Câu 1: Phân tích khái niệm tư tưởng hcm


 Giá trị truyền thống dân tộc là gì?



tải về 356.36 Kb.
Chế độ xem pdf
trang2/20
Chuyển đổi dữ liệu09.01.2024
Kích356.36 Kb.
#56264
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20
TTHCM`

1. Giá trị truyền thống dân tộc là gì? 
“Giá trị truyền thống chính là kết tinh tất cả những gì tốt đẹp nhất qua các thời đại lịch sử 
khác nhau của dân tộc để làm nên bản sắc riêng. Nó được truyền lại cho các thế hệ sau và 
cùng với thời gian, cùng với sự tiến triển của lịch sử sẽ được bổ sung bằng các giá trị mới.”
Trong lịch sử hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, người Việt Nam đã tạo 
nên những giá trị truyền thống của dân tộc. Những giá trị truyền thống đó được hun đúc qua bề 
dày lịch sử phát triển của dân tộc, là nguồn động lực to lớn góp phần tạo nên sức mạnh và sự 
trường tồn của dân tộc. Mỗi người Việt Nam cần phải hiểu rõ về những giá trị truyền thống tốt 
đẹp của dân tộc; từ đó, giữ gìn, phát huy các giá trị ấy.
2. Tinh hoa văn hóa nhân loại 
2.1. Tinh hoa văn hóa phương Đông 
Tinh hoa văn hoá, tư tưởng phương Đông kết tinh trong ba học thuyết lớn Nho giáo, Phật 
giáo, Lão giáo. Đó là những học thuyết có ảnh hưởng sâu rộng ở phương Đông, và ở Việt Nam 
trước đây. 
Về Nho giáo, Hồ Chí Minh phân tích: “Tuy Khổng Tử là phong kiến và tuy trong học 
thuyết của Khổng Tử có nhiều điều không đúng song những điều hay trong đó thì chúng ta nên 


học” . Trong Nho giáo có nhiều yếu tố duy tâm, cổ hủ như: tư tưởng phân biệt đẳng cấp xã hội, 
tư tưởng coi thường người phụ nữ trong xã hội, tư tưởng coi thường lao động chân tay...Tuy 
nhiên, Hồ Chí Minh cũng thấy được những mặt tích cực của nó và khuyên chúng ta “nên học”. 
Theo Người, mặt tích cực của Nho giáo là nó đề cao văn hóa, lễ giáo, tạo ra truyền thống hiếu 
học với châm ngôn “Học không biết chán, dạy không biết mỏi”. Về điểm này, Nho giáo hơn 
hẳn các học thuyết cổ đại, bởi vì nhiều
học thuyết cổ đại chủ trương ngu dân để dễ cai trị. Hồ 
Chí Minh đã khai thác Nho giáo, lựa chọn những yếu tố tích cực, phù hợp để phục vụ cho 
nhiệm vụ cách mạng. Hồ Chí Minh đã chú ý kế thừa và đổi mới tư tưởng dùng nhân trị, đức trị 
để quản lý xã hội. Kế thừa và phát triển quan niệm của Nho giáo về việc xây dựng một xã hội 
lý tưởng trong đó công bằng, bác ái, nhân, nghĩa, trí, dũng, tín, liêm được coi trọng để có thể đi 
đến một thế giới đại đồng với hòa bình, không có chiến tranh, các dân tộc có quan hệ hữu nghị 
và hợp tác. Đặc biệt, Hồ Minh chú ý kế thừa, đổi mới, phát triển tinh thần trong đạo đức của 
Nho giáo trong việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của con người; trong công tác xây dựng Đảng 
về đạo đức.
Về Phật giáo, Hồ Chí Minh chú ý kế thừa, phát triển tư tưởng từ bi, vị tha, yêu thương con 
người, khuyến khích làm việc thiện, chống lại điều ác; đề cao quyền bình đẳng của con người 
và chân lý; khuyên con người sống hoà đồng, gắn bó với đất nước của Đạo Phật. Những quan 
điểm tích cực đó trong triết lý của Đạo Phật được Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo để đoàn kết 
đồng bào, đoàn kết toàn dân vì nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu 
mạnh. Phật giáo vào Việt Nam, gặp chủ nghĩa yêu nước, tinh thần đấu tranh bất khuất chống 
ngoại xâm của dân tộc ta, đã hình thành nên Thiền phái Trúc lâm Việt Nam, chủ trương sống 
không xa rời, lẩn tránh mà gắn bó với đời sống của nhân dân, với đất nước, tham gia vào cộng 
đồng, vào cuộc đấu tranh của nhân dân, chống kẻ thù dân tộc. Như thế, có thể nói, những mặt 
tích cực của Phật Việt Nam đã đi vào đời sống tinh thần dân tộc và nhân dân lao động. Hồ Chí 
Minh chú trọng kế thừa, phát triển những tư tưởng nhân bản, đạo đức tích cực trong Phật giáo 
vào việc xây dựng xã hội mới, con người mới Việt Nam hiện nay.

tải về 356.36 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương