Câu So với blds năm 2005, blds năm 2015 đã bổ sung biện pháp bảo đảm nghĩa vụ nào?


Câu 2. Cho biết cách thức sử dụng tài sản để bảo đảm



tải về 55.56 Kb.
trang2/21
Chuyển đổi dữ liệu27.02.2022
Kích55.56 Kb.
#50669
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21
BPBĐ-TNDS

Câu 2. Cho biết cách thức sử dụng tài sản để bảo đảm.

Trường hợp 1. Chuyển giao tài sản cho người khác.

- “Người khác” được hiểu theo nghĩa rộng, không chỉ mang ý nghĩa cá nhân khác ngoài chủ sở hữu tài sản mà còn có thể là tổ chức.

- Trong trường hợp này, bên có tài sản thực hiện việc chuyển giao tài sản bảo đảm cho người khác cầm giữ. Việc chuyển giao tài sản trong trường hợp này được hiểu là không bao gồm việc chuyển giao quyền sở hữu đối với tài sản đó. Như vậy, tài sản để đảm bảo không được giữ bởi chủ sở hữu.

- Những biện pháp bảo đảm có sự chuyển giao tài sản đảm bảo: Cầm cố tài sản (Điều 309 BLDS 2015); Đặt cọc (khoản 1 Điều 328 BLDS 2015); Ký cược (khoản 1 Điều 329 BLDS); Ký quỹ (khoản 1 Điều 330 BLDS 2015).

- Bên có quyền được giữ tài sản nên việc xử lý sẽ tương đối dễ dàng hơn, hạn chế phát sinh nhiều vấn đề, ví dụ như trường hợp bên có nghĩa vụ giữ tài sản rồi làm hư hỏng, mất mát và trong trường hợp xấu nhất là nghĩa vụ không được thực hiện hoặc thực hiện không đủ thì bên có quyền cũng có tài sản để khấu trừ phần nào nghĩa vụ chưa được thực hiện. Song, bên cạnh những ưu điểm thì các biện pháp chuyển giao tài sản cũng có những khuyết điểm. Bên giữ tài sản nhưng không phải chủ sở hữu nên về nguyên tắc, nếu không có thoả thuận thì sẽ bị giới hạn quyền đối với tài sản (khoản 3 Điều 313 BLDS 2015) đồng thời còn phát sinh thêm những chi phí quản lý trong quá trình giữ tài sản đó.

Trường hợp 2. Bên thế chấp vẫn giữ tài sản đảm bảo

- Theo khoản 2 Điều 317 BLDS 2015, người giữ tài sản đảm bảo là bên thế chấp hoặc người thứ ba nếu có thoả thuận giao cho người thứ ba.

- Bên nhận thế chấp không cầm giữ tài sản hay quyền sở hữu đối với tải sản đảm bảo, như vậy trong trường hợp mà không có người thứ ba, bên thế chấp vẫn là chủ sở hữu và giữ tài sản, nên họ có quyền chuyển giao hoặc sử dụng làm hư hỏng, mất mát, giảm sút giá trị. Vì vậy, BLDS 2015 đã quy định những chế tài để bảo vệ quyền lợi của bên thế chấp quy định tại khoản 2, 3, 4 và 8 Điều 320 và đồng thời cũng cho bên nhận thế chấp quyền tương ứng để bảo vệ quyền lợi, quy định tại Điều 323 BLDS 2015.

Trường hợp 3. Bảo lưu tài sản và cầm giữ tài sản

- Bảo lưu tài sản (Điều 331 BLDS 2015): bên bán chuyển giao tài sản cho bên mua nhưng bảo lưu quyền sở hữu (chưa chuyển giao quyền sở hữu) cho đến khi bên mua thực hiện xong nghĩa vụ thanh toán đối với bên bán.

- Cầm giữ tài sản (Điều 346 BLDS 2015): bên có quyền cầm giữ hợp pháp tài sản của bên có nghĩa vụ trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình với bên có quyền. Biện pháp bảo đảm này chỉ phát sinh từ hợp đồng song vụ.




tải về 55.56 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương