựng 3 cụm mô hình chăn nuôi bò thịt quy mô trên 50 bò (giống, thức ăn, thú y….)



1011-2015



Nghiên cứu chế biến và sử dụng các phụ phẩm từ công nghiệp chế biến thủy hải sản làm thức ăn chăn nuôi

- Nâng cao tỷ lệ và hiệu quả sử dụng các phụ phẩm chế biến thủy sản làm thức ăn chăn nuôi.

- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường do các ngành chế biến thủy hải sản quả gây ra



  • Đánh giá hiện trạng sản xuất, chế biến và sử dụng các phụ phẩm chế biến thủy hải sản;

  • Thành phần hóa học của các loại phụ phẩm chế biến thủy hải sản.

  • Quy trình chế biến, bảo quản, sử dụng các phụ phẩm chế biến thủy hải sản có tiềm năng và hiệu quả kinh tế cao.

  • Ba (03) mô hình sử dụng các loại phụ phẩm chế biến thủy hải sản trong chăn nuôi.

  • Xác định hiệu quả kinh tế và đánh giá tác động giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

2011-2013



Nghiên cứu chọn tạo một số dòng đực cuối cùng phục vụ cho sản xuất lợn thịt ở một số vùng sinh thái

Xác định công thức lai và chọn tạo một số dòng lợn đực cuối cùng có tốc độ tăng trọng cao, tiêu tốn thức ăn thấp, tỷ lệ thịt nạc cao phù hợp 5 vùng sinh thái trọng điểm ở Việt Nam

- Xác định được 5 công thức lai cho 5 vùng sinh thái (Đồng bằng Sông Hồng, Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Đồng bằng Sông Cửu long và Tây Nguyên)

- Tạo được 100 đực giống cuối cùng từ nguồn nguyên liệu các giống thuần nhập nội (20 đực cho mỗi công thức)

- Xây dựng các quy trình nuôi dưỡng đực lai cuối cùng.

- Xây dựng 5 cụm mô hình sản xuất lợn thịt quy mô từ 50-200 nái và đánh giá hiệu quả kinh tế

- Tăng trọng của con lai thương phẩm cao hơn 3-5%, tiêu tốn thức ăn giảm 5%, tỷ lệ thịt nạc tăng 1-2% so với với những con đực hiện có.


2011-2015



Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật về giống và nuôi dưỡng để nâng cao tỷ lệ mỡ giắt trong thịt lợn

Xác định được dòng lợn và tổ hợp lai thương thẩm có tỷ lệ mỡ giắt trong thịt cao với khẩu phần và phương thức nuôi dưỡng phù hợp

- Xác định được tỷ lệ mỡ giắt của các giống lợn hiện có.

- Tạo được tổ hợp lai có tỷ lệ mỡ giắt 3%.



- Xác định được khẩu phần và phương thức nuôi dưỡng phù hợp.

2011-2015



Nghiên cứu khẩu phần ăn nuôi thỏ trên cơ sở khai thác các nguồn thức ăn sẵn có ở địa phương


Khai thác tối đa các nguồn thức ăn sẵn có để nuôi các loại thỏ nhằm giảm giá thành sản phẩm và tăng tính bền vững trong chăn nuôi thỏ.

- Đánh giá hiện trạng sử dụng thức ăn trong chăn nuôi thỏ nhập nội ở nước ta.

- Tiêu chuẩn về các thành phần dinh dưỡng (xơ, protein, năng lượng) trong khẩu phần cho các loại thỏ thịt và thỏ sinh sản thuộc các giống nhập nội khác nhau nuôi trong điều kiện Việt Nam.

- 2-3 công thức thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh; 2-3 công thức hỗn hợp đậm đặc để nuôi các loại thỏ nhập nội có hiệu quả cao.


  • Xây dựng 03 mô hình chăn nuôi thỏ áp dụng khẩu phần đề xuất.

2011-2013



Nghiên cứu xây dựng và chuẩn hoá phương pháp vi sinh vật để phát hiện và sàng lọc tồn dư kháng sinh trong các sản phẩm chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản.

Xây dựng được quy trình chuẩn để phát hiện và sàng lọc các nhóm kháng sinh tồn dư trong các loại sản phẩm có nguồn gốc động vật bằng phương pháp vi sinh vật, đơn giản, phù hợp với điều kiện Việt Nam.

Qui trình phần tích bằng phương pháp vi sinh vật đáp ứng các tiêu chuẩn qui định trong quyết định 2002/657/CE của EU đối với phương pháp sàng lọc .


2011-2012



Nghiên cứu lai tạo giống cao lương (Sorghum bicolor L.) dùng làm thức ăn chăn nuôi

Chọn lọc một số tổ hợp lai Cao lương có ưu thế lai cao về năng suất chất xanh, năng suất hạt và giá trị dinh dưỡng phù hợp với các vùng sinh thái khác nhau.

  • Chọn được một số tổ hợp cao lương lai có năng suất cao vượt các giống cao lương thuần từ 20-30%, thích nghi với 3 vùng sinh thái (Trung du miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên).

  • Đánh giá và xác định hiệu quả sử dụng cây cao lương lai làm thức ăn cho gia súc nhai lại.

  • Đánh giá so sánh hiệu so với ngô, cỏ voi.

  • Quy trình lai tạo giống cao lương lai có ưu thế lai cao.

  • Quy trình sản xuất, chế biến và sử dụng cây cao lương làm thức ăn chăn nuôi

2011-2013



Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ, ẩm độ và chế độ nuôi dưỡng đến năng suất sinh sản của lợn nái giống cao sản nuôi trong điều kiện chuồng mở

Nâng cao năng suất sinh sản của lợn nái giống cao sản nuôi trong điều kiện chuồng mở


- Xác định được ảnh hưởng của nhiệt độ, ẩm độ và chế độ nuôi dưỡng đến năng suất sinh sản

- Xây dựng một số mô hình áp dụng các biện pháp để hạn chế ảnh hưởng của nhiệt độ, ẩm độ và chế độ nuôi

- Đề xuất giải pháp khoa học về điều chỉnh nhiệt độ, ẩm độ, dinh dưỡng, nuôi dưỡng để nâng cao năng suất sinh sản trong điều kiện nuôi mở


2011-2013



Nghiên cứu hoàn thiện quy trình phân tích kháng sinh, chất kích thích sinh trưởng trên hệ thống máy sắc ký ghép khối phổ trong thức ăn và sản phẩm chăn nuôi

Xây dựng quy trình phân tích chuẩn phù hợp với điều kiện của Việt nam


Có quy trình phù hợp bảo đảm độ chính xác phân tích cao về một số loại kháng sinh, chất kích thích sinh trưởng trong thức ăn và sản phẩm chăn nuôi.

Ghi chú: Trừ các chất sau đây đã có quy trình phân tích xác định hàm lượng bằng sắc ký lỏng khối phổ:

Chloramphenicol, Sudan I và Sudan IV, Beta-agonist (Salbutamol, Clebuterol, Ractopamine), Nitrofuran (AOZ, AMOZ, AHD, AMOZ, SEM) trong thịt, trứng và sữa.



2011-2013



Nghiên cứu xây dựng khẩu phần cân bằng dinh dưỡng tối ưu cho lợn

Nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn, giảm tiêu tốn thức ăn và giảm chi phí thức ăn cho một đơn vị sản phẩm chăn nuôi từ 7-10%

- Đưa ra các khẩu phần cân bằng dinh dưỡng tối ưu về năng lượng, axít amin, khoáng và vitamin cho lợn với giá thích hợp

- Xây dựng được các chế độ nuôi dưỡng phù hợp cho lợn để giảm chi phí thức ăn cho một đơn vị sản phẩm chăn nuôi từ 7-10%

- Xây dựng được 3 loại mô hình với quy mô trang trại lớn, vừa, nhỏ cho chăn nuôi lợn cho 3 miền Bắc, Trung, Nam


2011-2013

V

Thú y












Nghiên cứu dịch tễ học và sự lưu hành của Leptospira trên lợn tại khu vực Nam trung bộ - Tây nguyên và xây dựng biện pháp phòng chống

Đánh giá được một số đặc điểm dịch tễ bệnh và các serovar Leptospira đang lưu hành trên lợn và xây dựng các biện pháp phòng chống thích hợp

- Xác định được đặc điểm dịch tễ bệnh Leptospira tại khu vực Nam trung bộ - Tây nguyên.

- Xác định được các serovar Leptospira lưu hành trên lợn.

- Quy trình chẩn đoán phân tử xác định serovar gây bệnh trên vật nuôi.

- Biện pháp phòng chống thích hợp.

- Đề xuất một số serovar thích hợp để sản xuất vaccine phù hợp với Miền trung.


2011-2013



Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học bệnh truyền lây giữa người và động vật do giun tròn Gnathostoma sp gây ra và xây dựng biện pháp phòng trị


Xác định được vai trò và phương thức lây truyền bệnh giun tròn Gnathostomiasis từ động vật sang người và đề xuất biện pháp phòng chống bệnh

- Số liệu về tình hình nhiễm giun Gnathostoma ở động vật (chó, mèo, cá nước ngọt, ếch) và người.

- Xác định được mối tương quan về dịch tễ bệnh Gnathostomiasis ở động vật và người

- Vòng đời giun tròn Gnathostoma

- Triệu chứng, bệnh tích của bệnh Gnathostomiasis ở động vật.

- Các phác đồ điều trị và biện pháp phòng chống bệnh.

- Quy trình tổng hợp phòng chống bệnh cho động vật và người



2011-2013



Nghiên cứu ảnh hưởng nhiễm PCV2 (porcine circo virus 2) ở lợn đến đáp ứng miễn dịch tiêm phòng vaccine dịch tả lợn và biện pháp khắc phục

Xác định được mối liên quan giữa nhiễm PCV2 và đáp ứng miễn dịch khi tiêm phòng vaccine dịch tả lợn và tìm biện pháp khắc phục, nâng cao hiệu quả tiêm phòng bệnh dịch tả lợn

- Đánh giá được tình trạng nhiễm PCV2 ở lợn.

- Xác định được ảnh hưởng của PCV2 đến đáp ứng miễn dịch khi tiêm phòng vaccine dịch tả lợn.

- Đánh giá được hiệu quả của các biện pháp khắc phục

- Quy trình sử dụng vaccine xin PCV2 phối hợp với vaccine dịch tả lợn



2011-2013



Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật ủ hiếu khí xử lý xác lợn chết trong ổ dịch PRRS

Áp dụng phương pháp ủ hiếu khí xác lợn chết trong các ổ dịch PRRS nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tái sử dụng chất thải


- Xác định được các thông số kỹ thuật của các cơ chất sử dụng để ủ.

- Xác định được một số vi khuẩn hiếu khi tham gia phân hủy.

- Xác định được một số khả năng tiêu diệt mầm bệnh của phương pháp.

- Xác định được một số chỉ tiêu gây ô nhiễm môi trường.

- Quy trình xử lý.

- Xác định được một số mô hình tiêu hủy phù hợp.

- Đánh giá được hiệu quả kinh tế


2011-2012



Nghiên cứu chế tạo kháng nguyên H5N1 để chẩn đoán bệnh cúm gia cầm H5N1 thay thế nhập nội.

Chế tạo được kháng nguyên H5N1 có độ nhạy và tính đặc hiệu tương đương với sản phẩm cùng loại của nước ngoài

- Xác định được đặc điểm của giống để chế kháng nguyên.

- Chế tạo được 01 lít kháng nguyên.

- Có độ nhạy và tính đặc hiệu tương đương với sản phẩm cùng loại của nước ngoài.

- Giá thành thấp hơn với sản phẩm cùng loại nhập nội.




2011-2012

Каталог: upload -> 2010
2010 -> Céng Hoµ X· héi chñ nghÜa ViÖt nam Së xy dùng §éc lËp – Tù do – H¹nh phóc
2010 -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh thanh hoá Độc lập Tự do Hạnh phúc SỞ XÂy dựNG
2010 -> Së xy dùng Sè: 1425/sxd-qh V/v tham gia ý kiÕn vµ h­íng dÉn lËp qhct xy dùng tû lÖ 1/500 khu dn c­ phÝa Nam ®­êng NguyÔn Phôc, x· Qu¶ng Th¾ng, tpth. Céng hßa x· héi chñ nghÜa viÖt nam §éc lËp Tù do H¹nh phóc
2010 -> Ubnd tØnh thanh ho¸ céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam
2010 -> SỞ XÂy dựNG
2010 -> Céng hoµ x· héi chñ nghÜa ViÖt Nam Së Xy dùng §éc lËp – Tù do – H¹nh phóc
2010 -> Së xy dùng Sè: 2072/sxd-t§ Thanh Ho¸, ngµy 07 th¸ng 9 n¨m 2010
2010 -> Thông tin về năng lực hoạt động các phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng hoạt động trên địa bàn
2010 -> Ubnd tỉnh hậu giang cục thuế SỞ TÀi nguyên và MÔi trưỜNG
2010 -> Së xy dùng Sè: 814/sxd-ht v/v: ý kiÕn vÒ ph¹m VI dù ¸n, vÞ trÝ xy dùng cÇu h¹ luu cÇu GhÐp. Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam

tải về 0.65 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương