CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam trưỜng cao đẲng kinh tế KỸ thuậT



tải về 496.92 Kb.
trang2/2
Chuyển đổi dữ liệu01.01.2018
Kích496.92 Kb.
#35194
1   2

Tác dụng chống mầm bệnh


Dược phẩm có tác dụng làm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với mầm bệnh

Dược phẩm có tác dụng chữa triệu chứng

4.3. Các cách tác dụng

Tác dụng tại chỗ (cục bộ) - toàn thân

Tác dụng chọn lọc và không chọn lọc

Tác dụng chính và tác dụng phụ

Tác dụng hồi phục và không hồi phục

        1. Tác dụng hiệp đồng và đối kháng


4.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới tác dụng của dược phẩm

* Yếu tố cơ thể

Loài, giống gia súc

Tuổi gia súc

Tính biệt

Khối lượng cơ thể

Sự mẫn cảm cá biệt

Trạng thái bệnh lý

Đường đưa dược phẩm

Sự hấp thu của dược phẩm

* Yếu tố ngoài cơ thể

Yếu tố hóa học

Yếu tố lý học

Liều lượng và liệu trình

Hiện tượng cảm ứng và ức chế dược phẩm

Chư­ơng 5. Thuốc chống vi trùng và kí sinh trùng

5.1. Thuốc khử trùng và sát trùng

* Thuốc khử trùng: là những chất có khả năng tiêu diệt vi khuẩn hoặc các vi sinh vật khác. Khác với kháng sinh, những chất khử trùng sẽ phá hủy nguyên sinh chất của cả vi khuẩn và vật chủ. Do khi sử dụng không được phép để chúng tiếp xúc với cơ thể gia súc, gia cầm.

Thuốc khử trùng lý tưởng cần đạt yêu cầu sau:

- Tác dụng ở nồng độ loãng

- Ổn định

- Không làm mất màu hoặc nhuộm màu

- Không mùi

- Tác dụng nhanh khi có mặt cả các protein lạ, dịch rỉ viêm

- Rẻ


*Thuốc sát trùng:

Thuốc sát trùng: là những chất có tác dụng ức chế sự sinh trưởng, sinh sản hoặc giết chết vi khuẩn mà không làm ảnh hưởng đến mô bào vật chủ.



5. 2. Thuốc kháng sinh

Là những hợp chất có cấu tạo hóa học phức tạp, phần lớn kháng sinh là do xạ khuẩn, vi khuẩn và nấm sản sinh ra

* Đặc tính chung của kháng sinh:

Thuốc kháng sinh thường gây phản ứng dị ứng cho cơ thể tiếp xúc với nó.

Thuốc kháng sinh thường bị các mầm bệnh kháng lại, gọi là sự kháng thuốc.

Bên cạnh tác dụng diệt vi khuẩn gây bệnh (tác dụng có lợi) thì hầu hết các kháng sinh đều có tác dụng phụ có hại, ảnh hưởng xấu tới tế bào, cơ thể gia súc.

* Nguyên tắc sử dụng kháng sinh:

Chỉ sử dụng kháng sinh khi bị bệnh nhiễm khuẩn.

Phải chọn đúng loại kháng sinh

Dùng kháng sinh càng sớm càng tốt

Dùng kháng sinh liều cao ngay từ đầu, tránh hiện tượng quen thuốc, kháng thuốc, tránh dùng liều thấp hay tự ý tăng liều trong quá trình điều trị khi thấy bệnh không khỏi.

Chọn đường đưa thuốc thích hợp. Luôn luôn duy trì nồng độ kháng sinh trong cơ

thể nhất là trong ổ viêm.

Sử dụng thuốc đúng liệu trình, không dùng ngắt quãng, điều trị dở dang…



Phối hợp các kháng sinh trong điều trị khi gia súc mắc các bệnh ghép, bệnh nguy hiểm.

Thực hiện đúng nguyên tắc phối hợp thuốc để làm giảm nguy cơ tạo các chủng vi khuẩn kháng thuốc. Chỉ phối hợp các thuốc có tác dụng hiệp đồng, mở rộng phổ kháng sinh, giảm liều, tránh tác dụng phụ có hại.

* Phân loại kháng sinh

Dựa vào khả năng tác dụng:

- Kháng sinh diệt khuẩn có tác dụng hủy hoại vĩnh viễn vi khuẩn

- Kháng sinh kìm khuẩn sẽ ức chế sự phát triển của vi khuẩn

- Trong lâm sàng có nhiều loại kháng sinh có tác dụng kìm khuẩn ở nồng độ thấp nhưng lại có tác dụng diệt khuẩn khi tăng nồng độ.



Dựa vào phổ tác dụng

- Các kháng sinh có phổ tác dụng hẹp

- Các kháng sinh có phổ tác dụng rộng

- Nhóm kháng sinh chống lao, kháng sinh trị nấm.

- Nhóm kháng sinh đường tiêu hoá dùng trị bệnh nhiễm khuẩn trong ống tiêu hoá.

Dựa vào nguồn gốc

- Kháng sinh có nguồn gốc từ vi sinh vật, xạ khuẩn

- Kháng sinh tổng hợp bằng con đường hóa học.

Dựa vào cơ chế tác dụng

- Kháng sinh ức chế tổng hợp vách tế bào vi khuẩn

- Kháng sinh ức chế tổng hợp protein của vi khuẩn

- Kháng sinh ức chế tổng hợp acid nhân: quinolon, rifampicin

- Kháng sinh ức chế chuyển hoá

- Kháng sinh làm thay đổi tính thấm của màng tế bào vi



Phân loại tổng hợp

Dựa vào công thức, nguồn gốc, cơ chế hay cách tác dụng… thuốc kháng sinh được chia theo những nhóm sau:

- Nhóm ß – lactamin

- Nhóm Amynoglucozit

- Nhóm Macrolid

- Nhóm Phenicol

- Nhóm Tetracyclin

- Nhóm kháng sinh đa Peptit

- Nhóm kháng sinh chống nấm

- Nhóm thuốc hóa học trị liệu có cơ chế tác dụng như kháng sinh.

5.2.5. Cơ chế tác dụng của kháng sinh

Kháng sinh tác dụng lên tế bào

- Kháng sinh tác dụng lên quá trình tạo vách tế bào của vi khuẩn 

- Kháng sinh tác dụng lên màng nguyên sinh chất làm mất phương hướng hoạt động của màng

Kháng sinh tác dụng lên hệ phi bào

- Kháng sinh tác dụng gây rối loạn và ức chế sự sinh tổng hợp protein của vi khuẩn ở mức ribosom

- Kháng sinh tác dụng ức chế tổng hợp nhân tế bào cả AND và ARN của nhân và

nguyên sinh chất trong tế bào.

5.2.6. Các tai biến khi dùng kháng sinh

Các nguyên nhân dẫn đến tai biến

- Do dùng thuốc sai liều, sai liệu trình: dùng kháng sinh liều cao, quá dài hay đường đưa thuốc không phù hợp.

- Do tình trạng sức khỏe khi dùng kháng sinh, những con quá già, quá non, những con có tiền sử về bệnh gan, thận mãn tính…

- Do phối hợp thuốc trong điều trị: phối hợp thuốc ức chế hoạt động cơ xương với thuốc làm giảm trương lực cơ sẽ gây rối loạn hay liệt cơ hô hấp. Phối hợp các thuốc kháng sinh có chung đích tác dụng sẽ làm tăng nồng độ thuốc tự do trong máu.



b. Các biểu hiện độc

- Uống thuốc vitamin nhóm B: B1, B2, B16, B12 liều cao, lâu ngày sẽ dẫn đến rối loạn tiêu hóa của loài nhai lại và dạ dày đơn do vi khuẩn có lợi bị diệt, mất khả năng tổng hợp vitamin K, B. Nhiều con bị bội nhiễm nấm đường tiêu hóa do dùng Tetracycllin lâu ngày.

- Khi dùng thuốc quá liều vi khuẩn gây bệnh bị tiêu diệt ồ ạt, sẽ làm cho cơ thể cùng lúc vừa phải trung hòa các độc tố do vi khuẩn gây bệnh tạo nên, vừa phải tìm cách giải độc các thuốc kháng sinh. Do vậy trong trường hợp này nếu không cân nhắc các con gia súc già hoặc quá non sẽ dễ bị quá mệt hoặc chết.

- Gây nhiễm trùng máu cấp do dùng thuốc lâu dài sẽ sinh vi khuẩn kháng thuốc.

Các thuốc gây suy tủy: Chloramphenicol, Sulfamid

Các thuốc gây mất bạch cầu có hạt như: Nitrofuran, Imidazol

Các thuốc độc với thận gây thiểu niệu, vô niệu như: các Aminoglycozid, Colistin, các sản phẩm acetyl hóa của các Sulfamid gây sỏi đường tiết niệu.

Gây dị ứng: kháng sinh gây dị ứng hay gặp là nhóm Beta - Lactamin đặc biệt là Penicillin, nhóm Aminoglycozid hay gặp là kháng sinh Streptomycin.

5.2.7.Hiện tượng kháng kháng sinh

Đề kháng giả: 

Có thể gặp trong các trường hợp:

- Do sức miễn dịch của cơ thể giảm hoặc chức năng đại thực bào bị hạn chế (có ổ

mủ) thì có thể không có khả năng loại trừ vi khuẩn đã bị kháng sinh ức chế mà cơ thể không loại trừ được.

- Khi vi khuẩn ngoan cố: do vi khuẩn ở trạng thái nghỉ, không chịu tác dụng của kháng sinh. Những vi khuẩn ký sinh nội bào ngoan cố do kháng sinh không thấm được vào tế bào.

- Khi ổ viêm có vật cản, tuần hoàn ứ trệ kháng sinh khó tới ổ viêm.



Đề kháng thật: Có 2 loại

Kháng thuốc tự nhiên: giống hoặc loài vi khuẩn nào đó không nhạy cảm với kháng sinh.

Do vi khuẩn thiếu cấu trúc đích cho tác động của kháng sinh

Do thành tế bào không cho kháng sinh thấm qua.

Do bản thân vi khuẩn có men hoặc chất nào đó chống lại tác động của kháng sinh.

- Kháng thuốc thu được: là kết quả của sự thay đổi thông tin di truyền “nội sinh” bởi đột biến hoặc sự truyền ngang thông tin di truyền từ vi khuẩn khác bởi plasmid, transposon



Vi khuẩn phát triển nhiều cơ chế đề kháng để tạo nên đề kháng kháng sinh.

5.2.8. Phối hợp kháng sinh



Mục đích của việc phối hợp kháng sinh:

Trong sử dụng kháng sinh nhiều khi phải dùng phối hợp hai kháng sinh cùng lúc

để đạt hiệu quả trong điều trị. Sự phối hợp kháng sinh phải nhằm đạt 3 mục đích:

- Mở rộng phổ kháng khuẩn.

- Loại trừ nguy cơ xuất hiện chủng đề kháng.

- Đạt được tác dụng diệt khuẩn.



Nguyên tắc phối hợp kháng sinh

- Hai kháng sinh phối hợp nên cùng loại tác dụng hoặc cùng có tác dụng kìm khuẩn hoặc cùng có tác dụng diệt khuẩn:

- Hai kháng sinh phối hợp không kích thích sự đề kháng:

5.2.9. Các kháng sinh

Penicillin và Cephalosprin

Kháng sinh nhóm Aminosid

Nhóm Tetracyclin (Tetracin)

Nhóm Phenicol

Nhóm Macrolid

Kháng sinh đa peptid (Polypeotides)

Thuốc tác dụng giống kháng sinh- Antibiomimetics

Nội dung này cần tìm hiểu các nội dung sau:

+ Các loại kháng sinh thuộc nhóm

+ Tính chất

+ Tác dụng dược lý

+ Ứng dụng điều trị

+ Chú ý khi sử dụng

5.3. Thuốc trị kí sinh trùng



* Thuốc trị ngoại KST

Yêu cầu của các loại thuốc trị ngoại kí sinh trùng

- Tác dụng nhanh, diệt được tất cả các pha biến thái của mọi loại kí sinh - Không hoặc ít độc với vật chủ

- Phân bố đồng đều trong dung dịch lỏng, phù hợp với yêu cầu của cách sử dụng.

- Dễ sử dụng, tùy loại kí sinh trùng được dùng dưới các dạng: trộn vào thức ăn, nước tắm, xịt, bôi lên da, tiêm dưới da…Tất cả đều phải đảm bảo hiệu quả kinh tế.

- Không để tồn dư trên vật chủ và không gây ô nhiễm môi trường

Cơ chế tác dụng

Thuốc có nguồn gốc thực vật như: rotenol, pyrethroid không ngấm qua da chỉ tác dụng lên bề mặt và diệt ngoại kí sinh trùng.

Các thuốc thuộc nhóm Clo hay phospho hữu cơ ngấm qua da và tác động lên tế bào của cơ thể cơ thể động vật, nhất là các tế bào thần kinh.

Các carbamat và avermectin còn tác dụng lên synap thần kinh. Kết quả là ngoại kí sinh trùng bị rối loại vận động, không di chuyển được, liệt rồi chết.



Các nhóm thuốc hiện đang dùng

Các clo hữu cơ

Các hợp chất phospho hữu cơ

Sulphur lưu huỳnh

Các thuốc có nguồn gốc tự nhiên - Thảo dược

Nghiên cứu: tên thuốc; tác dụng điều trị; đường đưa thuốc và chú ý sử dụng



* Thuốc trị nội KST

Thuốc trị giun tròn

Thuốc trị sán dây

Thuốc trị sán lá gan của loài nhai lại

Thuốc trị kí sinh trùng đường máu

Nội dung này cần tìm hiều:

+ Tên thuốc thuộc nhóm

+ Tính chất

+ Tác dụng dược lý

+ Ứng dụng điều trị

+ Chú ý khi sử dụng

Chư­ơng 6. Thuốc tác dụng lên hệ thần kinh, hô hấp, tuần hoàn

6.1. Thuốc kích thích thần kinh trung ­ương

Strychnin

Tetanostoxin

Tìm hiểu: + Tính chất

+ Tác dụng dược lý

+ Ứng dụng điều trị

+ Chú ý khi sử dụng

6.2. Thuốc ức chế thần kinh trung ư­ơng

* Thuốc trấn tĩnh (an thần)



Aminazin

Magnei sulfat

Tìm hiểu: + Tính chất

+ Tác dụng dược lý

+ Ứng dụng điều trị

+ Chú ý khi sử dụng

* Thuốc phiện



Morfin

Papaverin(opium)

Tìm hiểu: + Tính chất

+ Tác dụng dược lý

+ Ứng dụng điều trị

+ Chú ý khi sử dụng

* Thuốc giảm sốt kèm giảm đau:



Khái niệm và tác dụng chung

Ngoài thuốc phiện và các hoạt chất của nó ra thì các thuốc trong nhóm này cũng có tác dụng ức chế trung khu đau nhưng đồng thời chúng cũng có tác dụng hạ sốt.

Tác dụng giảm đau: thuốc chỉ có tác dụng với các chứng đau nhẹ, đau khớp, đau cơ, đau dây thần kinh, đau răng.

Tác dụng giảm sốt: thuốc chỉ có tác dụng khi cơ thể đang bị sốt, ở liều điều trị thuốc có tác dụng hạ sốt do bất kỳ một nguyên nhân nào. Khi vi sinh vật, nấm, độc tố… xâm nhập vào cơ thể sẽ kích thích bạch cầu sản sinh các chất gây sốt nội tại. Chất này làm tăng tổng hợp Prostaglandin của vùng dưới đồi gây sốt do tăng tạo nhiệt, gây rung cơ, tăng hô hấp, chuyển hóa. Khi dùng thuốc sẽ có tác dụng ức chế Prostaglandin, làm giảm tổng hợp Prostaglandin nên có tác dụng hạ sốt.

Thuốc giảm sốt chỉ có tác dụng nhất thời (điều trị triệu chứng sốt)

Đa số thuốc giảm sốt đều kèm giảm đau nhưng tác dụng giảm đau kém hơn 2-3 lần.

Một số thuốc giảm sốt còn có tác dụng cầm máu, sát trùng.

Một số thuốc thông thường

Acid salicylic:

Acid acetyl salisilic (Aspirin)

Natri salicylat:

Phenyl salicylat 

Methyl salicylat 

Para amino salicylat

Dẫn xuất Pyrazolon

Analgin

Paracetamol



Tìm hiểu: + Tính chất

+ Tác dụng dược lý

+ Ứng dụng điều trị

+ Chú ý khi sử dụng


6.3. Thuốc tác dụng lên đầu mút thần kinh cảm giác

* Thuốc tê

Thuốc tê làm mất cảm giác (đau, nhiệt độ, sung sướng…) của một vùng cơ thể tại nơi dùng thuốc, trong khi đó chức phận vận động vẫn không ảnh hưởng.

Thuốc tê ngăn cản việc truyền những xung động thần kinh từ nơi kích thích qua vùng thần kinh nơi tiêm thuốc đến hệ thần kinh trung ương.

Thuốc có tác dụng tại chỗ, thuốc tê có tác dụng lên mọi sợi của hệ thần kinh TW (vận động và cảm giác), thần kinh thực vật lần lượt từ sợi bé đến sợi to tùy theo nồng độ thuốc.

Tác dụng toàn thân: chỉ xuất hiện khi thuốc có nồng độ cao trong máu.

Các loại thuốc gây tê

Cocain – thuốc tê tự nhiên

Novocain


Lindocain hydrochloride

Pan tocain

Tìm hiểu: + Tính chất

+ Tác dụng dược lý

+ Ứng dụng điều trị

+ Chú ý khi sử dụng



*Thuốc bảo vệ đầu mút thần kinh cảm giác

Các thuốc thuộc nhóm này không có tác dụng ngăn cản trực tiếp những kích thích có hại. Chúng chỉ bảo vệ các ngọn dây thần kinh cảm giác bằng cách hình thành lên một lớp che phủ trên niêm mạc…

Bao gồm:

Thuốc làm săn (các chất chát- Tanin)

Thuốc làm mềm

Thuốc hấp phụ



* Thuốc kích thích đầu mút thần kinh cảm giác

- Cùng một loại thuốc nhưng tùy theo mục đích, tình trạng bệnh súc mà sử dụng các liều lượng khác nhau

- Thuốc nhuận tràng là các thuốc làm tăng nhu động ruột, chủ yếu là ở ruột già, chống táo bón, dùng nhiều ngày.

- Thuốc tẩy gồm các chất có tác dụng làm lỏng chất chứa trong đường tiêu hóa, tăng nhu động ruột (cả ruột non và ruột già), đẩy chất chứa ra ngoài. Thuốc tẩy thường chỉ dùng một lần. Trong thú y thường dùng thuốc tẩy trong trường hợp khi gia súc bị ngộ độc chất lẫn trong thức ăn, nước uống như: Thuốc trừ sâu, tẩy giun sán, ngộ độc thuốc thú y, nấm mốc hoặc ăn phải thức ăn kém phẩm chất. Bao gồm:

Các thuốc nhuận tràng

Thuốc tẩy

6. 4. Thuốc tác dụng lên thần kinh thực vật

*Thuốc tác dụng tới thần kinh giao cảm

Adrenalin

Ephedrin

Tìm hiểu: + Tính chất

+ Tác dụng dược lý

+ Ứng dụng điều trị

+ Chú ý khi sử dụng

* Thuốc tác dụng tới thần kinh phó giao cảm

Pilocarpin

Atropin

Tìm hiểu: + Tính chất

+ Tác dụng dược lý

+ Ứng dụng điều trị

+ Chú ý khi sử dụng

6.5. Thuốc tác dụng lên hệ hô hấp

Thuốc long đờm

Thuốc giảm ho

Thuốc kích thích trung khu hô hấp

Tìm hiểu:

+ Tên thuốc

+ Tính chất

+ Tác dụng dược lý

+ Ứng dụng điều trị

+ Chú ý khi sử dụng

6.6. Thuốc tác dụng tới tim mạch

Cafein

Long não


Spactein

+ Tính chất

+ Tác dụng dược lý

+ Ứng dụng điều trị

+ Chú ý khi sử dụng

6. 7. Thuốc tác dụng tới máu



* Thuốc cầm máu

Vitamin K

Canxi clorua – CaCl. 6 H2O

Gluconat canxi



*Thuốc chống đông máu

Heparin


Citrat natri (C6H5Na3O7. 2H2O)

*Thuốc chống thiếu máu

Sắt (Fe) và các chế phẩm

Gan và các chế phẩm của gan



* Các dung dịch bổ sung (dịch truyền)

Máu


Các dung dịch khác

+ Dung dịch sinh lý mặn ngọt

+ Dung dịch gluco ưu trương

+ Dung dịch muối ưu trương



Ch­ương 7. Vitamin và kích tố

7.1.Vitamin



* Đại c­ương

Vitamin là một loại chất hữu cơ, có phân tử lượng nhỏ, có thể lấy được từ tự nhiên hoặc tổng hợp hoá học, cơ thể cần nó với một lượng rất nhỏ giúp cho duy trì hoạt động và phát triển.

Vitamin không cung cấp năng lượng cho cơ thể, không có giá trị xây dựng tế bào, tổ chức. Số lượng vitamin cần thiết cho cơ thể phụ thuộc vào loài, trạng thái sinh lí, bệnh lí của cơ thể.

* Phân loại

Dựa vào đặc tính hoà tan chia vitamin thành 2 nhóm chính:

- Nhóm vitamin tan trong nước

- Nhóm vitamin tan trong chất béo

Dựa vào tác dụng chia vitamin thành các nhóm

- Vitamin chống bệnh thiếu máu

- Vitamin chống nhiễm trùng

- Vitamin tăng tính chống đỡ và phản ứng của cơ thể

- Vitamin chống xuất huyết

- Vitamin điều hoà thị lực



* Một số loại vitamin

Vitamin B1

Vitamin B12

Vitamin B6

Vitamin C

Vitamin A

Vitamin D

Nghiên cứu:

+ Nguồn gốc

+ Tính chất

+ Ứng dụng điều trị

+ Chú ý khi sử dụng

7.2. Kích tố

Huyết thanh ngựa chửa

Prolactin-galuctin mammotropin LTH

Progesterol và các chế phẩm

Oxytoxin

Hormon kháng viêm

Nghiên cứu:

+ Nguồn gốc

+ Tính chất

+ Ứng dụng điều trị

+ Chú ý khi sử dụng

Phần thứ 3. VI SINH VẬT VÀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM


Chương 1: Đặc điểm của bệnh truyền nhiễm

1.1. Mầm bệnh

Mầm bệnh là nguyên nhân trực tiếp gây nên bệnh truyền nhiễm.

Bao gồm tất cả các vi sinh vật có khả năng này

Chỉ gây được bệnh khi cơ thể động vật đã bị làm yếu đi bởi các yếu tố như: stress, suy dinh dưỡng, cảm lạnh...

Trước khi gây bệnh truyền nhiễm mầm bệnh phải gây được hiện tượng nhiễm trùng.

1.2. Hiện tượng nhiễm trùng

* Khái niệm :Nhiễm trùng là một hiện tượng sinh vật phức tạp, xảy ra khi mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể động vật trong những điều kiện nhất định của ngoại cảnh.

Là kết quả của những tác động qua lại giữa mầm bệnh và cơ thể với những dấu hiệu đặc trưng của nó.

Để có hiện tượng nhiễm trùng thì bắt buộc phải có mầm bệnh xâm nhập cùng với những tác động của nó vào cơ thể động vật, có cơ thể động vật cùng với những phản ứng lại mầm bệnh đó và cả 2 yếu tố đó đều nằm trong một điều kiện ngoại cảnh nhất định.

* Điều kiện của mầm bệnh để gây nhiễm trùng:

Có tính gây bệnh: là khả năng cần thiết và vốn có của mầm bệnh để gây nên hiện tượng nhiễm trùng. Mầm bệnh thu được khả năng này qua quá trình tiến hoá thích nghi của nó trên cơ thể súc vật. Khả năng này gắn liền với đặc tính ký sinh của mầm bệnh và có tính chất chuyên biệt.

Có độc lực: là khả năng xâm nhập và phát triển trong cơ thể cùng với tác hại của các chất mà nó sinh ra (độc tố, chất ngăn cản cơ năng bảo vệ cơ thể, chất phá hủy các tổ chức cơ thể…).

Có số lượng: Muốn gây được bệnh, mầm bệnh phải có số lượng nhất định. Có loại mầm bệnh chỉ cần số lượng rất ít, nhưng cũng có loại mầm bệnh lại đòi hỏi số lượng phải nhiều mới gây được bệnh. Với cùng một loại mầm bệnh thì số lượng mầm bệnh tăng lên thì khả năng gây bệnh tăng lên và bệnh tiến triển càng trầm trọng.

Đường xâm nhập: Mỗi loại mầm bệnh đã chọn lọc cho mình một con đường xâm nhập thích ứng nhất để vào cơ thể. Một loại mầm bệnh có thể có nhiều đường xâm nhập, trong đó vẫn có một đường xâm nhập chính.

Đường xâm nhập có ý nghĩa quan trọng trong hiện tượng nhiễm trùng. Nếu đường xâm nhập thích hợp thì mầm bệnh dễ dàng gây bệnh và bệnh thể hiện điển hình. Nếu đường xâm nhập không thích hợp thì mầm bệnh có thể không gây bệnh hoặc gây bệnh nhẹ và cho miễn dịch, hoặc cần số lượng rất nhiều mới gây được bệnh. Ngoài ra, cùng một đường xâm nhập nhưng ở các vị trí khác nhau trên cơ thể cũng gây các hiện tượng bệnh lý khác nhau. Các đường xâm nhập chủ yếu là: đường tiêu hoá, hô hấp, qua da, niêm mạc, đường sinh dục tiết niệu, đường máu.

1.3. Phương thức tác động của mầm bệnh

Phương thức tác động của mầm bệnh lên cơ thể động vật chủ yếu bằng hai mặt:

Sinh sản cực mạnh, chiếm đoạt vật chất của cơ thể ký chủ để phát triển;

Tác động bằng các chất tiết ra như độc tố, chất giáp mô, công kích tố, yếu tố lan truyền, các men….

1.4. Phân loại nhiễm trùng

Tuỳ vị trí xâm nhập của mầm bệnh chia thành nội nhiễm và ngoại nhiễm.

Căn cứ vào số loại mầm bệnh chia thành: nhiễm trùng đơn thuần và nhiễm trùng ghép. Khi bị nhiễm trùng ghép (bệnh ghép) thường có hiện tượng cộng hưởng, quá trình bệnh rất nặng, triệu chứng, bệnh tích phức tạp, do vậy việc chẩn đoán, phòng, trị rất khó khăn.

Khi cơ thể đã bị nhiễm trùng và mầm bệnh này tạo điều kiện cho mầm bệnh thứ

hai xâm nhập gọi là nhiễm trùng kế phát.

Khi một mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể đang bị nhiễm bệnh gọi là bội nhiễm.

Nếu cơ thể đã khỏi bệnh mà lại mắc lại bệnh đó gọi là tái nhiễm

Tái phát là bệnh xuất hiện lần thứ hai mặc dù không bị nhiễm trùng lần hai.

Trong quá trình nhiễm trùng, nếu mầm bệnh sinh sản và phát triển một thời gian dài trong máu thì gọi là nhiễm trùng huyết. Nếu hiện tượng này xảy ra do vi khuẩn sinh mủ gây nên thì gọi là nhiễm mủ huyết.

Khi hiện tượng nhiễm trùng huyết và nhiễm mủ huyết cùng xảy ra thì gọi là nhiễm trùng huyết sinh mủ.

Bại huyết: Toàn thân bị nhiễm vi sinh vật, vi sinh vật tràn ngập trong máu và các cơ quan làm cơ thể chết.

Nhiễm độc huyết: vi sinh vật không tràn ngập hệ tuần hoàn mà chỉ khu trú trong một vài cơ quan rồi sản xuất độc tố sau đó độc tố xâm nhập vào hệ tuần hoàn

1.5. Quá trình tiến triển của bệnh truyền nhiễm

Tiến triển qua những giai đoạn nhất định. Thường xảy ra qua 4 thời kỳ: nung bệnh, khởi phát, toàn phát và cuối bệnh.

Thời kì nung bệnh: Là khoảng thời gian từ lúc mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể cho tới khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên của bệnh. Thời gian nung bệnh ở từng bệnh rất khác nhau, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Thời kỳ này không có các triệu chứng lâm sàng nhưng có thểphát hiện ra bệnh bằng phương pháp dị ứng hoặc huyết thanh học.

Thời kì khởi phát: Là thời kỳ diễn ra rất nhanh

Thời kì toàn phát: Xuất hiện triệu chứng và bệnh tích đặc trưng của bệnh, giúp cho việc chẩn đoán bệnh dễ dàng.

Thời kì cuối của bệnh: Tuỳ theo sức đề kháng khác nhau của từng cá thể, một bệnh truyền nhiễm có thể kết thúc theo nhiều khả năng

1.6. Các thể bệnh truyền nhiễm

1.6.1. Thể quá cấp tính (thể ác tính): Bệnh diễn biến rất nhanh, vật chết ngay sau khi vừa xuất hiện triệu chứng toàn thân. Thể này thường xảy ra ở đầu ổ dịch, tỷ lệ chết rất cao. Triệu chứng, bệnh tích không điển hình.

1.6.2. Thể cấp tính: Bệnh tiến triển dài hơn thể quá cấp, kéo dài vài ngày đến vài tuần. Tỷ lệ chết cao. Triệu chứng bệnh tích điển hình, dễ chẩn đoán.

1.6.3. Thể mãn tính: quá trình tiến triển của bệnh rất chậm, kéo dài hàng tháng, hàng

năm. Triệu chứng không rõ. Tỷ lệ chết thấp, khó chẩn đoán. Tuy không bị chết nhiều nhưng do tồn tại lâu trong đàn, thường xuyên bài xuất mầm bệnh nên rất nguy hiểm về mặt dịch tễ.

1.6.4. Thể ẩn tính: Con vật không có triệu chứng bệnh nhưng phủ tạng có bệnh tích và có bài xuất mầm bệnh và bài xuất mầm bệnh trong thời gian dài.

1.6.5. Thể không điển hình: Con vật không có triệu chứng bệnh nhưng phủ tạng có bệnh tích và có bài xuất mầm bệnh và bài xuất mầm bệnh trong thời gian dài.

1.6.6. Thể khỏe mang trùng: con vật vẫn khoẻ mạnh như thường, không có triệu chứng, bệnh tích nhưng có mang và bài xuất mầm bệnh ra ngoài.



Chương 2. Sức đề kháng của cơ thể

2.1. Khái niệm và phân loại miễn dịch

* Khái niệm: Miễn dịch là trạng thái đặc biệt của cơ thể chống lại các tác động gây hại của vi sinh vật gây bệnh và sản phẩm độc của chúng cũng như các chất lạ khác trong khi các cá thể khác không có trong điều kiện tương tự:

Khả năng miễn dịch của cơ thể được gọi là tính miễn dịch của cơ thể đó và biểu hiện theo các mức độ khác nhau.

* Phân loại miễn dịch

Dựa theo nguồn gốc phát sinh miễn dịch gồm: Miễn dịch tự nhiên; Miễn dịch tiếp thu:

Dựa vào loại mầm bệnh gây miễn dịch: Miễn dịch chống vi khuẩn; Miễn dịch chống Virut: Miễn dịch chống độc tố.

Dựa vào tính đặc hiệu hay không đặc hiệu của miễn dịch: Miễn dịch không đặc hiệu; Miễn dịch đặc hiệu;

Dựa vào cơ chế và thành phần tham gia đáp ứng miễn dịch: Miễn dịch thực bào; Miễn dịch dịch thể; Miễn dịch trung gian tế bào:

2.2. Sức đề kháng tự nhiên chống nhiễm trùng

* Phòng tuyến chống sự xâm nhập của mầm bệnh: Bề mặt da, niêm mạc của các đường ống (tiêu hoá, hô hấp, niệu sinh dục…) là diện tiếp xúc của cơ thể với ngoại cảnh cho nên chúng cũng là cửa ngõ mà các vi sinh vật dùng để xâm nhập vào cơ thể. Cơ thể chống nhiễm khuẩn ở đây bao gồm các yếu tố lý hoá tương đối đơn giản.

* Phòng tuyến chống lại mầm bệnh sau khi đã xâm nhập: Hệ bạch huyết; Phản ứng viêm; Hiện tượng thực bào; Các yếu tố thể dịch.

2.3. Sức đề kháng đặc hiệu chống nhiễm trùng

* Khái niệm và bộ máy miễn dịch đặc hiệu:

Miễn dịch đặc hiệu là trạng thái của cơ thể khi bị một kháng nguyên kích thích đã có những biến đổi nhất định nhằm sản xuất ra loại kháng thể đặc hiệu tương ứng có tác dụng kết hợp đặc hiệu với kháng nguyên kích thích sinh ra chúng.

Là hệ thống các cơ quan và tế bào chịu trách nhiệm tạo miễn dịch đặc hiệu và được gọi là hệ cơ quan có thẩm quyền miễn dịch (hệ miễn dịch) và tế bào có thẩm quyền miễn dịch.

* Kháng nguyên (Antigen): Kháng nguyên là chất lạ đối với cơ thể, có khả năng kích thích cơ thể sinh kháng thể đặc hiệu (kháng thể dịch thể hoặc kháng thể tế bào hoặc cả 2) và có khả năng kết hợp đặc hiệu với kháng thể đó trong quá trình đáp ứng miễn dịch đặc hiệu (dịch thể hoặc trung gian tế bào hoặc cả hai).

* Kháng thể (Antibody): Kháng thể là những protein được cơ thể sản sinh khi có sự kích thích của kháng nguyên, đồng thời nó có khả năng kết hợp đặc hiệu với kháng nguyên trong quả trình đáp ứng miễn dịch đặc hiệu.

* Sự hình thành kháng thể và quá trình đáp ứng MDĐH:

Kháng thể không sinh ra ngay lập tức sau khi kháng nguyên xâm nhập mà chỉ xuất hiện sau 6 - 7 ngày, tăng dần và đạt mức cao nhất sau 2 - 3 tuần, rồi từ từ giảm và biến mất sau vài tháng hoặc vài năm.

Nếu kháng nguyên được đưa vào cơ thể nhiều lần (đưa kháng nguyên nhắc nhở) thì thời gian xuất hiện kháng thể sẽ sớm hơn, lượng kháng thể sẽ nhiều hơn vì có hiện tượng tạo thành các tế bào nhớ, khi kháng nguyên xâm nhập lần sau tiếp tục kích thích thì chúng chỉ việc nhớ lại và sản xuất kháng thể mà thôi.

* Phản ứng huyết thanh và hiện tượng dị ứng

Kháng thể dịch thể tồn tại trong huyết thanh nên phản ứng kết hợp KN+KT còn gọi là phản ứng huyết thanh. Phương pháp chẩn đoán có huyết thanh miễn dịch tham gia gọi là chẩn đoán huyết thanh học. Phương pháp này thực hiện ở ngoài cơ thể con vật, trong phòng thí nghiệm (invitro).



Kháng thể tế bào tồn tại trong các tổ chức mô và cơ quan do vậy sự kết hợp kháng nguyên - kháng thể xảy ra trên bề mặt tế bào, làm tế bào, mô bào bị phá vỡ và gây nên bệnh lí tế bào, mô bào và cơ quan. Hiện tượng này gọi là hiện tượng dị ứng. Phương pháp chẩn đoán dựa trên cơ chế này gọi là chẩn đoán dị ứng học, xảy ra trên cơ thể con vật (invivo).

* Miễn dịch chống virut

Miễn dịch chống virut bao giờ cũng lâu dài hơn miễn dịch chống vi khuẩn vì tuy khỏi bệnh nhưng cơ thể vẫn giữ được một lượng virut trong nội bào và đó là nguồn kháng nguyên kích thích cơ thể sinh kháng thể.

Ngoài kháng thể dịch thể đặc hiệu và kháng thể tế bào ra, miễn dịch chống virut còn dựa trên một hiện tượng đặc biệt gọi là hiện tượng cản nhiễm mà vai trò chủ chốt là cản nhiễm tố Interferol.

* Ứng dụng của MDĐH:

Chẩn đoán bệnh

Điều trị bệnh

Phòng bệnh



Chương 3. Quá trình sinh dịch

3.1. Khái niệm: Dịch là quá trình phát sinh, phát triển của bệnh truyền nhiễm trong một quần thể động vật.

3.2. Các khâu của quá trình sinh dịch

*Nguồn bệnh: là một động vật (cụ thể là một gia súc hay gia cầm) mà ở đó mầm bệnh khu trú, sinh sản thuận lợi, có điều kiện tồn tại mãi và luôn đươc bài xuất ra ngoài.

* Nhân tố trung gian truyền bệnh: là khâu thứ 2 của quá trình sinh dịch có vai trò truyền mầm bệnh từ nguồn bệnh tới súc vật thụ cảm

* Súc vật thụ cảm: là khâu thứ 3 không thể thiếu của quá trình sinh dịch

3.3. Phương thức lây truyền

* Căn cứ vào việc mầm bệnh có tồn tại ở ngoại cảnh hay không: chia làm 2 phương thức:

Truyền bệnh trực tiếp



Truyền bệnh gián tiếp

* Căn cứ vào con đường truyền bệnh:

Truyền theo đường tiêu hóa

Truyền theo đường hô hấp

Truyền theo đường máu

Truyền theo đường da và niêm mạc

3.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình sinh dịch

Nhân tố tự nhiên

Nhân tố xã hội

3.5. Phân loại dịch

Bệnh lẻ tẻ:

Dịch địa phương:

Dịch thật sự hay dịch chính danh:

Đại dịch:

3.6. Một số đặc tính của dịch

Tính chất vùng

Tính chất mùa

Tính chu kì

Nguồn dịch thiên nhiên



Chương 4. Phòng, chống bệnh truyền nhiễm

4.1. Nguyên lý của công tác phòng chống bệnh TN

Bệnh truyền nhiễm xảy ra thành dịch được khi hội đủ 3 khâu của quá trình sinh dịch, đồng thời không thể thiếu mối quan hệ chặt chẽ giữa 3 khâu đó.

Công tác phòng chống dịch phải nhằm thực hiện cho được hoặc là xóa bỏ một trong 3 khâu đó hoặc cắt đứt mối quan hệ giữa chúng.

4.2. Biện pháp phòng bệnh truyền nhiễm

Biện pháp đối với nguồn bệnh

Biện pháp đối với nhân tố trung gian truyền bệnh

Biện pháp đối với gia súc thụ cảm

4.3. Biện pháp chống bệnh truyền nhiễm

*Biện pháp chung

Cách li ngay con bệnh.

Khai báo dịch lên các cấp chuyên môn theo thủ tục hành chính để các cấp có thẩm quyền sẽ tổ chức việc chẩn đoán bệnh.

Khi đã xác minh xong, sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ đề nghị UBND tỉnh ra công bố dịch, đồng thời chỉ định thành lập Ban chống dịch. Ban chống dịch căn cứ vào lệnh công bố dịch mà thi hành biện pháp về kĩ thuật và hành chính nhằm dập tắt dịch.

Sau khi đã dập tắt dịch, Ban chống dịch đề nghị UBND tỉnh ra công bố bãi miễn dịch.

* Biện pháp cụ thể

Đối với nguồn bệnh

Đối với nhân tố trung gian truyền bệnh

Đối với gia súc thụ cảm

4.4. Nguyên tắc chữa bệnh truyền nhiễm:

- Toàn diện: trong quá trình điều trị cần phối hợp nhiều biện pháp, liệu pháp có thể có.

- Điều trị sớm trên cơ sở chẩn đoán đúng.

- Tiêu diệt căn bệnh là chủ yếu, kết hợp với điều trị triệu chứng và tăng sức đề kháng cho gia súc, gia cầm. Đồng thời chú ý đến tác dụng phụ có hại của thuốc.

- Có quan điểm kinh tế khi chữa bệnh.

4.5. Các phương pháp chữa bệnh truyền nhiễm:

- Hộ lí: bao gồm công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, đưa cơ thể gia súc về điều kiện tốt nhất, tạo điều kiện cho bệnh nhanh khỏi.

- Dùng thuốc đặc hiệu:

+ Dùng kháng sinh

+ Dùng kháng huyết thanh: khi sử dụng cần chú ý đến các trường hợp choáng, bệnh huyết thanh.

- Dùng các loại liệu pháp phi đặc hiệu

- Dùng các thuốc chữa triệu chứng.

- Dùng thuốc tăng sức đề kháng: các loại vitamin, các dung dịch bổ sung…

Chương 5. Bệnh lây giữa người và gia súc

Bài 1. Bệnh nhiệt thán

Bài 2. Bệnh uốn ván

Bài 3. Bệnh dại

Bài 4. Bênh xoắn khuẩn

Bài 5. Bệnh sẩy thai truyền nhiễm

Bài 6. Bệnh lao

Chương 6. Bệnh ở gia súc nhai lại

Bài 1. Bệnh dịch tả trâu bò

Bài 2. Bệnh lở mồm long móng

Bài 3. Bênh tụ huyết trùng



Chương 7. Bệnh ở lợn

Bài 1. Bệnh dịch tả lợn

Bài 2. Bệnh phó thương hàn

Bài 3. Bệnh tụ huyết trùng

Bài 4. Bệnh đóng dấu lợn

Bài 5. Bệnh suyễn lợn

Bài 6. Bệnh đậu lợn

Bài 7. Bệnh thối loét da thịt lợn do vi khuẩn

Bài 8. Bệnh giả dại

Bài 9. Bệnh coli dung huyết

Bài 10. Bệnh tai xanh

Chương 8. Bệnh ở gia cầm

Bài 1. Bệnh Newcastle

Bài 2. Bệnh thương hàn gà

Bài 3. Bệnh tụ huyết trùng gia cầm

Bài 4. Bệnh Gumboro

Bài 5. Bệnh đậu gà

Bài 6. Bệnh CCRD

Bài 7. Bệnh dịch tả vịt

Bài 8. Bệnh viêm gan do vi rut của vịt

Bài 9. Bệnh nấm phổi gia cầm

Bài 10. Bệnh cúm gia cầm

Bài 11. Bệnh marek

Bài 12. Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm gà

Bài 13. Bệnh viêm thanh - khí quản truyền nhiễm gà



Chương 9. Bệnh ở ngựa và chó

Bài 1. Bệnh tị thư

Bài 2. Bệnh sài sốt chó (Care)

Nội dung nghiên cứu trong phần bệnh chuyên khoa bao gồm:

1. Đặc điểm của bệnh

2. Mầm bệnh

3. Dịch tễ học

4. Triệu chứng

5. Bệnh tích

6. Phòng, trị và chống dịch.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Cù Xuân Dần, Giáo trình sinh lý gia súc, NXB nông nghiệp, 1999.

2.Nguyễn Đình Nhung,Giáo trình giải phẫu sinh lý vật nuôi, NXB Hà Nội, 2005

3. Nguyễn Danh Phương, Giáo trình giải phẫu sinh lý động vật, NXB thống kê Hà Nội, 2005.

4. Hoàng Toàn Thắng, Giáo trình sinh lý học vật nuôi, NXB Nông nghiệp, 2006

6. Nguyễn Duy Cương, Nguyễn Hữu Quỳnh, Từ điển bách khoa dược học, NXB Hà Nội, 1999.

7. Phạm Khắc Hiếu, Lê Thị Ngọc Diệp, Dược lý học thú y, Nhà xuất bản Nông nghiệp, 1997.

8 Võ Văn Ninh, Sulfamide và nhóm hóa học trị liệu dùng trong thú y, Nhà xuất bản trẻ, 2001.

9. Phạm Sỹ Lăng, Lê Thị Tài, Thuốc điều trị và văcxin sử dụng trong thú y, NXB Nông nghiệp, 1997.

10. Nguyễn Thị Tâm, Bài giảng dược lý thú y (dùng cho trung cấp, lưu hành nội bộ), 2007.



11. Nguyễn Vĩnh Phước, Giáo trình bệnh truyền nhiễm gia súc, Nhà xuất bản Nông nghiệp - Hà Nội, tr 11-22, 1978

12. TS Nguyễn Bá Hiên (Chủ biên), Tập bản thảo giáo trình Bệnh truyền nhiễm Thú y, Nhà xuất bản Đại học Nông nghiệp, 2011.
Каталог: attachments -> article -> 131
article -> ĐÁP Án chi tiết cho đỀ thi tuyển sinh đẠi học năM 2013 MÔn hóa họC – khối b – MÃ ĐỀ 537
article -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO
article -> Hướng dẫn số 22-hd/vptw, ngày 6/11/2009 của Văn phòng Trung ương Đảng về lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ hiện hành của các cơ quan, tổ chức đảng các cấp
article -> THÔng tư liên tịCH
article -> Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
article -> BỘ khoa học và CÔng nghệ
article -> Số: 165/2007/NĐ-cp
article -> TỔng công ty viwaseen công ty cp khoan và XÂy dựng viwasee
131 -> Quy đỊnh về tiêu chuẩn xét chọn danh hiệU “sinh viêN 5 TỐT” VÀ TẬp thể “sinh viêN 5 TỐT” CẤp trung ưƠNG

tải về 496.92 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương