Giới thiệu học phần thực vật dưỢC – ĐỌc viết tên thuốC Đối tượng: Cao đẳng Dược Số tín chỉ



tải về 3.6 Mb.
Chế độ xem pdf
trang37/137
Chuyển đổi dữ liệu21.05.2023
Kích3.6 Mb.
#54724
1   ...   33   34   35   36   37   38   39   40   ...   137
ky-3.-thuc-vat 173 (1)

1.3 Cấu tạo giải phẫu của rễ 
Cấu tạo giải phẫu của cây thường phức tạp, đa dạng, phụ thuộc vào môi trường 
và chức năng sinh lý của mỗi loài. Rễ cây có hai giai đoạn phát triển: giai đoạn dài ra 
do mô phân sinh ngọn phát triển (rễ cấp I), giai đoạn tăng chiều ngang do mô phân 
sinh bên phát triển (rễ cấp II). 
1.3.1. Cấu tạo cấp I 
Cấu tạo này gặp ở cả hai loại cây lớp Ngọc lan và lớp Hành. Khi cắt ngang qua 
miền lông hút của rễ cây, đem soi kính hiển vi ta sẽ thấy rễ có cấu tạo tỏa tròn, gồm có 
ba phần: 
1.3.1.1. Tầng lông hút (biểu bì): gồm những tế bào ngoài cùng kéo dài ra, vách mỏng 
bằng cellulose, có nhiệm vụ hấp thụ nước và muỗi khoáng. 
1.3.1.2 Vỏ cấp I
- Vỏ cấp I do tầng sinh vỏ của mô phân sinh đầu ngọn rễ sinh ra. Gồm các tế 
bào vách mỏng bằng cellulose, thường chia thành hai vùng: 
Mô mềm vỏ ngoài bao gồm nhiều tế bào màng mỏng bằng cellulose, sắp xếp 
không trật tự, tạo ra các khoảng gian bào. 
Mô mềm vỏ trong gồm các tế bào vách mỏng, xếp thành các vòng tròn đồng 
tâm và dãy xuyên tâm. Thường có chất dự trữ. 
- Ngoại bì: Ở nhiều cây ngay dưới lông hút hay lớp velamen, vỏ cấp một 
chuyển hóa thành một mô gọi là ngoại bì, có chức năng như mô che chở. 
- Nội bì là phần trong cùng của vỏ cấp I, gồm một hàng tế bào khá đều, có 
nguồn gốc từ tầng sinh vỏ. Chức năng của nội bì là làm giảm bớt sự xâm nhập của 
nước vào trụ giữa. 
A 
B 
C 
Hình 8.1. Các kiểu rễ 
A. Rễ cọc; B. Rễ chùm; C. Rễ phụ ở Chi Ficus 


73
Vỏ cấp I ở cây ngành Thông và lớp Ngọc lan chỉ tồn tại thời gian ngắn, khi hình 
thành cấu tạo cấp II thì vành tế bào nội bì bị phá vỡ. Cây thuộc lớp Hành vỏ cấp I tồn 
tại suốt đời. 
1.3.1.3. Trụ giữa (trung trụ) 
Ở vị trí trung tâm của rễ. Gồm có: 
- Trụ bì (vỏ trụ) là một hay nhiều lớp tế bào có màng mỏng nằm xen kẽ với tế 
bào nội bì. Ở các cây Ngành Thông và lớp Ngọc lan, phần trụ bì có khả năng phân sinh 
tạo thành rễ bên. Ở rễ già các cây lớp Hành vỏ trụ có thể hóa cứng từng phần hay toàn 
bộ. 
- Hệ thống dẫn: bao gồm các bó gỗ và bó libe nằm xen kẽ nhau: bó libe cấp I 
tạo thành dải xung quanh trụ giữa ngay sát trụ bì, bó gỗ tạo nên những chỗ lồi vào mô 
mềm ruột.
- Ruột và tia ruột: Tia ruột nằm xen kẽ giữa bó libe và bó gỗ. Mô mềm ruột ở 
trong cùng gồm các tế bào mô mềm. 

tải về 3.6 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   33   34   35   36   37   38   39   40   ...   137




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương