Câu So với blds năm 2005, blds năm 2015 đã bổ sung biện pháp bảo đảm nghĩa vụ nào?


Câu 9: Nêu những đặc điểm của cầm giữ tài sản và bảo lưu quyền sở hữu



tải về 55.56 Kb.
trang15/21
Chuyển đổi dữ liệu27.02.2022
Kích55.56 Kb.
#50669
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   21
BPBĐ-TNDS

Câu 9: Nêu những đặc điểm của cầm giữ tài sản và bảo lưu quyền sở hữu.

* Đặc điểm của cầm giữ tài sản:

- Là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ (Điều 292 BLDS 2015).

- Là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự duy nhất không dựa trên sự thoả thuận giữa các bên mà theo luật định.

- Chỉ được hình thành khi tài sản cầm giữ là đối tượng của hợp đồng song vụ (Điều 346 BLDS 2015).

- Trong quan hệ cầm giữ tài sản, người có quyền cầm giữ hợp pháp tài sản của người có nghĩa vụ, người có nghĩa vụ muốn lấy lại tài sản thì phải thực hiện đúng nếu chưa thực hiện, và thực hiện đủ nếu chưa thực hiện xong nghĩa vụ đối với người có quyền (Điều 346 BLDS 2015).

- Nghĩa vụ được bảo đảm là nghĩa vụ của chủ sở hữu tài sản mà bị cầm giữ bởi người có quyền và phải phát sinh từ tài sản ấy.

- Khi cầm giữ hợp pháp tài sản của người có nghĩa vụ, người có quyền có thể khai thác tài sản để thu hoa lợi, lợi tức nhưng phải được sự chấp thuận của người có nghĩa vụ (Điều 348 BLDS 2015).

- Người có quyền có thể yêu cầu người có nghĩa vụ, thanh toán chi phí quản lý tài sản (Điều 348 BLDS 2015).

- Căn cứ chấm dứt tương ứng với khái niệm của biện pháp cầm giữ tài sản (Điều 346 BLDS 2015). Theo Điều 350 BLDS 2015 quy định cụ thể, việc cầm giữ sẽ chấm dứt khi xuất hiện một trong các căn cứ sau: người có quyền không còn cầm giữ tài sản của người có nghĩa vụ trên thực tế; nghĩa vụ đã được thực hiện xong; tài sản cầm giữ không còn. Ngoài ra, tuy không dựa trên sự thoả thuận nhưng các bên có thể thoả thuận chấm dứt việc cầm giữ bằng cách sử dụng biện pháp bảo đảm khác để thay thế.

* Đặc điểm của bảo lưu quyền sở hữu

- Là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ (Điều 292 BLDS 2015).

- Chỉ được áp dụng đối với hợp đồng mua bán (Điều 331 BLDS 2015).

- Trong quan hệ bảo lưu tài sản, người chiếm giữ tài sản trên thực tế là người có người mua trong hợp đồng mua bán), người có quyền sở hữu đối với tài sản là người bán trong hợp đồng mua bán. Người mua sẽ có quyền sở hữu đối với tài sản sau khi thực hiện đúng nếu chưa thực hiện, và thực hiện đủ nếu chưa thực hiện xong nghĩa vụ thanh toán đối với người có quyền (khoản 1 Điều 331 BLDS 2015).

- Người mua có quyền khai thác tài sản để thu hoa lợi, lợi tức trong thời hạn bảo lưu quyền sở hữu có hiệu lực nhưng phải chịu rủi ro nếu có phát sinh (Điều 338 BLDS 2015). Về mặt nguyên tắc, chủ sỡ hữu là người chịu trách nhiệm nếu có phát sinh rủi ro về tài sản thuộc quyền sở hữu của mình. Tuy nhiên, vì đây là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nên tuy người mua, là người không có quyền sở hữu nhưng đang chiếm giữ tài sản, là người chịu rủi ro.

- Nghĩa vụ được bảo đảm là nghĩa vụ thanh toán của người mua đối với tài sản mà người bán đang giữ quyền sở hữu.

- Có hình thức bắt buộc. Theo khoản 2 Điều 331 BLDS 2015, “Bảo lưu quyền sở hữu phải được lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng mua bán”.

- Nếu nghĩa vụ thanh toán không được thực hiện đúng hạn thì bên bán được đòi lại tài sản đồng thời trả lại bên mua số tiền bên mua đã thanh toán nếu có.

- Căn cứ chấm dứt tương ứng với khái niệm của biện pháp (Điều 331 BLDS 2015). Theo Điều 334 BLDS 2015 quy định cụ thể, việc cầm giữ sẽ chấm dứt khi xuất hiện một trong các căn cứ sau: người mua thanh toán thực hiện xong nghĩa vụ thanh toán; nghĩa vụ thanh toán không được thực hiện đúng hạn nên bên bán nhận lại tài sản; theo thoả thuận các bên.
Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ


tải về 55.56 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương