Giới thiệu học phần thực vật dưỢC – ĐỌc viết tên thuốC Đối tượng: Cao đẳng Dược Số tín chỉ



tải về 3.6 Mb.
Chế độ xem pdf
trang38/137
Chuyển đổi dữ liệu21.05.2023
Kích3.6 Mb.
#54724
1   ...   34   35   36   37   38   39   40   41   ...   137
ky-3.-thuc-vat 173 (1)

1.3.2 Cấu tạo cấp II của rễ 
Có ở các cây Ngành Thông và hầu hết cây lớp Ngọc lan. Khi trên thân những lá 
đầu tiên xuất hiện thì ở rễ xuất hiện cấu tạo cấp II. Sự phát triển này do hoạt động của 
hai tầng phát sinh: 
Tầng phát sinh ngoài (tầng phát sinh bần- lục bì) xuất hiện ở vị trí từ trụ bì ra 
biểu bì. Gồm có một lớp tế bào có khả năng phân chia tạo ra bên ngoài những lớp tế 
bào đều đặn có màng hóa bần và bên trong tạo ra những lớp tế bào có màng mỏng gọi 
là lục bì. Tầng này làm nội bì và vỏ cấp I chết đi, bong ra. 

Tầng phát sinh trong (tầng phát sinh libe-gỗ hay tầng sinh gỗ):là một vòng 
tròn liên tục uốn lượn, nằm giữa bó libe cấp I và bó gỗ cấp I. Các tế bào này kéo dài ra 
và phân chia tạo thành libe cấp II bên ngoài và gỗ cấp II bên trong, làm cho các bó libe 
cấp I hẹp lại khó nhận ra. Ngoài sự hoạt động của tầng sinh gỗ cũng tạo ra tia ruột cấp 
II có chức năng trao đổi khí giữa mô mềm ruột và các tổ chức bên ngoài.
1.3.3 Cấu tạo cấp III 
Ở những rễ củ, mô dự trữ do các mô phân sinh cấp hai sinh ra rất phát triển.Đó 
là cấu tạo cấp III. Có thể chia làm hai loại: 
1.3.3.1 Kiểu củ Bạch tạp: Các tầng sinh gỗ mới được tiếp tục sinh ra ở bên ngoài các 
tầng sinh gỗ ngừng phát triển, tạo thành libe, gỗ cấp ba, cấp bốn… Như ở rễ củ cây 
Bạch tạp, cây Hoa phấn… 
1.3.3.2 Kiểu củ Đại hoàng: trên lớp gỗ cấp hai xuất hiện vòng sinh gỗ nhỏ hình tròn, 
sinh libe ở trong, gỗ ở ngoài. Tia ruột loe rộng hình phễu chia phần gỗ vừa phát triển 
thành hình sao đặc trưng: củ Khoai lang, củ Đại hoàng… 
2. THÂN CÂY 
2.1 Định nghĩa 
Thân cây là cơ quan sinh trưởng của cây, thường mọc ở trên mặt đất từ dưới lên 
trên, có nhiệm vụ dẫn nhựa đi khắp cây và mang lá, hoa, quả. 
2.2 Đặc điểm hình thái 
2.2.1 Các phần của thân
Dựa vào đặc điểm hình thái và giải phẫu, thân cây được chia thành các phần 
chính sau: 
2.2.1.1 Thân chính: là bộ phận hình trụ nón, thường có mặt cắt là hình tròn. Đôi khi 
thân có thiết diện vuông (cây Bạc hà, Ích mẫu), hình tam giác (họ Cói), hình dẹt (cây 
Quỳnh), hình ngũ giác (họ ). Khi còn non, thân chính có màu lục, khi già chuyển 


74
sang màu nâu hay xám. Có cây không có thân như Mã đề, có cây thân rất thấp bé chỉ 
vài cm, nhưng nhiều cây có thân vừa cao vừa to như
Chò chỉ, Bạch đàn Châu Úc… 
2.2.1.2 Mấu và gióng: Mấu là chỗ lá dính vào thân phía dưới chồi nách. Khoảng cách 
giữa hai mấu liên tiếp gọi là gióng (lóng). 
2.2.1.3 Chồi: là phần thân không dài ra, có các gióng ngắn và lá non, được bao bọc bởi 
các lá bắc chồi. Chồi ngọn nằm ở đầu ngọn thân cây, chồi bên (nách) mọc ở kẽ các lá 
sau phát triển thành cành hay hoa. Chồi chỉ mọc ra cành lá là chồi lá, chỉ mọc ra hoa là 
chồi hoa, cả lá và hoa là chồi hỗn hợp
2.2.1.4 Cành: là bộ phận phát triển từ chồi bên của thân chính. Cành có đầy đủ bộ 
phận như thân chính nhưng nhỏ hơn, và tạo với thân thẳng đứng một góc đặc trưng tùy 
loài cây: góc nhọn như Trác bách, góc vuông như cây Bàng, góc tù như cây Liễu
2.2.1.5 Gốc là phần tận cùng của thân trên mặt đất, tiếp giáp với cổ rễ. Một số cây gốc 
lồi ra, tăng sự vững chắc cho cây gọi là bành gốc

tải về 3.6 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   34   35   36   37   38   39   40   41   ...   137




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương