CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam trưỜng đẠi học việT ĐỨC Độc lập Tự do Hạnh phúc


Phụ lục 7b Mẫu Sơ yếu lý lịch đối với ứng viên chưa có cơ quan công tác



tải về 399.66 Kb.
trang5/5
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích399.66 Kb.
#27135
1   2   3   4   5


Phụ lục 7b

Mẫu Sơ yếu lý lịch đối với ứng viên chưa có cơ quan công tác

(Kèm theo Thông báo số 80 /TB-BGDĐT ngày 13 /02/2015)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Ảnh mầu

4x6cm


(có đóng dấu giáp lai của của cơ quan xác nhận lý lịch)

SƠ YẾU LÝ LỊCH

TỰ THUẬT

Họ và tên: Nam, nữ:

Sinh ngày tháng năm

Nơi ở đăng ký hộ khẩu thường trú hiện nay:

Chứng minh thư nhân dân số: Nơi cấp:

Ngày tháng năm

Số Điện thoại liên hệ: Nhà riêng Di động

Khi cần báo tin cho ai? ở đâu?:

Số hiệu:

Ký hiệu:

Họ và tên: Bí danh:

Tên thường gọi:

Sinh ngày tháng năm Tại:

Nguyên quán:

Nơi đăng ký thường trú hiện nay:

Dân tộc: Tôn giáo:

Thành phần gia đình sau cải cách ruộng đất (hoặc cải tạo công thương nghiệp)

Thành phần bản thân hiện nay:

Trình độ văn hoá: Ngoại ngữ:

Trình độ chuyên môn: Loại hình đào tạo:

Chuyên ngành đào tạo:

Kết nạp Đảng cộng sản Việt Nam ngày tháng năm

Nơi kết nạp:

Ngày vào Đoàn TNCSHCM ngày tháng năm

Nơi kết nạp:

Tình hình sức khoẻ: Cao Cân nặng: kg

Nghề nghiệp hoặc trình độ chuyên môn:

Cấp bậc: Lương chính hiện nay:

Ngày nhập ngũ: Ngày xuất ngũ:

Lý do:

HOÀN CẢNH GIA ĐÌNH

Họ và tên bố: Tuổi: Nghề nghiệp

Trước cách mạng Tháng 8 làm gì? Ở đâu?

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp làm gì? Ở đâu?

Từ năm 1955 đến nay làm gì? Ở đâu? (Ghi rõ tên cơ quan, xí nghiệp hiện nay đang làm)

Họ và tên mẹ: Tuổi: Nghề nghiệp

Trước cách mạng Tháng 8 làm gì? Ở đâu?

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp làm gì? Ở đâu?

Từ năm 1955 đến nay làm gì? Ở đâu? (Ghi rõ tên cơ quan, xí nghiệp hiện nay đang làm)
HỌ VÀ TÊN ANH CHỊ EM RUỘT

(Ghi rõ tên, tuổi, chỗ ở, nghề nghiệp và trình độ chính trị của từng người)

Họ và tên vợ hoặc chồng:

Tuổi:

Nghề nghiệp:



Nơi làm việc:

Chỗ ở hiện nay:

Họ và tên các con:

1) Tuổi: Nghề nghiệp:

2) Tuổi: Nghề nghiệp:

3) Tuổi: Nghề nghiệp:

4) Tuổi: Nghề nghiệp:

5) Tuổi:. Nghề nghiệp:



QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA BẢN THÂN

Từ tháng năm


đến tháng năm

Làm công tác gì?

Ở đâu?

Giữ chức vụ gì?

KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT


Khen thưởng:

Kỷ luật:


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan những lời khai trên là đúng sự thực và chịu trách nhiệm về những lời khai đó. Nếu sau này cơ quan có thẩm quyền phát hiện vấn đề gì không đúng. Tôi xin chấp hành biện pháp xử lý theo quy định./.

...............,ngày……tháng……năm……



Xác nhận của Thủ trưởng Cơ quan, Người khai ký tên

Xí nghiệp, Chủ tịch UBND Xã, Phường



Phụ lục 8


Mã hồ sơ:

(do Cục ĐTVNN ghi)


HỒ SƠ

DỰ TUYỂN HỌC BỔNG ĐỀ ÁN 911 NĂM 2015

(Kèm theo Thông báo số 80 /TB-BGDĐT ngày 13 /02/2015)

Ngành học đăng ký dự tuyển:

Nước đăng ký dự tuyển:

Họ và tên: Nam/Nữ:

Ngày, tháng, năm sinh:

Cơ quan công tác:

Hộ khẩu thường trú:

Địa chỉ liên hệ:

Số điện thoại cố định: Di động:

E-mail:


Danh mục các tài liệu của Hồ sơ dự tuyển, xếp theo thứ tự dưới đây:

(các bản sao phải hợp lệ và có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền, đánh dấu giấy tờ nộp trong Hồ sơ)





1.

Công văn, danh sách ứng viên được trường cử dự tuyển;



2.

Phiếu đăng ký dự tuyển (theo mẫu tại Phụ lục 3);



3.

c) Bản sao hợp lệ các hợp đồng, quyết định tuyển dụng làm giảng viên toàn thời gian tại trường đại học, cao đẳng, trường hợp giảng viên hợp đồng (không phải là công chức, viên chức) thì cần nộp thêm bản sao hợp lệ sổ bảo hiểm xã hội hoặc bản sao hợp lệ bảng lương và giấy chứng nhận đóng bảo hiểm xã hội có xác nhận của cơ quan bảo hiểm xã hội (theo mẫu tại Phụ lục 4) trong đó có thể hiện các mốc thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội, mức lương và mã ngạch lương; xác nhận ứng viên đủ điều kiện tuyển dụng làm giảng viên sau khi có bằng tiến sĩ và Hợp đồng cam kết tuyển dụng làm giảng viên của một trường đại học, cao đẳng đối với ứng viên là đối tượng quy định tại mục 3.2. của Thông báo này (theo mẫu tại Phụ lục 5);



4.

Bản cam kết (theo mẫu tại Phụ lục 6);



5.

Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Thủ trưởng cơ quan đang quản lý giảng viên (đối với giảng viên đang công tác theo mẫu Phụ lục 7a) hoặc xác nhận của UBND địa phương (đối với học viên, sinh viên mới tốt nghiệp theo mẫu tại Phụ lục 7b);



6.

Bản sao hợp lệ bằng, bảng điểm đại học; bằng và bảng điểm thạc sĩ hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời đối với trường hợp đang chờ cấp bằng;



7.

Bản sao hợp lệ chứng chỉ ngoại ngữ còn thời hạn giá trị theo quy định;



8.

Bản dịch công chứng văn bản của cơ sở đào tạo nước ngoài đồng ý tiếp nhận đào tạo thẳng theo chương trình tiến sĩ đối với ứng viên tốt nghiệp đại học dự tuyển học thẳng tiến sĩ; Bản dịch công chứng văn bản tiếp nhận đào tạo, văn bản đồng ý cấp học bổng toàn phần hoặc bán phần do cơ sở đào tạo, cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài và trong nước cấp (nếu có);



9.

Đề cương nghiên cứu đã được Chủ tịch Hội đồng khoa học và đào tạo của trường cử dự tuyển phê duyệt và ký xác nhận (có đóng dấu của trường);



10.

Bản kê khai danh mục các công trình khoa học đã công bố, đề tài nghiên cứu khoa học đã và đang tham gia được cơ quan công tác hoặc cơ quan phê duyệt, công bố kết quả công trình xác nhận;



11.

Giấy tờ khác (nếu có);



12.

Bản sao hóa đơn, chứng từ về việc nộp lệ phí dự tuyển.






Phụ lục 9

BẢNG THAM CHIẾU QUY ĐỔI MỘT SỐ CHỨNG CHỈ NGOẠI NGỮ

TƯƠNG ĐƯƠNG CẤP ĐỘ B2 KHUNG CHÂU ÂU ĐỂ ĐI HỌC NƯỚC NGOÀI

(Kèm theo Thông báo số 80 /TB-BGDĐT ngày 13 /02/2015)
Điểm tối thiểu cần đạt cho các ngoại ngữ như sau:
Tiếng Anh


Cấp độ (CEFR)

IELTS

TOEFL

B2

5.5

500 PBT

173 CBT


61 iBT


Một số ngoại ngữ khác


Cấp độ (CEFR)

Tiếng Nga

Tiếng Pháp

Tiếng Đức

Tiếng Trung

Tiếng Nhật

B2

TRKI 2

DELF B2

TCF niveau 4



B2

TestDaF level 4



HSK cấp độ 4

JLPT N3



KHUNG NĂNG LỰC NGOẠI NGỮ

TƯƠNG ĐƯƠNG CẤP ĐỘ B2 CỦA KHUNG CHÂU ÂU

ÁP DỤNG TRONG ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ
1. Trình độ nói B2

Người sử dụng ngôn ngữ:

- Có thể giao tiếp một cách hiệu quả trong hầu hết các tình huống hàng ngày và trong các tình huống công việc quen thuộc.

- Có thể tham gia các cuộc hội thoại một cách tự tin. Có thể tương tác với mức độ tức thì và trôi chảy tương đối với những người cùng hội thoại.

- Có thể trình bày khái quát hoặc cụ thể các chủ đề quen thuộc, các đề tài mang tính học thuật hoặc liên quan đến lĩnh vực chuyên môn của mình. Độ dài trình bày khoảng 7 đến 12 phút.

- Có thể miêu tả, nêu ý kiến và giải thích; tổng hợp các ý kiến phức tạp khác nhau, nêu giả thuyết. Có thể phát triển lập luận một cách hệ thống, biết nhấn mạnh các điểm quan trọng một cách phù hợp.

- Có khả năng đáp ứng phù hợp với các tình huống đòi hỏi các mức độ trang trọng/ nghi lễ (formal) trong giao tiếp xã hội.

- Có thể sử dụng khá đa dạng các cấu trúc câu và vốn từ vựng cụ thể, trừu tượng hoặc mang tính thành ngữ.

- Có thể mắc một số lỗi ngữ âm và ngữ pháp nhưng ít khi cản trở giao tiếp.

- Có thể giao tiếp qua điện thoại về một số chủ đề ít quen thuộc.

2. Trình độ Nghe B2

Người sử dụng ngôn ngữ:

- Có thể nghe hiểu các ý chính, các chi tiết, mục đích, thái độ của người nói và mức độ nghi thức, phong cách của người nói trong các bối cảnh sử dụng ngôn ngữ đòi hỏi người nghe có trình độ trung bình, bao gồm cả những cuộc thảo luận có tính chuyên ngành thuộc chuyên môn của người sử dụng ngôn ngữ.

- Có thể nghe hiểu hầu hết các hội thoại nghi thức và phi nghi thức, thuộc các chủ đề quen thuộc, và một số phát ngôn trong môi trường công việc hoặc kỹ thuật mà mình am hiểu, tốc độ nói bình thường.

- Có thể hiểu những đoạn lời nói khá dài, có các ý tưởng trừu tượng hoặc cách lập luận khá phức tạp thuộc các chủ đề quen thuộc.

- Có thể theo dõi được các điểm chính của một bài giảng, bài nói chuyện chuyên đề hoặc báo cáo cũng như các kiểu trình bày thuộc học thuật, chuyên môn.

- Có thể hiểu khá nhiều từ và các cách diễn đạt trừu tượng hoặc mang tính khái niệm.

- Có thể xác định được trạng thái, thái độ và tình cảm của người nói.

- Có đủ vốn từ vựng, thành ngữ và lối nói/ cách diễn đạt bình dân (colloquial expression) để nghe hiểu chi tiết các câu chuyện thuộc những lĩnh vực/ chủ đề nhiều người cùng quan tâm.

- Có thể nghe hiểu những chỉ thị/ hướng dẫn rõ ràng, mạch lạc liên quan đến công việc hàng ngày, trực diện hoặc qua điện thoại.

- Thường gặp nhiều khó khăn khi nghe các phát ngôn nhanh/ dùng lối nói lóng/ thành ngữ hoặc giọng nói địa phương của những người bản ngữ.

3. Trình độ Đọc B2

Người sử dụng ngôn ngữ:

- Có thể theo dõi các ý chính, cụm từ chính và các chi tiết quan trọng trong một bài đọc dài một đến hai trang về một chủ đề quen thuộc, ngữ cảnh cụ thể, dễ đoán.

- Có thể tìm và kết hợp hoặc so sánh/đối chiếu một số thông tin cụ thể nhưng nằm rải rác trong các phần của bài đọc (thời khóa biểu, lịch trình và hành trình du lịch, danh bạ điện thoại, sách hướng dẫn nấu ăn…)

- Văn bản có thể dưới dạng bài báo, tạp chí và văn xuôi giải trí dạng dễ hiểu, phổ biến cũng như các tài liệu liên quan đến lĩnh vực chuyên môn của bản than, có tính chất học thuật và kinh doanh.

- Có thể điều chỉnh phương thức và tốc độ đọc phù hợp với các dạng bài đọc khác nhau và tùy theo mục đích đọc cụ thể.

- Có thể đọc để thu thập thông tin, ý tưởng từ các nguồn thuộc chuyên ngành của bản thân. Biết sử dụng các nguồn tài liệu tham khảo có chọn lọc.

- Có thể rút ra những điểm mình quan tâm nhưng thường cần phải làm rõ các thành ngữ và tham khảo các yếu tố văn hóa.

- Bài đọc có thể kết hợp giữa cụ thể và trừu tượng, chứa đựng khái niệm hoặc chủ đề chuyên môn, bao gồm các dữ liệu, thể hiện thái độ, ý kiến. Có thể đòi hỏi khả năng suy luận ở mức độ trung bình để phát hiện ra quan điểm của tác giả và mục đích, chức năng của bài đọc.

- Có thể đọc phục vụ nhiều mục đích như để lấy thông tin, để học ngôn ngữ và phát triển kỹ năng đọc. Sử dụng được từ điển đơn ngữ khi đọc để phát triển từ vựng.

4. Trình độ Viết B2

Người sử dụng ngôn ngữ:

- Có thể hoàn thành tương đối tốt các nhiệm vụ viết từ đơn giản đến khá phức tạp về các chủ đề thông thường hoặc trừu tượng. Có thể tổng hợp, đánh giá thông tin và lập luận từ nhiều nguồn và trình bày dưới dạng văn bản viết phù hợp

- Có thể liên kết các câu và đoạn văn (ba hoặc bốn đoạn) để hình thành các đoạn viết thể hiện rõ ý chính và các chi tiết minh chứng. Văn phong và nội dung phù hợp với người tiếp nhận thông tin.

- Có thể ghi chép tóm tắt các thông tin từ các văn bản, các bài giảng, bài thuyết trình hoặc các báo cáo chuyên đề.

- Có thể viết thư tín về công việc thông thường hàng ngày (thư xin giải đáp, thư kèm đơn xin việc) và các lời nhắn có tính chất riêng tư hoặc trang trọng.

- Có thể viết các chỉ dẫn đơn giản dựa vào giao tiếp lời nói rõ ràng hoặc một bài viết mô tả quy trình đơn giản có độ dài vừa phải.

- Có thể điền các mẫu tờ khai phức tạp.

- Có thể lấy thông tin chính và chi tiết thích hợp từ những văn bản dài một trang và viết dàn ý hoặc bài tóm tắt dài một trang.

- Có khả năng kiểm soát viết tương đối tốt với các cấu trúc thường gặp, các cấu trúc ghép và phức, các vấn đề về chính tả v.v.



- Đôi khi còn gặp khó khăn với các cấu trúc phức tạp (ví dụ các cấu trúc nhân/ quả, mục đích, ý kiến). Các cụm từ dùng có thể chưa được tự nhiên, còn bị ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ về bố cục và văn phong.




tải về 399.66 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương