GIỚI ĐÀn tăng soạn Dịch: H. T thiện hòA (Nguyên bản chữ Hán) o0o Nguồn



tải về 0.95 Mb.
trang26/31
Chuyển đổi dữ liệu28.07.2016
Kích0.95 Mb.
#8423
1   ...   23   24   25   26   27   28   29   30   31

PHÉP CHÍNH TỰ TỨ


            Hai Thượng tọa đồng hàng chịu tự tứ, đồng lễ một lễ lẫn nhau làm tự tứ trước, rồi sẽ phân hai ban, để chúng bạch cho chóng. (Đặt hai bên, hai ghế ngồi ngay bên chánh điện).

            Nếu người tự tứ là Thượng tọa, người chịu tự tứ là Hạ tọa nên quỳ, vị Thượng tọa cũng quỳ bạch tự tứ mà không lễ.

 Nếu người tự tứ là Hạ tọa, người chịu tự tứ là Thượng tọa, thì Thượng tọa cứ ngồi, để cho Hạ tọa lễ tự tứ.

Theo thứ lớp, tuổi hạ nhiều hơn, bạch tự tứ trước, nên đến trước vị chịu tự tứ lễ một lễ, rồi quỳ xuống chấp tay bạch rằng: Bạch Đại đức, chúng Tăng ngày nay tự tứ, con Tỳ Kheo (là thế… ) cũng tự tứ nếu thấy tội, nghe tội, nghi có tội, xin Đại đức thương xót chỉ bảo cho con, nếu con thấy có tội, sẽ như pháp mà sám hối. 

(Như thế ba lần bạch rồi, người chịu tự tứ nên đáp): “Thiện”.

Người tự tứ đáp rằng: “Nhĩ”.                                                                                          ( Lễ 1 lễ).

 

Người chịu tự tứ phải tự tứ trước, không được Tăng tự tứ rồi mới tự tứ.



Khi Tỳ Kheo tự tứ xong, kế Sa Di bạch tự tứ.

Đã suốt chịu tự tứ rồi, hai vị cùng ra giữi đứng bạch rằng: 



A Di Đà Phật, Tăng nhứt  tâm tự từ kinh.

 

Cụ Thượng tọa đáp: “Thiện”



Tự nói rằng: “Nhĩ”.  

     (Vâng).                                                                                        

 Lễ một lễ rồi, chư Tăng cùng đứng dậy.                 

- Tụng Ma ha Bát nhã…

- Tự tứ công đức thù thắng hạnh v.v…



-Tam tự quy y                                                                                                                    (Xong). 

Đại chúng cùng ra lễ  Tổ.

(Một pháp tự tứ cũng gọi là Bồ Tát, cho nên ngày (15-7) không có thuyết giới)

---o0o---


PHÉP BỐN NGƯỜI TRỞ XUỐNG LẦN LƯỢT TỰ TỨ


          Nếu trong giới bốn người, nên lần lượt đối thú mà tự tứ, không được thọ dục. Nên cùng họp một chỗ lễ Phật 3 lễ, rồi chia ra Thượng, Trung, Hạ tọa, trước một người lễ ba người, lễ một lễ, quỳ bạch tự tứ: 

            Bạch Đại đức nhớ nghĩ, ngày nay chúng Tăng tự tứ, tôi Tỳ Kheo … thanh tịnh. 

            Như thế ba lần nói rồi, người bị đối nên đáp: “Thiện”.        

            Mình nói rằng: “Nhĩ”.                                                                                   (Một lạy đứng dậy). 

            Còn ba người, mỗi mỗi theo thứ tự lớp cũng bạch như thế. Nếu chỉ có ba người, nên bạch: “Nhị Đại đức”.

 

            Nếu có hai người đối nhau, thì bỏ chữ “Tam” và chữ “Nhị”, chỉ nói: “Đại đức”, còn các lời như trên không khác. 



---o0o---

PHÉP MỘT NGƯỜI TÂM NIỆM TỰ TỨ


            Nếu một người ở một mình, đến ngày tự tứ, không có khách Tỳ Kheo đến, nên ở trước Tam Bảo lễ ba lễ quỳ, tâm tưởng miệng nói: “Ngày nay chúng Tăng tự tứ, tôi Tỳ Kheo (là thế…) thanh tịnh.

            (Nói 3 lần, lễ 3 lễ). 

---o0o---

PHÉP TU TIẾN HÀNH ĐẠO VÀ THÊM NGÀY TỰ TỨ


            Phật bảo: Nếu có trụ xứ nào đông nhiều Tỳ Kheo kiết hạ an cư, tinh tiến hành đạo, được quả chứng tăng thượng, sợ tự tứ xong, dời đi chỗ khác không được như ý, liền nên tác bạch Tăng thêm ngày tự tứ.           

            Phép tập Tăng vấn hòa, như nghi thường, nên đáp rằng: “Tăng tự tứ Yết ma”.

            (Người Yết ma nên bạch như thế này): 

            Đại đức Tăng nghe, nếu Tăng phải thời mà đến, Tăng thuận nghe, Tăng ngày nay không tự tứ, bốn tháng đủ sẽ tự tứ, bạch như thế (Liền nên hỏi rằng): Tác bạch có thành không? 

            - Chúng đều đáp rằng:  “Thành”. 

            (Bạch xong, vẫn ở tu đến hậu an cư, đủ ngày mới tự tứ).

---o0o---

PHÉP CHO CẠO TÓC THỌ GIỚI 


            Phàm vì muốn người làm thầy trao giới, trước phải tự lượng, hẳn như lời Phật dạy, thành tựu giới, định, huệ, tinh thông nghĩa luật, khéo biết phép khai, phép giá, mới có thể dạy bảo đệ tử được. Lại phải cân lường người cầu xuất gia kia, nếu không có nạn duyên, không bị thế tục chê hiềm, không quá già, quá trẻ, cho vì cạo tóc thọ Tam quy ngũ giới. Thử coi kia có thể tu được không, mới được xuất gia, ngay trao cho Sa Di thập giới. 

            Trong luật Tăng Kỳ nói: Nếu bảy tuổi hiểu biết việc tốt xấu, thì cho xuất gia; Người quá bảy mươi tuổi, không thể làm việc được, nằm xuống ngồi dậy cần phải có nhờ người, thì không được độ -Người  bảy mươi tuổi mà còn khẻo mạnh có thể tu tập các nghiệp, thì cho xuất gia. Người muốn xuất gia, nên vì nói các vị khổ:

1.      Ngày ăn một bữa, tương rau chay lạt đạm bạc cực khổ.

2.      Ngủ ít, thức khuya dậy sớm có thời khắc bó buộc.

3.      Học hỏi nhiều, không có thì giờ thong thả chơi rong.

Nếu đáp rằng: Có thể giữ được, sẽ độ. 

Trong luật Ngũ Phận nói:

Khi độ người, nên trước hỏi rằng: Ông cầu vì việc gì mà xuất gia? Nếu nói vì cơm ăn áo mặc, thì không nên độ; nếu nói rằng:, vì học pháp lành, chán sanh, già, bịnh, chết cần tu giải thoát tử v.v… thì nên độ. 

Trong luật Thập Tụng nói:

Rất nhỏ là 7 tuổi, có thể đuổi quạ trên bửa ăn nhà Tăng thì cho làm Sa Di. 

---o0o---

PHÉP CHO CẠO TÓC


            Trong Bổn Luật về phần thọ giới nói: Có một vị đồng tử đến trong Tăng già lam cầu xin xuất gia, một Tỳ Kheo liền cho xuất gia, cha mẹ của đồng tử khóc lóc, đến hỏi các Tỳ Kheo rằng: Thưa các Ngài, có thấy trẻ con hình dáng như thế, như thế không?

            - Vị không thấy trả lời rằng: “Không thấy”. Cha mẹ đồng tử kia liền đi tìm trong các phòng, bèn chê hiềm nói rằng. Sa môn Thích tử không biết hổ thẹn, lại nói dối, đã độ trẻ con rồi, mà nói là không thấy.

            Khi bấy giờ các Tỳ Kheo đem việc ấy bạch Phật – Phật nói rằng, từ nay trở đi ở trong phòng Tăng già lam cạo tóc, nên bạch tất cả Tăng, nếu không được hòa hợp, mỗi phòng nên bảo cho biết rồi mới cho cạo tóc. Nếu Tăng hòa hợp làm đàn bạch yết ma rồi, song sau sẽ cho cạo tóc. Trong văn Yết ma lại nói rằng: Nếu muốn trong Tăng già lam độ cho xuất gia, nên bạch tất cả Tăng, làm văn đơn bạch yết ma rồi, cho xuất gia dạy mặc áo Ca sa, (hoại sắc, man y) thọ Tam quy Thập giới.

            (Có đàn tam quy – Có Tam quy Ngũ giới – Có Tam quy Thập giới – Có tam quy Bồ Tát giới).

            Trong luật Tăng Kỳ nói: Không cho chẳng bạch Tăng mà độ người xuất gia: bạch cạo tóc không bạch xuất gia, phạm tội Việt tỳ ni; nếu ra ngoài giới, một thầy một trò độ người không tội.

            Trong luật Ngũ Phận nói: Cho thọ năm giới rồi, sau mới cho thọ mười giới.

            Trong bộ Căn bản Thọ giới Nghi phạm nói: Cho cạo tóc rồi, người kia sau ăn năn, Phật bảo rằng: Nên để trên chỏm một ít tóc, hỏi rằng: Có cạo tóc trên đầu người không? Nếu nói rằng “cạo”, thì có thể cạo bỏ: nếu nói rằng không cạo, nên tùy ý khiến cho đi.

            Xem các văn luật, nếu có người xuất gia, nên trước bạch Tăng, rồi cho cạo tóc, chỉ để tóc trên chỏm, vì trao cho tam quy Ngũ giới, khiến làm tịnh nhơn, tu ngũ giới, hoặc ba năm, hoặc một năm, xem chí hướng tu hành coi thế nào, như hẳn tu, sâu tin Phật pháp, quyết chí xuất gia, không có nạn duyên khác, nhưng bạch với Tăng rồi mới cho xuất gia thọ Sa Di Thập giới, sau mới đăng đàn cho thọ Cụ Túc giới; trong đó phép bạch tùy xứ tùy người vẫn không nhứt định. Nếu ở một mình độ người, thì không có phép bạch. Như trong chùa 2, 3 người đồng ở, hoặc là nhiều người không được hòa hợp, chỉ nói cho biết chỗ chốn kiết giới, nên làm đàn bạch yết ma. Một người chấp sự (duy na) đưa người cầu xuất gia mỗi phòng lễ thỉnh rồi, nên trải tòa, đánh kiền chùy họp Tăng, các nghi đón thỉnh đều như trong thọ giới Nghi phạm, người Yết ma nên bạch như thế này: 

            Đại đức Tăng nghe, chú (A) muốn cầu Tỳ Kheo… (P) cạo tóc, nếu Tăng phải thời mà đến, Tăng thuận nghe, cho chú (A) cạo tóc, bạch như thế, (liền nên hỏi rằng): Tác bạch có thành không?

            - Chúng đều đáp rằng : “Thành”.

            Kiết toát hồi hướng – Tam tự quy y.

---o0o---




tải về 0.95 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   23   24   25   26   27   28   29   30   31




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương