Câu 1: Phân tích khái niệm tư tưởng hcm


Câu 3: Cơ sở lý luận hình thành TTHCM



tải về 356.36 Kb.
Chế độ xem pdf
trang7/20
Chuyển đổi dữ liệu09.01.2024
Kích356.36 Kb.
#56264
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   20
TTHCM`

Câu 3: Cơ sở lý luận hình thành TTHCM 
a) Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam
Chủ nghĩa yêu nước là giá trị xuyên suốt trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc 
Việt Nam. Đó là động lực, sức mạnh giúp cho dân tộc Việt Nam tồn tại và vượt qua mọi 
khó khăn trong quá trình dựng nước và giữ nước mà phát triển. Chính chủ nghĩa yêu 
nước là nền tảng tư tưởng, điểm xuất phát và động lực thúc đẩy Hồ Chí Minh ra đi tìm 
đường cứu nước, và tìm thấy ở chủ nghĩa Mác - Lênin con đường cứu nước, cứu dân. 
Hồ Chí Minh đã chú ý kế thừa, phát triển tinh thần đấu tranh anh dũng, bất khuất vì 
độc lập, tự do của Tổ quốc, nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia và sự toàn vẹn lãnh thổ của 
chủ nghĩa yêu nước Việt Nam. Trong Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh đã trịnh trọng 
tuyên bố với thế giới: "Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thực đã 
thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân Việt Nam quyết đem tất cả tỉnh thần và 
lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy". Không có gì quý 
hơn độc lập, tự do - chân lý lớn của thời đại được Hồ Chí Minh khẳng định, đồng thời 
cũng chính là một điểm cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh. 
Trong lãnh đạo nhân dân Việt Nam xây dựng và bảo vệ đất nước, Hồ Chí Minh hết 
sức chú trọng kế thừa, phát triển những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, 
đó là yêu nước gắn liền với yêu dân, có tinh thần đoàn kết, nhân ái, khoan dung trong 
cộng đồng và hòa hiểu với các dân tộc lân bang; tinh thần cần cù, dũng cảm, sáng tạo, lạc 
quan, vì nghĩa, thương người của dân tộc Việt Nam. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, con 
người là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định thành công của cách mạng; dân là gốc của 
nước; nước lấy dân làm gốc; gốc có vững cây mới bền; xây lầu thắng lợi trên nền nhân 
dân; đoàn kết dân tộc gắn liền với đoàn kết quốc tế là một nguyên tắc chiến lược quyết 
định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. 
Trong truyền thống dân tộc Việt Nam thường trực một niềm tự hào về lịch sử, trân 
trọng nền văn hóa, ngôn ngữ, phong tục, tập quán và những giá trị tốt đẹp khác của dân 
tộc. Đó chính là cơ sở hình thành nên tư tưởng, phẩm chất của nhà văn hóa kiệt xuất Hồ 
Chí Minh với chủ trương văn hóa là mục tiêu, động lực của cách mạng; cần giữ gìn cốt 
cách văn hóa dân tộc, đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng nền văn 
hóa mới của Việt Nam. Hồ Chí Minh chính là một biểu tượng cao đẹp của sự tích hợp 
tinh hoa văn hóa phương Đông và phương Tây. 
b) Tinh hoa văn hóa nhân loại 
• 
Tinh hoa văn hóa phương Đông 
Tình hoa văn hóa, tư tưởng phương Đông kết tinh trong ba học thuyết lớn Nho giáo, 
Phật giáo, Lão giáo. Đó là những học thuyết có ảnh hưởng sâu rộng ở phương Đông và ở 
Việt Nam trước đây. 
Về Nho giáo, Hồ Chí Minh phân tích: "Tuy Khổng Tử là phong kiến và tuy trong học 
thuyết của Khổng Tử có nhiều điều không đúng song những điều hay trong đó thì chúng 


ta nên học. “Chỉ có những người cách mạng chân chính mới thu hái được những điều 
hiểu biết quý báu của các đời trước để lại". Lênin dạy chúng ta như vậy". 
Hồ Chí Minh chú ý kế thừa và đổi mới tư tưởng dùng nhân trị, đức trị để quản lý xã 
hội. Kế thừa và phát triển quan niệm của Nho giáo về việc xây dựng một xã hội lý tưởng 
trong đó công bằng, bác ái, nhân, nghĩa, trí, dũng. tín, liêm được coi trọng để có thể đi 
đến một thế giới đại đồng với hòa bình, không có chiến tranh, các dân tộc có quan hệ hữu 
nghị và hợp tác. Đặc biệt, Hồ Chí Minh chú ý kế thừa, đổi mới, phát triển tình thần trọng 
đạo đức của Nho giáo trong việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của con người, trong công 
tác xây dựng Đảng về đạo đức. 
Đối với Phật giáo, Hồ Chí Minh chú ý kế thừa, phát triển tư tưởng từ bi, vị tha, yêu 
thương con người, khuyến khích làm việc thiện, chống lại điều ác; đề cao quyền bình 
đẳng của con người và chân lý; khuyên con người sống hòa đồng, gắn bó với đất nước 
của đạo Phật. Những quan điểm tích cực đó trong triết lý của đạo Phật được Hồ Chí Minh 
vận dụng sáng tạo để đoàn kết đồng bào theo đạo Phật, đoàn kết toàn dân vì nước Việt 
Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh. Trong thư gửi Hội Phật tử 
năm 1947, Người viết: “Đức Phật là đại từ đại bi, cứu khổ cứu nạn, muốn cứu chúng sinh 
ra khỏi khổ nạn. Người phải hy sinh tranh đấu, diệt lũ ác ma. Nay đồng bào ta đại đoàn 
kết, hy sinh của cải xương máu, kháng chiến đến cùng, để đánh tan thực dân phản động, 
để cứu quốc dân ra khỏi khổ nạn, để giữ quyền thống nhất và độc lập của Tổ quốc. Thế là 
chúng ta làm theo lòng đại từ đại bi của Đức Phật Thích Ca, kháng chiến để đưa giống 
nòi ra khỏi cái khổ ải nô lệ, Hồ Chí Minh chú trọng kế thừa, phát triển những tư tưởng 
nhân bản, đạo đức tích cực trong Phát giáo vào việc xây dựng xã hội mới, con người mới 
Việt Nam hiện nay. 
Đối với Lão giáo (hoặc Đạo giáo). Hồ Chí Minh chú ý kế thừa, phát triển tư tưởng 
của Lão Tử, khuyên con người nên sống gắn bó với thiên nhiên, hòa đồng với thiên 
nhiên, hơn nữa phải biết bảo vệ môi trường sống. Hồ Chí Minh kêu gọi nhân dân ta trồng 
cây, tổ chức “Tết trồng cây" để bảo vệ môi trường sinh thái cho chính cuộc sống của con 
người. Hồ Chí Minh chú ý kế thừa phát triển tư tưởng thoát mọi ràng buộc của vòng danh 
lợi trong Lão giáo. Người khuyên cán bộ, đảng viên ít lòng tham muốn về vật chất; thực 
hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; hành động theo đạo lý với ý nghĩa là hành 
động đúng với quy luật tự nhiên, xã hội. 
Hồ Chí Minh còn kế thừa, phát triển nhiều ý tưởng của các trường phái khác nhau 
trong các nhà tư tưởng phương Đông cổ đại như Mặc Tử, Hàn Phi Tử, Quản Tử, v.v.. 
Đồng thời, Hồ Chí Minh cũng chú ý tìm hiểu những trào lưu tư tưởng tiến bộ thời cận 
hiện đại ở Ấn Độ, Trung Quốc như chủ nghĩa Găngđi, chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung 
Sơn. Hồ Chí Minh đã phát triển sáng tạo các quan điểm về dân tộc, dân quyền, dân sinh 
của Tôn Trung Sơn trong cách mạng dân chủ tư sản thành tư tưởng đấu tranh cho Độc lập 
- Tự do - Hạnh phúc của con người và dân tộc Việt Nam theo con đường cách mạng vô 
sản. Là nhà macxit sáng tạo. Hồ Chí Minh đã kế thừa và phát triển những tính hoa trong 


tư tưởng, văn hóa phương Đông để giải quyết những vấn đề thực tiễn của cách mạng Việt 
Nam thời hiện đại. 
- Tinh hoa văn hóa phương Tây 
Ngay từ khi còn học ở Trường Tiểu học Pháp - bản xứ ở thành phố Vinh (năm 1905), 
Hồ Chí Minh đã quan tâm tới khẩu hiệu nổi tiếng của Đại Cách mạng Pháp năm 1789: 
Tự do - Bình đẳng - Bác ái. Đi sang phương Tây, Người quan tâm tìm hiểu những khẩu 
hiệu nổi tiếng đó trong các cuộc cách mạng tư sản ở Anh, Pháp, Mỹ. Người đã kế thừa, 
phát triển những quan điểm nhân quyền, dân quyền trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 
1776 của Mỹ. bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền năm 1791 của Pháp và đề xuất 
quan điểm về quyền mưu cầu độc lập, tự do, hạnh phúc của các dân tộc. 
Trong hành trình đi tìm đường cứu nước, cứu dân, Hồ Chí Minh đã sống, hoạt động 
thực tiễn, nghiên cứu lý luận, tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa nhân loại tại những 
trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa lớn ở các cường quốc trên thế giới như Mỹ, Anh, 
Pháp, Nga, Trung Quốc, v.v. bằng chính ngôn ngữ của các nước đó. Người trực tiếp 
nghiên cứu tư tưởng nhân văn, dân chủ và nhà nước pháp quyền của các nhà khai sáng 
phương Tây như Vonte, Rútxô, Môngtétxkiơ, tìm hiểu chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung 
Sơn, v.v.; thích đọc sách văn học của William Shakespeare bằng tiếng Anh, Lỗ Tấn bằng 
tiếng Trung Hoa, Hugo, Zola bằng tiếng Pháp; hai nhà văn Anatole France và Léon 
Tolstoi “có thể nói là những người đỡ đầu văn học" cho Hồ Chí Minh. 
c) Chủ nghĩa Mác - Lênin
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và thời đại mới cũng như chủ nghĩa Mác - 
Lênin là cơ sở lý luận quyết định bước phát triển mới về chất trong tư tưởng Hồ Chí 
Minh, khiến Người vượt hẳn lên phía trước so với những người yêu nước cùng thời. 
Ngay từ cuối những năm 20 của thế kỷ XX, Hồ Chí Minh đã khẳng định rằng: "Bây giờ 
học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, 
cách mạng nhất là chủ nghĩa Lênin”. Vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - 
Lênin, Hồ Chí Minh đã giải quyết được cuộc khủng hoảng đường lối cứu nước và người 
lãnh đạo cách mạng ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX. Đối với Hồ Chí Minh, 
chủ nghĩa Mác - Lênin là thế giới quan, phương pháp luận trong nhận thức và hoạt động 
cách mạng. Trên cơ sở lập trường, quan điểm và phương pháp của chủ nghĩa Mác - 
Lênin, Hồ Chí Minh đã triệt để kế thừa, đổi mới, phát triển những giá trị truyền thống tốt 
đẹp của dân tộc Việt Nam, tinh hoa văn hóa nhân loại kết hợp với thực tiễn cách mạng 
trong nước và thế giới hình thành nên một hệ thống các quan điểm cơ bản, toàn diện về 
cách mạng Việt Nam. Chủ nghĩa Mác - Lênin là tiền đề lý luận quan trọng nhất, có vai 
trò quyết định trong việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh. Tiếp thu chủ nghĩa Mác - 
Lênin, Hồ Chí Minh đã trở thành người cộng sản với tầm vóc trí tuệ lớn như V.I. Lênin 
mong muốn: “Người ta chỉ có thể trở thành người cộng sản khi biết làm giàu trí óc của 
mình bằng sự hiểu biết tất cả những kho tàng tri thức mà nhân loại đã tạo ra"". 


Hồ Chí Minh trở thành người cộng sản trên cơ sở hiểu biết sâu sắc kho tàng tri thức 
của nhân loại từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây. Người nhận định: “Học thuyết Khổng Tử 
có ưu điểm là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân. Tôn giáo Giêsu có ưu điểm là lòng nhân ái 
cao cả. Chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp làm việc biện chứng. Chủ nghĩa Tôn 
Dật Tiên có ưu điểm là chính sách của nó phù hợp với điều kiện nước ta. Khổng Tử, 
Giêsu, Mác, Tôn Dật Tiê chẳng phải đã có những ưu điểm chung đó sao? Họ đến chuồn 
"mưu hạnh phúc cho loài người, mưu phúc lợi cho xã hội". Nếu hôm nay họ còn sống 
trên đời này, nếu họ hợp lại một chỗ, tôi tin rằng họ nhất định chung sống với nhau rất 
hoàn mỹ như những người bạn thân thiết. 
Tôi cố gắng làm học trò nhỏ của các vị ấy". 
Tổng kết kinh nghiệm thắng lợi của cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh khẳng định: 
"Chúng tôi giành được thắng lợi đó là do nhiều nhân tố, nhưng cần phải nhấn mạnh rằng 
– mà không phải chỉ nhân dịp kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh Lênin - chúng tôi giành 
được những thắng lợi đó trước hết là nhờ cái vũ khí không gì thay thế được là chủ nghĩa 
Mác - Lênin. 
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh không những đã vận 
dụng sáng tạo, mà còn bổ sung, phát triển và làm phong phú chủ nghĩa Mác - Lênin trong 
thời đại mới. Trong các vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc; chủ nghĩa xã 
hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; các vấn đề xây dựng Đảng, Nhà nước, văn 
hóa, con người, đạo đức, v.v. Hồ Chí Minh đều có những luận điểm bổ sung, phát triển 
sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin. Tư tưởng Hồ Chí Minh là một bước nhảy vọt trong lịch 
sử tư tưởng Việt Nam. 



tải về 356.36 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương