CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam sở y tế Độc lập – Tự do – Hạnh phúc



tải về 0.76 Mb.
trang1/5
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích0.76 Mb.
#15405
  1   2   3   4   5
UBND TỈNH HẬU GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

SỞ Y TẾ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số : /BC. SYT Hậu Giang, ngày tháng 12 năm 2012

(Dự thảo)
BÁO CÁO

TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG NGÀNH Y TẾ NĂM 2012 &

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NĂM 2013

-----------------------------


PHẦN I

KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC Y TẾ NĂM 2012
I. Các chương trình mục tiêu quốc gia

1. Chương trình Phòng chống dịch bệnh

a. Sốt xuất huyết

Tổng số cas mắc trong năm là 664, so với năm 2011 giảm 25 cas. Trong đó 2 huyện Châu Thành và Phụng Hiệp có số cas mắc cao nhất, lần lượt là 176 và 258 cas. Tử vong 01 cas. (2011 không cas tử vong)



b. Bệnh Tay-Chân- Miệng 

Tổng số cas mắc trong năm 2012 là 1.691 cas, tăng 27 cas so với năm 2011. Có 3 huyện mắc có số cas mắc cao nhất là : Vị Thủy (468), Phụng Hiệp(328), Vị Thanh (315).

Đặc biệt là không có cas tử vong ( so với 2011 có 06 cas tử vong).

c. Tình hình mắc các bệnh truyền nhiễm khác

Nhìn chung, trong năm các bệnh truyền nhiễm như : thương hàn, lỵ, tiêu chảy, thủy đậu, cúm có xảy ra nhưng không đáng kể, giảm rất nhiều so với cùng kỳ năm 2011. Đặc biệt là 2 bệnh tả và viêm não mô cầu không có cas mắc mới.



2. Công tác phòng chống Sốt rét

Tổng số cas mắc mới là 09 cas, tăng 04 cas so với năm 2011. Không có trường hợp nào tử vong.

Ngoài ra, đã cấp thuốc điều trị cho 652 lượt, tẩm hóa chất chăn màn cho 527 hộ, thực hiện 11.736 lam xét nghiệm.

3. Chương trình tiêm chủng mở rộng

Duy trì tiêm chủng thường xuyên cho các cháu trong độ tuổi, đúng lịch.

Trong năm, số trẻ dưới 1 tuổi được miễn dịch đầy đủ là 12.526 trẻ, đạt 98,2% .

4. Chương trình phòng chống HIV/AIDS

Thông tin giáo dục và thay đổi hành vi trong cộng đồng, điều trị người bệnh AIDS: Tổ chức tổng hợp, quản lý, cấp phát thuốc ARV cho các đơn vị trong tỉnh, theo dõi, thẩm định điều trị thuốc ARV cho bệnh nhân HIV/AIDS.

Giám sát dịch: tính đến tháng 12/2012, có:

- 109 cas nhiễm HIV, cộng dồn là 1.001 cas.

- 62 cas AIDS, cộng dồn 543 cas.

- 58 cas tử vong, cộng dồn 391 cas.

( Số liệu cộng dồn tính từ năm 2004)

5 . Chương trình Vệ sinh an toàn thực phẩm – Dinh dưỡng

Tăng cường kiểm tra, giám sát VSATTP trong dịp Tết Nguyên đán và giám sát định kỳ trong năm 2012 các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm, nhà hàng, khách sạn trên địa bàn tỉnh tổng số: 8.321 cơ sở trong đó : số cơ sở vi phạm: 938, xử lý cảnh cáo 315, cơ sở bị phạt 59 với tổng số tiền phạt 84.550.000 đồng.

Tình hình ngộ độc thực phẩm: Trong năm 2012 trên địa bàn tỉnh không có vụ ngộ độc thực phẩm nào xảy ra trên địa bàn tỉnh.

6. Công tác phòng chống lao

Tổ chức khám, điều trị bệnh lao và bệnh phổi, kiểm tra giám sát các cơ sở khám chữa bệnh trong tỉnh về công tác phòng chống bệnh lao và bệnh phổi. Tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh lao.

Trong năm thực hiện:

- Tổng số lần khám: 1.167 lượt .

- Tổng số tiêu bản đàm: 30.095

- Tổng số bệnh nhân được phát hiện: 793 (đạt 94.7% KH)

7. Chương trình Tâm thần kinh

Tăng cường phát hiện bệnh nhân mới.

Kiểm tra công tác quản lý và giám sát thống kê tại tuyến cơ sở.

Kiểm tra cung ứng thuốc và sử dụng an toàn, hợp lý thuốc hướng thần cho bệnh nhân tâm thần và động kinh.

Trong năm thực hiện:

- Tổng số bệnh mới phát hiện: 152 (đạt 116,9% KH).

- Tổng số bệnh được quản lý: 2.511 (đạt 95,8% KH).
8. Chương trình Phong- Da liễu

Tổng số phát hiện bệnh LTQĐTD đạt 229,64 % so với KH.

Tổng số khám và điều trị da đạt 146,19 % so với KH.

Tổng số BN phong mới phát hiện chiếm tỷ lệ 50 % vượt chỉ tiêu KH

Tổ chức thành công Hội nghị loại trừ bệnh phong năm 2012 của tỉnh Hậu Giang xếp loại xuất sắc.

9. Chương trình phòng chống SDD

Toàn tỉnh có 32/74 xã trọng điểm, 526 cộng tác viên đang hoạt động.

Duy trì được hoạt động của ô dinh dưỡng tại cộng đồng, hiện toàn tỉnh có 252 ô dinh dưỡng trong đó 215 ô chính và phát triển từ ô chính thêm 37 ô phụ.

Các hoạt động tại cộng đồng như: cân trẻ, chấm biểu đồ tăng trưởng định kì, thực hành dinh dưỡng kết hợp tuyên truyền kiến thức, hoạt động Ô dinh dưỡng và CLB không có trẻ suy dinh dưỡng được duy trì thường xuyên.

Kết quả thực hiện:

- Số phụ nữ có thai được uống viên sắt đạt 91,5%.

- Số sản phụ sau sanh được uống Vit.A đạt 99,8%.

- Tổng số trẻ < 2 tuổi bị SDD chiếm 12,5%.

- Tổng số trẻ < 5 tuổi bị SDD chiếm 15,9% (so với KH là 16,0%). (Chưa có công bố chính thức của Viện Dinh dưỡng năm 2012 của Hậu Giang)

10. Chương trình dân số - KHHGĐ

a. Thực hiện mục tiêu giảm sinh

Tổng số trẻ sinh ra sống là 12.157 trẻ (tăng 131 trẻ sck).

Có 1.237 trẻ là con thứ 3, chiếm tỷ lệ 10,18% (giảm 0,42% sck).

Tỷ suất sinh năm 2012 là: 15,7%o.

Giảm sinh là: 0,2%o (đạt 200% so KH Trung ương giao)

b. Các biện pháp tránh thai (BPTT)

Tổng các (BPTT) được thực hiện: 72.746/69.920, đạt 104% KH. Trong đó:

+ Đình sản đạt 239,1% KH.

+ Dụng cụ tử cung đạt 109,5% KH.

+ Thuốc tránh thai: Cấy (23,3%); Tiêm (107%); Uống (101,6%).

+ Bao cao su đạt 106,8% KH.



( Lưu ý: Thuốc cấy tránh thai chưa đạt chỉ tiêu năm do Trung ương cấp không đủ chi tiêu)

11. Chương trình CSSKSS

a. Chăm sóc sức khỏe bà mẹ

Số đẻ được quản lý thai đạt 87,84 %.

Phụ nữ có thai được khám thai 3 lần/ PN đẻ đạt 89,51 %, tăng 1,02 % sck.

Phụ nữ đẻ được tiêm VAT2 chiếm tỉ lệ 99,01%.

100% sản phụ sanh tại cơ sở y tế.

Chăm sóc sau sanh tại nhà trong tuần đầu: 80,5 %.



b. Công tác chăm sóc sức khỏe trẻ em

100% trẻ sau sinh được cân.

Sơ sinh < 2.500 gram chiếm tỉ lệ 1,35%

Tỉ suất chết chu sinh: 1,5 %0 .

Tỉ suất chết trẻ < 1tuổi : 3,9 %o và 5 tuổi: 4,4%0

12. Chương trình quân dân y kết hợp

Tổ chức tập huấn Hướng dẫn việc khám sức khoẻ thực hiện NVQS.

Điều tra thực trạng tại các cơ sở khám chữa bệnh và khả năng bảo đảm công tác khám chữa bệnh đáp ứng nhu cầu quốc phòng năm đầu chiến tranh theo Công văn số 23/BYT-KHTC ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Bộ Y tế.

Kiểm tra, bổ sung biên chế Đội điều trị dự bị động viên Theo Quyết định số 137/QĐ-TTg ngày 09/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 21/QĐ-TM ngày 02/01/2009 của Tổng tham mưu trưởng QĐNDVN.

Tổ chức khám sức khoẻ cho 3.651 thanh niên thuộc diện NVQS, sức khoẻ đạt từ loại 3 trở có 2.392 người. Giao quân đạt 100% chỉ tiêu giao.

Tổng kinh phí chi cho công tác khám nghĩa vụ quân sự năm 2012 là 400.397.200 đồng.



13. Chương trình Đái tháo đường, tăng huyết áp

Triển khai khám sàng lọc tăng huyết áp tại 7 xã cho hơn 18.000 người trên 40 tuổi có 2551 người được phát hiện tăng huyết áp.

Khám sàng lọc đái tháo đường cho hơn 2000 người tại 8 xã trong đó phát hiện được 396 người tiền đái tháo đường và 110 người đái tháo đường.

Duy trì định kỳ công tác quản lý tư vấn bệnh nhân tại TYT đã triển khai thực hiện chương trình trong năm 2011 và những xã mới triển khai trong năm 2012.



II. Các chương trình y tế địa phương

1. Chương trình phòng chống tiêu chảy cấp (CDD)

Số trẻ <5 tuổi trong chương trình: 77.327 trẻ

Số trẻ <5 tuổi tiêu chảy: 1.634

Trẻ >5 tuổi mắc tiêu chảy: 373

Số gói ORS sử dụng: 671

Số sử dụng kháng sinh: 241

Số bệnh nhân truyền tĩnh mạch: 60

2. Chương trình Vệ sinh môi trường

a. Công tác kiểm tra vệ sinh

Tổng số lượt kiểm tra VSMT: 211; Cơ sở đạt chuẩn: 201

Số lượt kiểm tra nhà máy nước: 166 ; Cơ sở đạt chuẩn: 167

Kiểm tra nước trường học: 199 ; Cơ sở đạt tiêu chuẩn: 178

Kiểm tra nước bệnh viện: 3 ; Cơ sở đạt tiêu chuẩn: 3

Kiểm tra nước khu vui chơi công cộng: 17 ; Cơ sở đạt tiêu chuẩn: 17



b. Tình hình kiểm tra các công trình vệ sinh

Hố xí hợp vệ sinh đạt 54,5%.

Nước sạch đạt 81,2%.

Nhà tắm hợp vệ sinh đạt 84,9%.

Xử lý rác hợp vệ sinh đạt 88,2%

3. Chương trình Vệ sinh lao động

Tổng số các đơn vị trên địa bàn tỉnh là 1.215. Trong năm, có 561 đơn vị được khám sức khỏe định kỳ cho 2.961 công nhân lao động.

Ngoài ra, tiến hành đo đạc môi trường cho 389 cơ sở.

Số vụ tai nạn lao động là 4 trường hợp.



4. Chương trình Y tế trường học và Nha học đường

a. Y tế trường học

Tổng số trường quản lý: 333 trường.

Số học sinh quản lý: 149.183

Số trường có khám sức khỏe định kỳ cho học sinh: 160

Số học sinh được khám sức khỏe định kỳ: 61.775

Số trường cấp đủ nước uống cho học sinh: 318

Số trường thực hiện phong trào xanh, sạch đẹp: 333

Số trường có đủ các công trình vệ sinh: 333

Số trường có bếp ăn tập thể phục vụ học sinh: 83

Số học sinh ăn tại bếp ăn: 21.790

Số trường được kiểm tra ATVSTP tại căn tin, bếp ăn: 315

Tổng số cán bộ làm công tác YTTH: 331

b. Nha học đường

Tổng số trường (hoặc lớp Mẫu giáo) có giáo dục nha khoa: 171/171

Tổng số học sinh Mẫu giáo có giáo dục nha khoa: 67.097/67.097

Tổng số trường (hoặc lớp Mẫu giáo) có chải răng tại trường: 171/171

Tổng số học sinh Mẫu giáo có chải răng tại trường: 67.097/67.097

5. Chương trình ARI

Tổng số lượt trẻ em < 5 tuổi mắc ARI : 25.510

Tổng số trẻ em < 5 tuổi dùng kháng sinh: 13.874.

Số trẻ tử vong do ARI: 00.



6. Chương trình phòng chống bướu cổ - Thiếu hụt Iod

Số lượng muối Iod sử dụng là 1.691.339 kg, tăng 492 kg sck.

Số mẫu muối được giám sát là 6.170 mẫu, tăng 1.500 mẫu sck.

Số lần truyền thông trực tiếp là 622, tăng 170 lượt.

Số lần phát thanh là 2.075 lần, tăng 440 lần.

7. Chương trình phòng chống mù lòa

Trong năm 2012 thực hiện 874 cas mổ đục thủy tinh thể, 124,8% KHN.



III. Công tác khám chữa bệnh

a. Tình hình Khám chữa bệnh

Tổng số lần khám bệnh: 2.734.073, đạt 116,9% KH.

Tổng số BN điều trị nội trú: 118.335 lượt, đạt 127,6% KH.

Tổng số ngày điều trị trung bình là 5,07, tăng 0,75% sck.

Công suất sử dụng giường bệnh là: 92%, tăng 2% sck.

Tỷ lệ tư vong là 0,05%, tương đương sck.

Tổng số lần phẫu thuật: 10.814 cas, giảm 527 cas sck.

Tổng số tai nạn thương tích các loại: 12.396, giảm 1.231 cas sck.

Tổng số lần xét nghiệm: 1.571.582 lượt, giảm 758.000 lượt sck.

b. Hoạt động Y học cổ truyền

Tổng số lượt khám bệnh bằng YHCT tại bệnh viện: 115.208

Tổng số lượt điều trị nội trú : 3.166.

Tổng số lượt khám bệnh bằng YHCT tại các TYT : 302.396.



c. Tình hình khám chữa bệnh cho bệnh nhân nghèo (tháng 9/2012):

* Khám chữa bệnh cho người nghèo ( nội và ngoại trú ):

Tổng số lượt BN khám miễn giảm : 175.599 lượt.

Số tiền miễn giảm tương ứng : 2.010.930.761 đ.

* Khám chữa bệnh cho người cận nghèo có thẻ BHYT ( nội và ngoại trú ):

Tổng số lượt : 37.998 lượt.

Số tiền miễn viện phí tương ứng : 6.454.713.007 đ.

* Khám bệnh trẻ em dưới 6 tuổi :

Tổng số lượt : 154.332 lượt.

Số tiền miễn viện phí tương ứng : 10.086.494.326 đ.

IV. Các công tác khác

1. Công tác quản lý Dược

a. Quản lý Dược

Hiện toàn tỉnh có 351 cơ sở hành nghề dược, 74 quầy thuốc Trạm Y tế xã.

Nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP: 44/47 nhà thuốc, chiếm tỷ lệ: 93,62%. Quầy thuốc đạt GPP: 21/230 chiếm tỷ lệ: 09,13%. Công ty đạt GDP: 2/3, tỷ lệ: 66,67%.

Tăng cường triển khai công tác quản lý giá thuốc trên địa bàn, tập trung kiểm tra, kiểm soát việc tuân thủ các quy định về quản lý giá thuốc, các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá bán bất hợp lý.

Đấu thầu tập trung các thuốc, hóa chất, vật tư cho các đơn vị trực thuộc, đảm bảo cung ứng đủ các thuốc phục vụ nhu cầu điều trị tại đơn vị.

Thực hiện nghiêm công tác đình chỉ lưu hành các thuốc vi phạm các Quy chế dược hiện hành và vi phạm chất lượng.

Phối hợp với các ngành có liên quan kiểm tra giám sát thường xuyên công tác Quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần tại các cơ sở công lập và cơ sở hành nghề dược tư nhân.

Tổng số tiền thuốc sử dụng nội trú: 84.111.037.788 đ, thuốc nội chiếm: 52,32%. Tỷ lệ thuốc kháng sinh: 41,96% .



b. Quản lý trang thiết bị y tế

Kiểm tra cơ số, tình trạng sử dụng các trang thiết bị từ nguồn dự án hỗ trợ y tế vùng đồng bằng sông Cửu Long báo về UBND tỉnh và Ban quản lý dự án trung ương.

Công nhận nhà thầu trúng thầu gói thầu: trang thiết bị hỗ trợ điều trị bệnh tay chân miệng với tổng trị giá là 453.160.000 đ. Công nhận nhà thầu trúng thầu gói thầu: mua sắm trang thiết bị y tế tài trợ an sinh xã hội năm 2012 với tổng trị giá trúng thầu là 5.820.000.000 đ.

c. Một số tồn tại, hạn chế

Do phần mềm quản lý dược tại các bệnh viện đã lỗi thời nên gây nhiều khó khăn trong quản lý dược, các mẫu biểu báo cáo không còn phù hợp.

Việc cung ứng thuốc cho tuyến xã đôi lúc còn chậm, không đáp ứng đủ số lượng, chủng loại. Ngoài ra, do việc thanh toán tiền thuốc Bảo hiểm y tế còn chậm cho nên có một số thời điểm các đơn vị gặp khó khăn trong việc đảm bảo nguồn cung ứng thuốc do các công ty dược không giao hàng.

Còn một số sai phạm trong việc cấp pháp thuốc gây nghiện tại bệnh viện Đa khoa tỉnh gây ảnh hưởng đến uy tín của ngành.

Việc sử dụng và bảo quản các trang thiết bị tại nhiều nơi còn nhiều bất cập do thiếu nhân sự, công tác bảo dưỡng chưa tốt, sử dụng chưa hết công suất hay chức năng của trang thiết bị.

2. Công tác kiểm nghiệm Dược phẩm, Mỹ phẩm và Thực phẩm

Theo dõi và giám sát các thuốc có thông báo thu hồi, thuốc đình chỉ lưu hành, thuốc hết hạn đăng ký lưu hành…

Xử lý các mẫu lấy không đạt chất lượng từ các cơ sở.

Kết quả đạt được trong 12 tháng đầu năm 2012:

. Mẫu lấy là 395/355 mẫu , đạt 111.27% KH.

. Lượt kiểm tra 399 trong đó phát hiện một số trường hợp vi pham như:

* Thuốc hết hạn dùng : 73 mặt hàng

* Thuốc kém chất lượng : 03lượt

* Nhắc nhở là : 20 lượt

* Đình chỉ lưu hành : 04lượt

* Mỹ phẩm không rõ nguồn gốc: 01 sản phẩm

* Chuyển Thanh tra – QLD : 04Lượt



3. Công tác Quản lý hành nghề Y Dược tư nhân

Trong năm, cấp phép hoạt động mới 02 cơ sở, cấp chứng chỉ hành nghề Y cho 109 đối tượng; Luỹ kế đến ngày 15/12/2012 có 410 cơ sở hành nghề Y - Y học cổ truyền hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Toàn tỉnh hiện có 351 cơ sở hành nghề dược, 74 quầy thuốc Trạm Y tế xã. Nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP: 44/47 nhà thuốc (93,62%); Quầy thuốc đạt GPP: 21/230 (09,13%); Công ty đạt GDP: 2/3, (66,67%).

Tập huấn các văn bản liên quan đến hành nghề Y Dược tư nhân cho các đối tượng hành nghề trên địa bàn tỉnh.

Tham gia đoàn thanh tra liên ngành tiến hành kiểm tra các cơ sở hành nghề hoặc đi thẩm định các cơ sở mới.

Phối hợp với các ngành có liên quan kiểm tra giám sát thường xuyên công tác Quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần tại các cơ sở công lập và cơ sở hành nghề dược tư nhân.



4. Công tác Giám định Y khoa – Pháp Y

a. Công tác Giám định sức khỏe:

- Khám, giám định chung: 2.123/1.500 ( đạt 141,33% chỉ tiêu).

- Khám phúc quyết: 2.120 (100% KH)

Trong đó:

+ Khám tuyển dụng, định kỳ, theo yêu cầu : 2.120

+ Khám chất độc hóa học/Dioxin : 00

+ Giám định tổng hợp : 00

+ CB hưu trí : 0

b. Công tác Pháp Y:

- Giám định tử thi : 21

- Giám định thương tích : 18

- Giám định khác : 34.



5. Công tác thanh tra, kiểm tra

Thanh tra vệ sinh an toàn thực phẩm: Phối hợp với các ngành liên quan thanh tra tại các cơ sở sản xuất, chế biến và các cơ sở kinh doanh thực phẩm. Kết quả, có 2.510/5.670 cơ sở được kiểm tra, số cơ sở đạt 85%. Tổng số tiền phạt là 59 triệu đồng.

Thanh tra về hành nghề y dược tư nhân: 38 cơ sở, có 09 cơ sở vi phạm. Tổng số tiền phạt là 45 triệu đồng.

Công tác giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo: Năm 2012 đã tiếp nhận tổng cộng 13 đơn thư khiếu nại, tố cáo, đơn thuộc thẩm quyền giải quyết là 05, đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết là 08. Đã giải quyết xong 12 đơn, còn 01 đơn đang giải quyết. Nội dung đơn thư xung quanh vấn đề khám chữa bệnh, về y đức của cán bộ trong ngành.

Công tác phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí: Qua thanh kiểm tra cho thấy việc thực hiện biện pháp thực hành tiết kiệm chống lãng phí tại các đơn vị trực thuộc thực hiện tốt, không phát hiện vụ việc tham nhũng, việc trả lương cũng như thu nhập của cán bộ nhân viên trong ngành đều được cải thiện và việc chi trả đều được thực hiện qua tài khoản Ngân hàng.

6. Công tác Thông tin truyền thông giáo dục sức khỏe

Mạng lưới truyền thông GDSK được củng cố khá hoàn thiện. Công tác thiết kế và sản xuất tài liệu truyền thông ngày một nâng cao. Công tác phối hợp lồng ghép với các Chương trình mục tiêu Quốc gia Y tế ngày càng thiết thiệt và có hiệu quả hơn.

Một số mô hình truyền thông GDSK điểm đang được duy trì và ngày càng phát huy hiệu quả.

Chuyên mục “Sức khỏe mọi nhà” trên Đài phát thanh huyện, thị, thành phố ngày càng có chất lượng hơn.

Phát thanh nội viện đạt và vượt chỉ tiêu. Thực hiện lồng ghép tuyên truyền giáo dục sức khỏe giữa các Khoa, Phòng định kỳ thường xuyên và hiệu quả hơn.

Công tác tuyên truyền trực tiếp tại cộng đồng đúng lúc, kịp thời.

Tuy nhiên, do nhiều cán bộ phụ trách công tác truyền thông - GDSK còn kiêm nhiệm nhiều công tác khác, đặc biệt các cán bộ tại các Trạm Y tế xã, phường, thị trấn nên hiệu quả hoạt động truyền thông còn hạn chế.

7. Công tác xây dựng cơ bản

Kế hoạch phân bổ vốn năm 2012 là 290,7 tỷ đồng.

Khối lượng thực hiện năm 2012 là 184,7 tỷ đồng.

Giải ngân năm 2012 là 227,8 tỷ đồng, đạt 78%. Trong đó: vốn NSNN : 8,4 tỷ đồng, đạt 79%, vốn TPCP : 219,4 tỷ đồng, đạt 78%.

Hiện tại, Ngành Y tế có 17 công trình xây dựng từ nguồn Trái phiếu Chính phủ gồm:

- 09 bệnh viện (đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 02, còn lại đang thi công).

- 08 phòng khám ĐKKV (đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 06, còn 02 đang thi công).

Ngoài ra, còn có 04 công trình thuộc nguồn khác ( gồm TTPC HIV/AIDS, BV Y học cổ truyền, TTYTDP tỉnh và Chi cục vệ sinh ATTP). Có 02 công trình đang thi công, còn lại đang giai đoạn thẩm định phê duyệt dự án.

Nhìn chung, công tác xây dựng cơ bản do nhiều yếu tố chủ quan hay khách quan chi phối nên tiến độ thực hiện rất chậm.


8. Công tác tài chính

a. Hoạt động thu chi ngân sách thường xuyên:

Tổng chi ngân sách theo KH là 249.663.498.000 đồng, thực hiện trong năm là 207.365.309.000 đồng, đạt 83,1% KH.

Tổng thu ngân sách theo KH là 169.968.711.000 đồng, thực hiện trong năm là 168.753.641.000 đồng, đạt 99,3% KH.

Thực hiện nguồn cải cách tiền lương năm 2012 theo quy định của Chính phủ tiết kiệm 10% chi thường xuyên để cải cách tiền lương: 1.338.444.000đồng và trích 35% nguồn thu viện phí ( sau khi trừ tiền thuốc máu, hóa chất, vật tư tiêu hao…) và 40% thu phí để thực hiện cải cách tiền lương là: 11.768.242.000 đồng, nộp 10% thu phí và ngân sách nhà nước theo quy định.



b. Về chi sự nghiệp các chương trình mục tiêu quốc gia:

Đến tháng 5/2012 ngành mới phân bổ dự toán cho các chương trình dự án, các đơn vị có kế hoạch trước, tạm ứng các nguồn hợp pháp khác để thực hiện đến tháng 11 đã giải ngân được 15.527 triệu đồng so với kế hoạch giao 20.625 triệu đồng đạt 75%, các trình dự án, đẩy nhanh tiến độ giải ngân không để cuối năm còn tồn đọng, ước thực hiện năm 2012 đạt kế hoạch 99%.



c. Nguồn vốn ODA và viện trợ từ các tổ chức phi Chính phủ:

- Vốn viện trợ không hoàn lại của NHTG cho Dự án Phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam và vốn vay của NHTG cho dự án hỗ trợ y tế vùng hỗ trợ y tế vùng đồng bằng sông Cửu Long cả hai dự án giải ngân đạt 100% so với kế hoạch. Các dự án trên đã góp phần mua sắm trang thiết bị, hỗ trợ người nghèo, cận nghèo mua BHYT, điều trị các bệnh hiểm nghèo, đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ nhân viên y tế.



d. Một số tồn tại – hạn chế:

Việc giao dự toán cho các đơn vị khối khám chữa bệnh chỉ đảm bảo được tiền lương và phụ cấp các khoản đóng góp theo lương, nên các khoản hoạt động, mua sắm trang thiết bị đều phải phụ thuộc vào nguồn thu của đơn vị. Bên cạnh đó nguồn thu tại các đơn vị tiền thuốc chiếm 75% trên tổng thu, trích 35% để thực hiện cải cách tiền lương, nên một số đơn vị đang bị mất cân đối.

Việc giao dự toán kinh phí chương trình mục tiêu Quốc gia còn chậm làm ảnh hưởng đến hoạt động của các chương trình, dự án, giải quyết bổ sung kinh phí theo đề nghị của các đơn vị như: tăng thêm biên chế, chế độ phụ cấp ưu đãi, kinh phí cho một số hoạt động phòng chống dịch, tiêm chủng… cũng chậm, tình trạng vượt quỹ BHYT ở một số bệnh viện chưa có hướng giải quyết, không thanh toán kinh phí kịp thời, một số đơn vị đến tháng 12/2012 không có kinh phí để trả tiền thuốc, lương và các khoản phụ cấp cho cán bộ nhân viên kể cả tiền hoạt động.

Tình hình quản lý về nhập xuất tồn kho tại các đơn vị chưa được quản lý chặt chẽ cụ thể là Kế toán chưa quản lý được xuất kho và tồn kho, nên số liệu trên sổ kế toán không khớp với số liệu khoa dược.

Các đơn vị trực thuộc chưa mở đủ các loại sổ sách theo đúng quy định, báo cáo quyết toán chưa đầy đủ thiếu thông tin, không chính xác, không kịp thời. Các nguồn thu dịch vụ, các đơn vị để ngoài sổ sách cụ thể là không báo cáo và hạch toán đầy đủ các chi phí trên báo cáo tài chính và chưa nộp đầy đủ các khoản thuế theo quy định.

Một số đơn vị còn hạch toán sai nội dung tài khoản, chưa phản ảnh đầy đủ các nguồn thu, sử dụng nguồn thu chưa đúng quy định cụ thể như: sử dụng nguồn thu viện phí chi thăm hỏi ốm đau, khen thưởng… (do đơn vị không thực hiện trích lập các quỹ khen thưởng, phúc lợi theo quy định để chi cho các nội dung này).

Trong quản lý điều hành một số đơn vị còn sai phạm về nguyên tắc quản lý tài chính, bộ phận tài chính kế toán của một số đơn vị chưa đáp ứng được yêu cầu dẫn đến việc triển khai còn lúng túng trong việc chi trả tiền lương tăng thêm và trích lập các quỹ.

9. Công tác nghiên cứu khoa học

Trong năm 2012, tổng số đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến sáng chế toàn ngành là 37, trong đó:

. Đề tài cấp tỉnh: 03

. Cấp cơ sở: 31

. Sáng kiến, sáng chế: 03

Nhìn chung, các đơn vị vẫn duy trì khá tốt phong trào nghiên cứu khoa học, thể hiện qua việc có nhiều đề tài gửi về đăng ký tại Sở Y tế. Tuy nhiên, về mặt chất lượng thì các nghiên cứu vẫn chưa đạt do chưa thể hiện hay khai thác hết các khía cạnh chuyên môn, nghiệp vụ và thống kê các vấn đề quan trọng, thiết thực trong hoạt động y tế. Còn thiếu vắng những công trình nghiên cứu mang tính đột phá, hiệu quả mang tính ứng dụng cao để phục vụ cho lợi ích chung của ngành.



10. Công tác y tế cơ sở

Hiện tại, toàn tỉnh có 74 TYT xã và 8 Phòng khám Đa khoa khu vực.

Tỷ lệ xã có bác sỹ là 53/74 (71,62%). Số nhân viên y tế ấp, khu vực là 423/527 (80,26%).

Trong năm, Sở Y tế đã thành lập Ban Chỉ đạo công tác xây dựng xã đạt 10 tiêu chí quốc gia và xã Nông thôn mới. Kết quả kiểm tra cuối năm:

Trạm Y tế xã Vĩnh Viễn đạt 88/100 điểm.

Trạm Y tế xã Thạnh Hoà đạt 90/100 điểm.

Trạm Y tế xã Đại Thành đạt 91/100 điểm.

Trạm Y tế xã Đông Thạnh đạt 98/100 điểm.

Trạm Y tế xã (Hoả Tiến) Tân tiến đạt 81/100 điểm.

Phòng khám Đa khoa khu vực xã Vị Thanh đạt 91,5/100 điểm.



11. Công tác tổ chức

a. Công tác cán bộ

Trong năm 2012, Sở Y tế tiếp tục sắp xếp ổn định bộ máy tổ chức và tăng cường biên chế trong toàn ngành. Trong năm đã xét tuyển mới 168 cán bộ, viên chức (gồm 5 Bác sỹ, 28 Y sỹ, 21DSTH, 48 ĐDTH, 13 KTV, 4 HSTH và 49 chuyên môn khác).

Ngoài ra, còn hợp đồng mới 195 viên chức (gồm: 2 Bác sỹ, 57 Y sỹ, 30 DSTH, 49 ĐDTH, 11 KTV, 5 HSTH và 24 trường hợp có trình độ chuyên môn khác).

Tổng số cán bộ, công chức, viên chức trong toàn ngành đến tháng 12/2012 là 2.818/3.057 biên chế, chiếm 92,18% kế hoạch giao, trong đó có 1.595 CB, CC,VC là nữ, 202 cán bộ sau đại học, 480 cán bộ trình độ đại học, cao đẳng, 2.136 cán bộ trung học Y dược và chuyên môn khác.

Về cơ cấu trình độ chuyên môn gồm có 370 bác sỹ (gồm 34 CKII, 146 CKI, 8 thạc sỹ); Có 49 DSĐH ( trong đó có 2 DSCKII, 11 DSCKI); Có 586 Y sỹ, 142 kỹ thuật viên, 286 DSTH, 629 ĐDTH, 227 HSTH và 537 cán bộ có chuyên môn khác.

Tỷ lệ bác sỹ/vạn dân là 4,47.



b. Công tác đào tạo

Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong toàn ngành nhằm đáp ứng các yêu cầu, tiêu chuẩn cán bộ theo quy định. Kết quả : Có 111 cán bộ được đưa đi đào tạo, gồm: 2 CKII, 23 CKI, 3 thạc sỹ, 28 BS chính quy, 2 DSĐH chính quy, 23 BS chuyên tu, 16 DSĐH chuyên tu, 14 cử nhân các loại.

Ngoài ra, còn hơn 500 lượt cán bộ được tham gia các lớp đào tạo, tập huấn ngắn hạn tại chỗ hay tập trung.

c. Công tác thi đua khen thưởng

Qua xét thi đua khen thưởng năm 2011 có 262 tập thể và 2.006 cá nhân được công nhân là Lao động tiên tiến; Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở là 224; 50 tập thể và 193 cá nhân được tặng giấy khen cấp Sở; 18 tập thể và 50 cá nhân nhận bằng khen UBND tỉnh; 8 cá nhân được phong tặng thầy thuốc ưu tú; 28 cá nhân nhận Kỷ niệm chương, 1 tập thể và 6 cá nhân nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.



12. Công tác công đoàn

Tăng cường công tác giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật và các chế độ có liên quan trực tiếp đến đời sống công nhân viên chức lao động của ngành. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối Nghị quyết của Đảng, các chính sách pháp luật của Nhà nước đến các công đoàn viên.

Phát động phong trào thi đua lập thành tích xuất sắc chào mừng các ngày lễ lớn trong năm.

Vận động ĐVCĐ đóng góp quỹ các quỹ, như “Mái ấm công đoàn” với tổng số tiền là 754,5 triệu đồng, đã xây dựng được 12 căn nhà tình thương cho các các CNVCLĐ của ngành đang gặp khó khăn về đời sống; quỹ “Tấm lòng vàng” được 14,5 triệu đồng hỗ trợ cho các con em CNVCLĐ; quỹ “ Vì bệnh nhân nghèo” là 54 triệu đồng.

Ngoài ra, còn tổ chức cho công đoàn viên đóng góp và tham gia khám chữa bệnh miễn phí cho hơn 1.300 bệnh nhân nghèo với tổng số tiền là 155 triệu đồng. Vận động ủng hộ vì Hoàng Sa-Trường Sa thân yêu hơn 5,6 triệu đồng...

Thực hiện thành công Đại hội Công đoàn ngành Y tế Hậu Giang nhiệm kỳ 2012 – 2017.



13. Công tác Đảng

Tăng cường sự chỉ đạo của cấp Ủy tập trung vào những công tác trọng tâm, trọng điểm của Ngành về phòng chống dịch bệnh, khám chữa bệnh, DS-KHHGĐ, an toàn vệ sinh thực phẩm…

Quán triệt sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh vừa xây dựng vừa củng cố phát triển đội ngũ CB,CC,VC vừa thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành, lấy mục tiêu và hiệu quả để sắp xếp CB,CC,VC và đào tạo đội ngũ kế thừa, xây dựng đoàn kết nhất trí, chấp hành tốt kỷ luật và sự phân công của lãnh đạo,

Phổ biến, quán triệt đầy đủ, kịp thời đường lối, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến 98% đảng viên và công chức ngoài đảng.

Lãnh đạo xây dựng và thực hiện tốt quy chế dân chủ trong cơ quan được ban hành kèm theo Nghị định số 71/1998/NĐ-CP ngày 08/9/1998 của Chính phủ.

Chỉ đạo thực hiện một cách nghiêm túc việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) như: xây dựng kế hoạch, thành lập Ban Chỉ đạo, tổ giúp việc, dự thảo bảng kiểm điểm tập thể, cá nhân, lấy ý kiến góp ý hoàn chỉnh nội dung để tiến hành tổ chức cuộc kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết. Kết quả là đã tổ chức đạt yêu cầu Hội nghị kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết TW 4 đối với tập thể, cá nhân BTV, Ban Giám đốc Sở và các cán bộ đảng viên khác.

Thực hiện công tác quy hoạch cán bộ quản lý, Đảng ủy đã tổ chức quy hoạch cán bộ cấp ủy các Chi bộ trực thuộc, BCH Đảng ủy, cán bộ lãnh đạo quản lý Sở Y tế giai đoạn 2011-2015, giai đoạn 2015-2020 theo đúng quy định của Tỉnh ủy.

Nhờ làm tốt công tác chăm bồi, giáo dục đội ngũ kế thừa của Đảng nên trong năm hiện đã phát triển 14/7 chỉ tiêu được giao.



V. NHẬN XÉT CHUNG

a. Những mặt làm được 

1. Bộ máy tổ chức của Ngành Y tế ngày càng hoàn thiện và đi vào ổn định. Dù chỉ đạt 92,18% tổng số biên chế theo kế hoạch nhưng toàn thể cán bộ, công nhân viên chức toàn ngành đã quyết tâm thực hiện bằng được các nhiệm vụ lớn của ngành, kết quả là hầu hết các chỉ tiêu đều đạt và vượt kế hoạch đề ra.

2. Trong năm 2012, tình hình dịch bệnh diễn biến hết sức phức tạp với quy mô ngày càng rộng lớn và nguy hiểm, nhưng với sự quan tâm chỉ đạo và hỗ trợ tích cực của các cấp lãnh đạo tỉnh cùng sự quyết tâm cao độ của toàn ngành y tế, nên dịch bệnh đã khống chế và kiểm soát được dịch bệnh nên đã hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại mà dịch bệnh gây ra. Bệnh viêm phổi liên quan đến cúm A H5N1 trong năm không có cas mới xuất hiện. Dịch Tay Chân Miệng tuy có số trường hợp mắc cao hơn so với cùng kỳ nhưng đã không có trường hợp nào tử vong (so với năm 2011 có 6 cas tử vong). Dịch sốt xuất huyết có số cas mắc mới tăng khá cao nhưng chỉ có 01 trường hợp tử vong, đây là một thành công lớn đối với ngành.

3. Với sự hỗ trợ kinh phí từ nhiều nguồn, cơ sở vật chất về điều trị ngày càng được nâng cấp, sửa chữa và xây dựng mới, tuy chưa thật sự đồng bộ và hoàn thiện nhưng đã phần nào đáp ứng được nhu cầu phục vụ người bệnh trong giai đoạn hiện nay. Các kỹ thuật chẩn đoán và điều trị hiện đại từng bước đã được triển khai áp dụng tại nhiều cơ sở khám chữa bệnh nên đã tăng hiệu quả điều trị, tỷ lệ tử vong giảm theo từng năm,... tất cả đã tạo nên sự thu hút người dân đến tham gia điều trị. Điều này được biểu hiện rõ nét ở số lượt bệnh nhân đến khám chữa bệnh tại các cơ sở công lập ngày càng tăng.

4. Công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình với 4 biện pháp tránh thai đã hoàn thành tốt nhiệm vụ khi vượt chỉ tiêu đề ra. Công tác Chăm sóc sức khỏe sinh sản cho bà mẹ và trẻ em cũng đạt những thành quả nhất định, tỷ lệ tử vong mẹ và trẻ sơ sinh giảm đáng kể. Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng ngày càng giảm.

5. Công tác bảo đảm An toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng được chú trọng, nhiều đợt thanh kiểm tra các cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm đã được thực hiện và mang lại hiệu quả, nên trong năm không có vụ ngộ thực phầm nào xảy ra.

6. Vấn đề Y đức được lãnh đạo các đơn vị đặc biệt quan tâm, nên số trường hợp phản ảnh của người dân về thái độ phục vụ gây phiền hà cho người bệnh đã giảm đáng kể. Công tác thanh tra ngày càng phát huy vai trò của mình khi đã tiếp nhận và giải quyết tốt các khiếu nại, tố cáo, lập lại trật tự, kỷ cương của ngành.

7. Y tế cơ sở từng bước được củng cố và nâng chất từ tuyến huyện cho đến tuyến xã, đặc biệt là sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương cũng như sự hỗ trợ của các ban, ngành, đoàn thể và sự nỗ lực vượt bậc của CBVC toàn ngành trong công tác xây dựng xã đạt chuẩn quốc gia về Y tế.

8. Công tác đào tạo ngắn hạn và dài hạn, đặc biệt là đào tạo đại học và sau đại học được thực hiện thường xuyên liên tục, đã góp phần đáng kể cho ngành trong việc chuẩn bị nguồn nhân lực trong tương lai.

9. Với sự áp dụng các thành tựu về công nghệ thông tin, hoạt động thông tin, truyền thông ngày càng được củng cố và phát triển. Năng lực thu thập, xử lý và tổng hợp báo cáo được cải thiện. Ứng dụng công nghệ tin học trong xử lý, quản lý, chuyển tải thông tin y tế được đẩy mạnh với việc cải thiện và nâng cấp các phần mềm hiện có. Công tác quản lý, thống kê, báo cáo và lưu trữ thông tin ngày càng thêm thuận tiện, chính xác và tiết kiệm.



b. Những tồn tại, hạn chế 

1. Biên chế ngành còn thiếu và yếu , đặc biệt là lực lượng cán bộ đại học, sau đại học. Số cán bộ được đào tạo sau đại học về các lĩnh vực chuyên môn quan trọng chưa cao. Tỷ lệ xã có bác sỹ còn thấp, chưa đạt yêu cầu phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu tại tuyến cơ sở. Trình độ năng lực về chuyên môn và quản lý còn nhiều bất cập.

2. Tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, nguy cơ bùng phát dịch là khá cao. Sự biến đổi khí hậu và môi trường đã tác động tiêu cực đến môi sinh và là một trong những nguyên nhân làm xuất hiện các bệnh dịch lạ và nguy hiểm. Dịch SXH có số cas mắc tăng theo từng năm. Dịch tay chân miệng bùng phát và kéo dài trên diện rộng là mối nguy cơ tiềm tàng đối với sức khỏe cộng đồng.

3. Công tác quản lý và xử lý chất thải y tế chưa được thực hiện tốt, góp phần làm ô nhiễm môi trường. Nguồn vốn đầu tư nhằm khắc phục và cải thiện tình trạng trên chưa được quan tâm và bố trí thỏa đáng để giải quyết hiện trạng này.

4. Việc thực hiện Nghị định 43 của Chính phủ ở các đơn vị hiện nay đang gặp khó khăn, do trong các năm gần đây, tiền lương tối thiểu tăng, chế độ phụ cấp tăng, việc tự bảo đảm toàn bộ tiền lương, phụ cấp là rất khó. Trong khi giá dịch vụ chưa tính tiền lương, phụ cấp, chưa tính đủ chi phí nên các đơn vị có giường bệnh khó lại hoàn thêm khó.

5. Việc giao dự toán chi các CTMT quốc gia chậm, ảnh hưởng đến việc giải ngân cũng như thực hiện các chỉ tiêu chuyên môn.

6. Sự thiếu thốn về cơ sở vật chất của y tế cơ sở nhất là ở tuyến xã đã gây khó khăn nhất định cho công tác khám chữa bệnh ban đầu và khó đạt được các tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt lĩnh vực y tế dự phòng từ tuyến tỉnh cho đến huyện chưa có vốn đầu tư nên việc thực hiện trọng trách phòng chống dịch bệnh là một việc rất khó.

7. Công tác xã hội hóa các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe thông qua việc khuyến khích mở các cơ sở khám chữa bệnh bán công, tư nhân và cơ sở đầu tư bằng vốn nước ngoài chưa có tín hiệu tốt. Việc thực hiện chế độ luân phiên hỗ trợ cán bộ y tế tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tuy có thực hiện nhưng chưa đạt theo kết quả mong muốn.

8. Tình trạng vượt quỹ BHYT ở một số bệnh viện chưa có hướng giải quyết, không thanh toán kinh phí kịp thời, một số đơn vị đến thời điểm cuối năm không có kinh phí để trả tiền thuốc, lương và các khoản phụ cấp cho cán bộ nhân viên kể cả tiền hoạt động. Hiện tượng lạm dụng quỹ BHYT, bác sĩ kê toa hưởng hoa hồng có xảy ra trong một số bệnh viện nhưng chưa có tổ chức thanh tra kiểm tra kịp thời.

9. Công tác xây dựng cơ bản còn quá nhiều bất cập. Do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan chi phối nên tiến độ thực hiện các dự án, các công trình diễn ra rất chậm. Điều này gây nhiều bức xúc trong dư luận và ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến việc thực hiện các trọng trách chăm sóc sức khỏe nhân dân trong giai đoạn hiện tại cũng như trong tương lai.



PHẦN II

MỘT SỐ CÔNG TÁC TRỌNG TÂM

TRONG VIỆC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NGÀNH Y TẾ NĂM 2013
Năm 2013 là năm thứ ba thực hiện nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2011-2015, là năm có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tạo đà cho việc hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2011 - 2015 của tỉnh đã đề ra; tạo chuyển biến mạnh về chất lượng phát triển sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân tỉnh nhà.

I. CƠ HỘI & THÁCH THỨC

1. Cơ hội

Đảng, Quốc hội, Chính phủ ngày càng quan tâm đến ngành Y tế, xác định rõ vai trò quan trọng của sức khỏe trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, coi đầu tư cho sức khỏe là đầu tư trực tiếp cho phát triển bền vững.

Hệ thống pháp luật liên quan đến chăm sóc sức khỏe ngày càng được hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý rõ ràng, minh bạch cho quá trình xây dựng và phát triển hệ thống y tế.

Tổ chức mạng lưới y tế sau một thời gian có thay đổi nay đã dần ổn định, là điều kiện quan trọng để phát triển trong thời gian tới.

Nhận thức và sự tham gia của người dân, các cấp ủy Đảng, chính quyền vào công tác chăm sóc sức khỏe ngày càng sâu rộng; sự phối hợp liên ngành giữa các cơ quan ban ngành, đoàn thể trong công tác chăm sóc sức khỏe ngày càng rộng rãi và hiệu quả.

Quan hệ đối ngoại của Việt Nam ngày càng được mở rộng, mặc dù Việt Nam đã trở thành nước thu nhập trung bình (thấp), nhưng nguồn viện trợ nước ngoài (ODA và NGO) và hỗ trợ kỹ thuật và hợp tác quốc tế trong chăm sóc sức khoẻ vẫn tiếp tục gia tăng, tạo cơ hội thuận lợi cho ngành Y tế tiếp tục phát triển.



2. Thách thức

Nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của nhân dân ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng. Mô hình bệnh tật thay đổi, một số bệnh truyền nhiễm có xu hướng quay trở lại, các bệnh không truyền nhiễm, tai nạn, thương tích ngày càng tăng, các dịch bệnh mới nổi, bệnh lạ diễn biến khó lường trước; các yếu tố tác động xấu đến sức khỏe ngày càng tăng (môi trường, biến đổi khí hậu, lối sống...).

Khả năng đáp ứng của ngành Y tế vẫn còn hạn chế, nhiều cơ sở y tế xuống cấp; trang thiết bị cũ, lạc hậu, không đồng bộ; cán bộ y tế còn thiếu, trình độ chưa cao, cơ cấu và phân bổ cán bộ y tế mất cân đối, chưa đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân; một số cơ chế, chính sách ngành còn chậm đổi mới.

Các nguồn đầu tư của nhà nước cho y tế còn hạn hẹp, sự huy động các nguồn lực từ cộng đồng chưa ổn định, quy mô dân số sẽ tiếp tục tăng, bảo hiểm y tế ngày càng phát triển, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân ngày càng cao và đa dạng, tạo sức ép về đáp ứng các dịch vụ y tế.

Thách thức trong việc xây dựng một hệ thống y tế theo hướng công bằng và hiệu quả trong bối cảnh nền kinh tế thị trường với nhiều chính sách tác động đa chiều đến y tế, sự phân hóa giàu nghèo có xu hướng ngày càng tăng.

Đảm bảo cân bằng giữa phát triển y tế cơ sở, chăm sóc sức khỏe ban đầu để mọi người dân được hưởng dịch vụ y tế cơ bản có chất lượng với việc phát triển y tế chuyên sâu, kỹ thuật cao để nâng cao trình độ và chất lượng dịch vụ y tế trong bối cảnh chi tiêu công cho y tế còn thấp.

Bước vào năm 2013, tình hình đầu tư cho y tế sẽ khó khăn hơn, ngân sách Nhà nước hạn hẹp (dự kiến chỉ tăng 4-5% so với năm trước); giá cả một số mặt hàng thiết yếu để phục vụ giường bệnh gia tăng như: giá thuốc, điện, nước…; đồng thời phải thực hành chính sách tiết kiệm 10% chi thường xuyên và 10% nguồn thu của đơn vị để bù đắp tiền lương tăng thêm; dự án ODA ngày càng khó khăn; các nguồn xã hội hóa ngày càng hạn chế trong khi nhiệm vụ của ngành ngày càng nặng nề.

Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 18 tháng 6 năm 2012 V/v xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2013; Bộ Tài chính có Thông tư số 99/2012/TT-BTC ngày 19/6/2012 V/v hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách Nhà nước năm 2013 và Bộ Kế hoạch - Đầu tư có công văn số 4723/BKHĐT-TH ngày 29/6/2012 V/v xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013. Do vậy, việc xây dựng kế hoạch 2013 phải quán triệt các nguyên tắc sau:



  1. Việc xây dựng Kế hoạch năm 2013 nhằm góp phần thực hiện các mục tiêu và các định hướng phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2011 - 2015) của tỉnh. Gắn việc xây dựng Kế hoạch năm 2013 với việc thực hiện xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ.

  2. Kế hoạch năm 2013 được xây dựng trên cơ sở cân đối giữa các mục tiêu, nhu cầu đầu tư với khả năng cân đối vốn đầu tư phát triển trong kế hoạch thu chi ngân sách Nhà nước giai đoạn 2013 - 2015; khả năng cân đối các nguồn vốn khác của Nhà nước.

  3. Trong điều kiện nguồn ngân sách Nhà nước còn hạn hẹp, cân đối thu chi còn nhiều khó khăn, đầu tư ngân sách Nhà nước chỉ tập trung đầu tư cho các công trình, dự án đã được bố trí vốn ngân sách Nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ (còn thiếu vốn), đang triển khai trong các kế hoạch hàng năm để bảo đảm hoàn thành dứt điểm, đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả. Đối với các dự án khởi công mới, phải cân nhắc kỹ lưỡng chỉ bố trí vốn khởi công mới các dự án thật sự cấp bách, cấp thiết khi xác định rõ nguồn vốn và khả năng cân đối vốn ở từng cấp ngân sách. Không bố trí vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho các dự án không thuộc nhiệm vụ chi đầu tư theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.

  4. Kế hoạch năm 2013 phải được xây dựng trên cơ sở cơ cấu lại đầu tư từ ngân sách Nhà nước theo hướng tập trung, nâng cao hiệu quả đầu tư. Thực hiện đúng nguyên tắc tập trung thống nhất trong việc xác định các mục tiêu, định hướng, chính sách và các cân đối lớn trong đầu tư, đi đôi với việc tiếp tục tăng cường phân cấp, phát huy tính chủ động, sáng tạo của các cấp, các ngành, gắn với trách nhiệm được giao.

  5. Bảo đảm tính công bằng, công khai, minh bạch trong việc xây dựng kế hoạch. Trong quá trình xây dựng kế hoạch phải tổ chức thảo luận, lấy ý kiến của các cấp, các ngành, các tổ chức và cộng đồng dân cư có liên quan, tạo sự đồng thuận và phát triển bền vững.

II. MỤC TIÊU & NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

1. Mục tiêu chung

Tiếp tục xây dựng hệ thống y tế theo hướng công bằng, hiệu quả và phát triển; nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng của nhân dân về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe; giảm tỷ lệ mắc bệnh, tật và tử vong, tăng tuổi thọ, cải thiện chất lượng dân số, góp phần vào cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.



2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Làm giảm tỷ lệ mắc và tử vong các bệnh truyền nhiễm gây dịch. Không để dịch xảy ra, hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ mắc và chết. Tiếp tục khống chế tay chân miệng, sốt xuất huyết, sốt rét, thương hàn, viêm gan virus B và các bệnh lây truyền qua đường tình dục…Duy trì kết quả thanh toán bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh, tiến tới loại trừ bệnh sởi. Hạn chế tốc độ gia tăng tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS.

2.2. Tích cực phòng chống và quản lý các bệnh không nhiễm trùng như bệnh tim mạch, ung thư, tai nạn và thương tích, đái tháo đường, bệnh nghề nghiệp, tâm thần, ngộ độc, tự tử, các bệnh nghiện hút, nghiện rượu…

2.3. Nâng cao hiệu quả công bằng trong việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, nhất là dịch vụ y tế chuyên sâu, dịch vụ y tế kỹ thuật cao để tất cả mọi người, đặc biệt là đối tượng chính sách, người nghèo,người cận nghèo, dân tộc thiểu số, bà mẹ, trẻ em dưới 6 tuổi và người già được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu với việc thực hiện đầy đủ các chính sách trợ giúp cụ thể.

2.4. Nâng cao các hoạt động Dân số - KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản bà mẹ & trẻ em, đảm bảo dân số ổn định, duy trì mức sinh thấp hợp lý; khống chế tốc độ tăng nhanh tỷ số giới tính khi sinh, nâng cao chất lượng dân số về thể chất.

2.5. Tăng cường hiệu quả các hoạt động của Ngành y tế để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ ở tất cả các tuyến trong các lĩnh vực phòng bệnh, khám chữa bệnh và phục hồi chức năng. Ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến trong các lĩnh vực hoạt động.

2.6. Củng cố và hoàn thiện tổ chức mạng lưới ngành y tế các tuyến, ưu tiên phát triển mạng lưới y tế cơ sở. Đẩy mạnh các hoạt động y tế dự phòng, triển khai tốt các chương trình mục tiêu y tế quốc gia về y tế, phát triển nguồn nhân lực y tế cả về số lượng và chất lượng. Tăng cường năng lực quản lý để đáp ứng nhu cầu đổi mới và phát triển ngành Y tế trong giai đoạn mới.

2.7. Tăng cường công tác xã hội hoá y tế, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân; thực hiện lộ trình bảo hiểm y tế toàn dân.



3. Các nhiệm vụ chủ yếu

a. Kiện toàn tổ chức bộ máy, củng cố và phát triển hệ thống y tế, đặc biệt là y tế cơ sở và mạng lưới y tế dự phòng. Xây dựng và triển khai một số đề án, kế hoạch quan trọng theo Chương hành động số 06 của UBND tỉnh, nhiệm kỳ 2011- 2015 và của ngành Y tế thực hiện Chiến lược bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Triển khai Chuẩn quốc gia về y tế dự phòng cho giai đoạn 2011 - 2020; triển khai thực hiện Đề án phát triển y tế nông thôn và Bộ Tiêu chí quốc gia về y tế xã.

b. Chủ động giám sát dịch tễ để phát hiện, phòng chống sớm, không để các bệnh dịch lớn xảy ra, đặc biệt là các dịch bệnh mới phát sinh… Triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình quốc gia, chương trình mục tiêu quốc gia về y tế; duy trì thành quả thanh toán bệnh phong, bệnh bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh; kiểm soát để tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư ở dưới mức 0,3%. Phấn đấu đến năm 2015 loại trừ bệnh sởi.

c. Tăng cường công tác truyền thông, giáo dục sức khoẻ và thực hiện đồng bộ các giải pháp để kiểm soát tốc độ tăng dân số hợp lý, giảm chênh lệch giới tính khi sinh và nâng cao chất lượng dân số. Triển khai công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe cho người cao tuổi.

d. Phối hợp với các sở, ban, ngành hữu quan và địa phương thực hiện nghiêm các cơ chế, chính sách kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường đối với hàng hóa nhập khẩu. Đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, giám sát tình hình ô nhiễm thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm.

e. Tiếp tục thực hiện các biện pháp khắc phục quá tải tại các bệnh viện; thực hiện có hiệu quả Đề án nâng cao năng lực hệ thống khám chữa bệnh tỉnh Hậu Giang đến năm 2020. Quản lý chặt chẽ chất lượng hoạt động khám chữa bệnh. Giám sát việc kê đơn, sử dụng thuốc, chống lạm dụng thuốc, lạm dụng các kỹ thuật xét nghiệm, lạm dụng dịch vụ kỹ thuật cao gây tốn kém, ảnh hưởng không có lợi đến sức khỏe và giảm chi phí thanh toán cho người bệnh. Tiếp tục xây dựng và nâng cấp các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền; kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại trong điều trị bệnh.

f. Tăng cường đầu tư cho công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực y tế. Chú trọng đào tạo chuyên sâu, đào tạo để đáp ứng yêu cầu kỹ thuật cao; chuyển giao công nghệ, nâng cao trình độ quản lý. Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án Cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới (gọi tắt là Đề án 1816) để nâng cao chất lượng điều trị, giảm quá tải cho các bệnh viện tuyến trên; đẩy mạnh việc thực hiện tự chủ toàn diện theo lộ trình đối với đơn vị sự nghiệp y tế công lập.

g. Triển khai thực hiện Nghị định của Chính phủ về đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính của các bệnh viện công; tiếp tục thực hiện áp dụng khung giá viện phí mới với nâng cao chất lượng phục vụ. Thực hiện cơ chế, chính sách thích hợp để giá các dịch vụ y tế từng bước thực hiện theo cơ chế thị trường gắn với chính sách hỗ trợ hợp lý cho người nghèo, đối tượng chính sách; đẩy mạnh xã hội hóa, nâng cao chất lượng, hiệu quả các dịch vụ y tế và hiệu quả hoạt động của ngành. Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành và đưa vào sử dụng các bệnh viện, cơ sở y tế đầu tư từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, ngân sách nhà nước. Phát huy vai trò hội nhập quốc tế, thúc đẩy hợp tác với các tổ chức quốc tế và các tổ chức khác trong lĩnh vực y tế. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển các dịch vụ y tế; khuyến khích phát triển các bệnh viện ngoài công lập.

h. Xây dựng và triển khai Đề án Bảo hiểm y tế toàn dân, từng bước thực hiện lộ trình bảo hiểm y tế toàn dân theo đề án UBND tỉnh phê duyệt. Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ người cận nghèo mua thẻ bảo hiểm y tế. Nghiên cứu, cải cách chế độ bảo hiểm y tế theo hướng bảo hiểm bắt buộc theo mức tối thiểu đối với tất cả các đối tượng; có cơ chế, chính sách để khu vực tư nhân tham gia vào việc cung cấp các dịch vụ này.

i. Đảm bảo đủ thuốc thiết yếu phục vụ công tác điều trị. Thực hiện các biện pháp bình ổn giá thuốc, quản lý nhập khẩu, lưu thông, cung ứng thuốc chữa bệnh; kiểm tra, giám sát việc đấu thầu, mua thuốc, sử dụng thuốc; kiểm soát chặt chẽ giá thuốc, chất lượng thuốc. Xây dựng, hoàn thiện và triển khai thực hiện Đề án Phát triển ngành Dược tỉnh Hậu Giang đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.



j. Đẩy mạnh công tác quản lý Nhà nước về y tế, triển khai các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực y tế; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành, thực hiện cải cách thủ tục hành chính; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.


4. Các chỉ tiêu chủ yếu cần đạt được trong năm 2013

TT

Chỉ số

KH 2013




Chỉ tiêu đầu vào




1

Số bác sỹ/vạn dân *

5.20

2

Số dược sỹ đại học/vạn dân

0.55

3

Tỷ lệ thôn bản có nhân viên y tế hoạt động (%)

82,00

4

Tỷ lệ xã có bác sỹ (%)

70,00

5

Tỷ lệ xã có nữ hộ sinh hoặc YSSN (%)

100,00

6

Giường bệnh viện/vạn dân *

23,00




Chỉ tiêu hoạt động




7

Tỷ lệ trẻ em < 1 tuổi tiêm đầy đủ (%)

> 95%

8

Tỷ lệ xã đạt Tiêu chí quốc gia về y tế (chuẩn mới) *

24,00

9

Tỷ lệ dân số tham gia BHYT (%) *

60,00

10

Tỷ lệ chất thải rắn y tế được xử lý (%) *

82,00




Chỉ tiêu đầu ra




11

Tuổi thọ trung bình (tuổi)

74,60

12

Tỷ số chết mẹ (p100.000)

32,00

13

Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi (p1.000) *

9,75

14

Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi (p1.000) *

15,00

15

Quy mô dân số (triệu người) *

789.003

16

Mức giảm tỷ lệ sinh (%o) *

0,20

17

Tỷ lệ tăng dân số (%o) *

10,80

18

Tỷ số giới tính khi sinh (trai/100 gái)

110.00

19

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi SDD (cân nặng/tuổi) (%) *

15,00

20

Tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng (%)

< 0,30

* Các chỉ tiêu do UBND tỉnh giao

Каталог: Portal -> Data -> Sites
Sites -> 06-1/tncn (Ban hành kèm theo Thông tư số 60/2007/tt-btc ngày 14/06/2007 của Bộ Tài chính) CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Sites -> 01/htbt (Ban hành kèm theo Thông tư số 60/2007/tt-btc ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính) ẫu số: 10/gtgt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Sites -> MẪu số 02 (ban hành kèm theo Thông tư số 06/2009/tt-bca-c11 ngày 11/3/2009 của Bộ Công an) CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Sites -> QUỐc hội cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Sites -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn bộ TÀi chính
Sites -> VĂn phòng cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Sites -> ĐƠn xin đĂng ký biếN ĐỘng về SỬ DỤng đẤt kính gửi
Sites -> PHỤ LỤC 13 Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Sites -> SỞ giao thông vận tảI Độc lập Tự do Hạnh phúc
Sites -> Mẫu số 165 Cơ quan trình

tải về 0.76 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương