Coâng ty thöÔng maïI ÑAÀu tö vaø phaùt trieåN (becamex)


Hiện trạng chất lượng môi trường không khí



tải về 1.21 Mb.
trang15/42
Chuyển đổi dữ liệu30.01.2023
Kích1.21 Mb.
#54154
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   42
[123doc] - du-an-dau-tu-xay-dung-chung-cu-cao-cap-phong-phu-khu-b

5.1. Hiện trạng chất lượng môi trường không khí


  • Kết quả khảo sát và đo đạc chất lượng môi trường không khí xung quanh và điều kiện vi khí hậu tại khu vực xây dựng dự án tại Khu dân cư Intresco Phong Phú (13E), xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh. Vị trí lấy mẫu tại giữa khu đất hiện hữu của dự án.

Bảng 8: Kết quả đo đạc chất lượng không khí tại khu vực dự án
Mẫu 1: Được lấy ở đầu hướng gió (đường số 1)

Các chỉ tiêu

Đơn vị đo

Kết quả
14/12/2007

Tiêu chuẩn cho phép
TCVN 5937 - 2005

Bụi

mg/m3

0,27

0,30

NO2

mg/m3

0,015

0,20

CO

mg/m3

1,5

30,0

SO2

mg/m3

0,10

0,35

Độ Ồn

dBA

52-54

60

Đơn vị phân tích:Phân viện nghiên cứu KHKT -BHLĐ ngày14/ 12/2007.
Mẫu 2: Được lấy ở cuối hướng gió (đường số 7)



Các chỉ tiêu

Đơn vị đo

Kết quả
14/12/2007

Tiêu chuẩn cho phép
TCVN 5949 - 2005

Bụi

mg/m3

0,32

0,30

NO2

mg/m3

0,025

0,20

CO

mg/m3

2,2

30,0

SO2

mg/m3

0,12

0,35

Độ Ồn

dBA

48-50

60

Đơn vị phân tích: Phân viện nghiên cứu KHKT - BHLĐ ngày 14/12/2007.
Ghi chú:

  • Mẫu khí được lấy tại khu vực dự án, xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, TPHCM.

  • TCVN 5937-2005: tiêu chuẩn này quy định giới hạn các thông số và nồng độ cho phép của các thông số cơ bản (bao gồm bụi lơ lững, CO, NO2, SO2… trong không khí xung quanh)

  • Kết quả đo đạc cho thấy, chất lượng môi trường không khí tại khu vực dự án các chỉ tiêu nhìn chung khá cao tuy nhiên những chỉ tiêu này vẫn chưa vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Tại vị trí đo đạc, hầu hết các giá trị đo đạc đều thấp hơn so với giới hạn thải tối đa cho phép của các chất này có mặt trong môi trường không khí xung quanh. Kết quả đo đạc phân tích chất lượng môi trường không khí trong khu vực dự án được trình bày trong bảng số 8.

5.2. Hiện trạng chất lượng môi trường nước ngầm


  • Đối với chất lượng môi trường nước ngầm lấy mẫu tại giếng khoan ( đường số 5 khu chung cư, giếng sâu 32m) ) trong khu vực dự án. Kết quả khảo sát và đo đạc chất lượng môi trường nước ngầm tại khu vực dự án được thể hiện trong bảng số 9.

Bảng 9: Kết quả đo đạc chất lượng nước ngầm tại giếng khoan trong khu vực dự án

Các chỉ tiêu

Đơn vị đo

Kết quả
14/12/2007

Tiêu chuẩn cho phép
TCVN 5944-2005

pH

-

5,5

6,5-8,5

Độ cứng

mgCaCO3/L

18

300-500

TDS

mg/L

126

750-1500

Cl-

mg/L

10,2

200-600

NH+4

mg/L

0.05

-

NO-3

mg/L

0.36

45

NO-2

mg/L

0

-

SO42-

mg/L

8,5

200-400

Tổng Fe

mg/L

0,6

1-5

Tổng Coliform

MPN/100ML

0

0

Đơn vị phân tích: Phân viện nghiên cứu KHKT - BHLĐ ngày 14/ 12/2007.
Ghi chú:

  • Mẫu nước được lấy tại khu vực dự án, xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, TPHCM

  • TCVN 5944-2005: chất lượng nước – tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm (tiêu chuẩn này giới hạn các thông số và nồng độ cho phép của chất ô nhiễm trong nước ngầm. Ngoài ra, tiêu chuẩn này còn được áp dụng để đánh giá và giám sát chất lượng của một nguồn nước ngầm trong một khu vực nhất định)

  • Theo kết quả phân tích chất lượng nước ngầm tại giếng khoan của khu vực dự án cho thấy chất lượng nước ngầm rất tốt, chất lượng nước đạt tiêu chuẩn cho phép (TCVN 5944-2005). Tuy nhiên để có thể phục vụ cho mục đích cấp nước sinh họat và các nhu cầu dùng nước khác thì nước giếng khoan phải qua hệ thống xử lý lọc, hấp phụ, khử trùng mới đảm bảo chất lượng nước cấp theo tiêu chuẩn của Bộ Y Tế.

5.3. Hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt (cô diệu: đặc điểm sông mã voi, cách thức lấy mẫu)


Đối với chất lượng môi trường nước mặt tại rạch Mã Voi – nguồn tiếp nhận nước thải. Kết quả khảo sát và đo đạc chất lượng nước mặt tại khu vực dự án được thể hiện trong bảng số 10.
Bảng10: Kết quả đo đạc chất lượng môi trường nước mặt

Các chỉ tiêu

Đơn vị đo

Kết quả
14/12/2007

Tiêu chuẩn cho phép
TCVN 5942-2005

A

B

pH

-

5,81

6,0-8,5

5,5-9,0

COD

mg/L

42

<10

<35

BOD5

mg/L

19

<4,0

<25

TSS

mg/L

5,81

-

-

NO3-

mg/L

5,2

-

-

PO42-

mg/L

0,4

-

-

Tổng coliform

MPN/100ml

1,5*106

<5000

<10.000

Đơn vị phân tích: Phân viện nghiên cứu KHKT - BHLĐ ngày 14/ 12/2007.
Ghi chú:

  • Cột A áp dụng đối với nước mặt có thể dùng làm nguồn cấp nước sinh hoạt (nhưng phải qua quá trình xử lý theo quy định).

  • Cột B áp dụng đối với nước mặt dùng cho các mục đích khác. Nước dùng cho nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản có quy định riêng.

  • TCVN 5942-2005: tiêu chuẩn chất lượng nước mặt ( tiêu chuẩn này qui định giới hạn các thông số và nồng độ cho phép của các chất ô nhiễm trong nước mặt. Ngòai ra, tiêu chuẩn này áp dụng để đánh giá mức độ ô nhiễm của nguồn nước mặt)

Kết quả phân tích chất lượng mẫu nước mặt tại khu vực của dự án cho thấy chất lượng nước mặt đã bị ô nhiễm, hầu như tất cả các chỉ tiêu chất lượng nước đều vượt tiêu chuẩn cho phép (TCVN 5942-2005). Nguồn nước bị ô nhiễm bởi các thành phần hữu cơ, thể hiện qua các thông số BOD5, COD cao và DO thấp. Nguồn gốc của các thành phần ô nhiễm này chủ yếu là từ nước thải sinh hoạt của người dân tại khu vực sông chợ Đệm, rạch Mã Voi, vvv…(là những nguồn tiếp nhận nước thải).

II. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI


HuyệnBình Chánh là một trong 5 huyện ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh, có tổng diện tích tự nhiên là 25.269,16 ha, chiếm 12% diện tích toàn thành phố. Dân số tính đến năm 2003 là 219.340 người, chiếm 3,9% dân số thành phố, mật độ dân số bình quân là 820 người/km2, với 15 xã và 1 thị trấn. Huyện Bình Chánh nằm về phía Tây-Tây Nam của nội thành TP.HCM, cách trung tâm thành phố khoảng 15km. Phía Bắc giáp huyện Hóc Môn, phía Nam giáp 2 huyện Bến Lức và Cần Giuộc tỉnh Long An, phía Tây giáp huyện Đức Hòa tỉnh Long An, phía Đông giáp quận Bình Tân, Quận 7, Quận 8 và huyện Nhà Bè.
Kinh tế xã hội Xã Phong Phú
Những năm đầu giải phóng nền kinh tế của xã Phong Phú hoàn toàn dựa vào nông nghiệp là chính, hệ thống cơ sở hạ tầng chưa có, mật độ dân cư sống thưa thớt, trình độ dân trí còn thấp, do đó đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
Các hướng tiếp giáp của xã Phong Phú:

  • Phía Đông của xã giáp huyện Nhà Bè, Tp. Hồ Chí Minh

  • Tây giáp xã Hưng Long, huyện Bình Chánh, Tp. Hồ Chí Minh

  • Nam giáp xã Đa Phước, huyện Bình Chánh, Tp. Hồ Chí Minh

  • Bắc giáp xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, Thị trấn An Lạc, Tp. Hồ Chí Minh.

Sau 30 năm giải phóng, cùng với sự phát triển chung của khu vực, xã Phong Phú đã và đang trong quá trình phát triển đô thị hóa nhanh. Nhiều công ty, xí nghiệp kinh doanh trên địa bàn đã tạo việc làm cho lao động xã từng buớc thêm thu nhập, ổn định cuộc sống.
Hiện nay đời sống dân cư trong xã Phong Phú nhìn chung còn nhiều khó khăn, nhất là khu dân cư xung quanh khu vực dự án. Vẫn còn rất nhiều ngôi nhà lá, nhà ổ chuột.
Tổng diện tích xã Phong Phú 1868,9ha. Dân số: toàn xã có 85.195 hộ dân với 340.781 nhân khẩu. Xã Phong Phú có 4 trường học bao gồm: 1 trường cấpI, 1 trường cấp II, 1 trường cấp III và 1 trường dạy nghề. Xã có một Trạm Ytế.

  • Giao thông : Tuyến đại lộ Nguyễn Văn Linh cách ranh đất 118 m về phía Tây Bắc. Ngay trên quốc lộ 1A là một con lươn dài không có đường cắt ngang qua khu vực dự án nên giao thông đi vào khu vực dự án không thuận tiện. Trong khu vực dự án chưa có con đường nội bộ nên người dân đi lại ngay con đường bên trong dự án.

  • Cấp điện, nước: Hiện nay nguồn điện cấp cho xã là nguồn điện quốc gia, nguồn nước của người dân vẫn sử dụng nguồn nước giếng tự khoan.


  • tải về 1.21 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   42




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương