Giới thiệu công nghệ Bt kháng côn trùng



tải về 0.59 Mb.
trang3/5
Chuyển đổi dữ liệu22.10.2022
Kích0.59 Mb.
#53625
1   2   3   4   5
[123doc] - cay-ngo-chuyen-gen-bt

Giới thiệu về ngô Bt

  1. Hiện trạng

Ở Việt Nam, ngô là loại cây lương thực quan trọng thứ hai sau lúa. Ngô được trồng khắp nơi, từ đồng bằng đến trung du và khá nhiều ở miền núi. Tuy nhiên, do là một nước có truyền thống sản xuất lúa gạo, trong một thời gian dài ngô ít được chú ý mà chỉ những năm gần đây mới phát triển. Cuộc cách mạng về giống ngô lai đã góp phần phần tăng nhanh diện tích, năng suất và sản lượng ngô toàn quốc, đưa nước ta đứng vào hàng ngũ những nước trồng ngô lai tiên tiến của vùng châu Á.
Thời gian qua, Bộ Nông nghiệp & PTNT đã cấp giấy phép khảo nghiệm hạn chế và khảo nghiệm diện rộng cho 3 Công ty: Monsanto Thái Lan với 3 giống ngô chuyển gen gồm MON 89034; NK 603 và MON 89034 x NK 603; Syngenta Việt Nam với 2 giống ngô chuyển gen BT 11 và GA 21; Công ty TNHH Pioneer Hi-Bred Việt Nam với 1 giống ngô chuyển gen TC1507. Việc khảo nghiệm được thực hiện trong 2 vụ trên diện hẹp và 1 vụ trên diện rộng chưa đủ cơ sở để kết luận ngô BĐG có an toàn hay không, tuy nhiên đây lại là cơ sở gần như là duy nhất để các bộ ngành dựa vào đó và ra quyết định có cho phép sản xuất đại trà, dùng làm thức ăn chăn nuôi hay thực phẩm.

  1. Giới thiệu

  1. Giống ngô Bt

Ngô Bt là các giống ngô đã được tiến hành chuyển gen Bt mã hóa cho protein tinh thể độc tố từ vi khuẩn Bt vào cây ngô. Cây ngô được chuyển gen Bt này sẽ có khả năng tự kháng lại sâu hại đích. Các protein sản sinh trong thực vật không bị rửa trôi hay bị phân huỷ dưới ánh nắng mặt trời.Vì vậy, bất kể trong điều kiện sinh thái, khí hậu thế nào thì cây trồng vẫn được bảo vệ khỏi sự tấn công của sâu đục thân, hay đục quả.


  • Ví dụ giống ngô biến đổi gen ngô Bt11

Ngô chuyển gen Bt11, mang gen CryIA(b) kháng sâu đục thân, có khả năng kháng sâu hại bộ cánh vảy, đặc trị cho sâu đục thân ngô châu Á với sự hiện diện của gen Cry1Ab và khả năng chống chịu với các loại thuốc trừ cỏ có chứa hoạt chất Glufosinate ammonium với sự hiện diện của gen chỉ thị pat.
Ngô biến đổi gen Bt11 được chèn hai protein mới đưa vào, đó là:
 Gen Btk mã hóa protein CryIAb, kháng sâu đục thân (bore);
 Gen pat mã hoá enzyme PAT, kháng phosphinothricin.
b. Phương pháp chuyển gen Bt
- Phương pháp bắn gen
Vi khuẩn đã mang gene mục tiêu (gen đích cần chuyển) gen này đã được trải qua quá trình tách dòng và gắn vào plasmid. Khi đã kiểm tra chính sác là gene đó rồi, sau đó tăng sinh khuẩn đó lên với số lượng lớn. Tách lấy gene mục tiêu rồi thu lại gene đó, mang gene đó trộn gene đó với hạt vàng có kích thước rất nhỏ). Và chuyển gene trực tiếp bằng súng bắn gene. Chuyển gene NGÔ. Đồng thời với việc nuôi và tách gene từ khuẩn bạn cũng phải nuôi cấy mô PHÔI NGÔ, thường chọn phôi 7-10 ngày tuổi là tốt nhất, phù hợp với chuyển gene. Nuôi mô sẹo hoặc nuôi cấy tạo cây chính thức (giai đoạn được 4-5 ngày mang đi biến nạp).
Với mẫu và gen đã được chuẩn bị ở trên tiến hành bắn gene trực tiếp. Khi bắn gene này sẽ xảy ra trường hợp đó là khi hạt vàng với lực áp xuất bắn mạnh sẽ làm tế bào dập nát khá nhiều, các hạt đó có mang gene các gene này được giữ lại ở vị trí nào đó trong tế bào như nhân, TBC nhưng mục tiêu của chúng ta là gen đó ở nhân. Hạt vàng ở trong tế bào nhưng không ảnh hưởng tới quá trình phát triển của tế bào. Rất nhiều tế bào bị chết sau khi bắn gene đó ( do hạt vàng làm tế bào nát, không phục hồi được). Những gene được vào đúng vị trí nhân có thể sẽ gây nên quá trình chèn vào genenome của tế bào thành công, nhưng cũng có gene vào đến nhân không chèn được. 
Sau đó nuôi phục hồi tế bào sau chuyển gene tầm 5 ngày (tùy loại cây), sau thời gian nuôi phục hồi bạn tiến hành chọn lọc cây đã được chuyển gen.Cây nào còn sống đem nuôi, ra cây, tiến hành kiểm tra PCR với mồi đặc hiệu với gene mục tiêu. Nếu PCR lên ta kiểm tra trực tiếp (nếu chuyển gene kháng thuốc diệt cỏ thử nghiệm bằng cách phun thuốc diệt cỏ ( 3 lần, cách nhau hơi xa một chút), chuyển gene kháng sâu thử nghiệm bằng thả sâu và xem tỷ lệ sâu chết ( sâu phải đúng là loại sâu mà bị chết do protein gene đích tạo ra ). Nếu sâu chết hoặc cỏ chết mà cây không sao tiến hành lai phân tử tiếp sau đó, các bước như saotherblot ( kiểm tra sự có mặt của gene đích trong hệ gene), notherblot ( kiểm tra sự phiên mã của gene mục tiêu) có từ DNA sang RNA không, kiểm tra westblot (kiểm tra xem có tạo ra protein không) kiểm tra dịch mã của RNA sang Protein. Nếu cây sống có thể ra hoa kết trái bình thường thì để cây ra hoa kết trái thu quả. Tiếp tục lấy hạt đó trồng đúng mùa vụ. Khi lên cây con tiếp tục kiểm tra đời thứ 1 từ bước tách DNA đến PCR và cuối cùng là WESTBLOT, kiểm tra tới đời thứ 3 mà vẫn tốt. Kiểm tra tới đời thứ 3 để xem sự di truyền gene mục tiêu sang đời sau có được tiến hành không.


tải về 0.59 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương