Danh mục bản tin khoa học công nghệ SỐ 28 tháng 07/2017 trung tâm thông tin và thống kê kh&CN


Hàm lượng serotonin trong máu của trẻ sơ sinh đột tử do hội chứng SIDS cao hơn mức bình thường



tải về 1.25 Mb.
trang8/8
Chuyển đổi dữ liệu26.04.2018
Kích1.25 Mb.
#37456
1   2   3   4   5   6   7   8

Hàm lượng serotonin trong máu của trẻ sơ sinh đột tử do hội chứng SIDS cao hơn mức bình thường




Theo một nghiên cứu hợp tác được thực hiện với sự tài trợ của Bộ Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, một nhóm các nhà khoa học đến từ Bệnh viện Nhi Boston và Trường Đại học Y khoa Harvard, Hoa Kỳ do TS. Robin L. Haynes dẫn đầu đã phát hiện ra rằng: Nồng độ serotonin - chất dẫn truyền thần kinh được tìm thấy trong đường tiêu hóa và hệ thống thần kinh trung ương - được tìm thấy trong mẫu máu của những trẻ sơ sinh tử vong do mắc hội chứng Đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) cao hơn bình thường. Các nhà nghiên cứu cho biết trong tương lai họ sẽ thực hiện thêm một số thử nghiệm nhằm mục đích nghiên cứu những nguyên nhân liên quan đến yếu tố giấc ngủ dẫn đến nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh.

SIDS được định nghĩa là cái chết đột ngột, không rõ ràng và không thể lý giải hay xác định được nguyên nhân chính xác ở trẻ sơ sinh dưới một tuổi sau khi đã điều tra toàn diện các nguyên nhân bao gồm điều tra thực địa, điều tra tiền sử lâm sàng và khám nghiệm tử thi. 

Theo thống kê, mỗi năm tại Hoa Kỳ, 19 trong số 61 trường hợp trẻ tử vong do hội chứng SIDS (tương đương 31%) được xác định là có nồng độ serotonin trong máu cao. Dù chưa biết chính xác nguyên nhân gây SIDS nhưng một số yếu tố nguy cơ đã được xác định. Trong nhiều nghiên cứu được thực hiện trước đây, các chuyên gia đã tiến hành khám nghiệm bộ não của những trường hợp trẻ tử vong do SIDS và ghi nhận một số trường hợp bất thường liên quan đến hàm lượng serotonin trong tế bào não, cụ thể là sự trì hoãn hoặc phát triển bất thường của các tế bào não đảm nhiệm chức năng điều hòa nhịp tim, nhịp thở, huyết áp và thân nhiệt trong quá trình ngủ.

Nhóm nghiên cứu đã đưa ra kết luận rằng: sự bất thường trong chuyển hóa serotonin cho thấy những yếu tố nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến hội chứng SIDS ở trẻ, đồng thời, những mẫu xét nghiệm hàm lượng serotonin trong máu có thể được xem là cơ sở để phân loại các trường hợp trẻ sơ sinh bị SIDS hay do những nguyên nhân khác. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho biết, trong tương lai họ sẽ cần phải thực hiện thêm nhiều nghiên cứu sâu rộng hơn nữa trước khi đưa ra kết luận thật chính xác.

Chiến dịch “Safe to Sleep” (Giấc ngủ an toàn) của Viện Sức khỏe Trẻ em và Phát triển Con người Quốc gia (NICHD), Viện Sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ được thực hiện nhằm cung cấp thông tin cho các bậc phụ huynh cũng như những người chăm sóc trẻ em về những biện pháp giảm thiểu nguy cơ SIDS cũng như các nguyên nhân khác gây tử vong ở trẻ sơ sinh.

Bài báo về kết quả nghiên cứu được công bố trong Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia.



Theo https://www.nih.gov

Triclosan có liên quan đến kháng thuốc kháng sinh




Các nhà khoa học ở Anh đã tìm ra mối liên kết giữa thành phần kháng khuẩn phổ biến và kháng thuốc kháng sinh. Thành phần này, được gọi là triclosan, đã từng nằm trong danh mục cảnh báo của Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA). Vào năm 2016, FDA đã cấm sử dụng thành phần này trong các loại xà phòng bán cho người tiêu dùng do các mối lo ngại về an toàn và thiếu bằng chứng cho thấy xà phòng chứa triclosan hiệu quả hơn và tốt hơn các loại xà phòng thông thường.

Tuy nhiên, theo FDA, thành phần này vẫn có thể tìm thấy trong những sản phẩm khác, gồm xà phòng kháng khuẩn được sử dụng trong các cơ sở chăm sóc sức khoẻ như bệnh viện. Ngoài ra, triclosan còn có trong nhiều loại sản phẩm như đồ chơi, đồ đạc trong nhà và quần áo để ngăn ngừa nhiễm khuẩn. FDA cảnh báo triclosan có thể góp phần gây ra tình trạng kháng kháng sinh - khi vi khuẩn tiến hoá và phát triển theo những cách để chống lại các loại thuốc này và thuốc không còn hiệu quả nữa.

Các nhà nghiên cứu tập trung vào hiện tượng gọi là "kháng chéo", xảy ra khi một chất có khả năng kháng với một loại chất kháng khuẩn cũng có khả năng kháng với một loại khác. Đặc biệt, công trình nghiên cứu mới này cho thấy khi một số vi khuẩn phát triển khả năng kháng lại với nhóm thuốc quinolones, chúng cũng có khả năng kháng với triclosan.

Quinolones tiêu diệt vi khuẩn bằng cách nhằm mục tiêu vào một enzyme giúp ADN duỗi ra trong quá trình nhân đôi. (Khi một tế bào tái tạo ADN của nó, nó cần phải duỗi ra và tách thành hai sợi ADN tạo thành chuỗi xoắn kép). Nếu ADN của vi khuẩn không duỗi ra, chúng không thể sao chép được. (Ví dụ thuốc kháng sinh quinolone chứa Ciprofloxacin và Levofloxacin, theo Trung tâm Y tế Đại học Maryland). Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho biết vi khuẩn có thể phát triển tính kháng với quinolones, thông qua các đột biến làm cho những loại thuốc này khó gắn kết hơn với enzyme giúp ADN duỗi ra. Các nhà nghiên cứu nhận thấy ngoài những thay đổi này, vi khuẩn kháng quinolone cũng chuyển sang cơ chế tự vệ khác, khi kết hợp, chúng làm cho vi khuẩn kháng triclosan.

Ban đầu, nhóm nghiên cứu tìm thấy sự liên kết giữa kháng quinolone và kháng triclosan trong các thử nghiệm trên vi khuẩn Salmonella. Nhưng trong nghiên cứu mới này, được thực hiện trên vi khuẩn trong phòng thí nghiệm, chứ không phải ở động vật hoặc con người, cho thấy kết quả cơ chế này cũng có thể xảy ra ở một loại vi khuẩn khác là Escherichia coli.

Tác giả nghiên cứu Mark Webber - Giáo sư tại Viện Vi trùng học và Nhiễm trùng thuộc Đại học Birmingham, cho biết: "Chúng tôi nhận thấy, vi khuẩn bị đánh lừa khi nghĩ rằng chúng luôn bị tấn công và sau đó bị mẫn cảm ngay lần đầu để đối phó với các mối đe dọa khác, bao gồm triclosan”. 



Mark Webber, kết luận: Vấn đề lo lắng có thể xảy ra khi phơi nhiễm ngược và triclosan, làm phát triển các dòng kháng kháng sinh. Tuy nhiên, các thí nghiệm trong nghiên cứu mới không tìm thấy bằng chứng về điều này. Cần thêm nghiên cứu để xem nếu triclosan gây ra vi khuẩn để kháng với hóa chất kháng khuẩn khác. Hiểu được kháng kháng sinh xảy ra như thế nào và ở những điều kiện nào, điều quan trọng là phải dừng sự xuất hiện của vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh.

Theo https://www.livescience.com

tải về 1.25 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương