Dinh dưỠng ngăn ngừa bệnh tật biên Soạn: Tâm Diệu và Tâm Linh


CHƯƠNG 4 - CHỮA TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG BẰNG THỰC PHẨM RAU ĐẬU



tải về 0.76 Mb.
trang4/16
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích0.76 Mb.
#13102
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16

CHƯƠNG 4 - CHỮA TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
BẰNG THỰC PHẨM RAU ĐẬU


Thực phẩm rau đậu có thể ngăn ngừa hữu hiệu bệnh tật, đặc biệt là các bệnh thuộc về tim mạch, ung thư, và tiểu đường, đồng thời làm giảm tiến trình lão hóa con người. Ngoài ra, thực phẩm rau đậu còn có thể chữa trị được bệnh tiểu đường loại II. Trong chương này chúng tôi trình bày chi tiết về nguyên nhân và phương pháp chữa trị căn bệnh này bằng chế độ dinh dưỡng với thực phẩm rau đậu.

Được biết, bệnh tiểu đường xảy ra khi cơ thể con người không sản xuất hay sản xuất không đủ chất insulin, hoặc sản xuất đủ nhưng không hoạt động bình thường. Chất insulin là một loại kích thích tố (hormone) có nhiệm vụ hộ tống chất đường đi vào bên trong các tế bào. Khi vắng mặt chất này, chất đường không thể vào bên trong các tế bào, và vì thế đường phải được thải hồi ra ngoài qua đường tiểu, khi ấy con người cảm thấy mệt mỏi, khát nước và giảm cân.

Có hai loại bệnh tiểu đường. Tiểu đường loại I là loại phụ thuộc insulin và tiểu đường loại II không phụ thuộc insulin. Tiểu đường loại I thuờng khởi phát ở trẻ em và người lớn trẻ tuổi, nhưng cũng có thể khởi phát ở bất kỳ tuổi nào, loại này do cơ thể không thể tự sản xuất, hay sản xuất rất ít insulin; còn loại II thường chiếm đa số các bệnh nhân tiểu đường, do cơ thể có đủ khả năng sản xuất chất insulin, nhưng insulin lại không hoạt động bình thường. Bệnh này thường xảy đến với những người mập trên 30 tuổi, và phần lớn gây nên bởi ăn uống và cách sống, nhưng cũng có thể do di truyền.

Bệnh tiểu đường loại I cần phải chích insulin vào cơ thể để điều hòa lượng đường (glucose) trong máu, ngăn ngừa tình trạng nhiễm ketoacid do tiểu đường và duy trì sự sống.

Bệnh tiểu đường loại II có thể chữa trị một cách hữu hiệu bằng cách ăn thực phẩm rau đậu, đặc biệt ăn những loại thực phẩm rau đậu ít chất béo, có chỉ số đường thấp, đồng thời luyện tập thể dục đều đặn.

Theo bác sĩ Monroe Rosenthal, M.D., Giám đốc Y Khoa chương trình Pritikin Program ở Santa Monica bang California Hoa Kỳ, "chất béo là nguyên nhân chánh của bệnh tiểu đường, càng nhiều chất béo trong chế độ dinh dưỡng càng làm khó khăn cho insulin đưa đường vào trong tế bào. Insulin hoạt động dễ dàng trong điều kiện ít chất béo."

Các cuộc thử nghiệm điều trị bệnh tiểu đường bằng chế độ thực phẩm rau đậu ít chất béo của bác sĩ Monroe Rosenthal M.D., bác sĩ James W. Anderson, M.D., và bác sĩ RJ. Barnard, M.D., đều cho kết quả tốt. Một nghiên cứu cho thấy rằng 21 bệnh nhân trong số 23 bệnh nhân loại II và 13 trong số 17 bệnh nhân loại I đã không cần dùng thuốc để điều hòa lượng đường trong máu sau 26 ngày thực hiện chương trình ăn uống đặc biệt. Đặc điểm của phương pháp trị liệu này là tiêu thụ một số lượng thực phẩm ít chất béo, chỉ khoảng 10 phần trăm chất béo loại không bão hòa, 10 phần trăm chất đạm, nhiều chất xơ (35 phần trăm), nhiều complex carbohydrate và tập thể dục thường xuyên.

Để thưc hành, có 6 điểm quan trọng cần phải thực hiện nếu muốn đạt kết quả tốt: (1) không ăn các thực phẩm có chất cholesterol, (2) không ăn các thực phẩm có chứa chất béo bão hòa (saturated fats), (3) không ăn các thực phẩm chế biến, các loại tinh bột, các thực phẩm đóng hộp, và các trái cây quá chín, (4) Không nấu carbohydrates quá chín (overcooked), (5) không uống rượu, hút thuốc, và (6) chọn các thực phẩm có chỉ số đường glycemic index thấp.

Năm điều đầu trong sáu điều kể trên, quý bạn đã biết qua các chương trước. Trong chương này chúng tôi nói rõ hơn về điều thứ sáu, tức việc chọn lựa các loại thực phẩm có chỉ số đường thấp.

Chỉ số đường trong thực phẩm cao có nghĩa thực phẩm đó tạo ra nhiều đường trong máu. Thực phẩm có chỉ số đường 96, như chuối chín chẳng hạn sẽ tạo ra chất đường trong máu nhiều gấp hai lần loại thực phẩm có chỉ số 50 như spaghetti. Các nhà khoa học đã liệt kê hơn 200 loại thực phẩm có chỉ số từ thấp đến cao. Họ cũng cho biết chất béo không bão hòa thực vật có tác dụng làm giảm chỉ số đường khi được cho thêm vào một thực phẩm carbohydrate nào đó như bánh mì, có chỉ số 100, nếu thêm bơ (chất béo bão hòa), chỉ số tăng lên 120, trong khi đó nếu thêm dầu olive (chất béo không bão hòa) thì chỉ số giảm xuống còn 28. Ngoài ra, thực phẩm carbohydrate như gạo chẳng hạn, nấu quá chín làm tăng chỉ số đường. Các thực phẩm biến chế cũng làm gia tăng chỉ số đường, thí dụ như khoai tây, chỉ số 100 trong khi đo,ù khoai tây biến chế dạng instant potatoes là 156, gạo có chỉ số 100, instant rice là 178. Dưới đây là bảng liệt kê chỉ số đường được sắp loại theo nhóm thực phẩm. Nên chọn những loại có chỉ số thấp, càng thấp càng tốt.



BẢNG CHỈ SỐ ĐƯỜNG GLYCEMIC INDEX

NHÓM BÁNH MÌ

GI

NHÓM MÌ PASTA 

GI

Bánh mì Pháp 

131

Spaghetti, nấu sôi 15 phút

67

Bánh mì lát (wheat, whole meal)

100

Spaghetti, nấu sôi 5 phút

64

Bánh mì lát (wheat, white bread)

100

Macaroni, nấu sôi 5 phút

64

Bánh hắc mạch (rye, whole meal)

89

Pasta, nấu sôi 5 phút

54

Bánh hắc mạch lứt rye whole grain

42

NHÓM CEREAL ĂN SÁNG

 

Bánh mạch (barley, whole meal)

93

Rice Krispies (Kellogg's)

112

Bánh yến mạch lứt (oat, coarse)

93

Puffed rice

132

NHÓM GẠO

 

Puffed wheat

122

Gạo trắng, nấu sôi 14 phút

120

Corn Flakes (Kellogg's)

121

Gạo trắng instant nấu sôi 1 phút 

65

40% Bran Flakes

104

Gạo trắng instant nấu sôi 6 phút

121

Weetabix

109

Gạo lứt

81

Shredded Wheat (Nabisco)

97

Cám gạo

31

Muesli

96

NHÓM CEREAL GRAINS

 

Porridge oats

89

Bắp

80

Oat bran

85

Hạt lúa mạch (barley, pearled)

36

Oats, rolled

85

Hạt kê (millet) 

103

Oatmeal, long cooking

49

Kiều mạch (buckwheat)

78

NHÓM ĐẬU (LEGUMES)

 

Hạt lúa mạch đen (rye kernels)

47

Baked beans, canned

70

Hạt lúa mì 

63

Black eyed peas

33

NHÓM RAU CỦ

 

Butter beans

46

Beets

64

Chickpeas, dried

47

Carrot

92

Chickpeas, canned

60

Parsnip

97

Garbanzo beans

61

Potato, instant

120

Green peas, dried

50

Potato, peeled, sliced, microwaed

117

Green peas, frozen

65

Potato, mashed

98

Kidney beans, dried

43

Potato, white, boiled

80

Kidney beans, canned

74

Potato,russet, baked

116

Lentils, green, dried

33

Sweet potato

59

Lentils, green, canned

74

Yam 

62

Lima beans

36

NHÓM TRÁI CÂY

 

Navy beans

40

Apple

49

Pinto beans, dried

60

Apple juice

45

Pinto beans, canned

64

Applesauce

41

Peas, dried

49

Apricots

94

Peas, frozen

51

Banana, green

56

Peanuts 

15

Banana, ripe

90

Soybeans, dried

20

Cherries

23

Soybeans, canned

22

Grapes

45

White beans, dried

54

 

 

LINH TINH

 

Grapefruit 

26

Lentil and rice (East Indian)

81

Mango,ripe

81

Corn chips

99

Orange

54

Potato chips

38

Orange juice

65

Tomato soupe

38

Papaya, ripe

81

Whole milk

41

Peaches 

29

yogurt

44

Pears 

34

honey

126

Plums

25

Ice cream

80

Raisins 

93

Tofu ice cream

155

Nhìn bảng chỉ số đường trên, chúng ta thấy rằng nhóm đậu, nhóm ngũ cốc nguyên chất, và nhóm trái cây là những nhóm có chỉ số đường thấp nhất. Tuy nhiên, nếu các nhóm này được biến chế, lại có chỉ số đường cao hơn, trở thành không tốt. Thí dụ cùng một chén bột yến mạch (oatmeal) ăn sáng, nếu nấu bằng loại oatmeal thường "slow-cooked" tốt hơn nhiều so với loại biến chế "instant oatmeal". Các loại trái cây cũng tương tư, trái vừa chín tốt hơn trái cây quá chín. Thí dụ như chuối quá chín có chỉ số đường nhiều hơn 70% chuối vừa chín. Dưới đây là danh sách những thực phẩm không nên ăn và nên ăn:
 

KHÔNG NÊN ĂN

NÊN ĂN

Bánh mì Pháp

Bánh mì lát (whole grain wheat bread)

Bánh ngọt các loại (cookies,cakes, pastries)

Bánh hắc mạch (rye whole grain bread)

Khoai Tây (white potato)

Khoai lang Nhật (sweet potato)

Gạo ăn liền và gạo nấu quá chín

Gạo lứt, gạo mạch lứt

Bánh gạo (rice cakes)

Ngũ cốc lứt các loại

Nước gạo (rice drinks)

Sữa đậu nành không đường, low fat

Bắp các loại (corn and corn products)

 

Thức ăn sáng cereals (breakfast cereals)

Oatmeal, plain old-fashioned whole grain 

Thức ăn sáng, ăn nhanh tại tiệm fast foods

Cháo ngũ cốc nguyên chất 

Các loại trái cây quá chín 

Các loại trái cây vừa chín

Các loại thực phẩm đóng hộp (canned)

 

Các loại trái cây khô

 

Carrots, chuối chín

Các loại rau tươi, củ và đậu (legumes)

Đường và mật ong

Apple cider, red grape juice

Các loại thịt, cá

Pink grapefruit juice

Các loại thực phẩm tinh lọc, biến chế

Orange juice, unsweetened 

Các thức ăn dặm (snacks)

 

Alcohol, beer, soft drinks, and juices

Edensoy, vanilla low fat, Silk soymilk

Popcorn, mì ăn liền (instant cup of noodle)

 

Potato chips, icecream, donuts

 

Overcoohed foods

 

Một điền nữa là nên ăn nhiều bữa nhỏ, cách khoảng đều nhau. Không nên skip bữa ăn. Các nhà khoa học cũng khuyên những người bị bệnh tiểu đường nên tập thể dục đều đặn, mỗi ngày tối thiểu ba mươi phút và tập ít nhất là năm ngày mỗi tuần. (Xem thêm chi tiết chương 14)

---o0o---




tải về 0.76 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương