Ctcp chứng khoáN ĐỆ nhất the first securities joint stock company



tải về 327.14 Kb.
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích327.14 Kb.
#38075
1   2   3

Tin Doanh Nghiệp Niêm Yết

FIT - CTCP Đầu tư F.I.T - FIT dự kiến phát hành 300 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi với giá phát hành 100.000 đồng/trái phiếu. Kỳ hạn trái phiếu là 1 năm; thời gian trả lãi vào cuối kỳ với mức lãi suất 3%/năm. Tỷ lệ chuyển đổi 1:10.

SJ1 - CTCP Nông nghiệp Hùng Hậu - Dự kiến phát hành 418.658 cổ phiếu để trả cổ tức theo tỷ lệ 6%. Nguồn vốn từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm 2014. Thời gian chốt danh sách cổ đông dự kiến trong tháng 7/2015.

HU1 - CTCP Đầu tư và xây dựng HUD1 – HĐQT quyết định chi trả cổ tức năm 2014 là 6% bằng tiền mặt. Thời gian thực hiện dự kiến trong tháng 8 tới đây.

VNG - CTCP Du lịch Thành Thành Công – HĐQT thông qua việc tổ chức ĐHĐCĐ bất thường năm 2015 dự kiến từ ngày 10/8 đến 30/8 để bàn về việc sáp nhập CTCP Du lịch Thanh Bình vào VNG. Ngày chốt danh sách cổ đông tham dự Đại hội là ngày 17/7.

HAR - CTCP Đầu tư thương mại bất động sản An Dương Thảo Điền – HĐQT đã thông qua việc thoái vốn tại công ty liên kết là CTCP Đào tạo và đầu tư Toàn Cầu. Ban Giám đốc HAR có nhiệm vụ đề nghị phía Toàn Cầu chấp thuận việc thoái vốn và tìm đối tác nhận chuyển nhượng.

HAG - CTCP Hoàng Anh Gia Lai – HĐQT quyết định tạm ngừng phương án mua lại 10 triệu cổ phiếu quỹ như đã thông báo nhằm đảm bảo nguồn vốn đầu tư dài hạn cho các dự án trọng điểm, HĐQT đang đàm phán với các trái chủ để gia hạn ngày đến hạn của trái phiếu. Trong quá trình đàm phán, các trái chủ có đề nghị Công ty nên dùng nguồn tiền mua cổ phiếu quỹ, cùng với các trái chủ tập trung đầu tư vào kế hoạch kinh doanh sắp tới của công ty. HĐQT thấy đề nghị này là hợp lý và có lợi cho Công ty nên tạm ngừng việc mua cổ phiếu quỹ.

PVD - Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí - Thông báo ngày 15/07 GDKHQ nhận cổ tức năm 2014 với tỷ lệ 30%. Trong đó 15% bằng tiền (thanh toán vào 14/08) và 15% bằng cổ phiếu.

Kết quả giao dịch cổ phiếu của cổ đông

PXT - CTCP Xây lắp đường ống bể chứa dầu khí - Ngày 3/7, cổ đông lớn Lê Phong Hiếu đã bán ra 46.280 cổ phiếu PXT, làm giảm sở hữu từ 1.229.900 cổ phiếu (tỷ lệ 6,14%) xuống còn 1.183.620 cổ phiếu (tỷ lệ 5,91%).

HQC - CTCP Tư vấn thương mại dịch vụ địa ốc Hoàng Quân - Mutual Fund Elite (Non-Ucits) đã trở thành cổ đông lớn kể từ ngày 3/7/2015 sau khi mua vào 1,51 triệu cổ phiếu HQC, làm tăng sở hữu từ 9.530.890 cổ phiếu (tỷ lệ 4,77%) lên tới 11.040.890 cổ phiếu (tỷ lệ 5,52%).

HHS - CTCP Đầu tư dịch vụ Hoàng Huy - Ngày 3/7, cổ đông lớn Mutual Fund Elite (Non-Ucits) đã mua 1.347.270 cổ phiếu HHS, nâng sở hữu từ 8.946.310 cổ phiếu (tỷ lệ 8,06%) lên thành 10.293.580 cổ phiếu (tỷ lệ 9,27%).

BMI – Tổng CTCP Bảo Minh - Từ 1/6 đến 30/6, Firstland Company Limited đã mua bất thành 230.000 cổ phiếu như đăng ký, nên vẫn giữ nguyên sở hữu là 4.266.650 cổ phiếu (tỷ lệ 5,65%).

CII - CTCP Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM - CTCP Đầu tư xây dựng Tuấn Lộc, cổ đông lớn đã gom thêm 1.150.310 cổ phiếu CII, qua đó nâng sở hữu từ 18.752.030 cổ phiếu (tỷ lệ 9,6%) lên thành 19.902.340 cổ phiếu (tỷ lệ 10,1%). Ngày thay đổi sở hữu là là ngày 6/7/2015.

RDP - CTCP Nhựa Rạng Đông - Hai cổ đông lớn là ông Huỳnh Minh Đoan và bà Nguyễn Thị Hương Giang đã bán toàn bộ lần lượt 2.866.015 cổ phiếu (tỷ lệ 20,09%) và 2.457.486 cổ phiếu (tỷ lệ 17,22% vốn) đang nắm giữ. Ngày thực hiện giao dịch là ngày 6/7.

FLC - CTCP Tập đoàn FLC - Ngày 3/7, Market Vectors ETF Trust - Market Vectors - Vietnam ETF,cổ đông lớn đã mua vào 134.240 cổ phiếu FLC, làm tăng sở hữu từ 37.034.582 cổ phiếu (tỷ lệ 6,99%) lên thành 37.168.822 cổ phiếu (tỷ lệ 7,01%).

PHH - CTCP Hồng Hà Việt Nam - Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện, cổ đông lớn đã mua 53.000 cổ phiếu PHH. Qua đó, cổ đông này nâng sở hữu tại PHH từ 1.242.700 cổ phiếu, tỷ lệ 6,87% lên 1.295.700 cổ phiếu, tỷ lệ 7,16%.

VMI - CTCP Khoáng sản và Đầu tư VISACO - Ông Trương Thế Tùng, Ủy viên HĐQT, Phó tổng giám đốc đã bán xong toàn bộ 50.100 cổ phiếu VMI nắm giữ. Sau giao dịch, ông Tùng nắm giữ 0 cổ phiếu VMI.

CSC - CTCP Đầu tư và Xây dựng Thành Nam - Ông Trần Văn Năm, cổ đông lớn đã bán 28.800 cổ phiếu trong tổng số 734.986 cổ phiếu CSC. Sau giao dịch, ông Năm nắm giữ 706.186 cổ phiếu CSC, tương ứng tỷ lệ sở hữu 7,06%.

PVC - Tổng công ty Dung dịch khoan và Hoá phẩm Dầu khí – CTCP - Công ty Hữu hạn công nghiệp Hồng Đạt, cổ đông lớn đã bán 106.900 cổ phiếu trong tổng số 3.500.030 cổ phiếu PVC nắm giữ. Qua đó, tổ chức này giảm sở hữu tại PVC xuống còn 3.393.130 cổ phiếu, tỷ lệ 6,79%.

VNF - CTCP VINAFREIGHT - CTCP Đầu tư Toàn Việt, tổ chức có liên quan đến ông Bùi Tuấn Ngọc, Phó Chủ tịch HĐQT đăng ký bán toàn bộ 181.400 cổ phiếu VNF và đã bán 95.000 cổ phiếu. Trong khi đó, tổ chức khác có liên quan đến ông Ngọc là Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Thiên Hải cũng đã đăng ký mua 200.000 cổ phiếu VNF nhưng chỉ mua được 5.600 cổ phiếu do diễn biến giá chưa phù hợp, qua đó nâng lượng cổ phiếu VNF nắm giữ lên 11.100 cổ phiếu.

Giao dịch cổ phiếu của cổ đông

VNM - CTCP Sữa Việt Nam - Ông Mai Quang Liêm, Trưởng Bộ phận Khách hàng đặc biệt – Phòng Kinh doanh đã đăng ký bán hết 214.486 cổ phiếu VNM đang nắm giữ (tỷ lệ 0,021%) từ 10/7 đến 8/8 để giải quyết việc tài chính cá nhân. Ông Liêm cũng đồng thời là em ruột bà Mai Kiều Liên, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty, cá nhân bà Liên đang nắm giữ 2.718.576 cổ phiếu VNM (tỷ lệ 0,27%).

VIG - CTCP Chứng khoán Thương mại và Công nghiệp VN - Từ ngày 9/7 đến ngày 7/8, Công ty cổ phần Đầu tư quốc tế Vạn Xuân, tổ chức có liên quan đến ông Nguyễn Xuân Ngọc, Ủy viên HĐQT đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu VIG theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Hiện tổ chức này đang nắm giữ 0 cổ phiếu VIG.

BCI - CTCP Đầu tư xây dựng Bình Chánh - Công ty Đầu tư tài chính Nhà nước TP.HCM (HFIC) đăng ký bán toàn bộ 24,192 triệu cổ phiếu đang nắm giữ (tỷ lệ 27,9%) từ ngày 10/7 đến 7/8 bằng phương thức thỏa thuận để thực hiện tái cơ cấu đầu tư theo phương án được chủ sở hữu chấp thuận.

BHS - CTCP Đường Biên Hòa - CTCP  Đường Ninh Hòa (NHS) đăng ký bán toàn bộ 116.648 cổ phiếu BHS tương đương tỷ lệ sở hữu 0,19%. Giao dịch dự kiến thức hiện từ 10/7 đến 31/7/2015.

VNF - CTCP Vinafreight - Công ty TNHH Đầu tư và thương mại Thiên Hải đăng ký mua 290.000 cổ phiếu. trước giao dịch, Thiên Hải sở hữu 11.100 cp VNF (tỷ lệ 0,2%). Giao dịch dự kiến thực hiện từ 9/7 đến 7/8/2015.

Kinh Tế Vĩ Mô

ASEAN đã đầu tư 54,6 tỉ USD vào VN

Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch - Đầu tư (KH-ĐT), ASEAN hiện là đối tác đầu tư vào VN lớn nhất với 2.632 dự án đầu tư trực tiếp, tổng vốn đăng ký lên đến 54,6 tỉ USD.

Trong đó, Singapore dẫn đầu với 32,2 tỉ USD, chiếm 60% trên tổng vốn đăng ký của các quốc gia trong khu vực ASEAN, kế tiếp là Malaysia và Thái Lan.

Tính trung bình, mỗi dự án đến từ các nước khu vực ASEAN có vốn đầu tư khoảng 20,7 triệu USD, cao gấp rưỡi so với mức trung bình của các dự án FDI nói chung.

Thống kê của Cục Đầu tư cho thấy, 40% vốn đăng ký đầu tư vào lĩnh vực công nghệ chế biến chế tạo, còn lại là bất động sản, xây dựng và các ngành sản xuất dịch vụ khác. 

Thiếu lực đẩy từ thế giới, giá vàng trong nước giảm sâu



Sáng nay (8/7), do giá vàng thế giới giảm nên giá vàng trong nước SJC cũng giảm 90.000 đồng/lượng so với chốt phiên trước, hiện thương hiệu này đang giao dịch ở mức 34,21 triệu đồng/lượng.

Tại thời điểm 9 giờ 00 phút, giá vàng SJC niêm yết tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn dao động từ 34,12-34,21 triệu đồng/lượng, giảm 90.000 đồng/lượng.

Tương tự, Công ty DOJI Hà Nội cũng niêm yết chiều mua và bán trong khoảng từ 34,16-34,20 triệu đồng/lượng, giảm 80.000 đồng/lượng.

Các doanh nghiệp khác như Techcombank, Vietinbank Gold, VPBank và Sacombank niêm yết giá vàng SJC từ 34,16-34,20 triệu đồng/lượng.

Thương hiệu vàng Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu sáng nay lại có một phiên giảm mạnh tới 180.000 đồng/lượng, hiện chiều mua và bán niêm yết từ 30,88-31,33 triệu đồng/lượng.

Trên thị trường thế giới, giá vàng giao ngay trên sàn Kitco sáng nay giao dịch ở ngưỡng 1.153 USD/ounce, giảm tới 16 USD/ounce so với chốt phiên trước.

Ở mức giá này, sau khi quy đổi theo tỷ giá USD trong nước, vàng thế giới tương đương 30,35 triệu đồng/lượng, thấp hơn thương hiệu SJC hơn 3,90 triệu đồng/lượng, tăng 330.000 đồng/lượng.

Trên thị trường ngoại tệ, sáng nay đa số các ngân hàng đều niêm giá USD tăng từ 5-10 đồng, hiện giá mua ở mức cao nhất là 21.850 đồng/USD.

Ngân hàng Vietcombank có mức tăng cao nhất là 10 đồng/USD, hiện ngân hàng này niêm yết giá mua vào ở mức 21.780 đồng/USD và bán ra ở mức 21.850 đồng/USD.

Ngân hàng BIDV hiện mua vào là 21.780 đồng/USD và bán ra là 21.840 đồng/USD, tăng 5 đồng so với chốt phiên trước. Ngân hàng Eximbank cũng tăng 5 đồng ở cả hai chiều, hiện ngân hàng này đang niêm yết ở mức 21.760-21.840 đồng/USD.

Duy chỉ có ngân hàng VietinBank là không đổi so với chốt phiên trước, hiện ngân hàng này đang niêm yết ở mức 21.785-21.835 đồng/USD.

Giảm vốn nhà nước tại Nhà máy lọc dầu Dung Quất

Từ năm 2015 - 2017, PVN sẽ phải thoái vốn khỏi Tổng công ty CP Xây lắp dầu khí VN (PVC) xuống 36% vốn điều lệ.



Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành quyết định điều chỉnh, bổ sung đề án tái cơ cấu Tập đoàn Dầu khí VN (PVN), theo đó, từ năm 2015 - 2017, PVN sẽ phải thoái vốn khỏi Tổng công ty CP Xây lắp dầu khí VN (PVC) xuống 36% vốn điều lệ.

Đặc biệt, Thủ tướng yêu cầu PVN thực hiện cổ phần hóa Công ty TNHH Lọc hóa dầu Bình Sơn (đơn vị quản lý Nhà máy lọc dầu Dung Quất) và chỉ giữ tối thiểu 65% vốn điều lệ. Phương án nữa là PVN sẽ chuyển nhượng vốn để chuyển đổi Công ty TNHH Lọc hóa dầu Bình Sơn thành công ty hai thành viên, trong đó PVN chỉ giữ 51% vốn điều lệ. Thời gian thực hiện việc giảm vốn này là từ năm 2015 - 2017.

Trong khi đó, PVN được phép nâng tỉ lệ sở hữu tại Công ty TNHH Lọc hóa dầu Long Sơn (Bà Rịa - Vũng Tàu) từ khoảng 18% lên 29%.

Tuy nhiên, Thủ tướng yêu cầu PVN nghiên cứu tổ chức lại tất cả đơn vị đóng mới, sửa chữa tàu, phương tiện nổi để đề xuất mô hình phù hợp, tối ưu, tránh cạnh tranh nội bộ. PVN cũng được yêu cầu phải báo cáo về những doanh nghiệp cấp 4 (ngoài công ty mẹ, con, cháu - PV) cần tiếp tục duy trì, và lý do nào cần duy trì các doanh nghiệp này...

GP.Bank chính thức bị mua lại giá 0 đồng

3 lần ĐHCĐ để tăng vốn điều lệ nhưng bất thành, NHNN đã thông báo mua lại bắt buộc toàn bộ cổ phần của cổ đông hiện hữu tại GP.Bank với giá 0 đồng/cổ phần.



Năm 2012, qua thanh tra Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã phát hiện Ngân hàng TMCP Dầu khí Toàn cầu (GP.Bank) bộc lộ nhiều yếu kém, tiềm ẩn nhiều rủi ro, kết quả kinh doanh thua lỗ, âm vốn chủ sở hữu và quản trị, điều hành ngân hàng kém hiệu quả.

Trong hơn 3 năm qua, NHNN đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để GP.Bank tìm kiếm đối tác, bao gồm cả nhà đầu tư trong và ngoài nước, xây dựng phương án tái cơ cấu khả thi để trình NHNN xem xét, chấp thuận phù hợp với quy định của pháp luật và Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD theo Đề án 254.



Tuy nhiên, GP.Bank không đề xuất được phương án tái cơ cấu khả thi trong khi ngân hàng tiếp tục bộc lộ nhiều yếu kém, kinh doanh thua lỗ.

Để kiểm soát rủi ro, giảm thiểu tổn thất tài sản của ngân hàng và bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng, bảo vệ tiền gửi của nhân dân, NHNN quyết định đặt GP.Bank vào tình trạng kiểm soát đặc biệt theo quy định của pháp luật, đồng thời yêu cầu GP.Bank thuê tổ chức độc lập thực hiện kiểm toán và định giá tài sản để xác định giá trị thực của vốn điều lệ.

Căn cứ kết quả kiểm toán và định giá độc lập, NHNN đã yêu cầu GP.Bank tổ chức ĐHCĐ bất thường để thông qua phương án bổ sung vốn điều lệ, đảm bảo giá trị thực của vốn điều lệ không thấp hơn vốn pháp định.

Tuy nhiên 3 lần tổ chức ĐHCĐ bất thường của GP.Bank đã không thành công, ngân hàng cũng không đề xuất được các giải pháp khả thi về tăng vốn điều lệ đảm bảo giá trị thực của vốn không thấp hơn vốn pháp định (3.000 tỷ đồng – PV) theo yêu cầu của NHNN.

NHNN cho biết, căn cứ quy định của Luật TCTD và quyết định 48/2013/QĐ-TTg ngày 1/8/2013 của Thủ tướng về việc góp vốn, mua cổ phần bắt buộc của TCTD được kiểm soát đặc biệt và chỉ đạo của Thủ tướng, NHNN đã ban hành Quyết định 1304/QĐ-NHNN ngày 7/7/2015 mua bắt buộc toàn bộ cổ phần của cổ đông hiện hữu tại GP.Bank với giá 0 đồng/cổ phần.

NHNN cho biết thêm, việc NHNN trực tiếp mua lại toàn bộ cổ phần của GP.Bank nhằm giúp NHNN chủ động trong việc tiếp tục tái cơ cấu GP.Bank, đảm bảo mục tiêu bảo đảm sự an toàn, ổn định hệ thống các TCTD, đồng thời góp phần giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.



Sau quyết định này, NHNN trở thành chủ sở hữu 100% vốn điều lệ của GP.Bank, chấm dứt toàn bộ quyền , lợi ích và tư cách cổ đông của các cổ đông hiện hữu của GP.Bank.

Để đảm bảo ổn định công tác quản trị, điều hành, NHNN chỉ định VietinBank tham gia quản trị, điều hành GP.Bank, đồng thời kiện toàn HĐQT, Ban điều hành và BKS của GP.Bank.

NHNN khẳng định, toàn bộ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền tại GP.Bank sẽ được đảm bảo theo quy định của pháp luật.

Như vậy, GP.Bank trở thành ngân hàng thứ 3 sau OceanBank và VNCB bị mua lại bắt buộc giá 0 đồng. 

Tin Thế Giới

Phố Wall hồi phục mạnh

9 trong số 10 nhóm chính của S&P 500 tăng điểm, với các nhóm điện nước và tiêu dùng thiết yếu tăng ít nhất 2%.



Chứng khoán Mỹ tăng điểm với chỉ số S&P 500 hồi phục từ mức thấp hơn mức trung bình trong 200 ngày. Lực đẩy lớn nhất là dự báo cuộc khủng hoảng ở Hy Lạp sẽ được kiểm soát.

Kết thúc phiên hôm qua (7/7), chỉ số S&P 500 tăng 0,6%, đóng cửa đạt 2.081,34 điểm. Chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 0,5%, lên 17.776,91 điểm trong khi chỉ số Nasdaq tăng 0,1%. Tổng cộng 8,7 tỷ cổ phiếu được giao dịch trong phiên, cao hơn 37% so với mức trung bình 3 tháng.

9 trong số 10 nhóm chính của S&P 500 tăng điểm, với các nhóm điện nước và tiêu dùng thiết yếu tăng ít nhất 2%. Nhóm điện nước tăng 2,5% - mạnh nhất kể ngày 18/3.

Nhóm năng lượng hồi phục sau khi giảm 1,4% vì giá dầu giảm trong phiên hôm qua. Ngược lại, các cổ phiếu ngân hàng giảm phiên thứ 3 liên tiếp. Các cổ phiếu của Citigroup và Bank of America giảm ít nhất 1%.

Hy Lạp đã tránh được một cuộc đụng độ với các chủ nợ sau khi hứa hẹn về những chương trình cải cách kinh tế mới. Thủ tướng Đức Angela Merkel cảnh báo Hy Lạp “chỉ còn vài ngày nữa” để tiến đến thỏa thuận.

Sáng nay, các Bộ trưởng Tài chính Eurozone sẽ có cuộc hội đàm trong bối cảnh hệ thống ngân hàng Hy Lạp đã đóng cửa 8 ngày làm việc.

Giá vàng xuống đáy 4 tháng

Đôla mạnh lên trước cuộc họp khẩn của eurozone về Hy Lạp khiến giá vàng giảm gần 15 USD, xuống 1.155 USD một ounce.  

Đến 7h30 (giờ Hà Nội), trong phiên châu Á, thị trường vẫn dao động quanh mốc này, tương đương 30,41 triệu đồng một lượng (chưa thuế, phí, gia công). Doanh nghiệp trong nước hôm qua đóng cửa với giá niêm yết quanh 34,22-34,3 triệu đồng.

Vàng thường được coi là công cụ trú ẩn trong thời kỳ biến động tài chính - kinh tế. Tuy nhiên, nhà đầu tư cho biết bất ổn tại Hy Lạp vẫn chưa kích thích đáng kể nhu cầu kim loại này.

"Mọi sự chú ý đều đang dồn vào cuộc khủng hoảng Hy Lạp - sự kiện đang khiến USD mạnh lên so với euro, từ đó gây sức ép lên vàng. Đóng cửa dưới 1.157 USD có thể khiến thị trường xuống 1.143 USD và sau đó là 1.130 USD trong năm nay", Carlo Alberto de Casa – nhà phân tích tại ActivTrades cho biết.

Trong phiên, có lúc giá giao ngay xuống thấp nhất từ giữa tháng 3 tại 1.148 USD một ounce. Giá các hợp đồng giao tháng 8 cũng mất 1,8% xuống 1.152 USD. Khối lượng giao dịch cũng tăng vọt sau khi giá giảm.

Thị trường chứng khoán toàn cầu hôm qua đi xuống. Euro cũng xuống đáy 5 tuần so với USD khi các lãnh đạo eurozone tổ chức họp khẩn về tương lai của Hy Lạp trong khối. Nhu cầu tại thị trường tiêu thụ hàng đầu – Trung Quốc cũng yếu.

Từ đầu năm, giá vàng đã chịu sức ép trước khả năng Mỹ tăng lãi suất lần đầu trong một thập kỷ. Việc này đã làm tăng nhu cầu USD và khiến chi phí cơ hội của việc nắm giữ kim loại quý tăng theo. "Đồng đôla mạnh vẫn là sức ép cơ bản lên giá vàng", Mike McGlone – Giám đốc nghiên cứu khu vực Mỹ tại ETF Securities nhận xét.

Giá dầu sụt giảm gần 8% vì bất ổn Hy Lạp

Thị trường dầu thô thế giới đã trải qua một phiên bán tháo mạnh mẽ vào ngày 6/7, có thời điểm giảm tới 8%, do bất ổn gia tăng trong cuộc khủng hoảng nợ ở Hy Lạp và nguy cơ sụt giảm sâu hơn của thị trường chứng khoán Trung Quốc.

Hãng tin Reuters cho biết, gia tăng thêm sức ép mất giá cho “vàng đen” là việc Iran và các cường quốc đang nỗ lực nhằm đạt một thỏa thuận hạt nhân đúng hạn chót 7/7.

Giá dầu bắt đầu giảm từ tuần trước và tốc độ giảm được đẩy nhanh trong phiên giao dịch đầu tuần ngày 6/7. Trong 4 phiên giao dịch vừa qua, giá dầu đã giảm tổng cộng hơn 10%, đánh dấu đợt giảm mạnh nhất từ đầu tháng 1, đồng thời chấm dứt xu hướng giằng co trong biên độ hẹp đã kéo dài vài tuần trước đó.

Đáng chú ý, giá dầu thô Brent tại thị trường London, được coi là giá tiêu chuẩn cho thị trường dầu toàn cầu, đã giảm xuống dưới mốc 60 USD/thùng lần đầu tiên kể từ giữa tháng 4.

“Bên cạnh một số nhân tố gây sức ép giảm giá lên thị trường dầu hiện nay, nhân tố duy nhất hỗ trợ cho giá dầu là nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu vào mùa hè. Nhân tố này sẽ sớm không còn nữa”, ông John Kilduff, nhà quản lý quỹ thuộc Again Capital ở New York, nhận xét.

Lúc đóng cửa tại thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ giảm 4,4 USD/thùng, tương đương mức giảm 7,7%, còn 52,23 USD/thùng và tuột khỏi ngưỡng trung bình 100 ngày.

Đây là phiên giảm mạnh nhất của giá dầu thô tại Mỹ kể từ đầu tháng 2. Theo các chuyên gia phân tích kỹ thuật, đà giảm hiện nay có thể đẩy giá dầu ngọt nhẹ về ngưỡng 42 USD/thùng, thấp nhất trong 6 năm thiết lập hồi giữa tháng 3.

Tại thị trường London, giá dầu thô Brent giảm 3,78 USD/thùng, tương đương giảm 6,3%, còn 56,54 USD/thùng, cũng dưới mức trung bình 100 ngày.

Trong cuộc trưng cầu dân ý hôm Chủ nhật vừa rồi, người dân Hy Lạp bỏ phiếu chống với các điều kiện “thắt lưng buộc bụng” mà các chủ nợ quốc tế đòi nước này phải áp dụng để được đổi lấy tiền cứu trợ. Diễn biến này làm gia tăng khả năng Hy Lạp phải ra khỏi Eurozone, khiến đồng Euro mất giá so với USD.

Việc đồng USD tăng giá so với Euro cũng gây thêm áp lực giảm giá đối với các loại hàng hóa cơ bản.

Ngoài ra, giới đầu tư hàng hóa còn lo ngại trước việc thị trường chứng khoán Trung Quốc đã giảm khoảng 30% kể từ tháng 6. Nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới đang tiếp tục xu hướng giảm tốc, kéo theo nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu và các hàng hóa đầu vào khác.

Tại Vienna, Áo, cuộc đàm phán về thỏa thuận hạt nhân giữa Iran và 6 cường quốc chưa đi đến hồi kết. Nếu đạt được, thỏa thuận này có thể mở đường cho việc Iran được nới lệnh trừng phạt, từ đó tăng mạnh mức xuất khẩu dầu, khiến tình trạng dư thừa nguồn cung dầu trên toàn cầu gia tăng thêm. Tuy vậy, các nhà đàm phán nói hạn chót 7/7 có thể sẽ được kéo dài thêm nếu các bên chưa đạt thỏa thuận.

Do lệnh trừng phạt liên quan đến chương trình hạt nhân, xuất khẩu dầu của Iran đã giảm từ mức 2,5 triệu thùng/ngày vào năm 2011 xuống còn 1 triệu thùng/ngày vào năm 2014.

Bên cạnh đó, giá dầu còn giảm do những tín hiệu cho thấy các công ty dầu đá phiến của Mỹ đang tăng hoạt động khoan tìm dầu. Tuần trước, số giàn khoan dầu hoạt động của Mỹ đã tăng lần đầu tiên kể từ tháng 12 năm ngoái.

Eurozone đặt điều kiện thảo luận gói cứu trợ thứ ba cho Hy Lạp

Hội nghị thượng đỉnh Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) bàn về tình hình Hy Lạp đã kết thúc lúc 4 giờ sáng 7/8 (giờ Hà Nội) nhưng không đạt được kết quả cụ thể bởi Thủ tướng Alexis Tsipras không đưa ra những đề xuất theo yêu cầu.



Các nhà lãnh đạo Eurozone nhất trí sẽ thảo luận về gói cứu trợ thứ ba cho Athens khi các đề xuất mới của Chính phủ Hy Lạp được chấp thuận.

Phát biểu sau hội nghị trên, Thủ tướng Đức Angela Merkel thông báo lãnh đạo 28 nước Liên minh châu Âu (EU) sẽ nhóm họp tại Brussels (Bỉ) vào ngày 12/7 tới để tiến hành cuộc thảo luận mang tính quyết định cho vấn đề nợ của Hy Lạp, trong đó Athens phải đưa ra chi tiết kế hoạch cải cách của nước này trước ngày 9/7.

Theo nhà lãnh đạo Đức, đây chính là điều kiện để có thể khởi động đàm phán về một chương trình cứu trợ thứ ba cho Athens.

Bà Merkel cũng cho biết khi có kế hoạch cải cách, chương trình cứu trợ thứ ba trong khuôn khổ Cơ chế Bình ổn châu Âu (ESM) này còn phải được Quốc hội Đức thông qua để có thể bắt đầu tiến trình đàm phán.

Tuy nhiên, Thủ tướng Đức cho biết nếu Hy Lạp đưa ra các đề xuất thỏa đáng và có hành động ưu tiên để thực thi các biện pháp đầu tiên thì bà có thể chắc chắn về một khoản tài chính ngắn hạn đáp ứng các nhu cầu chi tiêu trước mắt của Athens.



Thủ tướng Italy Matteo Renzi cho biết kết quả đạt được tại Hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp của Eurozone là quyết định chờ đợi cho tới khi Chính phủ Hy Lạp đưa ra đề xuất mới, đồng thời nhấn mạnh ưu tiên hàng đầu hiện nay chính là vấn đề Hy Lạp.

Thủ tướng Italy cũng xác nhận EU sẽ tiến hành một hội nghị thượng đỉnh mang tính quyết định về vấn đề Hy Lạp vào cuối tuần này và bày tỏ tin tưởng có thể đạt được một giải pháp cuối cùng.

Trong khi đó, Thủ tướng Áo Werner Faymann cho biết, trong trường hợp không thể đạt được một thoả thuận, các đối tác Eurozone phải chuẩn bị triển khai “kế hoạch B” về vấn đề Hy Lạp.

Thủ tướng Bỉ Charles Michel thì cho rằng châu Âu chờ đợi những đề xuất cụ thể và thuyết phục của Thủ tướng Tsipras với nghĩa vụ và trách nhiệm của người đứng đầu chính phủ. Để đạt được thỏa thuận phải có nỗ lực từ hai phía bởi không có phản ứng từ phía Hy Lạp, tình trạng này có nguy cơ lan truyền sang nhiều quốc gia châu Âu khác.

Thủ tướng Bỉ nhấn mạnh: “Nếu không có gì trên bàn, đó là bởi Thủ tướng Hy Lạp không biết đưa ra quyết định đáp ứng nguyện vọng của người dân ở lại khu vực đồng euro.”

Còn Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte cũng cho rằng giải pháp duy nhất cho Hy Lạp là tập trung sâu vào cải cách và áp dụng những biện pháp khắc khổ.

Trước đó, phát biểu trước thềm hội nghị, Tổng thống Pháp Francois Hollande khẳng định mục tiêu là giữ Hy Lạp ở lại Eurozone, song Athens cần phải khẩn trương đưa ra các đề xuất nghiêm túc và đáng tin cậy bởi quyết định sẽ phải được đưa ra trong tuần này.

Về phần mình, phát biểu sau hội nghị, Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras cũng khẳng định quyết tâm của ông với sự ủy quyền của người dân giải quyết cuộc khủng hoảng nợ của nước này.



Chứng khoán Trung Quốc giảm mạnh nhất 8 năm

Chỉ số Shanghai Composite tiếp tục lao dốc sáng nay, do nghi ngờ hàng loạt biện pháp mới Chính phủ áp dụng nhằm bình ổn thị trường không có hiệu quả.

Đến 10h45 (giờ Hà Nội), Shanghai Composite phần nào phục hồi khi chỉ mất 3,8% so với giá đóng cửa phiên trước, xuống 3.582 điểm. Đầu phiên, chỉ số này có lúc giảm tới 8,2% - mạnh nhất từ năm 2007. Trong hơn 1.100 cổ phiếu đang giao dịch, chỉ 4 mã là tăng.

Cổ phiếu công ty có vốn hóa lớn nhất Trung Quốc - PetroChina giảm 4% sáng nay. Hang Seng Index trên sàn chứng khoán Hong Kong (Trung Quốc) cũng bị ảnh hưởng khi đã mất 4,4% từ đầu phiên.

Phản ứng trước diễn biến này, ngay trong sáng nay, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) tuyên bố sẽ cung cấp "gói thanh khoản dồi dào" để nâng đỡ thị trường. "PBOC sẽ tích cực hỗ trợ Tập đoàn Tài chính - Chứng khoán Trung Quốc", thông qua các kênh như cho vay và trái phiếu, thông báo cho biết. Trung Quốc cũng khẳng định sẽ theo sát những động thái từ thị trường và áp dụng mọi biện pháp có thể để ngăn chặn rủi ro hệ thống.

Sau tuyên bố này, đà giảm mới có dấu hiệu chững lại. Tuy nhiên theo Zhao Yang, kinh tế trưởng tại Nomura, Chính phủ Trung Quốc có thể phải xem xét những biện pháp mạnh tay hơn, dù tuyên bố mới nhất cũng có tác dụng nhất thời trong việc ổn định tâm lý nhà đầu tư.

Michael Every - Giám đốc nghiên cứu tài chính tại Rabobank nhận xét: "Tham lam và sợ hãi luôn song hành với nhau. Nếu trước đây không tham lam như vậy, giờ anh đã không hoảng sợ. Chúng tôi cho rằng thị trường đang hướng về mốc 2.500 điểm".

Từ sau đỉnh hồi tháng 6, Shanghai Composite Index đã mất hơn 30%, bất chấp các nỗ lực từ Chính phủ nước này, như giảm lãi suất và hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Ít nhất 1.249 doanh nghiệp đã phải ngừng giao dịch trên các sàn chứng khoán Trung Quốc, tương đương 43% số công ty niêm yết. Việc này đã đóng băng số cổ phiếu trị giá 2.200 tỷ USD, chiếm 33% vốn hóa thị trường chứng khoán nước này.


(Nguồn: hsx.vn; hnx.vn; ndhmoney.vn; vinacorp.vn; sanotc.com; tinnhanhchungkhoan.vn; atpvietnam.com; vietstock.vn; giavang.net; TTXVN)


Bản báo cáo này được thực hiện nhằm mục đích cung cấp thông tin và mang tính tham kho, không bao gồm bất cứ một khuyến nghị mua bán nào đối với nhà đầu tư. Thông tin sử dụng trong báo cáo được thu thập từ nhiều nguồn mà chúng tôi cho là đáng tin cậy, tuy nhiên đ chính xác và hoàn ho của thông tin không đưc đm bo. Các quan điểm và nhận định của chúng tôi có giá trị đến ngày ra báo cáo và có thể thay đổi mà không cần thông báo trước. Chúng tôi tuyệt đối không chịu trách nhiệm cho bất kỳ khoản lỗ hay thiệt hại nào trong đầu tư đối với việc sử dụng toàn bộ hoặc từng phần thông tin hay nhận định nào của bản báo cáo này.

Bản báo cáo này thuộc bản quyền của FSC. Mọi sự sao chép, sửa đổi và sử dụng thông tin trong bản báo cáo đề nghị ghi rõ nguồn trích dẫn. Xin cảm ơn.






_______________________________________________________________________________

Người phụ trách tổng hợp : Nguyễn Khánh Quang & Lê Quang Trưởng 09/05/2018



Каталог: portal -> fscfiles -> others
others -> Ctcp chứng khoáN ĐỆ nhấT – the first securities joint stock company
others -> Ctcp chứng khoáN ĐỆ nhấT – the first securities joint stock company
others -> Ctcp chứng khoáN ĐỆ nhấT – the first securities joint stock company
others -> Ctcp chứng khoáN ĐỆ nhấT – the first securities joint stock company
others -> Ctcp chứng khoáN ĐỆ nhấT – the first securities joint stock company
others -> Ctcp chứng khoáN ĐỆ nhấT – the first securities joint stock company
others -> O0o BÁo cáo kết quả ĐỢt phát cổ phiếU
others -> BẢn tin thị trưỜng chứng khoáN 21/10/2014 KẾt quả giao dịch trong ngàY
others -> Ctcp chứng khoáN ĐỆ nhấT – the first securities joint stock company
others -> Ctcp chứng khoáN ĐỆ nhấT – the first securities joint stock company

tải về 327.14 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương