Danh mục các tin, BÀi của bản tin khcn số 35 NĂM 2013



tải về 1.16 Mb.
trang8/8
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích1.16 Mb.
#38040
1   2   3   4   5   6   7   8

Các nhà khoa học Nga phát minh loại thủy tinh "thông minh" có khả năng đổi màu sắc và độ trong suốt. Loại thủy tinh này có thể bật tắt như bóng đèn trong phòng. Thủy tinh với đặc tính thay đổi, có tên thủy tinh thông minh, được làm từ các tinh thể lỏng. Những tấm kính tự tối đã được sử dụng trong thiết kế vách ngăn văn phòng. Chỉ cần bấm nút là phòng họp hoặc góc làm việc được… đổi màu khi chủ nhân muốn có “góc riêng tư”.

Bí mật của khả năng này nằm ở hợp chất hữu cơ đặc biệt đặt giữa hai tấm kính, là phần làm kính đổi màu. Kính có trạng thái trong suốt nếu không được cung cấp luồng điện. Nhưng chỉ cần nhấn công tắc bật là lớp kính ép bình thường sẽ chuyển sang màu xanh thẫm và trở nên tối đục. Khi điện tắt, kính mất màu và trở về trạng thái trong suốt thông thường.

Các nhà khoa học Nga cho rằng, kính thông minh của họ sẽ rẻ hơn 10 lần các sản phẩm của đối tác nước ngoài, thậm chí sẽ cạnh tranh với cả các loại rèm kéo.

Một hãng hàng không của Mỹ đã dùng loại kính này làm kính cửa sổ máy bay thay cho loại rèm kéo thông thường. Các nhà sản xuất xe hơi áp dụng kính thông minh cho gương hậu, giúp bảo vệ mắt trước những ánh đèn pha chói sáng. Tuy nhiên, các sản phẩm trên đều có giá thành cao. Một mét vuông kính thông minh trị giá khoảng 700 USD, nên các nhà khoa học Nga muốn điều chỉnh yếu tố giá.

Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Quốc gia Moscow, ông Alexei Khokhlov, nói ưu thế kính thông minh của Nga là được chế tạo dựa trên các hợp chất phân tử hữu cơ. Đây phương pháp công nghệ cao hơn và rẻ hơn.


TheoKhcn Canthostnews.vn

Nam Phi phát triển laser số hóa đầu tiên trên thế giới

Các nhà nghiên cứu thuộc Hội đồng nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Nam Phi (CSIR) đã phát triển thành công laser số đầu tiên trên thế giới, điều mà họ khẳng định là một "công nghệ đột phá" mở đường cho những ứng dụng mới trong một loạt lĩnh vực như y học, viễn thông.

Trong công nghệ laser truyền thống, một chùm tia laser hình thành bên trong một cái hộp được lắp đặt hai tấm gương, trong đó độ cong của các tấm gương xác định kích thước và hình dạng của chùm tia.

Nếu một nhà nghiên cứu hoặc nhà sản xuất cần một chùm tia khác, họ hoặc phải thay thế một trong những tấm gương này hoặc phải điều khiển chùm tia khi nó ra khỏi hộp bằng cách sử dụng một bộ điều biến ánh sáng không gian. Thao tác này là một công việc phức tạp và tốn kém.

Các nhà nghiên cứu tại CSIR đã tìm được cách biến đổi chùm tia ngay trong hộp thông qua việc thay thế một trong những tấm gương với sự trợ giúp của công nghệ điện toán.

Phát biểu tại cuộc họp báo ở thủ đô Pretoria ngày 17/9, giáo sư Andrew Forbes - trưởng nhóm nghiên cứu trên, cho rằng đây là một tiến bộ đáng kể so với phương pháp điều khiển laser truyền thống, vốn đòi hỏi phải sắp xếp lại một cách tốn kém các thiết bị laser.

Trong khi đó, ông Sandile Ngcobo, nghiên cứu sinh tiến sỹ tại CSIR, cho rằng laser kỹ thuật số do CSIR phát minh là một bước đột phá có thể làm thay đổi phương thức sản xuất truyền thống trong nhiều lĩnh vực, hứa hẹn mở ra những thị trường mới trong vài năm tới.


TheoKhcn Canthostnews.vn

Chất dẻo tự liền đầu tiên trên thế giới

Các nhà khoa học Tây Ban Nha tuyên bố đã phát triển thành công một loại chất dẻo tự liền đầu tiên trên thế giới, có khả năng tự kết dính về trạng thái ban đầu chỉ trong vòng 2 giờ đồng hồ sau khi bị cắt lìa thành hai.

Theo hãng thông tấn United Press International, chất dẻo "thần kỳ" trên là sản phẩm của các nhà nghiên cứu đến từ Trung tâm Công nghệ điện hóa ở San Sebastian, Tây ban Nha.

Trong báo cáo nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Materials Horizons, nhóm tác giả mô tả khả năng đặc biệt của chất polymer mới như sau: nếu cắt thanh polymer thành 2, và dùng tay ấn hai mẩu chất dẻo này lại với nhau, chúng sẽ tự liền tới 97% trạng thái ban đầu chỉ trong 2 giờ đồng hồ.

Các nhà nghiên cứu khẳng định, nếu chỉ dùng tay kéo giãn, bạn sẽ không thể làm đứt chất dẻo. Họ tuyên bố: "Vật liệu này gần đạt tới khả năng tự hàn gắn hoàn hảo về số lượng ở nhiệt độ phòng, mà không cần bất kỳ sự can thiệp nào từ bên ngoài như nhiệt độ hay ánh sáng".

Vì chất dẻo đã được dùng trong nhiều sản phẩm thương mại và công nghiệp khác nhau, nên các nhà khoa học hy vọng, vật liệu polymer mới có thể giúp cải thiện tuổi thọ cũng như độ an toàn cho những thiết bị có bộ phận làm từ chất dẻo, kể cả đồ điện tử, gia dụng và nhà cửa.

Nhóm tác giả đặt tên cho vật liệu mới là "Terminator" (Kẻ hủy diệt), gợi nhắc đến phần 2 của bộ phim cùng tên, đình đám của Hollywood năm 1991.

Trong phim "Terminator 2", nam diễn viên Robert Patrick thủ vai T-1000, một robot sát thủ bằng kim loại lỏng, có khả năng tự chữa lành vết thương và biến hành thành bất kỳ ai hoặc bất kỳ thứ gì nó chạm phải. T-1000 không thể bị hạ gục bằng súng ống, vì vết thương tự liền ngay tức khắc. Tuy nhiên, cuối bộ phim, robot gần như bất khả chiến bại này rốt cuộc cũng chết khi ngã vào kim loại nóng chảy.


Theo Vietnamplus.vn

tải về 1.16 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương