GIẢi nhân quyền việt nam 2008 giải truyền thông liên mạng 2011 trong số NÀY


III- Giáo sĩ và tình hình chính trị Việt Nam



tải về 0.5 Mb.
trang2/6
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích0.5 Mb.
#28731
1   2   3   4   5   6

III- Giáo sĩ và tình hình chính trị Việt Nam.

Tại VN, chế độ CS vô thần toàn trị độc tài đã bao trùm miền Bắc từ năm 1954 và cả nước từ năm 1975. Các Giáo sĩ Công giáo đã chịu chung số phận với toàn dân và cũng đã nhiều lần thực hiện nhiệm vụ chính trị công dân mà theo ngôn ngữ Công giáo là thực hiện vai trò chứng nhân, tác nhân và ngôn sứ cho Thiên Chúa, cho công lý và sự thật.

* Chịu bách hai thì có:

- ĐHY Giu-se Maria Trịnh Như Khuê, Tổng giáo phận Hà Nội, bị quản thúc nhiều năm trong tòa giám mục.

- ĐHY Phan-xi-cô Xa-vi-e Nguyễn Văn Thuận, TGP Sài Gòn, bị cầm tù và quản thúc 13 năm, sau đó bị trục xuất khỏi nước.

- TGM Phi-lip-phê Nguyễn Kim Điền, TGP Huế, bị quản thúc rồi bị đầu độc cho đến chết.

- TGM Giu-se Ngô Quang Kiệt, TGM Hà Nội, bị đẩy khỏi ngai tòa Hà Nội và đang như bị quản thúc giam lỏng tại tu viện Châu Sơn, Ninh Bình.

- GM Phê-rô Phạm Ngọc Chi, Giáo phận Đà Nẵng, bị đầu độc đến điên loạn.

- GM Gioan Phan Đình Phùng, GP Phát Diệm và GM Giu-se Phan Văn Hoa, GP Quy Nhơn, nghi bị đầu độc mà chết.

- GM Nguyễn Quang Tuyến, GP Bắc Ninh, GM Nguyễn Huy Mai, GP Ban Mê Thuột, GM Hoàng Đức Oanh, GP Kontum và nhiều vị khác bị gây khó dễ trong việc mục vụ.

- Linh mục thì cũng có nhiều vị bị bách hại. Nổi tiếng nhất là linh mục Nguyễn Văn Vinh, Tổng đại diện TGP Hà Nội, bị giam cầm đến chết tại trại Cồng Trời. Linh mục Phạm Hân Quynh, GP Hải Phòng, bị quản thúc nhiều năm. Ba linh mục trong Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền bị cầm tù nhiều năm….

- Nhiều tu sĩ và giáo dân cũng bị cầm tù nhất là ở miền Bắc trước 1975.

* Lên tiếng thì có:

- Thư chung của các Giám mục Đông Dương, trong đó có 5 GMVN, cảnh báo về chế độ Cộng sản năm 1951.

- Thư Chung về vấn đề Cộng sản vô thần của Các Đức Giám mục Miền Nam năm 1960.

- Thư góp ý với Nhà nước năm 1991 của ĐGM Nguyễn Minh Nhật, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam, về tình hình xã hội và Giáo hội.

- Thư ĐHY Quốc vụ khanh Angelo Sodano gởi ĐGM Chủ tịch Hội đồng GMVN năm 1992 cấm các linh mục tham gia Ủy ban Đoàn kết Công giáo.

- Kiến nghị của HĐGM/VN năm 1992 gởi Thủ tướng về các khó khăn của Giáo hội.

- Thư ngỏ của HĐGM VN gởi cho các Cơ quan Lập pháp của Nhà nước Việt Nam tháng 10-2002 yêu cầu xóa giảm những khuyết tật hiện hữu của xã hội và phát huy những giá trị nhân bản.

- Quan điểm của Hội đồng Giám mục Việt nam về một số vấn đề trong hoàn cảnh hiện nay tháng 09-2008

- Thư của Hội đồng Giám mục Việt Nam nhận định và góp ý sửa đổi Hiến pháp tháng 03-2013

- Thư của Hội đồng Giám mục Việt Nam về tình hình Biển Đông tháng 05-2014.

- Và mới đây nhất là bản lên tiếng của HĐGMVN về Dự thảo Luật tôn giáo và tín ngưỡng.

Ngoài sự lên tiếng của các Giám mục nói trên, chúng ta còn thấy sự lên tiếng của nhiều linh mục tại VN. Trước hết có Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền mà từ khi xuất hiện vào năm 2001 cho tới hôm nay đã có trên 100 văn bản về các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội, dân sự tại đất nước. Rồi là hoạt động của Dòng Chúa Cứu Thế. Chúng ta biết rằng từ bao năm nay, DCCT Việt Nam đã nổi lên như là một tổ chức bênh vực cho công lý, cho nhân quyền; và họ đã có nhiều hoạt động trong chiều hướng đó. Ví dụ trang mạng “Truyền thông Chúa Cứu Thế” và nay là trang mạng “Tin Mừng cho người nghèo”, đăng lên tất cả những tin tức, nhận định về các vấn đề xã hội, chính trị tại VN. Các cha DCCT, vào cuối mỗi tháng, có Thánh lễ cầu cho công lý hòa bình tại nhà thờ DCCT Thái Hà cũng như nhà thờ DCCT Sài Gòn, với những bài giảng sấm sét khiến các khán giả, các người tham dự lấy làm thích thú và cảm thấy các cha đã nói thay cho họ. Các vị lại thiết lập văn phòng Công lý hòa bình để cứu giúp các nạn nhân của chế độ, cụ thể là các dân oan bị cướp đất, các thương phế binh VNCH bị đọa đày. Ngoài ra còn có những video clip phổ biến trên mạng để cấp thời lên tiếng báo động về những vấn đề của đất nước, như của Tv Đức Mẹ, Cà Phê Tối. Ngoài ra còn nhiều hoạt động khác nữa. DCCT đã ý thức được vai trò ngôn sứ của hàng Giáo sĩ, Tu sĩ nên đã đứng ra làm những việc đó. Chúng ta mong rằng công việc đó vẫn tiếp tục dài dài, mặc dầu trước mắt có vài hoạt động xem ra bị chững lại.

Đấy là những trường hợp thực hiện vai trò ngôn sứ của các Giáo sĩ Công giáo tại VN. Giáo sĩ đây, chúng ta hiểu là các Hồng y, các Giám mục và các Linh mục.

Nhưng có một điều trái khoáy tại VN, đó là lại có những linh mục tham gia Ủy ban Đoàn kết Công giáo, tham gia Mặt trận Tổ quốc là cơ quan ngoại vi của đảng CS. Đã có những vị linh mục làm đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng ND tỉnh huyện và điều đó trái với giáo huấn của Giáo hội Công giáo nói chung và Giáo hội Công giáo VN nói riêng. Những vị này đúng là làm chính trị nghịch với nguyên tắc cấm hàng giáo sĩ “đảm nhận những chức vụ công quyền bao hàm sự tham gia vào việc hành sử quyền bính dân sự” và là một thứ chính trị tồi tệ bởi vì họ phục vụ cho chế độ Cộng sản. Chính vì thế Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền, tháng 05-2011, đã gởi lên các Giám mục Việt Nam thư phản đối việc các Linh mục ứng cử đại biểu Quốc hội Cộng sản, và tháng 5-2014, đã ra tuyên bố lên án Ủy ban Đoàn kết Công giáo.



Pv TQT: Lm vừa đề cập đến truyền thống làm chính trị vì dân vì nước của các vị Giáo sĩ. Truyền thống này đâu phải mới có mà đã có nhiều năm rồi. Linh mục đánh giá thế nào về sự đóng góp đó của các Giáo sĩ Công giáo đối với đất nước VN chúng ta trong những năm vừa qua?

Lm PVL: Thưa Quý vị, vai trò của các Giáo sĩ Công giáo kể từ Hồng y, Giám mục, Linh mục là làm chứng cho Thiên Chúa và bênh vực cho con người, bênh vực các quyền lợi của Thiên Chúa và bênh vực các quyền lợi của con người. Vì vậy chúng ta thấy các vị Giáo sĩ tại VN vẫn luôn luôn thao thức để làm sao công bố sự thật, bênh vực công lý, bảo vệ nhân quyền, che chở những người bị áp bức và góp phần để canh tân xã hội, vì cái đó nằm trong sứ mạng cứu đời, nằm trong sứ mạng đổi mới trần gian mà các Giáo sĩ đã nhận từ Phúc Âm, từ Chúa Giê-su Ki-tô và phải làm cho dù phải gặp bao nhiêu khó khăn và trắc trở. Nhiều người không biết, cho rằng Giáo hội chen mình vào chính trị. Nhưng như chúng tôi đã trình bày, chính trị đây không phải là chính trị đảng phái (mà các Giáo sĩ không được làm) song là làm chính trị công dân, làm chính trị của một thành viên trong xã hội và của một con người có trách nhiệm đối với sự hung vong của Tổ quốc, sự phát triển hay suy bại của đất nước. Điều đó không có gì lạ cả! Điều đó nằm trong chức năng “lãnh đạo tinh thần” và “ngôn sứ” của mọi Giáo sĩ tại VN.

Pv TQT: Thưa Lm, tất cả những gì Lm vừa trình bày ở trên đã đi đến chỗ khẳng định rằng Giáo sĩ không chỉ làm phận sự đối với Đức Chúa, mà còn phải làm bổn phận một công dân. Vậy trong những bổn phận như vậy, các Giáo sĩ có thấy tự hào khi mình làm việc gì có ích, và có biết rõ việc gì có hại cho đất nước không ạ?

Lm PVL: Dĩ nhiên các Giáo sĩ phải luôn tự vấn, xem mình đang làm gì cho đất nước, đang làm gì cho đồng bào. Mà chúng ta biết rằng đất nước VN, đồng bào VN đang ở dưới sự cai trị của một chủ nghĩa phi nhân, một chế độ tàn bạo, của một chính đảng bất tài và bất lực. Cho nên các Giáo sĩ cần thấy rằng phải làm sao cho chủ nghĩa ấy không còn đầu độc tâm trí con người, chế độ ấy –chế độ Cộng sản- không còn hoành hành trên đất nước, và cái đảng CS vốn đã bao nhiêu năm chứng tỏ chỉ có sai lầm, tội ác và thất bại phải ra đi. Dĩ nhiên các Giáo sĩ sẽ không trực tiếp làm việc này, nhưng sẽ thúc đẩy các Giáo dân –Giáo dân Công giáo- làm công việc đó, bắt chước các vị lãnh đạo tinh thần bên Đông Âu đã huy động tín hữu của mình giật sập, làm cách mạng xóa bỏ các chế độ CS tại Ba Lan, Hungari, Tiệp Khắc, Lat-via, Estonia và rất nhiều nước khác nữa.

Còn những vị giáo sĩ nào bây giờ vẫn tiếp tục cộng tác với chế độ trong Ủy ban Đoàn kết, trong vai trò dân biểu chậu cảnh, bù nhìn, hoặc trong vai trò thành viên các Hội đồng nhân dân nhằm củng cố chế độ CS này, thì thật sự họ đang làm hại cho đất nước, đang gây khốn cho đồng bào.

Nhân cơ hội này, chúng tôi xin nói rằng sắp tới đây sẽ có cuộc bầu cử Quốc hội thứ 13 của CS. Trong những lần bầu cử trước đây, rất nhiều linh mục trong đó có chúng tôi đã từ chối đi bầu, vì cho rằng đó là một sự cưỡng bức, sự lừa gạt, sự vô ích. Cho nên lần tới đây, chúng tôi cũng mong rằng các Giáo sĩ phải làm gương, phải tẩy chay những cuộc bầu cử kiểu “Đảng cừ dân bầu”, bởi vì lương tâm một Giáo sĩ không cho phép làm điều đó. Còn những ai đi bầu, nhất là các Giáo sĩ tham gia vào cuộc bầu cử sắp tới để làm cho Quốc hội của CS tiếp tục tồn tại, thì đó là làm 1 hành vi chính trị tồi tệ, sẽ đem lại nguy cơ tiếp tục cho đất nước.

Pv TQT: Xin chân thành cảm ơn linh mục Phan Văn Lợi.

Trong khi cả thế giới đang theo dõi chuyện kinh tế nước Hy Lạp, ít người để ý chuyện dân Trung Hoa vừa mới mất 2,360 tỷ đôla trong thị trường chứng khoán. Số thiệt hại trong vòng ba tuần lễ lớn bằng 35% tổng sản lượng nội địa nước Trung Quốc và lớn gấp 10 lần GDP của Hy Lạp.

Quý vị độc giả người Việt có thể “bình chân như vại” vì chẳng mấy ai đang làm chủ các cổ phiếu ở Thượng Hải hay Thẩm Quyến. Khác với các thị trường New York hay London, trong tổng số cổ phiếu tại thị trường Trung Quốc, người ngoại quốc chỉ làm chủ 1.5%. Trong ngày 3-7-2015, thị trường Thượng Hải lên xuống lung tung, một phút lên 5% rồi phút sau xuống 6%, vào cuối ngày đã mất 6%.

Ngày 12-06, thị trường Thượng Hải lên cao nhất trong bảy năm, hôm nay đã giảm mất 29% giá trị, thị trường Thẩm Quyến mất 32%. Tại sao các cổ phiếu Trung Quốc lại xuống nhanh như vậy? Lý do chính là nó đã lên quá nhanh một cách bất thường, Thượng Hải tăng thêm 40% và Thẩm Quyến tăng hơn 90% từ đầu năm cho tới khi sụt giá.

Giá cổ phần thường tăng lên khi lợi nhuận của các công ty cũng như triển vọng sản xuất trong nước tốt đẹp hơn. Nhưng kinh tế Trung Quốc hiện nay yếu nhất kể từ năm 2009, khi chính phủ Bắc Kinh bơm thêm 800 tỷ đôla kích thích. Triển vọng phát triển trong các năm tới cũng xuống thấp so với mười năm trước. Trong khi đó, lợi nhuận của các công ty trong nước đã sút giảm. Nghĩa là cổ phiếu ở Trung Quốc đã tăng giá một cách bất thường, tất cả là do các nhà đầu tư hy vọng vào các kế hoạch kích thích của nhà nước để cứu vãn thị trường. Mối hy vọng của giới đầu tư là một ảo ảnh. Nhiều người đã chuyển tiền từ thị trường địa ốc đang suy yếu sang thị trường chứng khoán, đẩy cho giá cổ phiếu lên cao. Trong tháng 12 năm ngoái, 700,000 người mở trương mục mới mua cổ phiếu. Ðến giữa Tháng 04 trong một tuần lễ có thêm tới bốn triệu trương mục mới, theo số liệu của công ty nghiên cứu BlackRock. Với nhiều người mới tham gia vào thị trường, số hoạt động mua bán cũng tăng rất nhanh, một trạng thái không bình thường.

Bình thường, trị giá tổng số các cổ phiếu đổi tay trong một năm vẫn lớn hơn giá trị tất cả các cổ phiếu ghi tên. Khi thị trường khủng hoảng, số đổi tay tăng lên bất thường. Ở Mỹ, năm 2008 lúc cơn khủng hoảng tài chánh lên cao nhất, số cổ phiếu đổi tay lớn bằng bốn lần giá trị trung bình của tất cả các cổ phiếu ghi tên, gọi là “vòng quay” (turnover) 400%. Trong năm 2011 và 2012, tỷ lệ “vòng quay” ở Trung Quốc là 180% và 160%, còn ở Mỹ là 178% và 124%, theo thống kê của Ngân hàng Thế giới. Hiện tượng lạ lùng diễn ra ở Trung Quốc gần đây là các cổ phiếu mua đi bán lại nhiều quá, trị giá số cổ phiếu đổi tay trong một tháng lớn gấp 6 lần trị giá của cả thị trường, theo tài liệu của Ngân hàng Credit Suisse.

Nhưng mối lo lớn nhất trong thị trường chứng khoán Trung Quốc là càng ngày càng nhiều người vay nợ để đầu tư, gọi là “margin trading accounts”. Vì lãi suất khi vay tiền rất thấp so với hy vọng lợi suất cao khi đem tiền mua cổ phiếu. Số trương mục vay nợ để đầu tư đã tăng 86% trong năm 2014, theo Oxford Economics. Mối nguy hiểm ẩn tàng là khi người vay nợ mua một số cổ phần rồi giá các cổ phần đó xuống, họ phải lo trả bớt nợ theo luật định. Họ sẽ phải bán các cổ phần của mình ngay để có tiền trả, kéo theo các cổ phần khác cùng xuống. Ðó là một lý do nữa khiến các thị trường Thượng Hải hay Thẩm Quyến mất gần một phần ba giá trị trong mấy tuần lễ qua.

Ai là người đã mất tiền ? Rất nhiều ngân hàng, xí nghiệp và doanh nghiệp nhà nước mua cổ phiếu, nhưng những người mất tiền nặng nhất là các nhà đầu tư nhỏ, gọi là “mua lẻ”. Chỉ có 10% đến 12% người dân Trung Hoa làm chủ các cổ phần. Những người mua lẻ cũng là nhóm hay đi vay nợ để mua. Họ tiết kiệm nhưng không muốn gửi tiền vào các ngân hàng của nhà nước vì lãi suất thấp quá. Họ cũng có máu cờ bạc, và lại tin tưởng rằng nhà nước thế nào cũng bảo vệ giá trị các thị trường chứng khoán.

Nền kinh tế Trung Quốc vẫn chưa hoàn toàn thị trường hóa, phần lớn còn nằm trong tay nhà nước, tức là trong tay đảng Cộng sản. Nhiều nhà đầu tư thuộc gia đình giới cầm quyền giàu có, sẵn tiền mà không thích kinh doanh. Cho nên chính quyền nâng giá các cổ phiếu cũng là giúp bảo vệ tài sản của các đảng viên cao cấp. Cuối tuần trước, Ngân hàng Trung ương (Nhân dân Ngân hàng) đã nới lỏng tiền tệ để kích thích đầu tư, vừa cắt lãi suất lần thứ tư trong năm, vừa giảm bớt số tiền mà các ngân hàng thương mại phải dự trữ theo luật định. Ngày Thứ Năm, Sở Chứng khoán lại bãi bỏ một điều lệ có mục đích ngăn chặn việc vay tiền quá nhiều khi mua cổ phiếu. Trong khi đó, đáng lẽ phải đặt ra các điều kiện gắt gao hơn mới cản bớt được các tay đầu cơ liều lĩnh vay tiền mua cổ phiếu.

Ngoài các biện pháp tiền tệ, chính phủ Bắc Kinh còn dùng các thủ đoạn “phi tài chánh” để giữ giá và đẩy giá chứng khoán lên cao. Bắc Kinh mới loan tin sẽ cho phép các quỹ hưu bổng công chức địa phương được mua các cổ phiếu, tức là đầu tư tiền hưu bổng vào các chứng khoán nhiều rủi ro hơn. Tức là nâng giá thị trường bằng một bản tin! Nhưng suốt mấy tháng qua, các báo, đài do đảng Cộng sản kiểm soát đã đưa ra những tin tức và bình luận về tương lai tốt đẹp của thị trường chứng khoán, một cách thúc đẩy các nhà đầu tư lẻ mua cổ phiếu. Trong ngày Thứ Ba, 30-06 vừa qua, trong lúc thị trường đã tụt giảm hơn hai tuần, trang mạng Thepaper.cn đã cho chiếu một hoạt họa hình một bà lên tiếng cảm ơn nhà nước đang hỗ trợ thị trường chứng khoán. Bà này cũng tố cáo “các thế lực thù địch ngoại quốc” đang ngấm ngầm phá thị trường chứng khoán Trung Quốc! Trang Thepaper.cn do đảng Cộng sản chỉ huy, có nội dung nhắm vào giới trẻ. Phim hoạt họa này lập tức được truyền đi trên các mạng nhiều người vào nhất là Weibo và WeChat. Nhiều công dân mạng đã hùa theo, chỉ trích “bàn tay ngoại quốc can thiệp”, trong đó tên của công ty đầu tư Mỹ Goldman Sachs đã được nêu ra.

Cũng trong ngày Thứ Ba, Hiệp hội các Quỹ Ðầu tư Trung Quốc, một cơ quan do chế độ đảng Cộng sản cầm đầu, công bố một thư ngỏ kêu gọi các quỹ đầu tư hãy đoàn kết cùng nhau giúp ổn định thị trường! Nói cách khác, họ khuyến khích mọi người Trung Hoa hãy ngưng bán các cổ phiếu, và hãy mua, vì lòng yêu nước! Với các hành động khuyến khích rầm rộ này, chỉ số các thị trường đã tăng lên bất ngờ, được một thời gian, nhưng không kéo dài.

Ðảng Cộng sản Trung Quốc đã dùng một thủ đoạn quen thuộc, là mỗi khi gặp khó khăn lại đổ tội cho “bàn tay ngoại quốc”. Bộ máy kiểm duyệt của Bắc Kinh đã làm ngơ cho những tin đồn đại trên được lưu hành, phổ biến trên mạng Internet hơn một ngày. Theo tin Reuters thì phải đợi tới chiều Thứ Tư, Bắc Kinh mới xác định rằng không hề có chuyện công ty Goldman Sachs hoặc các nhà đầu tư ngoại quốc nào đã lũng đoạn thị trường Trung Quốc! Hoàn Cầu Thời Báo viết rằng “Vốn ngoại quốc chỉ đóng vai một phần nhỏ trong cả thị trường. Không có dấu hiệu nào cho thấy người ngoại quốc bán ‘short,’ tức là mượn cổ phiếu để bán trong khi chờ thị trường xuống giá”.

Những nhà đầu tư lẻ chiếm 80% các hoạt động mua bán cổ phiếu, khác hẳn với thị trường Mỹ, nơi hơn 80% các vụ mua bán trong thị trường là do các công ty tài chánh lớn với số vốn hàng tỷ đôla. Nhiều người đầu cơ vay tiền mua cổ phiếu để đẩy giá lên, chờ đến ngày bán tháo chạy trước khi giá xuống. Trên thị trường có loại các cổ phiếu A chỉ các công dân Trung Quốc mới được mua, loại này lên giá cao nhất khiến cho giá một cổ phần lớn gấp 50 đến 100 lần lợi nhuận đã đạt được trong năm trước, tiếng nhà nghề gọi là tỷ số P/E (Price/ Earnings). Cùng thời gian đó, tỷ số P/E của những cổ phần khác chỉ lên tới 10 lần.

Dù chỉ có dưới 10% dân Trung Hoa tham dự thị trường chứng khoán, nhưng con số cũng lên tới hàng trăm triệu. Hiện nay nhiều nhà đầu tư mất tiền đã coi chính đảng Cộng sản chịu trách nhiệm, vì đảng đã khuyến khích người dân đi mua cổ phiếu. Hàng chục triệu các nhà đầu tư lẻ đã mất tiền và có thể đã mất hết những món tiền dành dụm suốt đời. Ðây là một rủi ro chính trị cho cả đảng CS vì những người này cũng thuộc giai cấp trung lưu xưa nay vẫn ủng hộ đảng. Họ không những oán trách đảng Cộng sản để cho thị trường sụp đổ khiến họ mất tiền, mà còn oán đảng đã khuyến khích họ bỏ tiền vào một “sòng bạc” là thị trường chứng khoán.

Trong tuần tới, trước khi thị trường mở cửa, đảng CS Trung Quốc sẽ đưa ra nhiều biện pháp trấn an và nâng giá thị trường. Nói cách khác, họ sẽ bơm thêm hơi vào một trái bóng mong manh, có thể chỉ còn chờ tới ngày trái bóng nổ lớn hơn. Trong khi chờ đợi, Bắc Kinh sẽ mở cuộc điều tra để truy tố một số người đầu cơ thị trường để tìm ra người chịu tội thay cho đảng CS.

Vụ sút giảm của thị trường Trung Quốc sẽ không ảnh hưởng lớn đến kinh tế thế giới. Thứ nhất, dù số người mất tiền sẽ bớt chi tiêu nhưng họ chỉ bớt mua các món hàng xa xỉ, cho nên nói chung, số tiêu thụ của hơn một tỷ người Trung Hoa sẽ không thay đổi. Hơn nữa, giá cổ phiếu tụt giảm lần này là một hiện tượng tự nhiên, đã được giới đầu tư quốc tế chờ đợi. Khi nền kinh tế một nước giảm bớt tốc độ tăng trưởng và các doanh nghiệp cũng bớt kiếm lời thì không có lý do nào để thị trường chứng khoán tăng lên hàng 40% hay 90% như ở Thượng Hải và Thẩm Quyến trong sáu tháng qua. Ngày Thứ Sáu, thị trường chứng khoán Hồng Kông cũng xuống theo lục địa nhưng nhẹ hơn nhiều, còn các thị trường Mỹ và Châu Âu chỉ mất từ 0.1% đến 0.4%.

Nhưng ông Tập Cận Bình sẽ còn lo. Bắc Kinh đã tìm đủ cách để giữ giá các cổ phiếu mà không quan tâm đến hậu quả lâu dài. Theo tiên đoán của Oxford Economics, một công ty nghiên cứu, thì giá chứng khoán ở Trung Quốc sẽ giảm thêm chừng 35% nữa mới vào thế quân bình, phản ảnh đúng tình hình kinh tế. Tức là giới đầu tư Trung Quốc có thể sẽ mất hơn một ngàn tỷ đôla nữa. Trong lúc đang lo củng cố quyền hành, như vụ đưa tập đoàn Chu Vĩnh Khang ra tòa về tội tham nhũng mới đây, chắc Tập Cận Bình không muốn thấy thị trường giảm sút thêm nữa, tạo cơ hội cho các đối thủ chính trị có cơ hội phản công, lật ngược thế cờ.


Cuộc chiến giữa Hoa Kỳ và Trung Hoa (TH) có thể đã và đang xảy ra, nhanh chóng hơn tất cả những tiên đoán từ trước đến nay! Những diễn tiến dồn dập xảy đến trong khoảng thời gian gần đây cho thấy Hoa Kỳ đã sửa soạn cho một bối cảnh xung đột với TH và có thể đã cho bắt đầu một chiến dịch để triệt hạ quốc gia đối thủ là TH, càng ngày càng ra mặt để khiêu khích Hoa Kỳ, bất chấp hậu quả!

Cuộc chiến tranh này không bắt đầu bằng những đụng độ quân sự qui ước như những chiến tranh trước đây trong lịch sử, nhưng khởi sự bằng kinh tế và đặc biệt bằng cyberwarfare, chiến tranh vi tính! Và những biến chuyển của tuần lễ vừa qua, đặc biệt là sự sụp đổ thị trường chứng khoán của TH, đã đưa đến nghi vấn có phải Hoa Kỳ đã bắt đầu chiến lược triệt hạ TH về mặt kinh tế bằng cách nhúng tay vào việc sụp đổ thị trường chứng khoán này của TH?

Ngày thứ sáu 3 tháng 7 vừa qua, chỉ số về stock của TH là Shangai Composite Index mất đi 5.8% đứng ở mức 3687. So với ngày 12 tháng 6, chỉ số này đứng ở mức 5166, có nghĩa chỉ trong vòng 3 tuần lễ, stock của TH đã mất đi 29% giá trị. Sự sụp đổ nhanh chóng này đã làm mất đi 2.7 trillion tức 2700 tỷ Mỹ kim giá trị của chứng khoán TH. Và sự mất mát này đã đổ trên đầu của hàng trăm triệu gia đình dân Tàu, mấy năm nay đã đổ xô như điên cuồng vào việc chơi stock để làm giàu nhanh chóng, nay mất hết cơ nghiệp và tài sản vì sự sụp đổ này! 

Thị trường chứng khoán Shangai có 112 triệu trương mục, thị trường chứng khoán tại Shenzhen có 142 triệu trương mục. Chỉ trong mùa xuân năm 2015, mỗi thị trường đã có thêm 20 triệu accounts do dân Tàu nhảy vào chơi stock! Khác với Hoa Kỳ, hiện nay cá nhân ít chơi stock, tại TH 4/5 các trương mục trên thị trường chứng khoán hai nơi là của tư nhân, do dân Tàu giới trung lưu có ít tiền vốn để dành nhảy vào chơi stock kiểu đánh bạc, ăn thua đủ! Nay với stock sụp, cả trăm triệu người mất tiền hay sạt nghiệp. Trường hợp này còn lớn lao hơn thời sụp đổ của Wall Street thập niên 30’s dẫn dắt đến tai họa Great Depression cho Hoa Kỳ và toàn cầu.

Lý do thiệt hại nặng là dân Tàu chơi stock kiểu margin rất nhiều, có nghĩa đi vay để chơi stock, chỉ cần bỏ ra 10–20% vốn, phần còn lại đi vay của ngân hàng hay công ty đầu tư. Khi stock lên, chơi kiểu margin này lời lớn. Nhưng khi stock xuống, sẽ bị trường hợp gọi là margin call, khi giá trị stock xuống nhiều và nhanh, công ty đầu tư sẽ bắt châm thêm tiền vào, nếu không có, sẽ đương nhiên bị bán số stock đang có và tiền vốn bỏ ra lúc đầu sẽ mất sạch! Như thế, chơi stock kiểu đi vay margin rất nguy hiểm và như tuần lễ vừa qua tại Thượng Hải, khi stock đã mất đi gần 1/3 giá trị, hàng trăm triệu dân Tàu chơi stock kiểu margin này mất hết, tán gia bại sản!

Trong ba tuần lễ qua, Ngân hàng Trung ương tại Bắc Kinh đã tìm cách cứu thị trường chứng khoán Tàu bằng cách hạ lãi xuất, giảm bớt luật lệ hạn chế v.v… nhưng không đi đến đâu. Các công ty lớn của TH cũng tung tiền vào để mua stock nhằm giữ giá trị và Hiệp hội Chứng khoán của TH, do chính quyền kiểm soát, cũng dự định sẽ tung tiền vào đến mức 120 tỷ nhân dân tệ hay renminbi, tương đương với 19.4 tỷ Mỹ kim. Nhưng con số này được coi là quá ít ỏi, khó lòng làm thị trường chứng khoán tại Thượng Hải và tại Shenzhen đứng vững được. Có thể sẽ lên được vài ngày nhưng nhiều phần sẽ tiếp tục đi xuống.


Một trong những lý do stock của Tàu xuống nhiều và nhanh như vậy vì các công ty đầu tư đổ xô vào để bán short – selling, tức vay tiền để bán stock đi. Khi giá xuống nhiều sẽ mua lại để trả cho chủ nhân và kiếm lời bằng tiền sai biệt. Với kiểu bán stock short này, các công đầu tư kiếm lợi nhiều và làm giá xuống còn nhanh hơn!

Chính quyền Tàu hiện đang la hoảng vì short selling này của các công ty đầu tư ngoại quốc, đặc biệt là của Hoa Kỳ. Công ty đầu tư của Wall Street bị vạch mặt chỉ tên là Morgan Stanley, đã dùng phương cách short selling để kiếm lời tối đa. Nhưng câu hỏi sau hậu trường là các công ty đầu tư của Hoa Kỳ đã có sự khuyến khích hay giúp đỡ nào không của chính quyền Obama để lũng đoạn thị trường chứng khoán TH, cũng như làm tình trạng trở nên tồi tệ hơn, gây ra sụp đổ toàn diện cho stock market của TH?

Dĩ nhiên tình trạng thị trường chứng khoán của TH sụp đổ là chuyện không sớm thì muộn cũng xảy ra. Lý do là kinh tế TH đã chậm đi nhiều, mức tăng trưởng trước kia từ 15–20%, nay chỉ còn 7% và năm nay 2015 sẽ còn xuống nhiều hơn. Với quả bóng địa ốc vỡ tan, khi các thành phố xây cất thành thành phố ma, các mall vĩ đại không một bóng người, các building xây cất bỏ không vì không có ai thuê, kinh tế TH đang sụp đổ. Nhưng chỉ vì chính quyền Cộng sản tìm đủ cách để ém nhẹm và bịp bợm các nhà đầu tư ngoại quốc, hậu quả của quả bóng địa ốc vỡ nổ chưa lan rộng lắm. Nhưng kế tiếp cho sự tan vỡ kinh tế của TH chính là thị trường chứng khoán như việc sụp đổ trong ba tuần lễ vừa qua, chính quyền TH không che giấu nổi!

Có thể nói thời điểm cho thị trường chứng khoán của TH tan vỡ đã chín mùi, bắt buộc phải xảy ra kế tiếp cho quả bóng địa ốc vỡ tan. Và các công ty đầu tư Wall Street đã đánh hơi và tính toán đúng để nhảy vào lũng đoạn và giúp cho thị trường chứng khoán Tàu sụp nhanh hơn bằng kiểu short selling! Nhưng bàn tay của chính quyền Hoa Kỳ có thể đứng đằng sau giật dây là chuyện nhiều phần đã xảy ra! Lý do là gần đây chính quyền Obama đã hứa hẹn là sẽ trả đũa TH về tội dùng hacking để lấy tài liệu cá nhân của hơn 4 triệu nhân viên làm việc trong chính quyền. Và tuy không nói ra, chính quyền Obama có thể đã dùng việc hacking vào chính các cơ sở của TH và tại thị trường chứng khoán Thượng Hải để giúp cho thị trường stock này của Tàu sụp nhanh hơn?!!

Một khi quả bóng địa ốc vỡ tan và thị trường chứng khoán bị sụp, kinh tế sẽ đi vào suy thoái nặng nề. Trường hợp Nhật Bản thập niên 80’s đã có kinh nghiệm này và mất đến hơn 20 năm vẫn chưa ra khỏi được suy thoái. Dĩ nhiên các chiến lược gia của Hoa Kỳ cũng hy vọng lịch sử sẽ tái diễn với TH đi vào suy thoái nặng và mất đi tiềm năng kinh tế với việc sụp đổ vừa qua. 

Trong chiến lược kinh tế tầm xa hơn, chính quyền Obama đã thành công khi cả 2 viện tại Quốc hội đã thông qua luật để Obama thương thảo nhanh chóng cho Thỏa ước Mậu dịch Thái Bình Dương TPP, Trans Pacific Partnership. Đây là đòn để triệt hạ kinh tế TH về lâu về dài, với Hoa Kỳ và các nước Thái Bình Dương khác, trong đó có Việt Nam, trao đổi mua bán với nhau và gạt hẳn TH ra ngoài!

Điểm quan trọng của Thỏa ước Mậu dịch TPP này là Hoa Kỳ đã nhắm vào Việt Nam. Lý do là trong 12 quốc gia hợp thành tổ chức mậu dịch này, quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất về mậu dịch và đầu tư là Việt Nam. Và Hoa Kỳ đã dùng việc thông qua thoả ước mậu dịch TPP, hy vọng sẽ hoàn tất vào năm đến để tách rời Việt Nam ra khỏi quĩ đạo của TH và thành đồng minh của Hoa Kỳ.

Lý do để Hoa Kỳ mong muốn và tìm đủ cách để kéo Việt Nam từ bỏ chuyện đi hàng đôi và trở thành đồng minh với Hoa Kỳ nằm trong hai chữ: Cam Ranh! Trong chiến lược kiềm tỏa TH về mặt quân sự, vị thế đặc biệt của Cam Ranh nắm giữ tầm quan trọng bậc nhất với Ngũ Giác Đài. Phi Luật Tân đã mong muốn Hoa Kỳ trở lại Subic Bay tái lập căn cứ quân sự tại đây, nhưng Subic Bay không thể sánh với Cam Ranh về vị thế chiến lược hàng đầu được.

Một căn cứ quân sự của Hoa Kỳ tại Cam Ranh sẽ trấn áp được hạm đội tiềm thủy đĩnh nguyên tử của TH hiện đang đặt tại đảo Hải Nam. Hải quân Hoa Kỳ ở Cam Ranh sẽ giữ cho biển Đông tự do giao thông, không e dè gì về việc TH đang cho xây cất các hòn đảo nhân tạo làm phi đạo và thiết lập các căn cứ quân sự trên quần đảo Hoàng Sa, kiểm soát toàn thể vùng biển Đông. Hơn nữa căn cứ Cam Ranh sẽ giúp cho Hoa Kỳ tạo thành vòng đai nguyên tử bao vây TH với các phi đạn gắn đầu đạn nguyên tử tầm gần loại Pershing như đã đặt tại Âu Châu thời chiến tranh lạnh, không cần đến hoả tiễn liên lục địa bắn đến TH lâu hơn!

Tập Cận Bình đã đi sai một nước cờ khi cho kéo giàn khoan vào hải phận của Việt Nam và tạo nên làn sóng chống Tàu năm ngoái. Việc Hoa Kỳ cho chiếu các video với đài CNN thu hình chuyện TH cho lập đảo nhân tạo và xây phi đạo cho phản lực cơ quân sự gần Hoàng Sa là sự cố ý của chính quyền Obama, trước hết để đánh thức dư luận dân chúng Hoa Kỳ về hiểm họa TH, nhưng cũng là để lôi kéo Việt Nam ra khỏi quĩ đạo Tàu và đi hẳn với Hoa Kỳ.

Những diễn biến gần đây tại Việt Nam cho thấy chiến lược này của Hoa Kỳ đang thành hình. Trước hết một loạt các yếu nhân của Hoa Kỳ đã sang Việt Nam trong vài tháng nay như bộ trưởng quốc phòng Aston Carter, chủ tịch ủy ban quân lực tại Thượng viện John McCain và gần đây nhất vào lễ quốc khánh Hoa Kỳ 4 tháng 7 là cựu tổng thống Bill Clinton. Clinton có thể là người đại diện cho Obama để thương thảo và đi đến thỏa thuận sau cùng về việc Việt Nam thành đồng minh của Hoa Kỳ và cho thiết lập căn cứ quân sự Hoa Kỳ tại Cam Ranh. 

Đồng thời trong tuần này, tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam là Nguyễn Phú Trọng sẽ đi với phái đoàn chính phủ hàng 150 người sang Hoa Kỳ và sẽ gặp Obama. Nguyễn Phú Trọng không phải là chủ tịch nước nhưng được tòa Bạch Cung phá lệ để tiếp đón như thủ lĩnh quốc gia. Điều này cho thấy tay này đã đi theo phe thân Hoa Kỳ và gạt bỏ được Chủ tịch Trương Tấn Sang được coi như phe thân Tàu.

Một nhân vật theo phe thân Tàu là đại tướng Phùng Quang Thanh, bộ trưởng quốc phòng không có tên trong phái đoàn sang Hoa Kỳ vào giờ chót. Tin chính thức của chính phủ Cộng sản là Phùng Quang Thanh chữa bệnh tại Pháp, tuy có tin đồn không kiểm chứng được là tay này bị ám sát khi sang đến Pháp?




*Trung Quốc đã sẵn sàng đưa Việt Nam ra trận?

Đến nay, theo nhận định của nhiều chuyên gia có uy tín, chiến tranh Trung – Mỹ có nhiều khả năng xẩy ra trên biển Đông.

Cuộc xung đột trong khu vực này xuất phát từ việc TQ chiếm cứ và xây dựng các đảo trên quần đảo Trường Sa của VN để mở rộng thêm căn cứ không quân, hải quân về phía Nam, tiến tới giành quyền kiểm soát tất cả các vùng nước của biển Đông, nhằm hạn chế tự do hàng hải và hàng không của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Mỹ.

Đương nhiên là Mỹ và khối đồng minh sẽ không chấp nhận sự ngang ngược đó. Nếu TQ không lùi bước, chiến tranh sẽ xẩy ra.

Phạm vi tàn hại của cuộc chiến sẽ rộng lớn, nhưng là điểm chốt của chiến địa, tổn thất trước hết là VN. Không chỉ trên biển, ngay trên đất liền VN, TQ cũng đã khéo léo chiếm dụng những vùng hiểm yếu có thể sử dụng làm căn cứ địa cho
Tất cả những diễn biến này cho thấy Hoa Kỳ đã thành công trong việc lôi kéo Việt Nam ra khỏi quĩ đạo của TH và nhiều phần sẽ được thoả thuận để lập căn cứ quân sự tại Cam Ranh, có thể sau chuyến Obama sang thăm Việt Nam vào tháng 11 năm nay.

Tuy nhiên điều quan trọng đối với Việt Nam là việc phải thương thảo để Hoa Kỳ ký kết một hiệp ước hỗ tương phòng thủ như Hoa Kỳ đã ký kết các hiệp ước này với Nhật Bản và Phi Luật Tân trước đây. Thực sự gọi là hỗ tương phòng thủ, nhưng điều đó có nghĩa Hoa Kỳ sẽ nhẩy vào bảo vệ Việt Nam một khi bị TH tấn công. Vì phản ứng của TH trước thế kiềm tỏa và chiến lược triệt hạ TH của Hoa Kỳ sẽ làm cho Việt Nam ở vào thế nguy hiểm dễ dàng bị TH tấn công và xâm lăng. Chỉ một khi có được hiệp ước hỗ tương phòng thủ với Hoa Kỳ và căn cứ quân sự Hoa Kỳ tại Cam Ranh thiết lập xong xuôi, lúc đó Việt Nam mới ở vào thế an toàn trước đe dọa của TH được.

Tóm lại, chiến lược triệt hạ TH của Hoa Kỳ đã thành hình và đã bắt đầu được thi hành, về phương diện kinh tế cũng như quân sự. Điều tốt nhất cho toàn cầu vẫn là TH suy yếu và tan rã một khi dân chúng Tàu bị khó khăn kinh tế và thất nghiệp nổi loạn và thay đổi được chính quyền Cộng sản TH hiện tại. 

Cũng như Việt Nam một khi đi với Hoa Kỳ, sẽ phải chịu điều kiện để đi đến dân chủ hóa, nếu muốn hưởng lợi do thỏa ước mậu dịch TPP và được chiếc dù quân sự của Hoa Kỳ bảo vệ với căn cứ Hoa Kỳ tại Cam Ranh. Các chuyện này tuy còn xa vời nhưng điều gì cũng có thể xảy ra được. Và thời gian sẽ cho chúng ta câu trả lời rõ ràng nhất!



www,nguyendinhphung.com
VN, TQ cũng đã khéo léo chiếm dụng những vùng hiểm yếu có thể sử dụng làm căn cứ địa cho chiến tranh biển Đông. Những đường cao tốc nối từ TQ tới VN ngoài nhiệm vụ cho một cuộc chiến tranh kinh tế triệt hạ VN, cướp công ăn việc làm của người VN, còn một chức năng vô cùng quan trọng là để chuyển quân, lương thực vũ khí để chỉ trong vài giờ đã có thể san phẳng VN và tiến ra biển Đông đọ sức với phe Mỹ.

* Địa ngục trần gian

Chiến tranh của thế kỷ 21 khác xưa. Đã kết thúc từ lâu cái thời VN có thể tự hào dùng hầm chông, lối đánh du kích, súng bắn tỉa và hầm bí mật để đánh giặc.

Chiến tranh Trung - Mỹ sẽ là cuộc đối đầu giữa hai cường quốc quân sự với những vũ khí siêu tối tân với khả năng hủy diệt rộng lớn. Và cũng không loại trừ chiến tranh hạt nhân.

Phó Viện trưởng về nghiên cứu toàn cầu của Viện Công nghệ Hoàng gia Melbuorne (Úc) khẳng định: Mỹ và TQ đang chực chờ xông vào một cuộc chiến, bất kể giữa hai nước đang tồn tại một sợi dây quan hệ kinh tế không thể tách rời. Biển Đông trở thành ngòi nổ chiến sự.

Theo báo cáo của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm, hiện nhiều nước đang gấp rút nâng cấp kho vũ khí hạt nhân.

“Nói trắng ra, một cuộc chiến Mỹ - Trung sẽ là địa ngục trần gian. Nhiều khả năng thế chiến thứ 3 sẽ bắt đầu trong thời gian tới đây. Sẽ có hàng triệu, thậm chí hàng tỉ người chết bởi vũ khí hạt nhân. Những người may mắn sống sót sẽ phải đối mặt với tình trạng nền kinh tế toàn cầu sụp đổ. Đó là tất cả những gì mà thế giới sẽ phải chứng kiến khi giữa hai cường quốc của thế giới xẩy ra xung đột vũ trang”(theo nguoivietaz.com.us).

Mọi người đều biết rằng, nếu VN đứng về phía TQ, giống một nước chư hầu cong tấm lưng còng bọc lấy đất TQ trước biển Đông như hiện nay, thì sẽ không tránh khỏi số phận phải làm „chiếc đệm thịt”đầu tiên trên chiến trường và tan nát trước khi Mỹ tiến đánh Trung quốc lục địa.

Do vị trí địa chính trị, sự lựa chọn của VN hiện nay có thể gớp phần cùng thế giới ngăn chặn thảm họa đó hoặc nhập khẩu thảm họa đó vào VN nếu cuộc chiến tranh Trung - Mỹ xẩy ra.



VN với truyền thống nhập khẩu chiến tranh

Với sự tham lam và thiển cận của nhà cầm quyền VN, họ đã tạo điều kiện tốt chưa từng có để TQ dễ dàng chiếm cứ VN trên mọi mặt và sử dụng người VN đi đánh nhau với Mỹ để bảo vệ TQ khi cần.

VN lựa chọn lệ thuộc TQ và thực hiện mọi mệnh lệnh của TQ là tự sát nếu chiến tranh Trung - Mỹ xẩy ra.

Nhập khẩu chiến tranh vào nước của mình và hớn hở đi chết cho kẻ khác trong khi giết dân mình, đó là năng khiếu của nhiều thế hệ cầm quyền VN.

Trong cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn miền Nam miền Bắc, bên Nam đánh nhau với sự viện trợ và vũ khí của Mỹ, bên Bắc đánh nhau để thực hiện nhiêm vụ „tiền đồn cho phe xã hội chủ nghĩa”với vũ khí và lương thực của Nga và TQ. Nga và TQ không hề hấn gì, VN chỉ còn lại hoang tàn và hàng triệu người chết.

Nếu nhà cầm quyền VN tiếp tục tăm tối như vậy, lịch sử đớn đau sẽ lặp lại. Khi chiến tranh Trung- Mỹ xẩy ra, dân VN sẽ có được một hân hạnh cũ: làm cái „đệm thịt người”đi chết cho quyền lợi của TQ, để TQ được yên ổn xây dựng chủ nghĩa xã hội. Người TQ sẽ giẫm lên những xác chết của người VN mà tiến ra biển Đông. Người VN sẽ lại bị ép buộc mà chết hoặc ngu muội mà chết hoặc bị lừa đảo mà chết nhưng vẫn tự hào rằng chúng ta sẵn sàng hy sinh đến giọt máu cuối cùng để bảo vệ thành trì của đất nước và chủ nghĩa xã hội.

Nghe thế tưởng như chuyện đùa, nhưng không đùa một chút nào, nếu chúng ta nghe phát biểu của các vị lãnh đạo cao cấp VN và xem hành xử của họ.

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đến năm 2009 còn tuyên bố: „Việt Nam Cuba như là trời đất sinh ra. Một anh ở phía Đông, một anh ở phía Tây. Chúng ta thay nhau canh giữ hòa bình cho thế giới. Cuba thức thì VN ngủ, Việt Nam gác thì Cuba nghỉ”(phát biểu trong chuyến thăm Cuba năm 2009).

Nay thì Cuba đã ngủ theo Mỹ, bỏ nhiệm vụ cùng VN thức canh hòa bình thế giới. Vậy còn VN lẻ loi thì thức canh hòa bình cho TQ vậy! Việc đó đã có Đảng CS VN trước sau kiên định lập trường lo liệu chu toàn.

Một dải đất sạch bóng người VN sau chiến tranh Trung - Mỹ là điều người TQ thấy vô cùng quyến rũ. Đặc biệt là cái chết ấy lại do chiến tranh và do Mỹ chịu trách nhiệm..

Xuất khẩu chiến tranh ra ngoài lục địa Trung hoa để thực hiện những mưu đồ khác là điều mà nhà cầm quyền TQ khôn ngoan chí ít cũng đã làm cho dân của họ. Còn VN thì lại chỉ có khả năng nhập khẩu chiến tranh về tàn hại đồng bào của mình.

Thời cơ cứu nước và chặn chiến tranh

Để bảo vệ mạng sống, người dân VN cần tỉnh táo chống lại khuynh hướng „nhập khẩu chiến tranh“. Đấu tranh bảo vệ đất nước bằng cách chống lại việc bán nước cho TQ của một số kẻ cầm quyền tham lam và đớn hèn chính là cách để ngăn chặn hữu hiệu.

Vì sao Hồng Kông - một thành phố nhỏ, dù đã bị trao trả cho TQ nhưng chính quyền nơi này đã không chấp nhận sự áp đặt chính trị của TQ, TQ dù hận tận xương tủy vẫn không dám giở trò đàn áp?

Vì sao Đài Loan cũng là lãnh thổ đã bị trao trả cho TQ nhưng Đài Loan vẫn ngang nhiên thách thức TQ mỗi khi TQ định làm điều gì đó ảnh hưởng đến sự độc lập và quyền lợi đảo này?

Vì sao Hàn Quốc sống ngay bên cạnh Triều Tiên hung hãn luôn muốn triệt phá Hàn Quốc bằng chiến tranh hạt nhân nhưng Hàn quốc vẫn phát triển lớn mạnh?

Vì sao nước Nhật yên ổn có một nền chính trị tiên tiến, ổn định và văn minh, mức sống cao gấp khoảng 30 lần so với người VN?

Là vì họ đã không nhập khẩu chiến tranh, đã kiên quyết nói không với Cộng sản và chủ nghĩa xã hội. Họ không cần đầu tư nhiều tiền vào quân sự vì được bảo vệ bởi những lực lượng quân sự đứng đầu thế giới như Mỹ và khối NATO. Khối này chưa bao giờ phản bội họ.

Người VN hoàn toàn có thể làm được một việc lớn là ngăn chiến tranh Trung - Mỹ xẩy ra.

Thời cơ cứu nước càng đến gần với VN khi vào ngày 24-6-2015, Thượng viện Mỹ đã chính thức thông qua Dự luật HR1314 trong đó có Dự luật trao quyền đàm phán thương mại cho Tổng thống Mỹ và Dự luật hỗ trợ tổn thất cho những người Mỹ bị ảnh hưởng bởi các hiệp định tự do thương mại quốc tế.

Không nghi ngờ gì nữa, nước Mỹ đã rất linh hoạt trong việc giao cho Tổng thống Obama một đặc cách để quyết định đẩy nhanh đàm phán Thỏa thuận quan hệ đối tác thương mại T-Tip và đầu tư Xuyên Đại Tây Dương cũng như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và đặc biệt phục vụ cho quyền lợi của Mỹ ở biển Đông trong đó có liên quan đến việc liên kết chặt chẽ với VN.

VN cần phải nắm lấy bàn tay mà tổng thống Mỹ đưa ra để trở thành đồng minh thực sự của Mỹ và khối NATO. Đây là khoảnh khắc mà Mỹ mở rộng vòng tay hơn bao giờ hết, bởi chính quyền lợi của Mỹ ở biển Đông. Lúc đó Mỹ và khối NATO sẽ tự động bảo vệ VN theo hiệp định tương hỗ quân sự.

Trong tình thế đó, TQ bị buộc phải thay đổi cách hành xử, từ bỏ ảo vọng chiếm VN và và độc chiếm biển Đông. Chỉ có như thế, chiến tranh mới không xẩy ra.

Như thế, người VN mới thoát được ách nô lệ ngàn năm của TQ và ách nô lệ Cộng sản.Và trước hết, gần nhất, là thoát được cuộc chiến tranh mà người VN không những chịu mất nước về tay TQ mà còn phải chết cho TQ. Cuộc chiến đó không đưa VN trở về thời kỳ đồ đá vì ngay cả đá cũng nát và chỉ còn tro xương của người VN cọ vào nhau trong gió của những cánh đồng chết.

Võ Thị Hảo





Trước khi ông Nguyễn Phú Trọng tới Mỹ, nhiều người nghi rằng ông sẽ không được tiếp đón tại phòng Bầu Dục. Bởi vì ông chỉ là tổng bí thư đảng, không là một nguyên thủ quốc gia hay người cầm đầu chính phủ. Nhưng cựu Tổng thống Jimmy Carter đã tiếp ông Ðặng Tiểu Bình ngày 29-01-1979 ở đó. Hai người đã ký nhiều thỏa ước quan trọng, mặc dù lúc đó Ðặng Tiểu Bình chỉ giữ chức phó thủ tướng chính phủ Trung Cộng, ngoài chức chủ tịch hội đánh bài Bridges. Họ còn biểu diễn đứng trên bao lơn Tòa Bạch Ốc vẫy tay chào dân chúng, cùng hai bà phu nhân.

Tuy vậy, Ðặng Tiểu Bình khác hẳn Nguyễn Phú Trọng. Tuy cả hai đều là chủ tịch Quân ủy Trung ương đảng, nhưng họ Ðặng nắm quyền sinh sát cho đến khi chết; còn Nguyễn Phú Trọng thì không có thực quyền suốt từ lúc lên chức tổng bí thư; tới bây giờ thì chỉ ngồi làm hư vị, chờ về hưu.

Cho nên chuyến đi Mỹ của ông Nguyễn Phú Trọng phải gọi là “Chuyến đi dối già.” Ðại từ điển tiếng Việt của Nguyễn Như Ý (1998) giải nghĩa: “Dối già” là trối già, thí dụ, “đi chơi trối già một chuyến.” Tự điển Anh Việt của Nguyễn Ðình Hòa (1966) dịch: “Dối già - to do as a joy in one’s old age,” hưởng thú vui lúc về già. Tân Ðại Tự Ðiển Việt-Anh của Nguyễn Văn Tạo (1986) cũng cho thí dụ: “Dối già - đi chơi dối già, to make a trip before one dies,” đi chơi một chuyến trước khi chết. Ông Nguyễn Phú Trọng đang đi một chuyến dối già; mặc dù mới 71 tuổi, ông có thể sẽ còn sống vài ba chục năm nữa. Khác với Nông Ðức Mạnh đã an phận đóng vai bù nhìn, ông Nguyễn Phú Trọng có cố gắng giành quyền hành về cho guồng máy Ðảng, không để Nguyễn Tấn Dũng thao túng hết. Ông lập ra một Ủy ban Chống Tham nhũng trong Trung ương Ðảng, tổng bí thư làm trưởng ban. Nhưng ông là một tướng không có quân, một nhà buôn không có vốn; cái ủy ban của ông chẳng thấy đụng được tới lông chân thằng tham nhũng nào cả. Cuối cùng, giành được quyền rồi lại chỉ chứng tỏ mình vô tài hoặc bất lực, hoặc cả hai.

Nguyễn Phú Trọng cố gắng tấn công Nguyễn Tấn Dũng mấy lần, dùng guồng máy Trung ương Ðảng mà trên nguyên tắc ông ta đứng trùm. Trọng ra quân lần thứ nhất năm 2013, trong hội nghị Trung ương 6 nhân cơ hội Dũng làm kinh tế thất bại nặng nề với các vụ tham ô làm nhục quốc thể như Vinashin, Vinalines, vân vân. Nhưng Hội nghị 6 lại kết luận: “Trung ương tiếp tục khẳng định... những kết quả quan trọng đã đạt được của doanh nghiệp nhà nước (tức là những Vinashin, Vinalines)!” Bản thông cáo chính thức viết, “Bộ Chính trị đã thống nhất 100% đề nghị... một hình thức kỷ luật và xem xét kỷ luật đối với một đồng chí ủy viên Bộ Chính trị.” Nói đến “kỷ luật một đồng chí” mà không dám khai họ tên là gì cả. Thông cáo lại viết tiếp: “Ban Chấp hành Trung ương đã... đi đến quyết định không thi hành kỷ luật đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị!” Cũng lại “một đồng chí” mà không dám nói tên; Trương Tấn Sang sau vẫn sợ, chỉ dám gọi là “đồng chí X.”

Trận tranh quyền giữa Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng diễn màn kế tiếp trong Hội nghị Trung ương 7. Trọng và Dũng mỗi người đề nghị hai ứng viên vào Bộ Chính trị, hai con gà của Dũng (Nguyễn Thiện Nhân và Nguyễn Thị Kim Ngân) đá bại gà của Trọng (Nguyễn Bá Thanh và Vương Ðình Huệ - ông Thanh sau đó đã qua đời). Trận đấu gần đây nhất là Hội nghị Trung ương 10 vào tháng Giêng năm 2015, quyết định phe nào sẽ thắng trong Đại hội Ðảng lần thứ 12 năm tới. Họ bầy trò 197 Ủy viên và dự khuyết bỏ phiếu tín nhiệm 20 người trong Bộ Chính trị và Ban Bí Thư. Nguyễn Tấn Dũng đứng đầu, được 152 phiếu “tín nhiệm cao.” Nguyễn Phú Trọng đứng hàng thứ 8 với 135 phiếu; thua Trương Tấn Sang 149 phiếu, Nguyễn Thị Kim Ngân 145 và Phùng Quang Thanh 144. Ðồng minh của Nguyễn Phú Trọng là Tô Huy Rứa đứng hàng thứ 17, Phạm Quang Nghị hàng 19, và Hà Thị Khiết đứng chót. Hội nghị 10 coi như chấm dứt cuộc đời chính trị của Nguyễn Phú Trọng. Mặc dù Trọng là trưởng Tiểu ban Nhân sự đại hội sang năm nhưng sẽ đành để cho Dũng làm đạo diễn.

Tại sao nhiều ủy viên Trung ương Ðảng nghiêng về ông thủ tướng như vậy? Bởi vì Dũng đã thu nắm hết quyền quyết định kinh tế; trong 10 năm qua họ đều được chia quyền, chia lợi. “Trong tay đã có đồng tiền,” Dũng có thể đem phân phát, còn Trọng thì tay trắng. Từ khi đảng Cộng sản bắt chước làm kinh tế tư bản, các “luật lệ cuộc chơi” đã thay đổi. Danh phận và địa vị trong guồng máy đảng không có giá trị nào nữa. Ðồng tiền, nhất là đồng đôla, mới đóng vai quyết định. Sau cùng, ba phần tư các ủy viên Trung ương Ðảng chạy theo Dũng vì cần bảo vệ cái hệ thống chia chác cho họ được hưởng phần xôi thịt béo bở!

Nhưng tại sao Nguyễn Phú Trọng vẫn muốn đi Mỹ và được đi Mỹ dối già? Ðối với phe cánh Dũng thì việc vận động cho Trọng đi Mỹ, xin bằng được cho vào ngồi trong phòng Bầu Dục, là một cách nhục mạ công khai. Cả cuộc đời chính trị của Trọng đã bị gán cho nhãn hiệu “thờ Thiên triều!” Nay phải quay 180 độ để sang Mỹ, tức là đã chịu thua - không những thua trong nội bộ đảng mà còn thua cả trong chính sách ngoại giao.

Nhưng Nguyễn Phú Trọng vui vẻ chịu nhục, vì chuyến đi này lại là một cách rửa mặt trước khi về vườn. Một người Việt biết mình sắp chấm dứt cuộc đời chính trị, không ai muốn để lại trong lịch sử cái tiếng “tay sai Tàu!” Trọng cần phải rửa sạch cái nhãn hiệu đó, trong khi còn giữ chức tổng bí thư. Nhìn thấy làn sóng phẫn nộ của 90 triệu người dân Việt Nam, Trọng biết rằng sớm muộn ngọn triều dâng sẽ thay đổi hết. Ðảng Cộng sản Việt Nam sớm muộn sẽ phải quay sang nhờ vả Mỹ; chỉ mong quên mối nhục đem con voi Tàu về dày mả tổ tiên rồi bám theo ăn bã mía hơn nửa thế kỷ vừa qua. Trọng cần đi Mỹ một chuyến, chuyến đi dối già không phải để hưởng thú vui nào mà chỉ để rửa cái mặt đầy những vết chàm Trung Cộng.

Cho nên trước khi đi Trọng đã tuyên bố hoan nghênh vai trò của Mỹ trong vùng Biển Ðông Nam Á, và báo trước sẽ thảo luận việc hợp tác quân sự với Mỹ. Hoan nghênh Mỹ là đi ngược với đường lối Thiên triều, vì Trung Cộng vừa mới nhắc lại lời phản đối Mỹ, một xứ ở tuốt bờ xa mà cứ xía vô chuyện biển, đảo bên trong Cửu Ðoạn Tuyến!

Như vậy có phải Nguyễn Phú Trọng đã bỏ chủ trương theo Tàu để theo Mỹ hay không? Thực ra các lãnh tụ Cộng sản chỉ lo đến quyền hành và lợi lộc của chính họ, chẳng có anh nào theo nước lớn nào cả. Hồ Chí Minh đã từng xin ôm chân Mỹ nhưng bị gạt ra ngoài vì tình báo cả thế giới biết tay này là gián điệp của Stalin từ hơn 20 năm. Thế là Hồ phải bám chân Mao Chủ tịch. Lê Duẩn đã ôm chân Mao để thanh toán các đối thủ “xét lại chống đảng;” nhưng sau lại bỏ Tàu để ôm chân Liên Xô; nhẫn tâm phản phúc đến mức ghi cả vào Hiến pháp rằng nước Tàu là kẻ thù truyền kiếp.

Trong cuộc tranh chấp quyền hành giữa các thủ lãnh Cộng sản Việt Nam, họ đóng trò thân nước này hay nước khác chỉ vì nhu cầu giai đoạn. Tất cả chỉ là bôi mặt vẽ hề trên sân khấu, khi tấn tuồng đổi màn thì các diễn viên cũng rửa mặt, bôi lại lớp son phấn mới, vẽ râu ria đội mũ màng mới. Vì vậy, ngày 30-04 vừa qua, khi đã nắm chắc phần thắng trong Đại hội 12 sang năm, Nguyễn Tấn Dũng đã biểu diễn một bài diễn văn chống Mỹ. Bởi vì Dũng biết rằng mình chỉ đóng tuồng, nói cho các đảng viên ngớ ngẩn đứng nghe, chẳng có báo, đài nào ở nước Mỹ nó nhắc tới cả! Trước khi Dũng nắm toàn quyền và đảng Cộng sản quay đầu xin nương tựa vào nước Mỹ, Dũng cần phải chứng tỏ mình không phải là tay sai Mỹ!

Chuyến đi dối già của ông Nguyễn Phú Trọng là một cảnh phụ trong tấn tuồng chính trị nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam, được đưa qua diễn ở nước Mỹ, nhưng nhắm cho người Việt Nam ở trong nước coi. Ông Trọng chính thức mời ông bà Obama sang thăm Việt Nam, không phải Sang, không phải Dũng. Ông còn dám khoe rằng mình đã chia sẻ quan điểm với tổng thống Mỹ về “những khai triển gần đây ở Biển Ðông và mối lo ngại về các hoạt động gần đây không theo đúng luật lệ quốc tế khiến tình hình thêm phức tạp.” Nghe câu này, nhiều người ở Hà Nội, Sài Gòn sẽ trầm trồ: Ðấy nhé, Ðồng chí Nguyễn Phú Trọng đâu phải là tay sai của Tàu! Ðó là điều ông Nguyễn Phú Trọng mong ước trước khi về vườn!

Rồi tới đầu năm 2016, Nguyễn Tấn Dũng lên ngồi ghế tổng bí thư, có thể kiêm luôn chức chủ tịch nước. Dưới áp lực của nhân dân cả nước, đảng Cộng sản Việt Nam sẽ phải dần dần quay lưng với các “đồng chí anh em” Trung Quốc, cách này hay cách khác. Chẳng phải vì họ yêu nước hay chán cái chủ nghĩa Cộng sản; nhưng đó là cách duy nhất để chính họ vẫn nắm quyền nắm lợi trong tay trong một thời gian nữa. Cũng giống năm 1986 các lãnh tụ Cộng sản thấy “không đổi mới thì chết;” bây giờ họ cũng thấy nếu không lánh xa Tàu thì dân sẽ giết! Mục đích chính vẫn là phải bám lấy quyền hành! Ðó là ý nghĩa thật tình đằng sau lời bình luận trên mấy tờ báo đảng về chuyến đi dối già của Nguyễn Phú Trọng: “Chuyến thăm sẽ... khẳng định vị trí, vai trò lãnh đạo của đảng Cộng sản Việt Nam.”



Quần chúng quan tâm đến chuyến công du Hoa Kỳ của ông Nguyễn Phú Trọng vừa qua và tác động của chuyến công du này đối với tương lai Việt Nam có lẽ không kỳ vọng gì nhiều vào kết quả của nó. Những nội dung các cuộc tiếp xúc của ông Trọng với giới lãnh đạo Hoa Kỳ chỉ phản ảnh một sự thờ ơ, giọng điệu tuyên truyền cố hữu, tránh né vấn đề nhân quyền, phủ nhận đàn áp các thành phần dân chủ, tránh né vấn đề cần phải đối phó ở Biển Đông... Nhìn chung thì sau chuyến đi Mỹ của ông Nguyễn Phú Trọng, những gì được coi là “đối tác toàn diện” vốn đã có từ sau chuyến đi của ông Trương Tấn Sang cách đây 2 năm vẫn chỉ ở mức độ hời hợt, không có mấy thực chất.

Biển Đông hiện nay vẫn tiếp tục là điểm nóng với sự lấn chiếm từng bước của TQ qua việc họ tôn tạo, xây dựng công trình nhân tạo trên các bãi đá ngầm tại quần đảo Trường Sa, vùng biển Tây Phi Luật Tân, nhằm đặt các quốc gia ven biển như Phi Luật Tân, Việt Nam, Mã Lai, Nam Dương,... trước một sự việc đã rồi.

Trong lúc Phi Luật Tân đã công khai dám đứng ra kiện Trung Quốc về vùng biển lưỡi bò phi pháp, nhằm vô hiệu hóa việc áp đặt chủ quyền của Trung Quốc trên 90% Biển Đông; họ cũng gởi một phái đoàn cao cấp sang The Hague tham dự phiên tòa từ 7-13/7/2015 của Tòa Trọng tài Thường trực, thì lãnh đạo CSVN ngoài một số lời tuyên bố suông để xoa dịu người dân và thành phần quan tâm đến đất nước trong guồng máy đảng, họ không dám có hành động, hay thậm chí lời nói cụ thể để lên án và ngăn chặn các hành động khiêu khích, truy đuổi, bắn chết ngư dân Việt Nam, ngang nhiên đem giàn khoan vào vùng thuộc đặc quyền khai thác kinh tế của Việt Nam trên Biển Đông. Nhiều người hy vọng rằng chuyến đi Mỹ của ông Nguyễn Phú Trọng sẽ tạo được điều kiện thay đổi thái độ thụ động, lẩn tránh đó của CSVN.

Giới lãnh đạo Cộng sản Việt Nam và đặc biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, lần đầu tiên được mời công du chính thức tại Hoa Kỳ, nhưng ông không dám đưa ra lời tuyên bố nào tỏ ý sẵn sàng hợp tác về quân sự với các quốc gia trong vùng như Phi Luật Tân, Mã Lai, cũng như hợp tác với các cường quốc trong vùng Á Châu Thái Bình Dương như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc Châu nhằm chống lại sự hiếu chiến của Trung Quốc.

Một mong muốn của phía VN là Hoa Kỳ huỷ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho VN, nhưng việc này vẫn dậm chân tại chỗ vì thành tích nhân quyền yếu kém của CSVN. Trước khi ông Trọng đến Mỹ đã có nhiều nhận định cho rằng việc cấm bán vũ khí sát thương có triển vọng sẽ được giải toả, và hai bên sẽ có thông báo chung về điều này một khi trở ngại chính là vấn đề nhân quyền được đả thông trong cuộc tiếp xúc trực tiếp giữa tổng thống Obama và tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tuy nhiên, điều này đã không xẩy ra. Thậm chí, ngay khi ông Nguyễn Phú Trọng còn đang ở trên đất Mỹ, báo chí VN đăng tải lời tuyên bố của Thượng Nghị sĩ John McCain về hợp tác Việt Mỹ, nhưng lại cắt bỏ những phần quan trọng nhất của lời tuyên bố này.

Thật ra, bản tuyên bố của TNS McCain dài hơn và hay hơn nhiều so với trích dẫn của Thông Tấn xã Việt Nam. Ông McCain nhắc đến vấn đề Tàu cộng đang hung hăng trên Biển Đông, về việc Mỹ viện trợ 425 triệu mỹ kim để giúp nâng cao năng lực quốc phòng cho ASEAN, kể cả cho Việt Nam. Ông McCain còn nhắc đến giàn khoan HD-981. Đặc biệt ông đề cập đến nhân quyền 2 lần cũng như nói đến việc yểm trợ các hoạt động vì xã hội dân sự. Ông McCain kêu gọi trả tự do cho các tù nhân lương tâm. Ông cũng kêu gọi Chính phủ Mỹ nên tháo gỡ những qui định về bán vũ khí cho VN, nhưng ông nhấn mạnh rằng việc xoá bỏ lệnh cấm vận bán vũ khí chỉ với điều kiện VN phải tỏ ra tôn trọng quyền con người, trả tự do cho các tù nhân lương tâm, và cải cách pháp lý. Tất cả những điều vừa kể đã bị báo chí VN giấu đi khi đăng tải.

Về phần Hiệp ước xuyên Thái Bình Dương (TPP), tuy Việt Nam và Hoa Kỳ thoả thuận sẽ thúc đẩy để kết thúc đàm phán, nhưng không thấy ông Nguyễn Phú Trọng nói gì về những chuẩn bị của VN trong những lãnh vực thiết yếu như tài chánh, ngân hàng, xí nghiệp, công đoàn,... để khai thác một cách thuận lợi hiệp ước TPP cho Việt Nam. Trong khi VN là nước có nền kinh tế chậm phát triển nhất trong khối 12 nước của TPP, và có một thể chế chính trị độc tài, hoàn toàn không thích hợp cho một thị trường rộng mở cùng với sự cạnh tranh gay gắt.

Người ta chỉ thấy ông Nguyễn Phú Trọng xin Mỹ công nhận VN có một nền kinh tế thị trường. Một lời cầu xin ẩn chứa đầy sự dối trá, trong khi CSVN vẫn khăng khăng ghép thêm cái đuôi XHCN vào nền kinh tế của mình. Thậm chí ngay cả hiến pháp cũng được viết thêm điều này. Có thể phía Hoa Kỳ sẽ châm chước điều này, rồi sau đó CSVN sẽ lợi dụng để luồn lách bằng những trò láu cá vặt như người ta đã thấy trong việc CSVN thực thi các hiệp ước quốc tế, mà một chuyện tiếu lâm trong nước kể về các “biệt tài” của CSVN, trong đó có “biệt tài” bội ước. Điều cần xác định là, kinh tế thị trường phải do chính quốc gia chủ thể thực hiện để có thể tương hợp với môi trường tự do mậu dịch TPP, chứ không do xin xỏ những quốc gia đối tác khác mà có được.

Tóm lại, chuyến đi Hoa Kỳ lần này của ông Nguyễn Phú Trọng, với bao chuẩn bị (theo báo chí ngoại quốc thì CSVN đã chuẩn bị suốt một năm cho chuyến công du này) cùng những tốn kém tiền bạc đi kèm, thực sự không mang lại một gì mới, tốt hay có lợi cho người dân. Đây là một chuyến đi nhưng có giá trị như không đi.

Đã từ khá lâu, người dân Việt Nam yêu nước không cần chờ đợi một số “biến cố” như Đại hội Đảng CS lần thứ 12 sắp đến để trông cậy giới chóp bu đảng CS sẽ tự nguyện từ bỏ con đường gây tàn hại đất nước mà họ đã bám giữ từ mấy chục năm qua, hoặc họ tự nguyện từ bỏ quyền lực. Người ta cũng không trông mong gì vào những chuyến đi nước ngoài của các thành phần lãnh đạo CSVN, hay những chuyến viếng thăm đáp lễ của các nhân vật chính trị cao cấp nước ngoài đến VN; vì kinh nghiệm và thực tế cho thấy, tất cả đều không tác động gì nhiều vào yếu tố quan trọng làm nền tảng cho sự phát triển của VN là tự do và dân chủ, khi mà chính người Việt Nam không tự mình tạo dựng được nền tảng cho nó.

Trong bối cảnh hiện nay, VN phải mở cửa với thế giới, nên khả năng trấn áp của CSVN bị giới hạn rất nhiều. Từ đó có những khoảng trống cho các lực lượng dân chủ, các thành phần tiến bộ trong guồng máy đảng tạo áp lực ảnh hưởng một cách thuận lợi lên nội tình VN, thuận lợi cho quyền lợi dân tộc.

Điều căn bản là, chế độc độc tài sẽ không tự nguyện lùi bước nếu không có áp lực đủ mạnh để buộc họ phải chấp nhận lùi bước. Vì vậy, những việc làm cụ thể của các thành phần dân tộc là tự đứng lên, đẩy mạnh sự phát triển của xã hội dân sự ngoài vòng kiểm soát của đảng CSVN, kết hợp các thành phần dân tộc dân chủ thành một liên minh dân tộc rộng lớn nhằm đối trọng với đảng CSVN; vận động quần chúng thể hiện các đòi hỏi chính đáng về nhân quyền, công bằng, công lý để chuẩn bị cho các cuộc xuống đường đông đảo tạo nên áp lực mạnh mẽ đối với chế độ sau này. Đó là những việc làm hữu ích lâu dài cho quyền lợi dân tộc, hơn là đặt niềm tin mơ hồ vào những chuyến đi như không có đi của Tổng Bí thư đảng CSVN.




Việt Nam đang rầm rộ tổ chức nhiều sự kiện kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh như một khuôn mặt đại diện cho đổi mới và một người Cộng sản kiên trung, điển hình cho những thế hệ Cộng sản tiếp nối.

Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh tên thật là Nguyễn Văn Cúc sinh ngày 1-7-1915. Năm nay kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông và nhân cơ hội này nhiều vấn đề lịch sử được xem xét lại trong khi đảng CS Việt Nam vẫn còn cầm quyền và Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh là đại diện cho phe bảo thủ một cách toàn vẹn và kiên trung nhất.



Người cởi trói cho giới văn hóa văn nghệ ?

Giới văn nghệ sĩ cũng như báo chí vào thời kỳ “Đổi mới” không ai có thể quên những bài viết vào cuối tháng 5 năm 1997 ký tên NVL trên báo Nhân Dân trong mục “Nói và Làm”. Loạt bài “Những việc cần làm ngay” của ông đã thổi vào không khí chính trị u ám của Việt Nam lúc ấy một hy vọng mới về quyền tự do phát biểu, quyền căn bản phát triển dân chủ và công bằng xã hội vốn vắng bóng dưới sự cầm quyền của đảng CS. Thế nhưng đáng buồn cái gọi là cởi trói này chỉ là gáo nước chữa sự cháy bỏng của lòng dân. Chỉ một thời gian ngắn sau khi hô hào thay đổi đổi nếp nghĩ cách viết cho báo chí, bút hiệu NVL đã biến mất trên báo Nhân Dân và mọi tờ báo khác lại bắt đầu siết chặt sợi giây kiểm duyệt.

Đại tá nhà báo quân đội Phạm Đình Trọng nhận xét việc này: “Đổi mới kinh tế thì đúng là ông Trường Chinh là người khởi xướng và đổi mới quyết liệt trong kinh tế. Còn trong lĩnh vực văn nghệ báo chí thì ông Ng. Văn Linh thực sự cũng có vai trò là người cởi trói cho giới văn hóa văn nghệ. Thế nhưng ông ấy cởi và chính ông ấy trói lại. Ông ấy cởi và cầm sợi giây trong tay chưa kịp vứt đi thì chính ông lại trói lại! Khi đổi mới có xu thế bắt đầu thì ông ấy cũng hăng hái nói rằng phải tự cứu mình trước khi trời cứu và rồi chính ông ấy trói lại và trói chặt hơn trước khi được cởi trói.

Nhớ lại việc này TS Hà Sĩ Phu kể lại những điều mà ông biết trước đây: “Có một đoạn ông ấy muốn đổi mới, ông ấy nói phải tự cởi trói trước khi chờ trói, rồi thì ông ấy bảo văn nghệ sĩ không nên bẻ cong ngòi bút… Cái giai đoạn ấy ông làm cho nhiều người tưởng đâu là tốt nhưng thật ra về lập trường thì ông ấy rất là bảo thủ. Thứ nhất là giữa quan hệ với ông Võ Văn Kiệt và ông Nguyễn Hộ thì kẻ bảo thủ số một trong ba người này chính là ông Nguyễn Văn Linh.



Ông Linh còn định bắt xử tội ông Nguyễn Hộ và bắt hai lần rồi và có lẽ suýt nữa bắt luôn Võ Văn Kiệt. Ông này rất bảo thủ, rất Maoist. Thứ ba nữa, sau khi viết một số bài có vẻ muốn đổi mới thì tôi có được nghe một câu chuyện: có lần ông Lê Đức Thọ nói trong nội bộ về ông Linh cho rằng ông này trình độ thật ra chỉ đáng làm cán bộ địa phương thôi thế nhưng giao cho ông ta cây đại đao ông không biết múa, để cho kẻ địch nó cướp mất. Tóm lại phía bảo thủ họ coi rằng ông ấy nêu ngọn cờ đổi mới rất là bất lợi cho sự độc tôn của Đảng và như thế phía Lê Đức Thọ họ quyết là phải phê phán ông Nguyễn Văn Linh.

Tội nhiều hơn công?

Dấu hiệu Liên xô bị giải thể từ năm 1989 đã làm cho chế độ Cộng sản tại Việt Nam lung lay tận gốc rễ. Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh là người có công giữ cho Việt Nam thoát khỏi cơn bão cách mạng quét sạch chủ nghĩa Cộng sản trên hầu hết các phần đất đã tôn thờ nó bằng việc tiến tới tìm sự nương dựa vào Trung Quốc, thành trì thứ hai trong thế giới Cộng sản. Thành trì này tuy có tì vết của chiến tranh biên giới với Việt Nam vào năm 1979 nhưng đảng Cộng sản Việt Nam quyết định chọn Hội nghị Thành Đô làm khởi đầu cho một cuộc hôn phối chắp vá mới và Tổng bí thư Linh là người dẫn đầu phái đoàn này. TS Hà Sĩ Phu nêu ý kiến của ông:



Cuối cùng do sự bố trí của phe thân Trung Cộng, ông Nguyễn Văn Linh đã cầm đầu phái đoàn đi sang Thành Đô, là hành động vô cùng tệ hại, đưa Việt Nam vào một quỹ đạo không thể ra được. Tôi nghĩ rằng ông Nguyễn Văn Linh đổi mới cũng chẳng qua là cứu Đảng thôi, nhưng cũng do chuyện cứu Đảng mà trình độ lại non và quan điểm lại bảo thủ nên cuối cùng phải đi vào quỹ đạo Thành Đô, cho nên cái tội nhiều hơn công rất nhiều.”

Ông Nguyễn Văn Linh được người Cộng sản xem là có ý chí sắt đá bảo vệ thành trì Cộng sản Việt Nam với lập trường kiên định không thay đổi về chủ thuyết độc tôn lãnh đạo. Trong lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông, tờ VietnamNet đưa lại quan điểm của ông trước đây như một slogan trong vai trò của người giữ ngôi đền bảo thủ: “Người không chấp nhận đa nguyên đa nguyên đa đảng”.

Nhà báo Kha Lương Ngãi, nguyên phó tổng biên tập báo Sài Gòn Giải Phóng cho biết ý kiến của ông về quan điểm này:

Cái câu đó quá lỗi thời! Câu này cản trở sự chuyển hóa đổi mới của Đảng theo chiều hướng tích cực tiến bộ. Bây giờ thấy trên mạng cũng đưa ông Nguyễn Phú Trọng nói đồng chí Ng. Văn Linh là người kiên định lập trường nhất. Là người không bao giờ chấp nhận đa nguyên đa đảng. Bây giờ cái đó nó chống lại xu thế phát triển của thời đại.

Ông Nguyễn Phú Trọng chuẩn bị đi Mỹ và nhân dân người ta hy vọng ông ấy sẽ thiết lập một mối quan hệ giữa Việt Nam với Mỹ tạo sức, tạo lực để mà chống lại Trung Quốc xâm lược; nhưng ông Trọng ca ngợi ông Linh là người không bao giờ chấp nhận đa nguyên đa đảng thì phát biểu của ông Trọng cũng rất lỗi thời, do đó hy vọng vào chuyến đi Mỹ của ông ta cũng giảm đi rất nhiều. Với xu thế tình hình hiện nay, ông Nguyễn Phú Trọng nên trở về với nhân dân, nắm lấy ngọn cờ dân tộc, thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với Mỹ với thế giới văn minh tiến bộ để chống Trung Quốc.

Nhân dân cán bộ người ta đều mong muốn như vậy nhưng mà ông ta phát biểu như thế thì niềm tin niềm hy vọng đó mất đi rất nhiều.

Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh dưới mắt những người Cộng sản giữ sự kiên trinh tới phút chót thì ông vẫn sáng ngời như một ngôi sao dẫn đường, tuy nhiên với hầu hết những thành phần khác trong xã hội VN, có lẽ họ không quan tâm lắm tới việc đổi mới của ông, và như TS Hà Sĩ Phu phát biểu, Hội nghị Thành Đô vĩnh viễn dính theo cái tên của ông như một vết cắt lịch sử rất sâu vào da thịt VN.




Kỷ niệm 100 năm ngày sinh của nguyên Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1/7/1915–1/7/2015), lãnh đạo CSVN đã công khai tái khẳng định sẽ tiếp tục độc tài, độc đảng và độc quyền cai trị như ông Linh đã vạch ra.

Chủ trương này đã được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang đưa ra bằng lời nói và bài viết có cùng lập trường nhất quyết không từ bỏ chủ nghĩa Cộng sản và chống đa nguyên đa đảng. Tuy nhiên cả hai người lại không có bất cứ lời nào lên án Trung Quốc đang biến 7 bãi đá chiếm được của Việt Nam ở Trường Sa năm 1988 thành các đảo để sinh sống và căn cứ quân sự ở Biển Đông, có lẽ vì sợ gây phiền não cho vong linh người qúa cố ?

Điều này dễ hiểu vì Trung Quốc coi ông Nguyễn Văn Linh là người có công với Bắc Kinh tại Hội nghị bí mật Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc trong 2 ngày 3-4/9/1990.

Ông Linh đi Thành Đô cùng với Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (Thủ tướng) Đỗ Mười và Cố vấn Phạm Văn Đồng để bàn chuyện nối lại bang giao với Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Trung Hoa Giang Trạch Dân và Thủ tướng Lý Bằng.

Tại Thành Đô, theo các giới ngọai giao của Việt Nam thời bấy giờ như cố Thứ trưởng Ngọai giao Trần Quang Cơ và Đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh thì ông Linh đã chấp nhận 3 đòi hỏi quan trọng của Giang Trạch Dân để được tái lập quan hệ ngọai giao. Ba điều kiện đó là : Việt Nam phải rút quân vô điều kiện khỏi Kampuchia và đồng ý một giải pháp chính trị không loại phe Khmer đỏ thân Trung Quốc; công khai chỉ trích và cam kết thay đổi chính sách thân Liên Xô trước đó của Tổng Bí thư tiền nhiệm Lê Duẩn; cất chức Bộ trưởng Ngọai giao Nguyễn Cơ Thạch, người có tư tưởng độc lập với Trung Quốc và loại ông khỏi Bộ Chính trị.

Vì các văn kiện Thành Đô, kể cả tài liệu quan trọng được gọi là Kỷ yếu Hội nghị do Lý Bằng sọan cho ông Linh ký kết với phiá Trung Quốc chưa được bạch hóa nên không ai biết ông Linh còn cam kết dành cho TQ những đặc quyền đặc lợi nào khác.

Chỉ biết những việc sau đây đã xẩy ra từ sau Hội nghị Thành Đô:

- Đảng nghiêm cấm không cho tổ chức kỷ niệm hay nhắc đến cuộc chiến xâm lược qua biên giới VN của quân Trung Quốc từ 1979 đến 1987.

- Không đòi lại những phần đất, khỏang gần một ngàn cây số vuông đã bị mất vào tay Trung Hoa sau cuộc chiến biên giới, trong đó có nhiều điểm cao chiến lược, tiêu biểu như điểm cao 1509 mà Trung Hoa gọi là Laoshan (Lão Sơn hay Núi Đất) và Gỉa Âm Sơn (điểm cao 1250) ở tỉnh Hà Giang (trước là Hà Tuyên).

- Ngăn chặn mọi nỗ lực tưởng niệm hay tuyên dương 74 chiến sỹ Hải quân Việt Nam Cộng Hòa trong cuộc chiến đấu chống quân Tầu xâm lược Hòang Sa tháng 1-1974. Không có hành động đòi lại mà chỉ biết nói đi nói lại “Hoàng Sa là của Việt Nam”.

- Chỉ cho tổ chức rất hạn chế và cục bộ để tưởng nhớ đến 64 chiến sỹ Quân đội ND đã bỏ mình trong trận chiến bảo vệ biển đảo Trường Sa năm 1988, nhưng khg có hành động nào nhằm lấy lại lãnh thổ đã mất.

- Sách lịch sử của Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ nói rất sơ sài về những biến cố lịch sử này.

- Việt Nam cũng đã để mất 2/3 thác Bản Giốc và chịu nhận đường biên giới hai nước nằm ở phiá nam Ải Nam Quan, thay vì phiá bắc Ải này, căn cứ theo Hiệp định biên giới trên đất liền ký ngày 30-12-1999. Như vậy Ải lịch sử Nam Quan nay nằm bên phiá Trung Quốc.

Tiến sỹ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ từng tham gia đàm phán với Trung Quốc nói : “Căn cứ vào các tư liệu có giá trị pháp lý theo Thoả thuận những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ mà Việt Nam và Trung Quốc ký năm 1993, thì rõ ràng đường biên giới tại khu vực này luôn nằm về phía nam Ải Nam Quan, chứ không phải đi qua Ải Nam Quan theo tiềm thức của người Việt Nam. Như vậy không có chuyện Việt Nam đã nhường Ải Nam Quan cho Trung Quốc như nhiều người suy diễn theo cảm tính và dựa vào những thông tin thiếu khách quan, không có giá trị pháp lý.” (VNExpress 31-01-2015)



tải về 0.5 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương