Câu So với blds năm 2005, blds năm 2015 đã bổ sung biện pháp bảo đảm nghĩa vụ nào?


Câu 2. Phân tích các quy định liên quan đến trách nhiệm chịu lãi do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền



tải về 55.56 Kb.
trang17/21
Chuyển đổi dữ liệu27.02.2022
Kích55.56 Kb.
#50669
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   21
BPBĐ-TNDS

Câu 2. Phân tích các quy định liên quan đến trách nhiệm chịu lãi do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền.

Điều 357 BLDS 2015 có quy định về Trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền như sau:

"1. Trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.

2. Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất được quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật này; nếu không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này."




* Khái niệm

Chậm thực hiện nghĩa vụ là khi khi thời hạn thực hiện nghĩa vụ đã hết mà người có nghĩa vụ vẫn chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa xong nghĩa vụ của mình (khoản 1 Điều 353 BLDS 2015).

Như vậy, chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền là khi thời hạn thực hiện nghĩa vụ đã hết mà người có nghĩa vụ vẫn chưa trả tiền hoặc trả tiền chưa đủ như đã thoả thuận cho người có quyền.
* Quy định liên quan đến trách nhiệm chịu lãi do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền

Điều 357 BLDS 2015 quy định về trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền.

Điều 468 BLDS 2015 quy định về lãi suất chậm trả.
* Phân tích các quy định liên quan đến trách nhiệm chịu lãi do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền

Thứ nhất, về phạm vi áp dụng của các quy định về trách nhiệm chịu lãi do chậm thực hiện nghĩa vụ chậm trả.

- Theo Điều 1 BLDS 2015, các quy định liên quan đến trách nhiệm chịu lãi do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền không chỉ được áp dụng cho quan hệ dân sự mà còn cho các lĩnh vực hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.1



Thứ ba, về thời điểm và cách tính lãi chậm trả (khoản 1 Điều 357 BLDS 2015).

- Lãi chậm trả được xác định từ thời điểm bên có nghĩa vụ chậm trả.

- Số tiền chậm trả tương ứng với thời gian mà bên có nghĩa vụ chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền.

- Việc quy định như vậy giúp đảm bảo được quyền lợi của bên có quyền trong trường hợp bên có nghĩa vụ chậm thực hiện nghĩa vụ.

- Ví dụ: 1/3/2019, A và B ký hợp đồng cho vay, theo đó A cho B vay 5 tỉ trong thời hạn 1 năm, lãi suất 18%/ năm. Đến 20/4/2020, B mới có trả nợ cho A. Lúc này, B phải trả là tiền nợ gốc, tiền lãi trong 1 năm và tiền lãi chậm trả. 1/3/2020 là ngày mà B phải trả nhưng 20/4/2020 b mới trả vậy B thực hiện nghĩa vụ chậm trả 50 ngày. Lãi suất chậm trả của B = .
Thứ hai, về mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 357 BLDS 2015.

- Trước hết, để đảm bảo quyền tự do cam kết, thoả thuận nên các bên có thể thoả thuận về mức lãi suất. Trong trường hợp các bên không thoả thuận, hoặc thoả thuận chưa rõ thì mới áp dụng quy định pháp luật.

- Ví dụ về trường hợp có thoả thuận nhưng thoả thuận không rõ: A và B ký hợp đồng cho vay, trong hợp đồng có điều khoản, nếu B chậm trả tiền cho A thì sẽ tính lãi suất theo lãi suất ngân hàng nhưng lại không quy định rõ là ngân hàng nào.

- Tuy nhiên, tự do cam kết nhưng phải trong khuôn khổ pháp luật, vì vậy mức lãi suất trong trường hợp dựa trên thoả thuận các bên vẫn bị giới hạn bởi pháp luật. Cụ thể, đối với trường hợp các bên có thoả thuận thì mức lãi suất bị giới hạn theo khoản 1 Điều 468 BLDS 2015, trường hợp không có thoả thuận thì theo khoản 2 điều này.

- Trong trường hợp các bên có thoả thuận về lãi suất, và vượt quá mức mà pháp luật cho phép thì mức lãi xuất vượt quá đó sẽ bị xem là không có hiệu lực (khoàn 1 Điều 468 BLDS 2015). Như vậy, có thể hiểu, bên có nghĩa vụ, có quyền không trả mức lãi suất mà vượt quá giới hạn pháp luật cho phép.

- Việc quy định mức lãi khống chế nhằm mục đích giảm thiểu sự chênh lệch về mức lãi suất trong các hợp đồng thông dụng với các hợp đồng tín dụng, bình đẳng hoá giữa các chủ thể khi tham gia vào các giao dịch. 2


Câu 3. Cho biết lỗi có phải là điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ hay không? Vì sao? Phân tích các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ.

Pháp luật dân sự có quy định “Lỗi trong trách nhiệm dân sự” nhưng không có quy định “lỗi” là điều kiện bắt buộc để làm phát sinh trách nhiệm dân sự, căn cứ Điều 364 BLDS 2015. Việc xác định lỗi ở hình thức vô ý hay cố ý chỉ mang ý nghĩa trong việc xem xét giảm mức bồi thường cho người vi phạm hoặc xác định mức bồi thường cho người có quyền nếu họ cũng có lỗi trong việc gây thiệt hại.

Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ (Điều 360 BLDS 2015).

- Thứ nhất, phải có thiệt hại xảy ra. Sẽ không phát sinh nghĩa vụ bồi thường nếu như không có thiệt hại xảy ra trên thực tế. Bởi vì, bản chất bồi thường thiệt hại mang tính chất đền bù, nói cách khác, nó là một biện pháp khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm nghĩa vụ. Thiệt hại được bồi thường do vi phạm nghĩa vụ bao gồm cả thiệt hại vật chất và thiệt hại tinh thần, theo khoản 1 Điều 361 BLDS 2015.

- Thứ hai, phải có hành vi vi phạm nghĩa vụ. Hành vi này có thể là hành vi vi phạm những gì đã cam kết, thỏa thuận giữa các bên trong quan hệ nghĩa vụ, có thể là hành vi vi phạm các quy định của pháp luật. Ngoài ra căn cứ Điều 363 BLDS 2015 trường hợp vi phạm nghĩa vụ và có thiệt hại là do một phần lỗi của bên bị vi phạm thì bên vi phạm chỉ phải bồi thường thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình.

- Thứ ba, phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và thiệt hại xảy ra. Căn cứ này cũng là cơ sở để loại trừ trường hợp hành vi vị phạm nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng -

Một trong những trường hợp không phải chịu trách nhiệm dân sự.


tải về 55.56 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương