Ctcp chứng khoáN ĐỆ nhấT – the first securities joint stock company


DNM: Tạm ứng cổ tức bằng tiền đợt 1 năm 2013, tỷ lệ 15%



tải về 211.29 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích211.29 Kb.
#29038
1   2   3

DNM: Tạm ứng cổ tức bằng tiền đợt 1 năm 2013, tỷ lệ 15%

Ngày 20/11/2013, Tổng CTCP Y tế DANAMECO (mã DNM - HNX) sẽ thực hiện tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2013 bằng tiền với tỷ lệ 15%/cổ phiếu (1 cổ phiếu được nhận 1.500 đồng).

Bên cạnh đó, dự kiến chậm nhất 30/11/2013 DNM sẽ thực hiện lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản về việc chuyển mục đích sử dụng vốn của phương án phát hành cổ phiếu đã thông qua tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2013 theo Nghị quyết số 320/NQ/ĐHĐCĐ-DNM ngày 26/04/2013 và các vấn đề khác có liên quan theo quy định pháp luật.

Ngày đăng ký cuối cùng là 11/11/2013, ngày giao dịch không hưởng quyền là 7/11/2013.

Được biết năm 2013, HĐQT của DNM đã thông qua kế hoạch phân phối lợi nhuận sau thuế năm 2013 với mức cổ tức dự kiến là 20-30%/cổ phần.

KBC phát hành 100 triệu cổ phiếu cấn trừ nợ

Sau khi lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản, cổ đông của Tổng Công ty Phát triển Đô Thị Kinh Bắc – CTCP (mã KBC - HOSE) đã thông qua phương án phát hành 100 triệu cổ phiếu để cấn trừ công nợ và bổ sung nguồn vốn kinh doanh.

Theo đó, KBC sẽ phát hành số cổ phần này cho dưới 20 nhà đầu tư cá nhân, tổ chức và các chủ nợ của công ty và không phân biệt cổ đông mới hay cổ đông hiện hữu. Số cổ phần này bị hạn chế chuyển nhượng 1 năm. Đồng thời, cổ đông cũng ủy quyền cho HĐQT đàm phán và quyết định mức giá bán cụ thể với từng nhà đầu tư có thể thấp hơn giá trị sổ sách của công ty nhưng tối thiểu 10.000 đồng/cp. Nếu số lượng cổ phần còn dư do các nhà đầu tư không mua hết thì HĐQT sẽ điều chỉnh giảm tổng số lượng cổ phiếu chào bán theo đúng số lượng cổ phần thực tế đã được phân phối.

Với mức giá giao dịch trên 9.000 đồng/cp, nhà đầu tư sẽ thua lỗ nếu chấp nhận chuyển đổi với mức giá 10.000 đồng/cp. Vì vậy, việc phát hành 100 triệu cổ phiếu lần này sẽ ít nhiều ảnh hưởng tới giá cổ phiếu KBC.



SJM giải trình lý do tăng trần 10 phiên liên tiếp

CTCP Sông Đà 19 (mã SJM - HNX) vừa có văn bản giải trình về việc cổ phiếu tăng trần 10 phiên liên tiếp.

Theo đó, SJM cho biết tình hình hoạt động của SJM vẫn diễn ra bình thường, không có thông tin nào xấu tác động đến tình hình hoạt động của công ty.

Việc mua bán cổ phiếu SJM được thực hiện theo phương thức giao dịch khớp lệnh trên sàn, quyết định mua bán cổ phiếu do nhà đầu tư thực hiện. Việc cổ phiếu SJM tăng trần 10 phiên liên tiếp nằm ngoài khả năng kiểm soát của công ty.

Trước đó, từ ngày 15/10/2013 đến 28/10/2013, SJM đã tăng trần 10 phiên liên tiếp với mức tăng là 100% (từ 1.000 đồng/CP lên 2.000 đồng/CP) và Sở GDCK Hà Nội (HNX) đã tiến hành kiểm tra giao dịch của cổ phiếu SJM sau đó yêu cầu SJM giải trình về việc tăng trần liên tục này.

CII sẽ giảm sở hữu SII xuống 51,92%

CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM (mã CII - HOSE) đăng ký bán thỏa thuận 7.035.000 cổ phiếu của CTCP Hạ tầng Nước Sài Gòn (mã SII - HOSE) từ ngày 07/11 đến 06/12 để tăng năng lực cổ đông cho SII.

Dự kiến sau giao dịch này, CII sẽ giảm số lượng cổ phiếu nắm giữ từ 27.801.840 cp xuống còn 20.766.840 cổ phiếu SII, ứng với tỷ lệ sở hữu giảm từ 69,5% xuống còn 51,92% vốn (tính trên tổng số 40 triệu cp SII đang lưu hành). Được biết, ông Lê Quốc Bình, Tổng Giám đốc Công ty CII, là đại diện vốn tại Công ty SII và đang giữ vị trí Thành viên HĐQT Công ty SII. Cá nhân ông Bình đang nắm giữ 1,01 triệu cp SII, chiếm tỷ lệ 2,53% vốn.

APG: Chủ tịch HĐQT đăng ký mua 1,5 triệu cổ phiếu

Ông Nguyễn Hồ Hưng - Chủ tịch HĐQT của CTCP Chứng khoán An Phát (mã APG - HNX) muốn mua thêm 1,5 triệu cổ phiếu APG

Cụ thể, ông Hưng đã đăng ký mua thêm 1,5 triệu cổ phiếu APG để cơ cấu danh mục đầu tư. Giao dịch dự kiến được thực hiện từ ngày 6/11 đến 5/12/2013 thông qua phương thức thỏa thuận và khớp lệnh.

Trước khi thực hiện giao dịch, ông Hưng đang nắm giữ 1.256.000 cổ phiếu APG (tương ứng tỷ lệ 9,28%).

Được biết, APG đã công bố BCTC quý III/2013. Doanh thu thuần quý III/2013 của APG đạt 4,05 tỷ đồng, tăng gấp 2,7 lần so với cùng kỳ. Quý III/2013 APG lãi 1,73 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lỗ 783 triệu đồng.

CTG: 162,5 triệu cổ phiếu niêm yết bổ sung từ ngày 6/11

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (mã CTG - HOSE) sẽ niêm yết bổ sung 162,5 triệu cổ phiếu CTG từ ngày 6/11.

Ngày 04/11/2013, SGDCK Tp.HCM (HOSE) đã chính thức chấp thuận cho CTG được niêm yết bổ sung 162.498.196 cổ phiếu. Tổng giá trị niêm yết của số cổ phiếu là 1.624 tỷ đồng.

Ngày niêm yết có hiệu lực là 06/11/2013.

Số cổ phiếu này được phát hành cho cổ đông ngoài nhà nước, nằm trong 457.26 triệu cổ phiếu đã phát hành vừa qua. Sau khi phát hành cổ phiếu, CTG đã thu ròng 4.572,27 tỷ đồng tiền mặt.

Đồng thời cơ cấu cổ đông cũng có sự thay đổi, cổ đông nhà nước nắm khoảng 65% cổ phần của CTG, ngân hàng Mitsubishi UFJ sẽ nắm 19,73% và Công ty Tài chính IFC nắm 5,39% vốn. Tổng tỷ lệ sở hữu của nhóm cổ đông lớn này là gần 90%.



Thêm 162 triệu cổ phiếu CTG lên sàn

Từ ngày 6/11, Vietinbank sẽ được niêm yết bổ sung hơn 162 triệu cổ phiếu CTG tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM.

Hôm nay (ngày 4/11), Sở giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE) vừa chấp thuận cho Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank - Mã CK: CTG) được niêm yết bổ sung 162,5 triệu cổ phiếu phát hành thêm. Tổng giá trị niêm yết bổ sung lần này ước đạt gần 1.625 tỷ đồng. Vietinbank đang lưu hành hơn 3,72 tỷ cổ phiếu trên HOSE.

Vietinbank cũng cho hay, 162,5 triệu cổ phiếu này là phát hành thêm cho cổ đông ngoài Nhà nước. Trước đó, ngày 22/10, Hội đồng quản trị ngân hàng cũng ra nghị quyết đăng ký lưu ký bổ sung số cổ phiếu này.

Vốn điều lệ của Vietinbank hiện là 37.234 tỷ đồng. Cổ phiếu CTG chính thức giao dịch trên HOSE vào ngày 16/7/2009. Kết thúc phiên 4/11, mã này đóng cửa giảm nhẹ 100 đồng, xuống còn 17.400 đồng, chuyển nhượng trên 400 nghìn cổ phiếu, trị giá 7,5 tỷ đồng.

TMS đã mua hơn 1 triệu cổ phiếu APC

CTCP Transimex - Sài Gòn (mã TMS - HOSE) đã mua 1.036.190 cổ phiếu của CTCP Chiếu xạ An Phú (mã APC - HOSE) qua đó nâng tỷ lệ sở hữu lên 10,85% vốn.

Trước khi thực hiện giao dịch,TMS sở hữu 205.130 cổ phiếu APC, tương đương 1,79% vốn của APC. Với việc mua vào số cổ phiếu trên, TMS đã tăng sở hữu lên 1.241.320 cổ phiếu, tương đương 10,85% vốn. Ngày giao dịch làm thay đổi tỷ lệ sở hữu và trở thành cổ đông lớn 31/10.

Trong tháng 10/2013, APC là một trong những cổ phiếu tăng giá mạnh nhất trên HOSE. Với việc TMS muốn trở thành cổ đông lớn và công ty mẹ lãi ròng quý 3 hơn 5,7 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ, giá cổ phiếu của APC đã tăng từ 10.700 đồng/cp lên 13.600 đồng/cp.



Tin Trong Nước

Khai thác than 10 tháng đạt 32,6 triệu tấn, tồn kho 6,1 triệu tấn

Trong 10 tháng đầu năm, ngành than đã sản xuất được 32,6 triệu tấn than sạch, đạt 72,5% kế hoạch năm và giảm 4,5% so với cùng kỳ năm 2012, theo báo cáo mới nhất của Bộ Công thương.

Riêng trong tháng 10, sản lượng than sạch của Việt Nam ước đạt 3,4 triệu tấn, tăng 27,6% so với tháng 9 và tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2012.

Việt Nam đặt mục tiêu sản xuất 45 triệu tấn than sạch trong năm 2013.

Bộ Công thương cho biết sản lượng khai thác và sản xuất than tăng chậm do ảnh hưởng của mưa, bão liên tiếp ngay từ đầu tháng.

Trong tháng 10, nhờ chuẩn bị tốt các loại than cho nhu cầu thị trường nên sản lượng than tiêu thụ ước đạt 2,7 triệu tấn, tăng 36,2% so với tháng 9, trong đó tiêu thụ trong nước tăng 33,6%.

Tính chung 10 tháng, sản lượng than tiêu thụ ước đạt trên 30,5 triệu tấn, giảm 29,0% so với cùng kỳ, trong đó lượng than xuất khẩu đạt 9,8 triệu tấn, giảm 29,2%.

Xuất khẩu than gặp nhiều khó khăn do sức tiêu thụ than trên thế giới và Trung Quốc giảm sút, đồng thời cung vượt cầu dẫn đến cạnh tranh gay gắt.

Tồn kho than tiêu chuẩn tính đến hết tháng 10 đứng ở mức khoảng 6,1 triệu tấn.

Về hoạt động khai thác và chế biến các loại khoáng sản khác, Bộ Công thương cho biết sản lượng 10 tháng tiếp tục ổn định nên duy trì được mức tăng trưởng so với cùng kỳ: khai thác apatít ước đạt gần 2,2 triệu tấn, tăng 10,6%; tinh quặng đồng tăng gấp 5,5 lần; đồng tấm tăng 24,9%; quặng sắt tăng 64,1%; vàng tăng 13,4%… Tiêu thụ các sản phẩm này cũng rất tốt: tinh quặng đồng tăng 42,7%; đồng tấm tăng gấp 2,6 lần; quặng sắt tăng gấp 5 lần.



Nhập khẩu gỗ nguyên liệu sẽ giảm

Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vifores) dự báo nhập khẩu gỗ nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu của Việt Nam sẽ giảm còn 40% trong năm 2020 và xuống còn 25% nhu cầu vào năm 2030, so với tỷ lệ hiện tại là 80% nguồn nguyên liệu phải nhập khẩu.

Ông Nguyễn Tôn Quyền, Tổng thư ký Vifores cho biết, việc tuân thủ các đạo luật về nguồn gốc gỗ nguyên liệu do các quốc gia nhập khẩu đưa ra, nên nhập khẩu gỗ có suy hướng giảm và các doanh nghiệp đang bắt đầu phát triển theo hướng bền vững hơn thông qua việc đẩy mạnh sử dụng gỗ rừng trồng cho chế biến xuất khẩu.

Cụ thể, kim ngạch nhập khẩu gỗ tăng từ 151 triệu đô la Mỹ trong năm 2000 lên 1,3 tỉ đô la Mỹ trong năm 2011. Nhưng trong hai năm 2012 và 2013 nhập khẩu gỗ có xu hướng giảm. Năm 2012 kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này chỉ bằng 90% so năm 2011.

Gỗ được nhập chủ yếu từ 26 quốc gia, trong đó thị trường chính là Trung Quốc, Mỹ, Malaysia, Thái Lan, New Zeland và Lào. Vifores dự báo kim ngạch nhập khẩu gỗ trong cả năm 2013 sẽ tiếp tục giảm so với năm 2012.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện ngành đồ gỗ trong nước đang phải nhập khẩu tới 4 triệu m³ gỗ/năm, chiếm đến 80% tổng nguyên liệu sử dụng của toàn ngành cho xuất khẩu. Định hướng phát triển ngành gỗ trong thời gian tới sẽ đẩy mạnh phát triển việc sử dụng nguyên liệu gỗ rừng trồng trong nước theo chiến lược phát triển và quy hoạch chế biến gỗ đã được ban hành.

Bên cạnh đó, ngành gỗ cũng tập trung sử dụng các sản phẩm từ ván nhân tạo và gỗ từ rừng trồng, phát triển các sản phẩm có ưu thế cạnh tranh cao như đồ gỗ nội thất, đồ gỗ ngoài trời và đồ mộc mỹ nghệ nhằm tăng giá trị xuất khẩu cũng như giảm việc sử dụng nguyên liệu gỗ trong chế biến xuất khẩu.

Xuất khẩu thủy hải sản đạt 5,5 tỷ USD

Bộ NNPTNT cho biết, xuất khẩu thủy-hải sản tháng 10 ước đạt 680 triệu USD. Kết quả này đưa tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản 10 tháng 2013 lên 5,5 tỷ USD, tăng 7,3% so với cùng kỳ 2012.

Trong quý 3/2013, xuất khẩu thủy sản đạt trên 1,9 tỷ USD, tăng 17,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung 10 tháng qua, xuất khẩu thủy sản đạt 5,480 tỷ USD. Trong đó, riêng mặt hàng tôm tăng mạnh và liên tục từ quý II, do nguồn cung tôm thế giới giảm và giá tôm nhập khẩu tăng, còn các mặt hàng khác đều chững lại hoặc giảm.

Theo Vasep, 9 tháng năm 2013, xuất khẩu tôm là mảng sáng duy nhất trong bức tranh chung của thủy sản Việt Nam. Xuất khẩu tôm đã góp phần quan trọng cho mức tăng trưởng dương của toàn ngành 6,4% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.

Nhờ giá xuất khẩu tăng trong bối cảnh nguồn cung giảm mạnh, xuất khẩu tôm quýIII tăng trưởng từ 45,5-65,5% qua các tháng so với cùng kỳ. Từ nay đến cuối năm, xuất khẩu tôm sẽ tiếp tục tăng trưởng tại các thị trường chính như Mỹ, EU, Nhật Bản và Trung Quốc.

Trong đó, tôm chân trắng ngày càng khẳng định vị thế với tỷ trọng khoảng 48,7% tổng giá trị xuất khẩu tôm và tăng 168% trong tháng 10 đạt gần 200 triệu USD và tăng 95% trong 10 tháng đầu năm đạt 1,18 tỷ USD.



Sáng 5/11, giá vàng giảm gần 100 nghìn đồng/lượng

So phiên đầu tuần, giá vàng SJC sáng 5/11 giảm 90 nghìn đồng/lượng, giao dịch tại 36,74-36,80 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, giá vàng thế giới lại đang được mua bán tại 1.317 USD/oz, tăng nhẹ 2 USD so với sáng qua.

Vào lúc 8h30, giá vàng SJC tại Tp. Hồ Chí Minh và Hà Nội giao dịch tại 36,74-38,80 triệu đồng/lượng, giảm 90 nghìn đồng/lượng ở cả 2 chiều. Chênh lệch mua bán hiện đang là 60 nghìn đồng/lượng.

Cùng thời điểm này, DOJI đang có mức giá mua vào tốt hơn là 36,75 triệu đồng/lượng trong khi giá bán ra cũng là 36,80 triệu đồng/lượng.

Tại ngân hàng Eximbank, vàng giao dịch tại 36,75-36,79 triệu đồng/lượng. Đây cũng là mức giá niêm yết tốt nhất trong khối các ngân hàng.

Tại Bảo Tín Minh Châu, vàng miếng Rồng Vàng Thăng Long giữ nguyên giá giao dịch tại 34,25-34,8 triệu đồng/lượng.

Trên thị trường thế giới, giá vàng giao ngay được mua bán tại 1.317 USD/oz, tăng nhẹ 2 USD so với thời điểm khảo sát sáng hôm qua. Quy đổi theo tỷ giá Vietcombank, chênh lệch giá vàng đang là 3,26 triệu đồng/lượng.

Trung Quốc chiếm khoảng 30% kim ngạch xuất khẩu nông sản của VN

Trong 9 tháng đầu năm, xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch nông sản của cả nước, đại diện Bộ Công Thương cho biết tại buổi họp báo thường kỳ chiều ngày 4/11.

Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu nhiều sang thị trường láng giềng này là sắn, cao su, gạo, hạt điều, các mặt hàng rau quả và thủy sản.

Số liệu công bố tại buổi họp báo cho thấy tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước trong 10 tháng đầu năm ước đạt 107,97 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ, trong đó xuất khẩu nhóm nông, lâm, thủy sản ước đạt 16,4 tỷ USD.

Đại diện Bộ Công thương cũng cho biết bộ đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và các hiệp hội ngành hàng nông sản đã triển khai các công việc đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, đặc biệt là sang thị trường Trung Quốc.

Đây là thị trường tiêu thụ các loại nông sản tương đối gần với các sản phẩm nông sản xuất khẩu của chúng ta.

Vừa qua, Việt Nam và Trung Quốc đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác thương mại hàng nông sản giữa hai nước.

Để tiếp tục tăng cường xuất khẩu hàng nông sản sang thị trường này, các doanh nghiệp và thương nhân cần tiếp tục chủ động nâng cao chất lượng hàng nông sản xuất khẩu; nắm bắt thông tin chi tiết về đối tác và mặt hàng để có chiến lược kinh doanh, đàm phán để đảm bảo tiêu thụ nông sản cho đúng với mùa vụ; các doanh nghiệp cũng cần phối hợp chặt chẽ với nhà sản xuất để tạo thành chuỗi cung ứng hiệu quả.



Giá cà phê Tây Nguyên giảm xuống 30,1 triệu đồng/tấn

Sau phiên tăng cuối tuần trước, sáng nay giá cà phê Tây Nguyên giảm 100 nghìn đồng/tấn xuống 29,8-30,1 triệu đồng/tấn do thị trường cà phê thế giới tiếp tục ảm đạm.

Theo số liệu từ Trung tâm thương mại và du lịch Đắk Lắk mà Bloomberg cung cấp, mức giá mua vào nội địa cà phê nhân của Việt Nam hiện đã xuống thấp nhất kể từ năm 2010. Giá cà phê robusta giao tại cảng giá FOB giảm 6 USD xuống 1.483 USD/tấn, theo giá giao tháng 1 của sàn London. Trên cả 2 sàn giao dịch chính thế giới tại London và NewYork, giá cà phê các loại tiếp tục có phiên giảm, đặc biệt giá arabica tiếp tục giảm sâu. Đây là yếu tố kéo thị trường cà phê thế giới tiếp tục đi xuống. Trên sàn Liffe tại London, giá cà phê robusta các kỳ hạn có phiên giảm trở lại, gần bằng mức tăng của phiên trước đó. Cụ thể, kỳ hạn giao tháng 1 giá giảm 6 USD, tương đương 0,4% xuống 1.483 USD/tấn. Kỳ hạn giao tháng 3 giá giảm 7 USD, tương đương 0,47% xuống 1.476 USD/tấn. Các kỳ hạn khác giá giảm trên 0,4%. Trên sàn ICE tại NewYork, giá arabica tiếp tục giảm sâu, nối dài chuỗi giảm giá gần như liên tục trong 3 tuần qua. Cụ thể, kỳ hạn giao tháng 12 giá giảm 1,75% xuống 103,7 cent/pound. Kỳ hạn giao tháng 3 giá giảm 1,66% xuống 106,8 cent/pound. Các kỳ hạn khác giá giảm trên dưới 1,6%. Giá cà phê robusta trên sàn London phiên vừa qua tiếp tục giảm nhẹ do áp lực giảm giá từ cà phê arabica. Trong phiên giao dịch, giá có lúc đã tăng nhẹ do thông tin có một cơn bão sẽ ảnh hưởng đến các khu vực trồng cà phê chính ở Việt Nam và dự trữ robusta tại sàn Liffe giảm mạnh. Lượng robusta có giấy chứng nhận phân cấp hợp lệ trong kho theo dõi bởi NYSE Liffe giảm 5,6% xuống 53.020 tấn vào ngày 28/10 so với hai tuần trước đó. Theo một cuộc khảo sát của Bloomberg với 10 nhà đầu tư trong tháng 8, dự báo dự trữ sẽ giảm xuống 52.000 tấn trước khi kết thúc năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2000. Tuy nhiên, theo ông Rodrigo Costa, giám đốc giao dịch ở Caturra Coffee Corp, giá cà phê robusta kỳ hạn có thể sẽ giảm xuống 1.300 USD/tấn do vẫn trên chi phí sản xuất và đồng USD mạnh. Giá cà phê arabica có thể xuống 90-95 cent/pound. Tuy nhiên ông Costa không đưa ra một khung thời gian cụ thể. Indonesia cũng đang bán cà phê vụ 2013-2014 của nước này. Lượng cà phê xuất khẩu tuần vừa qua đạt 500-1.000 tấn trong tuần trước, giảm từ 2.000 tấn một tuần trước đó, dữ liệu từ các thương nhân. Giá mua nội địa vào tuần trước cũng xuống 16.500-17.800 rupiah/kg (1,45 USD) , thấp hơn nhiều so với từ 18.000-19.500 rupiah tuần trước đó.

Chất lượng giảm, kim ngạch xuất khẩu cá ngừ giảm

Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam 9 tháng đầu năm 2013 đạt 414,763 triệu USD, giảm 4,5% so với cùng kỳ năm trước.

Mặc dù mức sụt giảm không lớn, nhưng theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, đây là dấu hiệu cho thấy ngành Cá ngừ của Việt Nam khó có thể cán đích ở mức tương đương năm 2012 (gần 600 triệu USD).

Có ý kiến cho rằng, từ khi xuất hiện hình thức khai thác cá ngừ mới là câu đèn, sản lượng đánh bắt cá ngừ của Việt Nam tăng mạnh nhưng chất lượng cá ngừ sau thu hoạch lại giảm.

Còn theo các chuyên gia Nhật Bản (nước đứng đầu thế giới về tiêu thụ mặt hàng cá ngừ tươi và đông lạnh), chất lượng cá ngừ đại dương phụ thuộc vào cách sơ chế và bảo quản sau đánh bắt. Hiện tại, đây chính là điểm yếu của ngành Cá ngừ Việt Nam.

Tín dụng ngoại tệ của TPHCM giảm mạnh

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TPHCM, ước tính đến cuối tháng 10-2013, cho vay bằng ngoại tệ quy ra tiền đồng của các tổ chức tín dụng trên địa bàn là 152.291 tỉ đồng, giảm 19,32% so với cuối năm 2012.

Trong khi đó, huy động vốn bằng ngoại tệ của các tổ chức tín dụng trên địa bàn chỉ giảm 0,39% so với cuối năm 2012, ở mức 176.347 tỉ đồng.

Cho vay bằng ngoại tệ giảm mạnh đã kéo tăng trưởng tổng tín dụng của cả thành phố thấp hơn mức tăng trưởng chung của cả nước. Cụ thể, ước tính đến cuối tháng 10, tổng dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng trên địa bàn là 902.500 tỉ đồng, tăng 5,5% so với cuối năm 2012. Trong khi đó, tăng trưởng tín dụng của cả nước tính đến cuối tháng 9 đã là 6,82%.

Do vậy, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc NHNN chi nhánh TPHCM, cho biết thành phố sẽ cố gắng đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 12% theo chủ trương NHNN đề ra, nhưng ông dự báo chỉ đạt mức 10%.

Hiện nay, theo Thông tư 37/2012/TT-NHNN có hiệu lực từ đầu tháng 1-2013, chỉ có các doanh nghiệp có nguồn thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh bằng ngoại tệ thì mới được vay ngoại tệ tại các ngân hàng, trừ các doanh nghiệp vay nhập khẩu xăng dầu. Những năm trước, các doanh nghiệp nhập khẩu, vốn có nhu cầu ngoại tệ cao, thường vay ngoại tệ để thanh toán đơn hàng. Sau khi thông tư 37 có hiệu lực, các đối tượng trên buộc phải vay tiền đồng sau đó mua ngoại tệ để thanh toán. Như vậy theo quy định này, chỉ có các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa và nhập khẩu xăng dầu mới có thể vay đô la Mỹ.

Theo NHNN chi nhánh TPHCM, các ngân hàng hiện đang cho vay đô la Mỹ với lãi suất 5-7%. Tuy nhiên, đa số các ngân hàng hiện đang triển khai nhiều chương trình cho vay đô la Mỹ kỳ hạn ngắn với mức lãi suất dưới 5%.

Ví dụ như HDBank đang dành 30 triệu đô la Mỹ cho vay với lãi suất ưu đãi theo từng kỳ hạn từ một đến sáu tháng. Cụ thể, với kỳ hạn 1-2 tháng, doanh nghiệp sẽ được HDBank cho vay với lãi suất 3%/năm, kỳ hạn 3 tháng là 3,5%/năm,… và kỳ hạn sáu tháng là 4,25%/năm.

VietinBank cũng đang cho vay đô la Mỹ kỳ hạn ngắn với mức lãi suất 3,5- 5%/năm. Các ngân hàng khác như Eximbank, ACB, Sacombank… lãi suất cho vay ngoại tệ kỳ hạn ngắn cũng dao động trong khoảng 4-5,5%/năm. Tuy nhiên, để được vay mức lãi suất trên các doanh nghiệp phải sử dụng các dịch vụ khác do ngân hàng cung cấp.

Trong khi đó, tại các ngân hàng nước ngoài, hiện doanh nghiệp có thể vay đô la Mỹ với lãi suất 3-4% mà không cần sử dụng dịch vụ của ngân hàng vì các ngân hàng này có ưu thế là có nguồn ngoại tệ giá rẻ từ ngân hàng mẹ.

Vốn tiền đồng trong các ngân hàng đang dồi dào nên hiện nay các doanh nghiệp đã có thể vay các kỳ hạn ngắn với mức lãi suất 5-6%, dĩ nhiên sẽ phải sử dụng các dịch vụ khác của ngân hàng như thanh toán, chuyển tiền, thẻ… Thêm vào đó, mặc dù tỷ giá tiền đồng và đô la Mỹ đã ổn định hơn một năm nay, nhưng với tuyên bố gần đây của Thủ tướng trong chuyến thăm Mỹ vào cuối tháng 9, khi trả lời Bloomberg rằng tiền đồng có thể mất giá thêm tối đa 2% trong những tháng cuối năm tùy vào điều kiện thị trường, nên nhiều doanh nghiệp cũng ngại vay đô la Mỹ trong thời gian này mà chuyển sang vay tiền đồng.

TPHCM: Kiều hối tiếp tục tăng nhanh

Theo ông Nguyển Hoàng Minh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TPHCM, kiều hối 10 tháng đầu năm nay ước đạt 3,7 tỉ đô la Mỹ, bằng trên 90% của cả năm ngoái.

Theo thống kê của NHNN chi nhánh TPHCM, trong 9 tháng đầu năm kiều hối chuyển về TPHCM đạt gần 3,5 tỉ đô la Mỹ, tăng nhiều so với số ước là 2,9 tỉ đô la Mỹ, và đã bằng 84% của cả năm 2012.

Ông Minh cho rằng năm nay lượng kiều hối về TPHCM chắc chắn sẽ tăng cao hơn năm ngoái vì quí 4 mới là mùa mà kiều bào thường gửi tiền về cho người thân ăn tết.

Kiều hối được chuyển về chủ yếu là từ Mỹ, châu Âu, Hàn Quốc, Úc và các nước khu vực Đông Nam Á. Năm nay, lượng kiều hối về từ Trung Quốc cũng tăng hơn, và chiếm khoảng 5% so với doanh số kiều hối về TPHCM.

Theo ông Minh, gia đình kiều bào gửi kiều hối về Việt Nam chiếm đa số, lượng kiều hối từ lĩnh vực xuất khẩu lao động chỉ chiếm khoảng 20%.

Ông Trịnh Hoài Nam, Phó giám đốc Công ty kiều hối Đông Á, cho biết trong 10 tháng đầu năm nay, mặc dù tình hình kinh tế thế giới vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng lượng kiều hối chuyển về Việt Nam thông qua công ty vẫn có những chuyển biến tích cực, tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 95% so với mục tiêu đề ra năm nay, và có khả năng lượng kiều hối chuyển về qua công ty trong năm nay sẽ vượt chỉ tiêu của cả năm 30%.

Ông Nam cho biết căn cứ để có thể dự báo lượng kiều hối của công ty sẽ vượt kế hoạch cả năm đó là theo tính chất mùa vụ vào dịp cuối năm, lượng kiều hối chuyển về Việt Nam thường tăng mạnh khoảng 30-35% so với trung bình các tháng trong năm do người Việt có xu hướng chuyển tiền về cho người thân ăn tết.

Đặc biệt, theo ông Nam, trong năm nay, lượng kiều hối được ghi nhận tăng trưởng tốt còn nhờ vào tỷ lệ thất nghiệp các nước phát triển đã giảm 50% so với năm trước, hiện vào khoảng 4-5% so với mức 9-10% trước đây, nên công đồng người Việt tại Mỹ, Úc, Canada có công việc ổn định, nguồn thu nhập dần được phục hồi. Đây là một tác nhân quan trọng để thu hút một lượng kiều hối đổ về Việt Nam vào những tháng cuối năm 2013 và đầu năm 2014.

Đối với Công ty kiều hối Sacombank (SBR), trực thuộc Sacombank, doanh số kiều hối chuyển về nước qua công ty này trong 9 tháng năm nay đạt khoảng 1,2 tỉ đô la Mỹ. Đây cũng là công ty có doanh số lớn nhất trong các công ty, ngân hàng nhận kiều hối.

Theo một lãnh đạo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, cơ quan này không có thống kê cụ thể qua hằng năm lượng tiền mà người lao động xuất khẩu gửi về, nhưng thường theo báo cáo của các tỉnh thành, thì ở mức 1,8-2 tỉ đô la Mỹ. Tuy vậy, nguồn tin này cho rằng, lượng kiều hối nói trên có thể cao hơn do ngoài các kênh chính thống, kiều hối vẫn chảy về qua các dịch vụ gửi tiền không chính thức, hoặc do người thân mang về.

Ngân hàng quý 3: lợi nhuận giảm, nợ xấu tăng

Báo cáo tài chính quý 3 của một loạt ngân hàng vừa công bố cho thấy, lợi nhuận hầu hết sụt giảm, trong khi nợ xấu vẫn tiếp tục tăng.

Chín tháng đầu năm 2013, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (Saigonbank) đạt 388,8 tỉ đồng, hoàn thành 94% kế hoạch cả năm (412 tỉ đồng). Tuy nhiên, khoản lợi nhuận trước thuế này chỉ bằng 90% so với cùng kỳ năm ngoái (chín tháng năm 2012 đạt 430,8 tỉ đồng). So với chín tháng đầu năm 2012, mặc dù chi phí hoạt động kinh doanh của Saigonbank đã được tiết giảm 1,2%, từ 266,6 tỉ đồng xuống còn 263,3 tỉ đồng, song thu nhập thuần từ lãi của ngân hàng giảm mạnh tới 17%, từ 763,5 tỉ đồng xuống còn 633,7 tỉ đồng; lợi nhuận thuần từ kinh doanh giảm tới 22%, còn 429 tỉ đồng.

Báo cáo tài chính quý 3 của một loạt ngân hàng khác vừa công bố đều thể hiện tình trạng cho vay khó khăn, lợi nhuận sụt giảm. Như ngân hàng Đông Á, tính đến thời điểm 30.9, lượng vốn huy động tăng tới 17%, nhưng vốn tín dụng chỉ tăng trên 1%. Do vậy, các khoản chi phí, thu nhập khác dù vẫn ổn định song lợi nhuận trước thuế chín tháng đầu năm giảm phân nửa so với cùng kỳ năm ngoái, đạt hơn 510 tỉ đồng. Tương tự, ngân hàng Phương Nam (Southbank), chín tháng huy động vốn cũng tăng 17%, song cho vay giảm 0,2% so với đầu năm. Luỹ kế chín tháng, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đạt hơn 226,4 tỉ đồng, giảm 8% so với cùng kỳ. Ngân hàng Kiên Long, lợi nhuận sau thuế chín tháng đạt 283 tỉ đồng, giảm 2% so với cùng kỳ. Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) nằm trong số ít các ngân hàng có lợi nhuận tăng so với cùng kỳ năm trước: luỹ kế chín tháng, lợi nhuận trước thuế đạt hơn 1.217 tỉ đồng, tăng 2% so với cùng kỳ năm ngoái. Song Sacombank cũng chung tình trạng tăng trưởng tín dụng thấp hơn nhiều so với tăng trưởng huy động, khi tỷ lệ này đạt lần lượt là 13% và 19%...

Mặc dù nằm trong số ít các ngân hàng có lợi nhuận tăng trưởng, song tỷ lệ nợ xấu của Sacombank cũng tăng lên. Theo đó, tính đến thời điểm 30.9, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng là 2,52%, tăng 0,47% so với hồi đầu năm là 2,05%. Tương tự, ngân hàng Quân đội (MB), dù dẫn đầu khối ngân hàng thương mại cổ phần về con số lợi nhuận tuyệt đối, song nợ xấu cũng tăng từ 2,44% thời điểm 30.6 lên 2,55% thời điểm 30.9. Một ngân hàng có quản trị rủi ro tương đối chặt chẽ khác là Vietcombank, nợ xấu cũng đạt xấp xỉ 3% - ngưỡng buộc phải bán nợ xấu cho công ty VAMC.

Ngân hàng Saigonbank, cho vay khách hàng giảm 1,4%, song tỷ lệ nợ xấu vẫn tăng từ 2,93% hồi đầu năm 2013 lên 3,72% thời điểm 30.9. Ngân hàng Phương Nam, tính đến 30.9, dù cho vay khách hàng giảm nhẹ, song nợ xấu vẫn tăng lên mức 3,79%, so với hồi đầu năm là 3,02%. Tính chung lại, tỷ lệ nợ xấu của Kiên Long tới thời điểm 30.9 là 2,73%. Ngân hàng Nam Việt (Navibank), nợ xấu đang từ mức 6,11% hồi 30.6 đã vọt lên 8,77% tại thời điểm 30.9. Đặc biệt như ngân hàng Xăng dầu Petrolimex (PGBank), tỷ lệ nợ xấu tại thời điểm 30.9 còn lên tới 9,5%.



Каталог: portal -> fscfiles -> others
others -> Ctcp chứng khoáN ĐỆ nhấT – the first securities joint stock company
others -> Ctcp chứng khoáN ĐỆ nhấT – the first securities joint stock company
others -> Ctcp chứng khoáN ĐỆ nhấT – the first securities joint stock company
others -> Ctcp chứng khoáN ĐỆ nhấT – the first securities joint stock company
others -> Ctcp chứng khoáN ĐỆ nhấT – the first securities joint stock company
others -> Ctcp chứng khoáN ĐỆ nhấT – the first securities joint stock company
others -> O0o BÁo cáo kết quả ĐỢt phát cổ phiếU
others -> BẢn tin thị trưỜng chứng khoáN 21/10/2014 KẾt quả giao dịch trong ngàY
others -> Ctcp chứng khoáN ĐỆ nhấT – the first securities joint stock company
others -> Ctcp chứng khoáN ĐỆ nhấT – the first securities joint stock company

tải về 211.29 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương