CN4 phục sinh b ga. 10,11-18 03-5-2009



tải về 0.99 Mb.
trang2/2
Chuyển đổi dữ liệu20.11.2017
Kích0.99 Mb.
#34472
1   2

MỤc tỬ vỚi đoàn chiên

Lm. Ignatiô Trần Ngà
Hình ảnh mục tử sống giữa đàn chiên là hình ảnh rất thân quen đối với dân Do-Thái ngày xưa chuyên sống đời du mục. Hình ảnh nầy được Thánh Kinh Cựu Ước sử dụng nhiều lần để diễn tả tình yêu của Thiên Chúa dành cho dân Người.

Qua Tin Mừng hôm nay, Chúa Giê-su dùng lại hình ảnh nầy như một biểu tượng cao đẹp để diễn tả tình thương cao vời Người dành cho nhân loại với những nét lớn sau đây:



1. Thiên Chúa muốn sống hoà mình thân mật với chúng ta
Thiên Chúa là Chúa Tể càn khôn, là Tạo Hoá quyền năng cao cả, còn loài người chỉ là tạo vật thấp hèn. Cách biệt giữa Thiên Chúa và loài người thật quá bao la.

Thế nhưng Thiên Chúa muốn vượt qua mọi cách biệt để sống chan hoà với con người. Người không muốn duy trì quan hệ đẳng cấp kiểu vua-tôi, chủ-tớ với con người nhưng muốn sống hài hoà thân mật với hết thảy chúng ta.


Để diễn tả tình thân nầy, Chúa Giê-su tự ví mình như mục tử nhân lành sống giữa đoàn chiên nhân loại.


Đẹp thay hình ảnh người chăn chiên hiền lành đang ngồi giữa bầy chiên đông đúc: có chiên thì được ẵm vào lòng; có chiên thì được khoác lên vai; còn những chiên khác thì quấn quýt chung quanh, hếch những chiếc mõm hồng hồng dễ thương và giương những cặp mắt ngây thơ nhìn người mục tử.

Qua biểu tượng mục tử với đàn chiên, Chúa Giê-su tỏ cho thấy Thiên Chúa muốn vui sống giữa loài người và tương quan giữa đôi bên hết sức thân mật không còn khoảng cách.


2. Thiên Chúa nuôi dưỡng chúng ta cách chu đáo

Thánh vịnh 23 phác hoạ chân dung Thiên Chúa như Vị Mục Tử nhân lành tận tình nuôi dưỡng đoàn chiên cách chu đáo, chẳng để chiên phải thiếu thốn điều gì.


“Chúa là Mục Tử chăn dắt tôi, tôi chẳng thiếu thốn gì.


Trong đồng cỏ xanh tươi, Người cho tôi nằm nghỉ.
Người đưa tôi tới dòng nước trong lành và bổ sức cho tôi” (Tv 23, 1-3)

Các mục tử trên đời nầy nuôi chiên nhằm khai thác chiên: xén lông, xẻ thịt hoặc bán chiên lấy tiền, còn Mục Tử Giê-su thay vì khai thác trục lợi đoàn chiên thì lại hiến thân mình làm lương thực để chiên được dồi dào sức sống: “Phần tôi, tôi đến để cho chiên tôi được sống và sống dồi dào” (Gioan 10, 10)


Người chấp nhận trao ban chính mình làm bánh nuôi sống nhân loại đang lầm than đói khát: “Chính tôi là bánh trường sinh. Ai đến với tôi, không hề phải đói; ai tin vào tôi, chẳng khát bao giờ!” (Gioan 6, 35),




3. Chúa là Đấng chăm sóc chúng ta tận tình

Qua miệng ngôn sứ Ê-dê-ki-en, Thiên Chúa tỏ cho thấy Người chăm lo săn sóc từng người chúng ta rất ân cần: “Chính Ta sẽ chăn dắt chiên của Ta. Chính Ta sẽ cho chúng nằm nghỉ. Con nào bị mất, Ta sẽ đi tìm; con nào đi lạc, Ta sẽ đưa về; con nào bị thương, Ta sẽ băng bó; con nào bệnh tật, Ta sẽ làm cho mạnh” (Edekien 34, 15-16)

Qua dụ ngôn người mục tử bỏ 99 con chiên nơi hoang địa để đi tìm con chiên lạc, Chúa Giê-su tỏ cho thấy Thiên Chúa chăm sóc chi li từng người một, không muốn bất kỳ một ai phải hư vong. (Luca 15, 4-7)


4. Chúa là Đấng hy sinh mạng sống để bảo vệ chúng ta

Khác xa người chăn thuê cao chạy xa bay khi thấy đàn sói hung tàn xông tới vồ xé bầy chiên, Mục tử Giê-su chấp nhận hy sinh mạng sống mình để bảo vệ đến cùng: “Tôi chính là Mục Tử nhân lành. Mục Tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên. Người làm thuê, vì không phải là mục tử, và vì chiên không thuộc về anh, nên khi thấy sói đến, anh bỏ chiên mà chạy. Sói vồ lấy chiên và làm cho chiên tán loạn, vì anh ta là kẻ làm thuê, và không thiết gì đến chiên. Tôi chính là Mục Tử nhân lành... tôi hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên.” (Gioan 10, 11-15)

Lạy Chúa Giê-su, Chúa là Mục tử có một không hai trên đời:

Chúa sống hoà mình thân mật với chiên,

nuôi dưỡng chiên chu đáo,

chăm sóc chiên tận tình,

và sẵn sàng hy sinh mạng sống để bảo vệ đoàn chiên.

Xin cho gương sống tuyệt vời nầy sẽ mãi mãi là lời mời gọi và là động cơ thúc đẩy chúng con trở nên mục tử nhân lành như Chúa.


Xin thương giúp cho các bậc cha mẹ trở thành mục tử tốt trong gia đình, các linh mục trở thành mục tử nhân lành trong giáo xứ, Thầy Cô trở thành mục tử cao quý ở trường học… để mỗi người chúng con tuỳ theo chức phận mình, biết tận tình nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ đoàn chiên Chúa trao cho chúng con theo gương người Mục Tử nhân lành là chính Chúa. Amen.



Lm. Ignatiô Trần Ngà

Chúa chiên nhân lành

Lm. Anphong Trần Đức Phương 

Trong Chúa Nhật IV mùa Phục Sinh (năm B), bài Phúc Âm (Gioan 10, 11-18), Bài Đọc I (Cv. 4, 8-12), và Bài Đọc II (1 Gioan 3, 1-2) đều gợi lên trong tâm trí chúng ta hình ảnh Người Chăn Chiên Nhân Lành. Bài Phúc Âm và các Bài Đọc trong năm A và C cũng vậy; vì thế, Chúa Nhật IV mùa Phục Sinh thường được gọi là Chúa Nhật Chúa Chiên Nhân Lành. 

 

Chúa Giêsu Kitô chính là CHÚA CHIÊN NHÂN LÀNH. Ngài đã vâng lời Đức Chúa Cha, và xuống thế làm người, mặc lấy thân phận một người hèn mọn, sống khiêm nhường trong gia đình nghèo khó Nagiaret. Trong thời gian ra đi rao giảng, Ngài đã luôn tận tụy rao giảng Phúc Âm Tình Thương, chấp nhận mọi khó khăn, mệt nhọc, mọi phản ứng chống đối, và sẵn sàng chấp nhận cả cái chết nhục nhã trên Thánh Giá để cứu chuộc đoàn chiên: “Ngài đã vâng phục cho đến chết, và chết trên Thánh Giá…” (Phillip 2, 6-8). 



 

Cuộc đời và những lời rao giảng của Chúa Giêsu phác họa cho chúng ta hình ảnh Người Chăn Chiên Nhân lành: 

Người Chăn Chiên Nhân Lành hy sinh tận tụy rao giảng Phúc Âm Tình Thương của Chúa cho mọi người. 

 

Người Chăn Chiên Nhân Lành săn sóc đoàn chiên với lòng yêu thương, nhân hậu; biết lưu ý đến từng con chiên một, tìm hiểu hoàn cảnh và nhu cầu của mỗi người, lắng nghe tiếng nói của mọi người, và yêu thương, khiêm tốn phục vụ mọi người trong những hoàn cảnh khác nhau. Với những con chiên xa lạc, Người Chăn Chiên Nhân Lành hy sinh đi tìm, và vui mừng khi tìm thấy, không giận dữ, không la mắng, nhưng âu yếm vác lên vai và mang trở về đoàn. 



 

Người Chăn Chiên Nhân Lành cũng luôn là ngọn đèn cháy sáng để chiếu soi ánh sáng chân lý tình thương của Chúa cho mọi người. 

 

Đời sống đạo đức sâu xa, âm thầm cầu nguyện và lòng nhiệt thành của vị Chủ Chăn luôn như muối men ướp cho đời sống Dân Chúa được mặn nồng sốt sáng. 



 

Trong ngày Chúa Nhật Chúa Chiên Lành, cũng như trong đời sống hằng ngày, chúng ta hãy cùng nhau dâng nhiều hy sinh, hãm mình để xin Chúa ban ơn thánh hóa Đức Giáo Hoàng và các vị Chủ Chăn trong toàn thể Giáo Hội, trong đó có các vị Chủ Chăn tại quê hương Việt Nam, nhất là các vị đang bị tù đày, các vị đang gặp nhiều khó khăn thử thách tại những nơi mà Giáo Hội đang bị bách hại  dưới nhiều hình thức khác nhau. 

 

Chúng ta cũng hãy cầu xin Chúa cho chúng ta luôn hăng hái nhiệt thành cộng tác với các Chủ Chăn trong công việc chăn dắt đoàn chiên Chúa. Các bậc làm cha mẹ cũng là ‘các chủ chăn’ của đoàn chiên trong các gia đình của mình, nên cũng cần cầu nguyện nhiều để xin Chúa giúp chúng ta biết sống làm gương sáng và dẫn dắt con cháu chúng ta trung thành giữ vững Đức Tin trong sự hòa hợp yêu thương phục vụ lẫn nhau. 



 

Hôm nay cũng là ngày “Cầu Nguyện Cho Ơn Gọi Linh Mục và Tu Sĩ.” Chúng ta cũng hãy hy sinh, hãm mình, dâng lời cầu nguyện  xin Chúa ban cho giới trẻ, con cháu chúng ta, được Chúa thương gọi và chọn để dâng hiến cuộc đời làm Linh Mục, Tu Sĩ nam nữ  phục vụ trên cánh đồng truyền giáo bao la và đa dạng trong thế giới  ngày nay. 


Lm. Anphong Trần Đức Phương 

Tôi Là MỤc TỬ TỐt Lành

Lm. L.Gonzaga Đặng Quang Tiến
Ga 10:11-18: 11 Tôi chính là Mục Tử tốt lành. Mục Tử tốt lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên.12 Người làm thuê, vì không phải là mục tử, và vì chiên không thuộc về anh, nên khi thấy sói đến, anh bỏ chiên mà chạy. Sói vồ lấy chiên và làm cho chiên tán loạn,13 vì anh ta là kẻ làm thuê, và không thiết gì đến chiên.14 Tôi chính là Mục Tử nhân lành. Tôi biết chiên của tôi, và chiên của tôi biết tôi,15 như Chúa Cha biết tôi, và tôi biết Chúa Cha, và tôi hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên. 16 Tôi còn có những chiên khác không thuộc ràn này. Tôi cũng phải đưa chúng về. Chúng sẽ nghe tiếng tôi. Và sẽ chỉ có một đoàn chiên và một mục tử.17 Sở dĩ Chúa Cha yêu mến tôi, là vì tôi hy sinh mạng sống mình để rồi lấy lại.18 Mạng sống của tôi, không ai lấy đi được, nhưng chính tôi tự ý hy sinh mạng sống mình. Tôi có quyền hy sinh và có quyền lấy lại mạng sống ấy. Đó là mệnh lệnh của Cha tôi mà tôi đã nhận được. 
Chương 10 gồm hai phần: diễn từ về mục tử tốt lành (10:1-18) và đối thoại giữa Chúa Giêsu và người do thái (10:22-39). Đoạn 10:1-18 gồm: ẩn dụ về mục tử và lời giải thích về hình ảnh cửa chuồng chiên (10:1-10), và diễn từ về mục tử tốt lành (10:11-18) như là cao điểm của đoạn nầy. Những hình ảnh được dùng trong chương 10 nầy: cửa chuồng chiên (cc. 1-3a), hình ảnh sinh hoạt của người chăn chiên và đàn chiên (cc. 3b-5), hình ảnh cánh cửa dẫn đến đàn chiên (cc. 7b-10), hình ảnh người mục tử tốt lành (cc. 11-15), hình ảnh tương quan yêu thương của Chúa Cha và Chúa Con (cc. 17-18). Bên cạnh đó, còn có hình ảnh và hoạt động của kẻ lạ (c. 5), kẻ trộm, kẻ cướp (c. 8) và người chăn thuê (cc. 12-13).  

Cấu trúc của đoạn 10:11-18 gồm: 1- Chân dung mục tử tốt lành tương phản với người chăn thuê liên quan đến đàn chiên (10:11-13);  2- Tương quan Chúa Giêsu với đàn chiên (10:14-16); 3- Tương quan Chúa Giêsu với Chúa Cha (10:17-18). Chủ đề chính của đoạn nầy là Chúa Giêsu là mục tử tốt lành, hiến mạng sống cho đàn chiên. Cả ban đoạn đều có cụm từ “ban sự sống (của tôi)” (cc.11.15.17). Hãy suy nghĩ tương quan giữa cụm từ nầy trong ngữ cảnh của mỗi đoạn. 


Thêm một lần nữa cụm từ “Tôi là” được dùng với một hình ảnh đời thường để áp dụng cách ẩn dụ cho Chúa Giêsu (x. Tôi là bánh ban sự sống 6:35; ánh sáng trần gian 8:12; 9:5; cửa chuồng chiên 10:7; cửa dẫn vào sự cứu độ 10:9; mục tử tốt lành 10:11.14; sự sống lại và là sự sống 11:25; đường, sự thật và sự sống 14:6; cây nho thật 15:1.5). Tính từ “tốt lành” bổ nghĩa cho từ “mục tử” chỉ được dùng cho Chúa Giêsu (10:11.14). Không ai được gọi là mục tử tốt lành ngoại trừ Chúa Giêsu. Mục tử tốt lành được định nghĩa là người hiến mạng sống cho đàn chiên (x. 15:13), trong khi người chăn thuê hành động ngược lại. Họ bỏ chiên và chạy trốn khi thấy sói đến, vì họ không phải là mục tử và đó không phải là đàn chiên của họ (cc. 12-13). Phần con sói, nó là thù địch với chiên (Cn 13:17; Is 11:6). Nó vồ lấy chiên và làm chiên tản mác (c. 12). Vậy ban sự sống của mình cho đàn chiên là bản tính của mục tử tốt lành. 
Tương quan của mục tử tốt lành với đàn chiên được nói thêm trong đoạn 10:14-16: nhận biết (c. 14), ban sự sống (c. 15) và dẫn dắt những chiên khác về một đàn (c. 16). Tương quan nhận biết nhau giữa mục tử và đàn chiên được xây dựng trên tương quan giữa Chúa Giêsu và Cha của Người. Câu 14 và 15 được cấu tạo theo kiểu đối đảo (chiastic): “Tôi biết đàn chiên - đàn chiên biết tôi như Chúa Cha biết Tôi - Tôi biết Chúa Cha”. Vượt quá sự so sánh, chữ “như” cho tương quan nhận biết một lý do hiện hữu (x. 6:57; 15:9-10.12; 17:11.18.21; 20:21). Nhận biết nhau là tương quan của tình yêu giữa mục tử và đàn chiên, cả những chiên chưa thuộc một đàn dưới sự dẫn dắt của một mục tử. Vậy ban sự sống mình cho đàn chiên là hành động rất tự nhiên của tình yêu (15:13), nhất là để đàn chiên được sự sống và quy tụ về một mối (x. 11:52; 12:32). 
Ban sự sống là lệnh truyền của Chúa Cha (10:18). Trong đoạn 10:17-18 nầy, sự sống của Chúa Giêsu vừa được đặt trong tương quan với Người và với Chúa Cha. Sự sống ấy nằm trong tay của Người và tùy thuộc vào Người. Tuy nhiên, Người đã tự nguyện ban sự sống của Người cho đàn chiên vì muốn thực hiện ý của Chúa Cha. Vì làm như thế, nên Người được Chúa Cha yêu thương. 
Trong Chúa Giêsu, Thiên Chúa đã ban cho nhân loại một mục tử tốt lành mà Người đã hứa trong sách các ngôn sứ Giê 23:1-8; Ez 34:11-16.23; 37:24; Zc 11 và 13.
Lm. L.Gonzaga Đặng Quang Tiến

VỊ MỤC TỬ NHÂN LÀNH
Lm Giuse Đinh lập Liễm

I. MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH.

1. Trong Cựu ước.

Ngày xưa, đề tài người mục tử xả thân cho đàn chiên là nguồn hứng khởi cho các văn sĩ Thánh kinh, khiến họ mô tả Thiên Chúa như một Đấng Mục tử.  Thiên Chúa đã xả thân cho Israel không khác gì người mục tử, vì thế tác giả Thánh vịnh đã hát lên :

                   Đức Giavê là Mục tử tôi,

                   Tôi không còn thiếu gì.

                   Dù phải đi qua thung lũng tối đen

                   Tôi cũng không hề lo sợ.

                             (Tv 23,1-4)

Đức Giavê là Chúa chăn dắt Israel. Đây là một hình ảnh được thành hình do kinh nghiệm đời sống du mục từ thời tổ phụ của Israel. Hình ảnh người chăn chiên đưa ra hai liên lạc giữa Giavê và Israel : Ngài vừa là Thủ lãnh của Israel, nhưng đồng thời lại là Bạn. Ngài có đủ uy quyền với Israel, và đủ quyền lực để bảo vệ Israel, nhưng đồng thời Ngài đối xử với Israel một cách hết sức nhân từ và tế nhị. Chính Ngài lo liệu việc chăm sóc đó (x. Tv 23).

 

Từ đó những nhà lãnh đạo tôn giáo của Israel thay mặt Chúa ở trần gian, cũng được ví như các vị mục tử.  Nhưng tiếc thay, có một số thủ lãnh thay vì lo cho đàn chiên, lại tác hại chúng, lợi dụng chúng cho mục đích riêng tư, làm cho chúng tan tác đáng thương hại. Khi điều này xẩy ra, tiên tri Ézéchiel đã nhân danh Chuá nói lên:



 

Hỡi các mục tử của Israel, các ngươi đã bị băng hoại rồi ! Các ngươi chỉ biết lo cho bản thân mình chứ chẳng hề nghĩ đến bầy chiên... Các ngươi chẳng chăm sóc những con yếu đuối, chữa lành những con bệnh hoạn, băng bó những con bị thương tích, dẫn về những con lệch đường, hoặc tìm kiếm những con bị lạc mất.  Vậy hỡi các chủ chăn, hãy nghe đây, Ta, vị Chủ Tể tối cao, Ta tuyên bố rằng... Ta sẽ tách bầy chiên ra khỏi các ngươi... Ta sẽ giao chúng cho một vị vua giống như Đavít tôi tớ Ta để làm mục tử của chúng và Người ấy sẽ lo lắng chăm sóc chúng”(Ez,2-4,9-10,23).




2. Trong Tân ước.

Đứng trước bối cảnh này, Đức Giêsu đã thổ lộ tâm tình khi Ngài nói:”Ta thương dân này, vì chúng như đàn chiên không người chăn dắt”(Mt 9,36; Mc 6,34). Vậy chúng ta phải đọc bài Tin mừng hôm nay trong bối cảnh này để hiểu lời tuyên bố của Đức Giêsu:”Ta là Mục tử nhân lành, sẵn sàng liều mạng vì đàn chiên... Chúng sẽ nghe tiếng Ta và chúng sẽ trở nên một đàn chiên dưới quyền một chủ chiên”.

 

Nói cách khác, Đức Giêsu chính là nhân vật mà tiên tri Ezéchiel tiên báo. Giống như Đavít, người mục tử nhân lành, Ngài chăm sóc những con yếu đuối bơ vơ, chữa lành con nào bệnh hoạn, và đi tìm những con chiên lầm đường lạc lối.  Nhưng Đavít chỉ là hình ảnh một người chăn chiên khác hoàn hảo hơn. Đó là Đavít mới (Gr 3,15; Ez 34,23t). Người chăn chiên hoàn hảo Thiên Chúa sai đến là Đức Giêsu Kitô.



 

II. ĐỨC GIÊSU, VỊ MỤC TỬ NHÂN LÀNH.

Người Do thái thời Đức Giêsu thường có thái độ  nghi ngờ về thân thế , việc làm, uy quyền và sứ mạng của Đức Giêsu. Trong bài Tin mừng hôm nay Đức Giêsu dùng dụ ngôn về người chăn chiên nhân lành để họ thấy rõ uy quyền đích thực của Ngài. Ngài khẳng định:”Ta là Mục tử nhân lành”


Ta thấy có sự khác biệt giữa người chủ chăn và người chăn chiên thuê :

         



1. Người chăn chiên thuê :

Người chăn chiên thuê không phải là chủ đàn chiên nên không mấy tha thiết với đàn chiên, họ không dám hy sinh bảo vệ đàn chiên khi gặp nguy hiểm. Vì không có tình yêu tha thiết với đàn chiên nên họ cũng không sẵn sàng chấp nhận những khó khăn, vất vả, họ trốn tránh trách nhiệm một cách dễ dàng.

 

Đức Giêsu gọi những nhà lãnh đạo tôn giáo Do thái là những kẻ chăn thuê, họ chỉ lo lắng đến các tư lợi do chức vụ đem đến, chứ không tha thiết gì đến đàn chiên, vì vậy khi gặp nguy hiểm là họ chạy trốn để đàn chiên tản mát.



 

2. Người chủ chăn.

Trái lại, người chủ chăn thương yêu đàn chiên, tha thiết với đàn chiên, không nghĩ đến ích lợi cho mình, sẵn sàng hy sinh cho đàn chiên bất chấp nguy hiểm.  Người chủ chăn có ba đặc điểm sau đây :

 

a)   Hiệp thông với đàn chiên:



 Người chủ chiên biết các chiên, biết từng con một, và ngược lại chiên biết chủ. Đây là hành động hỗ tương. Biết một cách riêng biệt, từng con chiên một với các hoàn cảnh , nhu cầu, khát vọng của con chiên. Con chiên biết nhận ra tiếng của chủ chăn. Thật là những người bạn tri âm. Như thế sự biết hỗ tương này sẽ đưa đến một cuộc sống thân mật giữa hai bên. Đúng thế, chữ “Biết” của Gioan, không những bao hàm nghĩa trí tuệ, nhưng còn là sự hiệp thông cuộc sống dựa trên tình yêu và lý trí.  Sự thông hiệp này đã có nơi Chúa Cha và Chúa Con. Đức Giêsu cũng sánh ví sự hiệp thông như thế giữa Ngài và các con chiên.

 

Truyện : Con mắt của vị hoàng đế.

Đại tướng Marbot, trong một tập ký sự có kể lại : một hôm khi còn là thiếu úy, vua Napoléon sai ông làm một việc cực kỳ nguy hiểm. Đó là giữa đêm khuya, luồn qua bọn lính tuần tiễu đối phương, bắt một người lính Áo đứng canh bên kia bờ sông Danube, tra khảo để xem tình thế quân địch. Sau bao nhiêu cố gắng không thể tưởng tượng được, toán quân của thiếu úy vượt qua được khúc sống và bắt được ba người lính Áo. Sau khi đã hoàn thành công tác, họ đẩy thuyền ra xa, chèo về. Bỗng giòng nước cuốn mạnh  đẩy một gốc cây lớn xô mạnh vào thuyền. Tiếng động đó báo hiệu cho bọn lính tuần tiễu Áo. Họ vùng lên bắn xối xả.

 

Trong cơn nguy biến cùng cực ấy, viên  thiếu úy bỗng nhìn thấy một ánh lửa toả ra từ sườn núi chỗ đóng quân bên kia bờ. Viên thiếu úy đã hiểu rằng Napoléon đã theo dõi cuộc xô xát và đang chăm chú  nhìn từ cửa sổ của ông.



 

Đôi mắt phượng hoàng của Napoléon đã xoá tan bóng tối để gửi đến cho những người lính trẻ sự cổ võ, khuyến khích. Viên thiếu úy có cảm tưởng như nhà vua đã quên hết cả một đạo binh để chỉ nhìn về phía anh. Sự chăm chú theo dõi của nhà vua đã đem lại cho những người lính trẻ sự phấn khởi để giúp họ vượt qua được khó khăn và trở về an toàn.

 

Như người Mục tử nhân lành, Chúa cũng đã chăm chú theo dõi, và nhìn chúng ta như thể chỉ có mỗi người chúng ta là đáng được chú ý. Thiên Chúa chăm sóc chúng ta như chăm sóc một đàn chiên trong đó mỗi con vật chỉ là một con số. Thiên Chúa yêu thương chúng ta bằng một tình yêu biệt loại. Người gọi tên từng người trong chúng ta. Ngài đối xử với chúng ta như thể chỉ có ta là người duy nhất hiện hữu trên trần gian này.(Cử hành Phụng vụ CN và Lễ trọng, tr 136)



 

b)  Qui tụ và hợp nhất đàn chiên.

Người chủ chăn mở đường tìm lối cho những con chiên lạc trở về một đàn vì có những con chiên lầm đường lạc lối. Ngoài ra, còn muốn thu thập các con chiên khác qui tụ  lại trong đàn chiên này là dân Israel, ám chỉ Giáo hội sau này, nói lên tính cách phổ quát của Giáo hội. Biểu tượng người chăn chiên nhân lành là một dịp để Chúa quảng diễn vai trò của Ngài hướng dẫn cả thế giới:”Ta còn những con chiên khác không thuộc về đàn này; cả những chiên đó Ta cũng phải mang về đàn... và sẽ có một đàn chiên và một chủ chiên”. Tất cả mọi người là con chiên của Chúa, chỉ có một Thiên Chúa độc nhất và một Giáo hội duy nhất.

 

Truyện : Pho tượng Chúa chiên lành.

Pho tượng gây xúc cảm nhất cho khách hành hương La mã là pho tượng Chúa chiên lành vác con chiên thất lạc trên vai đem trở về. Dưới pho tượng, có ghi câu của Abercies vào cuối thế kỷ II rằng:”Ta là môn đệ của một Mục tử thánh thiện đã dẫn đàn chiên ra đồng cỏ xanh tươi bên sườn núi và dưới đồng bằng, vị mục tử có đôi mắt lớn nhìn đến khắp mọi nơi”.

 

Chúa Kitô chính là người Mục tử nhìn xa thấy rộng ấy. Nhờ sự chết và phục sinh, Chúa đã đạp đổ mọi ngăn cách để mở rộng đàn chiên, bao trùm cả thế giới.. Đàn chiên ấy, ngày nay chúng ta chỉ được nhìn thấy một phần nhỏ và hạn hẹp, sau này trên chốn vinh quang mới được chứng kiến tầm vóc vĩ đại của đại gia đình Thiên Chúa.(Hồng Phúc, Suy niệm Lời Chúa, năm B, tr 70-71)



 

c) Thí mạng để bảo vệ đàn chiên.

Đoạn Kinh thánh này vạch ra nét tương phản giữa người chăn tốt và kẻ chăn xấu, người chăn trung thành và kẻ chăn bất trung.  Người chăn ở Palestine phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về bầy chiên, nếu có sự gì xẩy ra cho chiên, người ấy phải trưng bầy bằng cớ để chứng minh mình không có lỗi.  Luật pháp qui định :”Nếu con vật bị thú rừng xé chết, người lãnh giữ phải đem nó ra làm chứng”(Xh 22,12). Ở đây muốn nói la økẻ chăn phải mang về một bằng cớ nào đó, để chứng minh rằng chiên ấy đã chết, và anh không thể ngăn chặn được cái chết ấy.

 

Với người chăn, liều mạng để bảo vệ bầy chiên là điều tự nhiên. Lắm khi họ còn phải làm nhiều điều hơn thế nữa để cứu chiên.



 

Truyện : Liều mạng cứu chiên.

Trong quyển The land and the Book, Thomas Thompson có ghi lại câu chuyện bi đát như sau : Một ngày nọ có chàng mục đồng trẻ tuổi dẫn đàn súc vật đi về vùng lân cận ngọn núi Thabor. Bỗng có ba tên cướp đường người Ả rập xuất hiện. Chàng thanh niên biết rõ chàng sẽ gánh chịu những hậu quả khôn lường, thế nhưng chàng đã không bỏ trốn. Chàng kiên cường chiến đấu để giữ cho bầy súc vật của chàng khỏi rơi vào tay lũ thổ phỉ.  Đoạn cuối được kết thúc bằng cái chết liều mạng của chàng thanh niên cho đàn cừu của chàng.

 

III. KITÔ HỮU CŨNG LÀ MỤC TỬ.

1. Sứ vụ của Đức Giáo hoàng.

Đức Giêsu đã trao phó trách nhiệm coi sóc đàn chiên của Chúa khi Chúa nói với ông Phêrô tới ba lần:”Hãy chăm sóc chiên của Thầy”(Ga 21,15-17). Và sau khi Chúa về trời, thánh Phêrô trở nên vị lãnh tụ tối cao trong Giáo hội, vị Giáo hoàng đầu tiên đặt ngai tòa tại Rôma, các tông đồ và mọi tín hữu phải qui phục quyền hướng dẫn của Ngài. Giáo hoàng là vị đại diện Thiên Chúa ở trần gian.


Truyện : Quo vadis ?

Dưới thời bạo chúa Néron bắt đạo. Rôma ngập tràn máu lửa, biết bao nhiêu tín hữu đã chết dưới tay ông bạo chúa điên loạn, bạo tàn.


Giáo hội non trẻ do Đức Giêsu thiết lập như sắp rã rời tan tác. Phêrô là con chim đầu đàn, là trụ cột của Giáo hội. Các tín hữu tha thiết xin Phêrô trốn khỏi Rôma, để tiếp tục hướng dẫn đoàn chiên. Người anh cả một thoáng phân vân, chần chừ.  Quả thật đoàn chiên đang nao núng vì sợ thiếu vắng đầu đàn, sao có thể giữ vững niềm tin ? Thầy đã chẳng khuyên khi người ta bắt bớ chúng con ở thành này, thì hãy trốn sang thành khác sao ? Phêrô xách bị gậy đi trốn. Đụng Thầy ở cổng thành, Phêrô hỏi :

          - Quo vadis, Domine ? Thưa Thầy, Thầy đi đâu ?

Chúa Giêsu trả lời :

          - Nếu con bỏ các Kitô hữu của Thầy thì Thầy sẽ quay lại để chịu đóng đinh cho họ một lần nữa.


Phêrô hiểu ngay lời Thầy, quay trở lại Rôma để an ủi khích lệ đoàn chiên.

 

2. Sứ vụ các Giám mục, Linh mục.

Theo kế hoạch nhiệm mầu của Thiên Chúa, một số ít người trong dân Chúa được gọi, được chọn để đóng vai người mục tử của cộng đoàn. Đó là các Giám mục. Linh mục tức các thừa tác viên có chức thánh. Công việc được giao cho các vị, chính là việc chăn dắt, chăm lo cho đoàn chiên của Thiên Chúa. Tác vụ của các vị là làm sao  cho đoàn chiên chẳng những được an toàn mà còn được ăn uống no nê, béo tốt.  Trách nhiệm ấy thật cao cả nhưng cũng thật khó khăn và nặng nề.  Cao cả vì các vị phải hiện-tại-hoá tấm lòng và cách sống yêu thương và hy sinh xả kỷ của Chúa Giêsu và của Thiên Chúa đối với cộng đồng anh chị em được giao phó cho các vị. Khó khăn và nặng nề vì các vị vẫn là những con người phàm trần với nhiều  yếu đuối và đam mê như mọi người khác.

 

Nhìn vào thực tế, một thực tế không thể chối cãi được và cũng rất bình thường,  chúng ta thấy các vị chủ chăn có một vai trò quan trọng trong đời sống thiêng liêng của một cộng đoàn. Nhìn vào thực tế chúng ta cũng thấy rõ là không phải tất cả các vị chủ chăn đều có được tấm lòng yêu thương  và cách sống hy sinh quên mình vì đoàn chiên. Vẫn còn đó, những ích kỷ, nhưng vụ lợi, những hưởng thụ không chính đáng ! Vẫn còn đó, những lạm dụng danh nghĩa, những tự tôn tự đại ! Vẫn còn đó những ngại hy sinh, những cách phục vụ nửa chừng nơi các vị chủ chăn của chúng ta.



 

Nhưng cũng không thiếu gì những vị mục tử hy sinh vì đàn chiên, những gương lành sáng chói còn ghi trong sử sách. Một Gioan Vianney đã tô điểm sáng chói cho khuôn mặt vị Mục tử nhân lành tối cao ! Chính vì thế mà Giáo hội mới tha thiết mời gọi tất cả mọi Kitô hữu cầu nguyện cách đặc biệt cho các vị, để các vị trở nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô, Đấng chăn chiên nhân lành. Không có ơn đặc biệt của Thiên Chúa, không ai làm được những chuyện “ngược đời” mà Phúc âm đòi hỏi.

 

3. Sứ vụ của mọi Kitô hữu..

Mọi người đã được chịu phép Thánh tẩy đều được tham gia vào ba chức năng của Chúa Kitô, đó là : chức năng tư tếá, chức năng tiên tri và chức năng cai trị. Nhưng theo tư tưởng của Đức Kitô thì “Cai trị là phục vụ”. Ai mà không có quyền phục vụ ? Ai có thể nói là mình không thể phục vụ được trong bất cứ một lãnh vực nào hay một hoàn cảnh nào ?

 

a) Trong đời sống Kitô hữu nói chung.

Nhìn sâu hơn nữa vào tinh thần Phúc âm, chúng ta phải quả quyết rằng : không chỉ có các thừa tác viên có chức thánh mới có sứ vụ mục tử, mà mọi Kitô hữu lớn nhỏ, nam nữ đều được tham gia vào sứ vụ chăm sóc của Đức Giêsu Kitô. Thật vậy, bí tích Thánh Tẩy đã khiến chúng ta thành chi thể của Thân Mình Mầu nhiệm mà Chúa Kitô là Đầu.  Là chi thể, chúng ta mang trong mình tư cách, tính chất, sứ vụ của Đầu. Nếu Đức Giêsu là Mục tử thì mọi Kitô cũng đều là người chăm lo cho anh em là chi thể của Thân mình

 

b) Trong đời sống gia đình nói riêng.

Gia đình được gọi là Hội thánh tại gia. Trong Hội thánh lớn hay nhỏ đều phải có tổ chức, phải có đầu có cuối như người ta thường nói :”Kim chỉ phải có đầu”.  Chúa Kitô đã trao cho thánh Phêrô nhiệm vụ coi sóc Hội thánh toàn cầu, thì Ngài cũng trao cho các Giám mục, rồi đến Linh mục nhiệm vụ chăm sóc Hội thánh tại địa phương là Giáo phận, giáo xứ.

 

 Như vậy, Chúa cũng trao cho cha mẹ nhiệm vụ chăm sóc gia đình – một Hội thánh tại gia – để cha mẹ thi hành sứ vụ mục tử đối với con cái cũng như con cái có sứ vụ chăm lo cho cha mẹ; vợ có sứ vụ mục tử đối với chồng và chồng có sứ vụ mục tử đối với vợ; anh em chị em có sứ vụ mục tử đối với nhau và cứ thế mà rộng ra toàn xã hội và thế giới : mọi người có sứ vụ chăm lo cho nhau, vì mọi người là con cái của Thiên Chúa, đều là anh chị em của nhau, đều thuộc về một ràn chiên duy nhất của Chúa Giêsu Kitô.



 

4. Sứ vụ hiệp nhất của Kitô hữu.

Đức Giêsu muốn qui tụ tất cả các chiên vào trong một đàn chiên, dưới sự hướng dẫn của một Chúa chiên. Nỗi thao thức của Đức Giêsu trước khi vào cuộc tử nạn là cho mọi người hiệp nhất nên một. Tâm tình này đã được Đức Giêsu thổ lộ trong bữa Tiệc ly:”Xin cho chúng hiệp nhất nên một”(Ga 17,23). Nhưng sau khi Chúa về trời rồi, Hội thánh vẫn còn chia rẽ. Hội thánh được ví như  một tấm vải bị xé ra nhiều mảnh, cần phải được nối kết lại.

 

Công đồng Vatican II tha thiết mong mỏi tái lập sự hiệp nhất giữa tất cả các môn đệ của Chúa Kitô, nên muốn cung ứng cho mọi người Công giáo sự trợ lực, đường lối và phương sách để họ có thể đáp ứng lời mời gọi và ân sủng của Thiên Chúa (Sắc lệnh về hiệp nhất, số 1).



 

Hàng năm Giáo hội tổ chức tuần lễ cầu nguyện cho sự hiệp nhất từ ngày 18-25 tháng giêng. Tuần lễ hiệp nhật này là sáng kiến của một mục sư Anh giáo ở New York, ông Wattson và người bạn của ông là ông Spencer Jones ở Luân đôn. Kết quả đầu tiên của tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất này là sự trở lại Công giáo của chính mục sư Wattson, sau là Linh mục Paul Francis, đồng thời cả cộng đoàn (Association de Réparation) của ông lập cũng trở lại Công giáo. Đức Piô X đã chấp thuận tuần lễ hiệp nhất này trong Giáo hội.

 

Lm Giuse Đinh lập Liễm

MỤC TỬ TỐT LÀNH

 Lm. Giuse Nguyễn Hưng Lợi,CSsR 


Mỗi năm cứ vào ngày Chúa Nhật Chúa Chiên Lành, tôi luôn hồi tưởng tới một bức ảnh mầu rất ấn tượng mà hồi còn nhỏ tôi đã được thấy nơi phòng sinh hoạt của giáo xứ của tôi, nhưng ngày nay sau mấy chục năm dài đằng đẵng không hiểu bước ảnh đẹp và ý nghĩa ấy đã trôi dạt nơi đâu ? Bức ảnh vẽ hình Chúa Giêsu đang vác một con chiên trên vai, gần Ngài là bầy chiên gồm nhiều con lớn con bé, xa xa là cánh đồng cỏ xanh rì và dòng suối mát trong xanh. Hình ảnh Chúa Giêsu mục tử tốt lành luôn thôi thúc tôi tìm hiểu Ngài và đến với Ngài.

 

MỤC TỬ TỐT LÀNH :

Thực tế, dân Pa-lét-tin  rất quen thuộc với người mục tử và đàn chiên trên các đồng cỏ xanh tươi. Giữa người chăn chiên và con chiên có một mối giây rất thân tình. Chúa Giêsu trong đoạn Tin Mừng này ví mình như người mục tử. Mục tử nhân lành luôn luôn khác với người chăn thuê, bởi vì mục tử tốt dám hy sinh cả mạng sống vì con chiên khi chiên của họ bị thú dữ tấn công. Điều này trái nghịch với kẻ làm thuê làm mướn vì người làm mướn thì lơ là, bỏ chạy thoát thân khi sói dữ đến tấn công bầy chiên. Giáo Hội ví như bầy chiên của Chúa Giêsu. Giữa Đức Kitô và chiên có mối giây liên kết gắn bó cách mật thiết.” Tôi biết chiên của tôi và chiên của tôi biết tôi, như Cha biết tôi và tôi biết Cha “ ( Ga 10, 14-15 ).Đây không phải cái biết hời hợt nhưng là cái biết sâu xa và có đi có lại. Chiên là hình ảnh của một ngôi vị hoàn toàn tự do. Người chăn chiên tốt lành gọi tên từng con chiên bằng một giọng thật quen thuộc, thật gần gũi. Chiên nghe tiếng người chăn và đi theo. Do đó, giữa người chăn và đoàn chiên hiểu biết nhau, nhận ra nhau thật dễ dàng, trân trọng và quý mến nhau. Sau khi Chúa Giêsu sống lại, Ngài đã giao cho thánh Phêrô quyền cai quản Hội Thánh và chăn dắt đàn chiên:” Hãy chăn dắt chiên con chiên mẹ của Ta “. Sứ mạng này phát xuất tự lòng mến của Thiên Chúa. Yêu mến Chúa dẫn đến việc yêu mến đoàn chiên.
ĐỨC GIÊSU KITÔ, MỤC TỬ TỐI CAO VÀ GƯƠNG MẪU :

Mình Đức Kitô là mục tử duy nhất, tối cao và gương mẫu. Mọi mục tử đều chỉ là phụ tá cho mục tử duy nhất là Đức Kitô. Chính vì thế, mọi mục tử đều phải noi gương, bắt chước Ngài, dám chết cho đoàn chiên được sống như Đức Kitô đã sống :” Ta đến cho đoàn chiên được sống và sống dồi dào “ ( Ga 10, 10). Phêrô, nối tiếp sứ mạng chăn dắt đoàn chiên. Phêrô có thể trốn tránh tù tội, bắt bớ, giết chết. Nhưng khi Ngài nằm xuống, Phêrô mới củng cố lòng tin của Hội Thánh và đàn chiên. Phêrô trở lại vào thành để chịu chết vì Chúa, chính lúc đó Phêrô đã trở nên mẫu gương ngời sáng, không hề phai mờ của người mục tử tốt lành :” Thầy làm vững đức tin của con.Rồi đến lươt con, con sẽ làm vững đức tin của anh em con “. Nhiều mục tử trên khắp mặt đất đã nối gót Phêrô cũng đã nằm xuống để trở nên nhân chứng, và củng cố niềm tin cho anh em. Quả thật, chỉ có Đức Kitô là mục tử nhân hậu mới dám hy sinh cả mạng sống mình cho từng con chiên của mình :” Không có tình yêu nào cao vời cho bằng tình yêu của người hiến mạng sống vì người mình yêu “ ( Ga 15, 13 ).

 

HỘI THÁNH CHỌN NGÀY CHÚA NHẬT CHÚA CHIÊN LÀNH ĐỂ LÀM NGÀY CỔ VÕ ƠN THIÊ TRIỆU :

Công việc loan báo Nước Trời và công việc cứu độ, Chúa không làm một mình, nhưng Ngài kêu mời nhiều người góp tay vào công việc mở mang Nước Thiên Chúa. Bởi vì Chúa luôn cần những người tiếp nối công việc của Ngài, để Nước Thiên Chúa được mở rộng.Do đó, cần có nhiều người trẻ dấn thân sống đời độc thân loan báo Tin Mừng và cầu nguyện cho thế giới. Việc khước từ không lập gia đình để rảnh rang hơn cho việc phục vụ Chúa, Hội Thánh và tha nhân luôn là điều khẩn thiết, Giáo Hội đang mời gọi. Hội Thánh theo gương Chúa mời gọi các môn đệ:” Hãy cho họ ăn “. Vâng, cả một thế giới với một số lớn còn chưa nhận biết Chúa, vấn đề nhân loại đang khao khát Lời Chúa lại là điều thật thúc bách nhiều người dấn thân làm môn đệ phục vụ Lời và phân phát Lời Chúa.Chúng ta thử xem thế giới hiện giờ đã có gần 8 tỷ người, nhưng người tin Chúa chỉ có hơn 1 tỷ người. Như vậy, việc truyền giáo còn rất cần thiết và cánh đồng truyền giáo còn rất bao la, mênh mông. Hội Thánh cho thấy việc khao khát Lời Chúa, những người nghèo, những kẻ bơ vơ vất vưởng, những người bệnh hoạn tật nguyền những người neo đơn, bị áp bức, bị bỏ rơi còn la liệt trên khắp cánh đồng truyền giáo. Cả một đám đông bơ vơ. Chính vì thế, các bạn trẻ hãy nhìn đám đông, thấy đám đông bằng con tim và để cho con tim mình đáp trả. Hội Thánh đã có biết bao dòng tu nam nữ, biết bao tu hội nam nữ, biết bao tu hội đời vv…Hội Thánh đã có biết bao tâm hồn quảng đại dấn thân phục vụ trong chức vụ Giám Mục, Linh Mục, Tu sĩ nam nữ, nhưng cánh đồng lúa vẫn chín vàng mà còn thiếu nhiều thợ gặt.

 

Lạy Chúa Giêsu, xin ban cho chúng con mọi người biết luôn nhiệt thành mở mang Nước Trời bằng tất cả khả năng và mức độ có thể. Xin ban cho nhân loại nhiều Linh mục, nhiều Tu sĩ nam nữ thánh thiện để Nước Chúa được mở rộng khắp nơi và Tin mừng cứu rỗi được vang lên khắp cùng bờ cõi trái đất. Amen.



 

Lm. Giuse Nguyễn Hưng Lợi,CSsR 

Chiên Ta Thì NhẬn BiẾt Ta

Lm. Trần Bình Trọng

Đọc Thánh kinh, ta thấy người Do thái cổ xưa là dân du mục. Như vậy thì văn chương của họ là các Sách Cựu Ước cũng mang nhiều dẫn chứng về đời sống chăn nuôi. Chúa Giê-su và các tông đồ cũng theo truyền thống đó. Chúa dùng nhiều hình ảnh về đồng áng và chăn nuôi quen thuộc với quần chúng để dạy họ về chân lý của đạo Ki-tô giáo. Chúa thường dùng những hình ảnh con chiên và người chăn chiên để nói về cái mối liên hệ của Chúa với loài người. Những hình ảnh như người mục tử thổi sáo, hoặc vác chiên trên vai còn được tìm thấy trong những hang toại đạo.

Trong Phúc âm hôm nay Chúa nói với ta : Ta biết chiên ta, và chiên ta biết ta (Ga 10: 14). Cũng như người mục tử xưa kia biết đàn chiên của mình, biết con chiên nào khoẻ mạnh, con nào đau yếu, con nào bị thất lạc, Chúa cũng biết từng người chúng ta. Chúa biết tư tưởng, ước muốn, cảm tình, hành động và nhu cầu của mỗi người. Đó chính là điều Chúa nói trong Thánh kinh : Trước khi ta tác thành ngươi trong lòng mẹ, Ta đã biết ngươi (Gr 1:5).
Muốn thuộc đàn chiên của Chúa, ta cần phải biết Chúa như Chúa phán chiên Ta thì nhận biết Ta. Vậy nhận biết Chúa có nghĩa là gì? Khi Thánh kinh nói về việc biết Chúa, điều đó không có nghĩa là chỉ nghe biết về Chúa, như là ta nghe biết về người nọ, người kia, qua việc đọc tiểu sử của họ. Biết theo nghĩa Thánh kinh là cáí mối liên hệ cá biệt do tác động của Chúa hướng dẫn đời sống. Chúa muốn mỗi người chúng ta biết Chúa một cách riêng tư, thân mật và gần gũi. Theo ngôn ngữ Thánh kinh thì biết thường ám chỉ cái sự thông hiệp sâu đậm và riêng tư giữa hai nhân vật. Trong Thánh kinh, biết một người bao hàm cái ý thức toàn diện về người đó: về trí óc, con tim và tâm hồn. Biết khác với việc biết về hay biết đến. Ta biết về người khác là do được kể lại hay biết đến người khác là do đọc tiểu sử của ho. Còn nếu đã biết về một người thì không cần nghe ai nói hoặc viết về họ, nghĩa là không cần trung gian của người thứ ba. Ví dụ hai người bạn quen biết nhau thì không cần nghe ai giới thiệu về bạn, vì bạn hữu thường biết rõ nhau : ưu điểm cũng như khuyết điểm, tài năng và tình trạng sức khoẻ. Vợ chồng biết nhau thì không cần ai nói về vợ chồng mình, vì cái liên hệ vợ chồng là một thứ liên hệ thân mật và gần gũi nhất trong các thứ liên hệ giữa loài người.

Biết Chúa cũng khác việc biết về Chúa. Người ta có thể biết nhiều về Chúa qua việc đọc Thánh kinh và giáo lý của đạo Chúa, nhưng không chắc người ta đã tin và biết Chúa một cách sâu đậm. Có những người là giáo sư, học giả Thánh kinh, nhưng họ không phải là những người tin Chúa. Họ biết về Thánh kinh, biết về đạo Chúa, nhưng thực ra không biết Chúa. Ta biết Chúa khi ta nhận thức rằng cuộc tử nạn của Người trên thập giá đã mang lại cho ta ơn tha thứ và cứu độ. Ta biết Chúa khi ta xác tín trong con tim rằng Chúa yêu mến ta, Chúa là Đấng tạo dựng, cứu độ và thánh hoá của ta. Ta nhận biết Chúa qua những công trình sáng tạo của Người trong vũ trụ, những kỳ công của tạo hoá, những vẻ đẹp của thiên nhiên. Ta nhận biết Chúa qua những biến cố xẩy ra chung quanh ta trong vũ trụ. Ta nhận biết Chúa khi ta nhận thấy Người biến đổi cuộc sống ta, cho ta được thoát khỏi tội lỗi, được tự do làm con cái Chúa. Ta nhận biết Chúa khi ta nhận ra chính Người đã đưa dẫn ta qua những hiểm nguy, những cạm bẫy của cuộc sống.


Cái bước khởi đầu đưa đến việc biết Chúa là việc loại bỏ những chướng ngại vật trong tâm hồn là tội lỗi và các thứ tính mê nết xấu như kiêu căng, tự phụ, khoe khoang, ích kỷ, gian tham, nói hành nói xấu, bỏ vạ cáo gian…. Chướng ngại vật trong tâm hồn làm cản trở những tác động của ơn thánh Chúa. Kết quả nội tại của việc loại bỏ những chướng ngại vật trong tâm hồn là cái lòng ăn năn sám hối tộị lỗi, và cảm thấy cần Chúa. Và đó là cái bước khởi đầu cho cái tiến trình của việc biết Chúa. Biết về Chúa hay biết về Thánh kinh khiến người ta vẫn là người ngoại cuộc. Còn biết Chúa khi nào người ta đã ở trong cuộc, ở trong nội thất và nội cung của nhà Chúa.




Lạy Chúa, xin cho con biết Chúa được như vậy. Xin cho con cảm nghiệm được tình yêu Chúa và sự hiện diện của Chúa trong đời sống con và xung quanh con.

Lm. Trần Bình Trọng

Ơn gỌi phỤc vỤ

Lm. Giuse Nguyễn Hữu An
Bài đọc 1: Cv 4,8-12: Là lời chứng hùng hồn của Phêrô trước Thượng Hội đồng Do Thái gồm các thủ lãnh và kỳ mục trong dân. Phêrô quả quyết chính nhờ Danh Đức Giêsu Nadarét mà ngài đã chữa lành người què. Đấng mà Phêrô nhân danh để làm phép lạ chính là Đức Giêsu Nadarét mà giới lãnh đạo Đền thờ đã giết hại bằng cách kết án trên cây thập tự. Nhưng Thiên Chúa đã làm cho Người trỗi dậy từ cõi chết để minh oan cho Người, để siêu tôn Người và trả lại cho Người tất cả quyền năng mà Người đã tự ý khước từ khi nhập thể làm người. Cái chết hy sinh trên thập giá của Đức Giêsu chứng tỏ Người là Vị Mục tử nhân lành trong Tin Mừng Gioan.
Bài đọc 2: 1 Ga 3,1-2: Gioan muốn các tín hữu tin vào Lòng Yêu Thương vô bờ vô bến của Chúa Cha. Bằng chứng Thiên Chúa Cha đã làm cho mọi người nên con của Người, trong và nhờ Đức Giêsu Kitô Con Một Yêu Dấu của Thiên Chúa.

Bài Tin Mừng: Ga 10,11-18: Là lời khẳng định long trọng của Đức Giêsu với người Do Thái: “Chính tôi là Mục tử nhân lành. Mục tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên.” Mối liên hệ giữa Mục tử và đoàn chiên là gắn bó, mật thiết, sống động: đoàn chiên thuộc về Người, biết Người, nghe tiếng Người. Còn Người, Người biết rõ từng con chiên một và Người hy sinh mạng sống mình vì đoàn chiên. Người tự nguyện, tự ý hy sinh mạng sống vì đoàn chiên, nên càng được Chúa Cha yêu thương quí mến. Người còn có rất nhiều chiên khác chưa tập trung cùng đàn mà còn tản mác khắp chốn khắp nơi, nên trong lòng Người còn nặng nỗi bức xúc phải tập hợp tất cả mọi con chiên thành một đàn duy nhất.


Chúa nhật IV Phục Sinh, Lễ Chúa Chăn Chiên Lành, ngày thế giới cầu nguyện cho ơn thiên triệu. Chúa Giêsu Mục tử nhân lành chính là mẫu gương tuyệt hảo cho mọi Ơn Gọi Phục Vụ.




1. Chúa Giêsu là Mục Tử Nhân Lành

Từ Abraham cho đến Môisen, Đavit, biết bao Tổ Phụ Do thái đã từng là những người chăn chiên. Từ kinh nghiệm của nghề chăn chiên, họ đứng ra lãnh đạo dân tộc. Quan niệm của họ về Thiên Chúa cũng dựa trên kinh nghiệm đó nên họ gọi Thiên Chúa là Mục tử và coi mình là đoàn chiên của Ngài.


Các Ngôn sứ thường dùng hình ảnh này để nói về tương quan thân tình giữa Thiên Chúa và dân của Người. Nhất là trong Ed 34, Sách Giôna chương cuối và TV 23. Đặc biệt chương 10 Phúc âm Thánh Gioan: Chúa Giêsu là Mục Tử Nhân Lành.


Mục tử và đàn chiên là một hình ảnh rất đẹp gắn liền với dân du mục. Khác với hình ảnh những đứa trẻ chăn trâu, chăn bò ở làng quê Việt nam, chúng đi sau đàn vật. Người mục tử đi trước đàn chiên, dẫn chiên đến đồng cỏ xanh tươi, tìm suối mát cho chiên, dẫn về đàn những con chiên lạc, bảo vệ chiên khỏi thú dữ, biết từng con chiên một.


Trong Thánh Kinh có rất nhiều câu mô tả những đức tính tốt của những Mục Tử Nhân Lành, mà chính Thiên Chúa là mô hình gương mẫu nhất:

- Yêu thương, trìu mến chiên với tất cả tâm hồn: "Chúa tập trung cả đàn chiên dưới cánh tay: lũ chiên con, Người ấp ủ vào lòng, bầy chiên mẹ, cũng tận tình dẫn dắt" ( Is 40, 11 ).

- Yêu quý từng con chiên, một con cũng như cả trăm con: "Ai có một trăm con chiên mà có một con đi lạc, lại không để chín mươi chín con kia trên núi mà đi tìm con chiên lạc sao ? Và nếu may mà tìm được, người ấy vui mừng vì con chiên đó, hơn là vì chín mươi chín con không bị lạc" (Mt 18, 12-13 ).



- Lo cho chiên, tạo những điều kiện tốt đẹp cho chiên: "Ta sẽ chăn dắt chúng trong đồng cỏ tốt tươi và chuồng của chúng sẽ ở trên các núi cao. Tại đó chúng sẽ nằm nghỉ trong chuồng êm ái, sẽ đi ăn trong những đồng cỏ mầu mỡ" ( Ed 34, 14 ).

- Làm cho chiên được sống no ấm, hạnh phúc: "Chúa chăn dắt tôi, tôi chẳng thiếu thốn gì" ( Tv 23, 1 ); làm chiên luôn vững dạ vì được bảo vệ: "Dầu qua lũng âm u con sợ gì nguy khốn, vì có Chúa ở cùng. Côn trượng Ngài bảo vệ, con vững dạ an tâm" ( 23, 4 ).


- Tinh thần trách nhiệm đối với đàn chiên rất cao: "Con nào bị mất, Ta sẽ đi tìm; con nào đi lạc, Ta sẽ đưa về; con nào bị thương, Ta sẽ băng bó; con nào bệnh tật, Ta sẽ làm cho mạnh; con nào béo mập, con nào khoẻ mạnh, Ta sẽ canh chừng" ( Ed 34, 16 ).


- Cứu thoát, giải phóng đàn chiên: "Thiên Chúa sẽ cứu thoát dân Người, như mục tử cứu thoát đàn chiên" ( Dc 9, 16 ).


Người Mục Tử tốt thật sự yêu thương đàn chiên, sẵn sàng hy sinh cho sự an nguy và hạnh phúc của đàn chiên.

Chúa Giêsu là Mục Tử Nhân Lành, mọi Kitô hữu là đàn chiên của Chúa. Chúa ban cho đàn chiên sự sống cách dồi dào, đó là sự sống đời đời. Mỗi con chiên đều quý giá vô ngần đối với Chúa.

Chúa Giêsu là người Mục Tử tuyệt vời nhất: "hy sinh mạng sống mình cho đàn chiên", "tôi biết chiên của tôi, và chiên của tôi biết tôi... chúng sẽ nghe tiếng tôi".




Biết chiên:

Khi dùng từ “biết” ở đây, Chúa Giêsu muốn nói cái biết theo nghĩa Kinh Thánh, nghĩa là cái biết tận bên trong, thân mật, thắm thiết. “Ta biết các chiên Ta, và các chiên Ta biết Ta. Cũng như Cha biết Ta và Ta biết Cha”. Ðó là “Cái biết” khiến cho Ba Ngôi trở nên Một.


Là Mục Tử tốt lành, Chúa Giêsu thấu rõ mỗi con người như lời tác giả Thánh vịnh: “Lạy Chúa, Ngài dò xét con và Ngài biết rõ, biết cả khi con đứng con ngồi. Con nghĩ tưởng gì, Ngài thấu suốt từ xa, … Miệng lưỡi con chưa thốt nên lời, thì lạy Chúa, Ngài đã am tường hết. Ngài bao bọc con cả sau lẫn trước, bàn tay của Ngài, Ngài đặt lên con... Đi mãi đâu cho thoát thần trí Ngài, lẩn nơi nào cho khuất được Thánh Nhan?” (Tv 139, 1-7).




Thí mạng vì chiên:

Người Mục Tử tốt lành sẵn sàng “thí mạng sống vì chiên”. Chúa Giêsu đã hết lòng yêu thương, chăm sóc đàn chiên, sẵn sàng thí mạng mình cho đàn chiên. Chúa Giêsu Mục Tử đã chết và Phục Sinh để cho tất cả chúng ta, những kẻ đã cùng chết với Ngài nhờ bí tích Rửa tội, trở nên nghĩa tử của Thiên Chúa, được gọi Thiên Chúa là “Abba, Cha ơi!” (x. Rm 8, 15-17)



2. Chúa Giêsu vị Mục tử hết mình phục vụ đoàn chiên

Cả cuộc đời Chúa Giêsu từ khi nhập thể làm người đến Tử Nạn Phục Sinh có thể tóm tắt cách đơn giản là phục vụ đoàn chiên vì yêu thương. Đỉnh cao phục vụ là thí mạng vì đoàn chiên. Việc gặp gỡ Người, kết hợp với Người sẽ dần dần biến đổi chúng ta trở nên những người phục vụ. Mỗi người Kitô hữu đều có trách nhiệm phục vụ anh chị em mình trong tư cách tham dự vào trách nhiệm Mục tử của Chúa Giêsu.


Trong sứ điệp “ngày thế giới cầu nguyện cho ơn thiên triệu” năm 2002, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II chọn chủ đề Ơn Gọi Phục Vụ. Khởi đi từ Đức Kitô: Người không đến để phục vụ,” nhưng để phục vụ và trao ban mạng sống để cứu chuộc nhiều người” ( Mt 20,28). Người đã rửa chân cho các môn đệ và tuân phục chương trình của Chúa Cha cho đến chết, chết trên thánh giá ( x.Pl 2,8). Vì thế, Chúa Cha đã tôn vinh Người, ban cho Người một danh hiệu mới và đặt Người làm Chúa trên trời dưới đất ( x Pl 2,9-11). Đức Thánh Cha xác định: Một cách huyền nhiệm, ơn gọi phục vụ luôn là một ơn gọi thông phần một cách rất riêng tư vào trong sứ vụ cứu độ” ( số 2). ”Ơn gọi linh mục hoặc ơn gọi tu trì, bởi chính bản chất của nó, luôn là những ơn gọi để quãng đại phục vụ Thiên Chúa và người lân cận”(số 3).


Đức Thánh Cha đã từng nói rằng ”Trong thời đại chúng ta, một thời đại tuy đã bị tục hoá, giải thiêng nhưng vẫn được thúc đẩy đi tìm sự thánh thiện;một thời đại rất cần có những vị thánh làm sáng tỏ sự hiện diện đầy yêu thương và quan phòng của Thiên Chúa.Nhân loại đang cần có những linh mục thánh thiện và những tâm hồn được thánh hiến,họ là những người ngày ngày sống hết mình cho Thiên Chúa, cho tha nhân,họ là những bậc cha mẹ sống chứng nhân ngay trong bầu khí gia đình nhờ ân sủng của bí tích hôn nhân,họ là những người trẻ có kinh nghiệm gặp gỡ Đức Kitô và được Người thu hút để hướng dẫn anh chị em đồng loại tới cội nguồn tin mừng”( Sứ điệp ngày thế giới cầu cho ơn thiên triệu lần thứ 36).


Ngài gởi lời mời gọi thiết tha đến các bạn trẻ “ cha hy vọng các con có thể biết cách lắng nghe tiếng Thiên Chúa mời gọi các con phục vụ.Đó là con đường mở ra biết bao hình thức của sứ vụ vì lợi ích của cộng đoàn: từ các tác vụ được phong cho đến các tác vụ khác nhau được thiết lập và được nhìn nhận là những thừa tác vụ,như dạy giáo lý,linh hoạt phụng vụ,giáo dục giới trẻ và những diễn tả khác nhau về đức ái” ( Số 4)




3. Ai phục vụ Thầy, người ấy phải theo Thầy

Một xã hội thiếu bóng dáng những người sống đời tận hiến là một xã hội thiếu lòng quãng đại,một xã hội bị khủng hoảng về ý nghĩa cuộc sống.Chính sự có mặt của những người sống đời tận hiến phục vụ như là một nhắc nhở rằng, con người có khả năng sống yêu thương, phục vụ như Đức Kitô và sống quãng đại hy sinh dấn thân cho người khác.


Những người trẻ lớn lên thường lập gia đình,điều đó thật tốt đẹp.Nhưng Chúa Giêsu vẫn muốn một số người trẻ dâng hiến đời mình cho Chúa,ở bên Chúa cách đặc biệt để được sai đi.Vì thế Đức Thánh Cha nhắn nhủ những người trẻ ”Lời mời gọi của Chúa Giêsu vẫn còn vang vọng ngày hôm nay “Nếu ai phục vụ Thầy,người ấy phải theo Thầy” (Ga 12,26).Đừng e ngại đón nhận lời mời gọi này.Chắc chắn các con sẽ gặp phải những khó khăn hy sinh,nhưng các con sẽ hạnh phúc khi phục vụ,các con sẽ là chứng nhân của niềm vui mà thế gian không thể ban tặng.Các con sẽ là những ngọn lửa sống động của một tình yêu vô biên và vĩnh cửu.Các con sẽ nhận biết những phong phú thiêng liêng của chức vụ linh mục, quà tặng và mầu nhiệm thần linh” (Số 5).

Người sống đời tận hiến chấp nhận hy sinh quyền được lập một tổ ấm.Họ dâng tình yêu lứa đôi cho một tình yêu cao hơn trong ơn gọi tu trì để có thể yêu mãnh liệt và bao la hơn. Đức Thánh Cha khẳng định “Họ không tìm kiếm những lợi lộc vị kỷ,nhưng hiến mình cho kẻ khác,khi cảm nghiệm niềm vui của tính nhưng không qua việc hiến tặng bản thân”.

Người đi tu là người muốn nên trọn lành,muốn đạt đến đỉnh cao của sự toàn thiện. Đó cũng tựa như người leo núi.Muốn có ánh sáng thì phải lên cao.Để lên cao phải vất vả, nhiều khi phải leo lên những sườn dốc cheo leo.Leo núi là một cuộc mạo hiểm. Đó không phải là một cuộc dạo chơi nhàn hạ.Nó đòi hỏi sức khoẻ, sức chịu đựng dẻo dai, tài khéo léo và nhất là sự can đảm.Đời sống tu trì cũng vậy.Nó đòi hỏi một sức khoẻ tinh thần, thể xác,sự khôn ngoan, nhẫn nại, lòng can đảm, sức chịu đựng bền bỉ.Nếu không người ta sẽ sợ hãi chóng mặt, dừng lại và rút lui. Đổi lại,người leo núi được hưởng những niềm vui mà người khác không biết đến. Đó là, được ở trong ánh sáng không bao giờ tắt, được chiêm ngưỡng cảnh trời đất bao la hùng vĩ, cảnh mây bay lững lờ tận dưới xa chân mình, càng leo những núi cao càng khám phá ra muôn vàn những đỉnh núi khác.




4. Cầu nguyện cho những người Mẹ

Ơn gọi tu trì là ân huệ đến từ Thiên Chúa. Gia đình là chủng viện đầu tiên, dòng tu đầu tiên ươm mầm ơn gọi phát triển. Các bậc cha mẹ là những người phát hiện và vun trồng cho ơn gọi lớn lên, trổ sinh hoa trái.


Hôm nay giáo hội cũng cầu nguyện đặc biệt cho các người Mẹ.Giống như người mục tử, giống như Chúa Giêsu, một bà mẹ luôn có mối tương giao gần gũi sâu sắc với đàn con cái.Người Mẹ yêu thương chăm sóc từng đứa con, tuỳ tính tình mỗi đứa để có cach giáo dục thích hợp. Không gì mà người Mẹ không làm để bảo vệ con khỏi nguy hiểm. Bà sẵn sàng chấp nhận mọi gian khổ để tìm kiếm đứa con lầm đường lạc lối trở về.


Ơn gọi tu trì thường do người Mẹ phát hiện và dìu dắt từng bước.Hầu như linh mục nào cũng giống Mẹ và rất kính yêu Mẹ của mình.Tấm lòng người Mẹ bao la như biển cả. Trái tim người Mẹ nhân hậu bao dung như đất trời. Bởi vậy ngày thế giới cầu cho ơn thiên triệu cũng cần dành lời cầu nguyện đặc biệt cho mọi người Mẹ trên thế giới. Xin cho mọi người Mẹ luôn sống vai trò mục tử nhân lành với con cái và luôn biết quãng đại dâng con mình cho Chúa, cho Giáo hội trong Ơn Gọi Phục Vụ.



Lm. Giuse Nguyễn Hữu An

Chúa Là MỤc TỬ Chăn DẮt Tôi

Ga 10, 11-18

Lm.Giuse Phạm Ngọc Ngôn, Csjb

“Chúa là mục tử chăn dắt tôi, tôi chẳng thiếu thốn gì. Trong đồng cỏ xanh tươi, Người cho tôi nằm nghỉ. Người đưa tôi tới dòng nước trong lành và bổ sức cho tôi” (Tv 23, 2-3). Tâm tình của thánh vương Đavít diễn tả qua thánh vịnh trên thật thích hợp cho Lời Chúa hôm nay- ngày mà Giáo hội muốn con cái mình chiêm ngắm Chúa Kytô dưới tước hiệu vị mục tử nhân lành như thánh vương Đavít đã từng chiêm ngắm và cất tiếng ngợi ca. Vị mục tử đó yêu thương, ân cần chăm sóc từng con chiên và cuối cùng hy sinh tính mạng vì đoàn chiên.

Hình ảnh con chiên, con cừu có vẻ ít quen thuộc với chúng ta nhưng với người Do thái - vốn là dân du mục chuyên chăn chiên, thì không hề xa lạ. Sống trong môi trường đó, cách tốt nhất mà Chúa Giêsu đã làm, là lấy lại hình ảnh này để nói với người Pharisêu về vai trò đích thực của người chăn chiên.

Chúng ta thấy người chăn chiên đích thực khác xa với kẻ chăn chiên thuê. Người chăn chiên xét theo tính chất của nghề này phải là một con người lực lưỡng, khoẻ mạnh, có tài điều khiển cả đàn chiên; bên cạnh đó người chăn chiên cần phải có lòng yêu thương chiên, nâng niu và bảo vệ, liều mình chiến đấu với thú dữ mỗi khi chiên bị tấn công, săn sóc chúng mỗi khi chúng bị thương; người chăn chiên còn là một người bạn của chiên nữa để có thể hướng dẫn chiên theo những hiệu lệnh riêng.


Sở dĩ phải như thế bởi chiên là một loài vật rất đặc biệt. Chúng hiền lành và sống theo chủ chăn của mình. Và vì thế, mỗi một con chiên đều thân thuộc với chủ chăn để quen với những “tín hiệu” riêng của chủ. Điều này rất quan trọng. Vì dân du mục ngày xưa họ không có chuồng trại riêng cho mỗi gia đình mà tất cả đàn chiên bất kể của ai tối đến đều tụ về trong một trang trại lớn mà người ta gọi là ràn chiên. Trong ràn chiên có nhiều đàn chiên. Mỗi đàn chiên thuộc một chủ chiên. Thế nên sáng ra, tất cả các chiên trong một đàn sẽ nghe theo tín hiệu riêng của chủ và lần lượt đi theo mà không sợ lạc mất (đi lộn qua đàn khác hoặc chủ khác). “Chiên ta thì nghe tiếng Ta, Ta biết chúng và chúng theo Ta” là vì vậy. Còn kẻ chăn chiên thuê thì sao? Dĩ nhiên họ không quan tâm tới chiên, không yêu thương bảo vệ và săn sóc chiên, gặp thú dữ thì bỏ chạy mặc cho chiên muốn ra sao thì ra. Vì là kẻ chăn thuê, nên cái họ cần là công nhật, là tiền công của chủ chứ không phải vì những con chiên đáng ghét kia.


Thế nên, Chúa Giêsu đã sánh ví mình như Vị Mục tử nhân lành, vị mục tử đích thực vì sự an toàn và tính mạng của đàn chiên. Khuôn mẫu của vị mục tử đó là gì? Người mục tử nhân lành trước hết phải là người Mục tử hội đủ những điều kiện của người chăn chiên đích thực chứ không phải kẻ chăn chiên thuê. Từ hình ảnh của một người chăn chiên tốt lành - một hình ảnh đã được Cựu ước dùng để chỉ Thiên Chúa như Ngôn sứ Isaia đã từng ví Thiên Chúa là người chăn chiên tốt lành, bồng ẵm chiên, ấp ủ vào lòng, vác trên vai và dẫn chiên tới nơi nghỉ ngơi (x. Is 40,11). Chúa Giêsu dùng lại hình ảnh đó như là thước đo để nhận ra đâu là người mục tử nhân lành.


Đích thực thôi chưa đủ. Người mục tử đó cần phải yêu thương chiên đến cùng. Chúa Giêsu đối chiếu người mục tử chăn chiên với đàn chiên cũng giống như Chúa Cha với Chúa Con thông qua động từ “biết” : “Tôi biết chiên của Tôi và chiên Tôi biết Tôi cũng như Chúa Cha biết Tôi và Tôi biết Chúa Cha”. Biết ở đây có nghĩa là gì? Biết chính là yêu mến, thương yêu bằng tình yêu hết sức thâm sâu. Chúa Giêsu đã yêu mến Chúa Cha vô cùng thì Người cũng yêu đàn chiên của Người hết sức đến nỗi Người săn sàng hy sinh mạng sống mình vì đàn chiên.


Cuối cùng, người mục tử nhân lành phải là người hy sinh mạng sống vì đàn chiên. Vì yêu mến đàn chiên, Chúa Giêsu đã tự nguyện hy sinh chính mạng sống mình khi chấp nhận vâng theo Thánh ý Chúa Cha, chịu khổ hình, chịu chết để rồi Phục sinh hầu đem đến ơn cứu thoát cho muôn người.

Chúng ta tự hỏi nếu một vị mục tử hội đủ những điều kiện mà Chúa Giêsu đưa ra - đích thực, yêu mến và hy sinh- vậy có thể nói vị mục tử đó đã hoàn thành xuất sắc công việc của mình hay còn thiếu một chút gì đó chưa thật hoàn mỹ? Thật ra nếu nghĩ như vậy, chúng ta sẽ thấy vị mục tử đó dễ bị “ru ngủ” trong ánh hào quang và tự mãn. Chúa Giêsu không muốn các vị mục tử chỉ dừng lại ở đó. Chúng ta thấy Chúa Giêsu tuy chăm lo cho đàn chiên này nhưng vẫn không quên hướng đến những đàn chiên khác.

“Tôi còn những chiên khác chưa thuộc ràn này”. Đây chính là dung mạo đích thực của Giáo hội, của những vị mục tử đích thực. Chúng ta biết, bản chất của Giáo hội là truyền giáo, chính vì thế, hơn bao giờ hết chúng ta hãy nói về ơn gọi truyền giáo của Giáo hội. Ơn gọi là một cuộc chuyển hoán, một cuộc đổi đời cách quyết liệt của tất cả mọi người khi nhận lãnh bí tích Thánh tẩy. Với ơn gọi này, chúng ta không được phép cho mình là người có quyền hưởng thụ, có quyền đòi hỏi Giáo hội phải làm cái này làm cái khác cho mình; trái lại chúng ta phải trở nên một “Kytô khác”, phải trở nên hình bóng của Chúa Kytô để mỗi người trở nên những mục tử nhân lành, thánh thiện cho thế giới hôm nay. Yêu mến Giáo hội cũng chính là yêu mến Chúa Kytô. Trăn trở và thao thức với những khó khăn của Giáo hội cũng chính là lúc chúng ta cùng trăn trở và thao thức với Chúa Kytô, để rồi cuối cùng, tất cả chúng ta cùng thốt lên như Thánh Têrêxa Hài đồng Giêsu : “Trong trái tim Giáo hội, con sẽ là Tình yêu”.


Tạ ơn Chúa vì Người thương ban cho chúng ta được sống trong một đoàn chiên duy nhất là Giáo hội với Vị Mục tự nhân lành là chính Đức Kytô. Xin cho mỗi người Kytô hân hoan bước theo Vị Mục tử nhân lành đó để không ngừng loan báo tình yêu vô bến bờ mà Vị Mục tử Giêsu đã hy sinh chính mạng sống mình vì đàn chiên.



Lm.Giuse Phạm Ngọc Ngôn, Csjb


MỤc TỬ ThẬt - MỤc TỬ GiẢ

Lm. Giuse Tạ Duy Tuyền
Xã hội hôm nay thật lắm chuyện thị phi! Cuộc đời cứ như: “Vàng thau lẫn lộn”. Hàng thật hàng già đã khó phân biệt mà người tốt, người xấu càng khó phân biệt hơn.Có những mặt hàng giả mà như thật. Có người phải ngậm đắng nuốt cay khi bỏ tiền mua hàng thật nhưng lại phải lấy đồ giả. Có người vì cả tin nghe người nên bị lừa đến thân bại danh liệt. Kẻ bị lừa tình mà ôm hận suốt đời. Kẻ bị lừa tiền mà tan hoang cửa nhà. Có kẻ giả nhân giả nghĩa để đánh lừa đồng loại và vun quén cho bản thân. Kẻ thất đức lại sống trên nhung lụa. Người công chính phải tù tội lầm than vẫn cỏn đó trong kiếp người hôm nay. Đó là kết quả tất yếu của chủ nghĩa thực dụng. Đặt quyền lợi cá nhân lên trên lợi ích tập thể. Con người lấy mình làm trung tâm nên mọi sự đều quy về mình. Tìm hạnh phúc cho mình. Tìm vinh danh cho mình. Vì hạnh phúc của mình nên sẵn sàng bỏ rơi đồng loại, cho dù đó là cha, là mẹ, cho dù đó là vợ chồng hay con cái. Sự thật phũ phàng đó đang là căn bệnh trầm kha của xã hội hôm nay.

Có biết bao cha mẹ đã đang tâm giết các thai nhi vì sợ đứa con sinh ra sẽ thêm phần ăn, thêm gánh nặng cho gia đình. Có biết bao vợ chồng đã đứt gánh giữa đường chỉ vì một mối tình riêng, một quan hệ bất chính. Có biết bao người con đã bỏ rơi cha mẹ trong đói khổ, già yếu, bệnh tật vì còn phải lo cho chính bản thân mình.


Xem ra thế giới hôm nay đang thiếu dần hai chữ hy sinh. Không có hy sinh làm sao có ân nghĩa. Không có ân tình, ân nghĩa nên người ta đâu cần hy sinh và đối xử tốt với nhau. Câu chuyện “Anh phải sống” của Khái Hưng không còn là văn học phản ánh hiện thực xã hội hôm nay nữa! Nó chỉ còn là huyền thoại, một dĩ vãng đã qua.


Chuyện kể rằng: có hai vợ chồng trẻ đi đốn củi vào mùa nước lũ. Chiều tối, khi trở về họ đặt củi trên chiếc thuyền lan mong manh, nhỏ bé để xuôi theo dòng nước trở về. Thình lình một dòng lũ từ những sườn núi ồ ạt tuôn xuống dòng sông, tạo thành một dòng xoáy mỗi lúc một mạnh khiến chiếc thuyền lan nhỏ bé của họ bể vỡ tan tành. Người chồng cố níu kéo vợ khỏi bị nước lũ cuốn trôi. Nhưng dòng nước xoáy mỗi phút giây trôi qua lại ồ ạt và mạnh mẽ. Sức lực của chồng xem ra càng đuối dần khi phải gồng mình để thoát thân và cứu vợ. Người vợ thấy sức chịu đựng của chồng đã cạn kiệt, nên đành buông tay ra để mặc cho dỏng nước lũ cuốn trôi, chỉ kịp gào thét trong mưa giông và nước lũ: “anh phải sống để nuôi nấng đàn con”.


Tác phẩm “Anh phải sống” đã một thời đi vào lòng người, vì nó phản ánh quá trung thực về tình yêu của những con người dám hy sinh cho gia đình, cho xóm ngõ, cho dân tộc. Nhưng xem ra, tác phẩm này không còn chỗ đứng trong xã hội hôm nay. Vì giá trị con người hôm qua được đo bằng tấm lòng biết xả thân vì đồng loại, biết quên mình vì gia đình, vì dân tộc, còn giá trị của con người hôm nay được cân nhắc bằng tiền bạc và địa vị. Người càng có lắm tiền nhiều của càng được kính trọng, nể vì. Người càng có địa vị cao càng có nhiều kẻ hầu người hạ. Có mấy ai dùng quyền để phục vụ vô vị lợi cho tha nhân? Có mấy ai dủng tiền để mua lấy tình bạn? Thế giới đã đổi thay! Cách sống cũng đổi thay. Con người chạy theo lợi nhuận. Mọi quan hệ, mọi việc làm đều được căn nhắc thiệt hơn. Vì quyền lợi của mình mà bỏ rơi đồng loại. Vì lợi ích của mình mà chà đạp lên danh dự, nhân phẩm người khác. Lòng đại nghĩa hy sinh đã bị chôn vùi khi đặt quyền lợi mình trên lợi ích của anh em.


Lời Chúa hôm nay cho chúng ta cái nhìn tương phản của hai loại mục tử. Mục tử thật và mục tử giả. Mục tử thật luôn hết mình vì đàn chiên. Mục tử giả chỉ lo vun quén cho bản thân. Mục tử thật thì hy sinh cho đàn chiên. Mục tử giả chỉ đến để xén lông chiên. Mục tử thật luôn tìm kiếm nguồn nước và đồng cỏ xanh tươi cho đàn chiên no đầy. Mục tử giả chỉ tìm kiếm hạnh phúc cho chính bản thân mình. Họ sống hưởng thụ, lười biếng và thiếu trách nhiệm đến sự sống còn của đàn chiên. Chúa Giê-su đưa ra khuôn mẫu mục tử nhân lành là chính Chúa. Cả cuộc đời không tìm an nhàn cho bản thân. Ngài dong duổi gió bụi để tìm từng con chiên lạc đưa về ràn. Vì sự sống của đàn chiên, Ngài sẵn sàng đối phó với sự dữ để bảo vệ đàn chiên. Ngài đã chấp nhận cái chết để đàn chiên được sống.


Đó cũng là mẫu gương cho mỗi người chúng ta. Mỗi người chúng ta đều là mục tử của Chúa khi chúng ta có nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ anh em mình. Mỗi người chúng ta đều phải có trách nhiệm trước sự an nguy của đồng loại. Mỗi người chúng ta đều có bổn phận đẩy lùi sự dữ đang hoành hành trong môi trường sống của chúng ta. Không ai được phép bàng quan trước sự dữ dang bủa vây gia đình, xóm làng của mình. Không ai được phép vô trách nhiệm trước bữa no bữa đói của cha mẹ, con cái hay hàng xóm láng giềng. Nếu mỗi người chúng ta đều biết sống có trách nhiệm với anh em thì giòng đời này sẽ bớt đi những trái ngang, sẽ vơi đi những giọt nước mắt buồn đau, tủi hờn. Nếu mỗi người chúng ta đều biết đưa vai gánh đỡ gánh nặng cho anh em, và biết dùng đôi vai làm điểm tựa nâng đỡ anh em, thì cuộc đời này sẽ là một thiên đàng mà con người đang hưởng nếm những giây phút ngọt ngào nhất của tình người, của hạnh phúc yêu thương.


Đây cũng là điều kiện để có được sự sống trường sinh. Vì “ai giữ mạng sống mình thì sẽ mất, còn ai liều mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ được sống muôn đời.


Nguyện xin Chúa Giê-su mục tử luôn phù hộ nâng đỡ và giúp chúng ta biết sống hiến thân mạng sống vì anh em. Amen



Lm. Giuse Tạ Duy Tuyền

CN 4 PHỤC SINH

2009

Lm. Đaminh Trần Đình Nhi

 

Chúa Phục Sinh đã hiện ra với các môn đệ để củng cố đức tin của họ và truyền cho họ làm chứng nhân  cho Người.  Cuộc đời của các thánh Tông đồ là làm chứng Chúa Ki-tô đã sống lại từ cõi chết, vì họ đã gặp Người trong những lần hiện ra.  Khi các ngài rao giảng trước mặt dân Do-thái là những kẻ đã can dự vào cái chết của Chúa Giê-su, các ngài quả quyết Thiên Chúa đã cho Đức Ki-tô trỗi dậy và kêu gọi họ “hãy sám hối và trở lại cùng Thiên Chúa”.  Viết cho mọi tín hữu về Chúa Phục Sinh, thánh Gio-an Tông đồ gọi việc làm chứng này là “biết Thiên Chúa”, nhìn nhận “Đức Giê-su Ki-tô là của lễ đền bù tội lỗi chúng ta”.  Vậy ta hãy đi vào những hướng phụng vụ này để chiêm ngưỡng Chúa Ki-tô và ý thức bổn phận làm chứng nhân cho Người.


1.Chúa Giêsu củng cố đức tin của các môn đệ (bài Tin Mừng – Lc 24:35-48)

Các bài Tin Mừng Phục Sinh vẫn tiếp tục đề tài Chúa Giê-su hiện ra với các môn đệ sau khi Người sống lại.  Tuy nhiên, mỗi lần đề tài lại được trình bày theo một khía cạnh đặc biệt.  Thánh Lu-ca cũng ghi lại những lần Chúa hiện ra, nhưng dưới cái nhìn của vị thánh sử kiêm y sĩ, tường thuật không những nhấn mạnh đến chứng lý Kinh Thánh như Chúa Giê-su đã dạy, mà còn có những chứng lý về giác quan thật sống động.


Trước hết trong câu truyện Tin Mừng, thánh Lu-ca ghi lại một phản ứng thật tự nhiên và tâm lý của các môn đệ khi Chúa hiện ra.  “Các ông kinh hồn bạt vía, tưởng là thấy ma” (Lc 24:37).  Ta cứ tưởng tượng một nhóm đàn ông, trong đó nhiều người đã từng vào sinh ra tử với nghề chài lưới, thế mà giờ đây lại quá sợ hãi trước một bóng người thân thương trở về với họ.  Mặc dù Chúa đã lên tiếng trước và chào bình an với họ, họ vẫn không bình tĩnh nổi.  Phản ứng trước sự Phục sinh như thế có đúng và đáp lại mong mỏi của Chúa Ki-tô không?  Trên phương diện tâm lý bình thường, ta có thể hiểu và chấp nhận phản ứng của họ.  Tuy nhiên cần phải vượt qua cái tâm lý bình thường ấy để tiến tới phạm vi đức tin, môi trường của quan hệ tình yêu giữa Chúa với họ.
Đối với phản ứng ấy, Chúa Giê-su không buồn giận trách móc.  Trái lại, Người nhân từ và kiên nhẫn dẫn dắt họ qua giây phút hoảng hốt ấy để họ được tràn đầy niềm vui Phục sinh.  Người bắt đầu từ chính tâm lý hoảng sợ của họ.  Họ “tưởng là thấy ma” thì Thầy sẽ cho họ thấy Thầy không phải là ma.  Ma nào lại có tay chân, xương thịt, có thể ăn uống bình thường!  Rồi sau khi Thầy cho họ được nắm lấy tay Thầy, bàn tay từng chăm sóc họ, họ hết hoảng sợ và bước sang tình trạng “còn chưa tin vì mừng quá, và còn đang ngỡ ngàng”.  Tiếp đến, Chúa dùng những sinh hoạt thường ngày Người đã từng có với họ như việc ăn uống, giúp họ nhận biết Người vẫn là chính vị Thầy của họ.  Tuy nhiên như thế vẫn chưa đủ.  Mục đích Người hiện ra với họ là phải đem họ đến bình diện đức tin.  Do đó, Người sử dụng Kinh Thánh để giải thích cho việc Phục sinh của Người.  Họ không đủ trình độ hiểu được Kinh Thánh, thì Người “mở trí cho các ông hiểu Kinh Thánh”.  Người muốn họ hãy nhìn lại những ngày tháng Người đã từng sống với họ, nhất là những ngày kinh hoàng cuối đời của người, để đi tới xác tín:  “Có lời Kinh Thánh chép rằng:  Đấng Ki-tô phải chịu khổ hình, rồi ngày thứ ba, từ cõi chết sống lại” (Lc 24:45-46).  Tin Chúa Giê-su là Đấng Ki-tô, đó là cốt lõi của đức tin.  Đức tin không phải là quà tặng giữ trong tủ sắt cho kỹ, nhưng là sinh hoạt yêu thương phải được biểu lộ.  Tin Chúa Ki-tô và Tin Mừng của Người thì “phải nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân”.  Chúa còn dặn họ hãy bắt đầu rao giảng “từ Giê-ru-sa-lem”.  Điều này thật có ý nghĩa đối với ta.  Ta tiếp nối việc rao giảng Tin Mừng, nhưng không phải “từ Giê-ru-sa-lem” bên nước Do-thái, mà là từ Giê-ru-sa-lem của gia đình, nhóm, xứ đạo ta.  Thực vậy, thiếu gì người không bắt đầu rao giảng từ chính mình hoặc gia đình, nhưng chỉ thích ồn ào rao giảng ở những nơi người ta thấy được bóng dáng họ.  Đúng là việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng, chưa lo tu thân tề gia mà cứ muốn bình thiên hạ!
Tóm lại, qua câu truyện Chúa Phục sinh hiện ra như Lu-ca kể lại, ta nhận biết vai trò chủ động của Chúa trong việc củng cố đức tin của ta quan trọng biết chừng nào.  Chẳng vậy mà ông Phê-rô đã phải thay mặt anh em nài xin Chúa:  Lạy Thầy, xin thêm đức tin cho chúng con.

2.  Bài giảng thứ hai của thánh Phê-rô tuyên xưng Chúa Ki-tô xóa bỏ tội lỗi của ta (bài đọc Tân Ước – Cv 3:13-15.17-19)


Ông Phê-rô luôn luôn đi đầu trong mọi việc, từ tuyên xưng Chúa trong Nhóm Mười Hai cho đến rao giảng cho dân chúng.  Bài giảng này nhắm thẳng vào đám thính giả quen thuộc với các Tông đồ.  Dân chúng hôm nay đa số là người dân Giê-ru-sa-lem, những người đã tham dự hoặc chứng kiến cuộc Thương Khó của Chúa Ki-tô.  Nói với họ, ông Phê-rô đã nói thẳng nói thực.  Ông không tránh né nói đến việc làm sai trái của họ là “đã chối bỏ Đấng Thánh và Đấng Công Chính, mà lại xin ân xá cho một tên sát nhân, đã giết Đấng khơi nguồn sự sống” (Cv 3:14-15).
Tuy nhiên vạch lỗi không phải là tiêu cực chống đối, nhưng là để mở ra cho người có lỗi một lối thoát.  Thánh Phê-rô đã cho thính giả của ngài một tia hy vọng:  “Giờ đây tôi biết anh em đã hành động vì không hiểu biết, cũng như các thủ lãnh của anh em” (Cv 3:17).  Và niềm hy vọng ấy phải tiếp tục đưa họ tới đích điểm, tức là “Anh em hãy sám hối và trở lại cùng Thiên Chúa” (Cv 3:19).  Niềm tin họ cần được dẫn tới chính là Chúa Ki-tô, vì “Thiên Chúa đã cho Tôi Trung của Người chỗi dậy để giúp anh em [Do-thái] trước tiên, và sai đi chúc phúc cho anh em, bằng cách làm cho mỗi người trong anh em lìa bỏ những tội ác của mình” (Cv 3:26).
Mục tiêu Chúa Ki-tô được sai đến trần gian là để chiến thắng tội lỗi và giúp nhân loại chia sẻ chiến thắng ấy.  Chúa Ki-tô đã chiến thắng tội lỗi không phải bằng vũ khí của trần gian là quyền lực, giàu sang…, nhưng bằng chính những khí giới của con cái Thiên Chúa mà loài người đã từ bỏ, đó là vâng lời và yêu mến.  Đức vâng phục và lòng mến của Đức Ki-tô đã khiến người chấp nhận chết nhục trên thập giá để xóa bỏ tội lỗi ta, nhưng cũng chính là lý do để Thiên Chúa cho Người sống lại.  Phục sinh là dấu chỉ Chúa Ki-tô đã chiến thắng tội lỗi.  Để tham dự vào cuộc chiến với tội lỗi và chiến thắng của Chúa Ki-tô, bước đầu tiên hành trình của ta là “hãy sám hối và trở lại cùng Thiên Chúa”.  Lời giảng về Đấng Ki-tô phục sinh đã giúp bao người cất bước đầu tiên của hành trình đức tin ta cần đón nhận với tất cả tâm hồn và quyết tâm.  Do những tội lỗi của ta, chính ta “đã giết Đấng khơi nguồn sự sống”, cho nên ta “hãy sám hối và trở lại cùng Thiên Chúa, để Người xóa bỏ tội lỗi cho ta”.

3.  Tuyên xưng Chúa Ki-tô Phục sinh có nghĩa là “tuân giữ các điều răn của Người” (bài đọc Tân Ước – 1 Ga 2:1-5a)


Rao giảng Đấng Ki-tô phục sinh có nhiều cách.  Thánh Phê-rô anh dũng đứng trước sân Đền thờ Giê-ru-sa-lem nói với dân chúng về Đấng chính họ đã giết chết.  Các Tông đồ rao giảng đã “rao giảng cho muôn dân, bắt đầu từ Giê-ru-sa-lem”.  Thánh Gio-an khi đã về già không di chuyển nữa thì rao giảng qua những “thư gửi các con”.  Qua bài đọc hôm nay, ngài đã giảng cho chúng ta, “những người con bé nhỏ” của ngài.
Đối với ngài, rao giảng hay sống mầu nhiệm Phục sinh là phải sống phù hợp với mục đích của sự Phục sinh.  Chúa Ki-tô sống lại là để cho thấy Người đã chiến thắng tội lỗi.  Do đó, ta phải sống làm sao như những người chiến thắng tội lỗi bằng cách “đừng phạm tội” (1 Ga 2:1).  Khai triển tư tưởng “ đừng phạm tội”, thánh Gio-an trở lại với lịch sử cứu độ, đó là “Chính Đức Giê-su Ki-tô là của lễ đền bù tội lỗi chúng ta và tội lỗi thế gian”.  Người giúp ta “biết Thiên Chúa”, nghĩa là đưa chúng ta trở lại trong mối yêu thương với Thiên Chúa.  Nhưng muốn duy trì và phát triển được mối yêu thương ấy, cách cụ thể nhất tức là “tuân giữ các điều răn của Người”.  Đấy là lối lý luận tài tình và hết sức thực tiễn của vị cha già nhắn nhủ những người con nhỏ bé của ngài.  Người cha ấy không muốn con nhỏ là “kẻ nói dối”, nói một đàng làm một nẻo.  Tuân giữ các điều răn của Thiên Chúa là cách duy nhất giúp ta “biết Thiên Chúa”, là cách ta tỏ lòng yêu mến Chúa là cách ta  làm cho “tình yêu Thiên Chúa thực sự nên hoàn hảo” nơi ta và những người chung quanh ta.
4.  Sống Lời Chúa

Tin Chúa sống lại và sống đức tin Phục sinh là đề tài chính của mùa Phục Sinh.  Chúa Ki-tô đã hiện ra với các môn đệ sau khi Người sống lại là để đức tin của họ được củng cố và họ trở nên những chứng nhân của người.  Bí tích Rửa tội đã cho ta được sống lại trong con người mới, để cùng chia sẻ niềm vui Phục sinh và được sai đi làm chứng cho Chúa Ki-tô.  Thánh Gio-an cho ta một phương thức cụ thể và hữu hiệu giúp ta thực hiện tốt đẹp sứ mệnh làm chứng cho Chúa, là ta hãy tuân giữ các điều răn của Thiên Chúa mà làm cho tình yêu Thiên Chúa phát triển tột độ nơi ta.  Tuân giữ các điều răn Thiên Chúa như thế nào, ta hãy nhìn vào tấm gương của Chúa Giê-su Ki-tô, người Con Yêu Dấu của Cha trên trời đã được sai đến để dạy dỗ và dẫn dắt ta cùng về nhà Cha với Người.


Suy nghĩ:  Chúa Giê-su truyền cho các môn đệ phải ra đi rao giảng Tin Mừng khắp nơi, bắt đầu từ Giê-ru-sa-lem.  Vậy tôi sẽ rao giảng Tin Mừng ấy như thế nào?  Và đối với tôi, đâu là “từ Giê-ru-sa-lem”, khởi điểm của hành trình rao giảng?

Cầu nguyện:  Lạy Chúa, nhờ mầu nhiệm Vượt Qua, Chúa đã làm cho tâm hồn chúng con tươi trẻ lại, và chan chứa niềm vui vì được làm con Chúa.  Xin cho chúng con hằng giữ mãi niềm vui Chúa ban, và nắm chắc hy vọng được phục sinh vinh hiển.  Chúng con cầu xin, nhờ Đức Ki-tô, Chúa chúng con.  A-men.  (Lời nguyện Nhập lễ, Chúa Nhật III Phục Sinh).

 

Lm. Đaminh Trần Đình Nhi

MỤc tỬ nhân lành

Lm. Giuse Nguyễn Thành Long
Mục tử nhân lành là một hình ảnh rất đẹp ở xứ Palestin. Danh xưng mục tử nhân lành không phải là tôn danh người ta gán cho Chúa Giêsu để ca tụng Ngài, nhưng đây chính là mạc khải của Chúa Giêsu cho biết Ngài là ai. Ngài là mục tử thứ thiệt, mục tử chính hiệu, mục tử nhân lành đúng nghĩa.


  • Mục tử nhân lành là mục tử biết rõ đàn chiên:

Ngài biết rõ từng con chiên. Biết theo nghĩa Thánh kinh, tức là không phải chỉ biết trên lý thuyết, biết theo con số, nhưng là biết tường tận từng đặc điểm, từng tính cách của mỗi con chiên và Ngài có thể gọi tên từng con một, dẫu đàn chiên của Ngài là vô cùng đông đảo. Tương quan giữa Ngài và đàn chiên là rất gần gũi và mật thiết. Đàn chiên trở nên lẽ sống của Ngài.

Ngài gọi tên rồi đi trước dẫn đường cho đàn chiên theo sau. Ngài đi trước chứ không phải đi sau để “lùa”. Chiên đi sau cũng có nghĩa là chúng được Ngài cho tự do để có thể theo hoặc không theo Ngài. Ngài đi trước bằng lời nói, bằng việc làm. Ngài đi trước bằng gương sáng phục vụ cách tận tuỵ.


- Mục tử nhân lành là mục tử yêu thương đàn chiên:

Ngài không chăn dắt bằng quyền uy và bạo lực như những mục tử trong Cựu Ước. Ngài cũng không chăn dắt kiểu tắc trách, gặp chăng hay chớ như những kẻ chăn thuê. Ngài chăn dắt hoàn toàn bằng tình yêu và trách nhiệm. Tình yêu được thể hiện đặc biệt ở chổ: đối với những con chiên đau yếu, Ngài tận tuỵ chạy chữa; những con chiên thương tích, Ngài tận tình băng bó; những con chiên lạc đàn, Ngài tận lực kiếm tìm; những con chiên có nguy cơ làm mồi cho sói hùm, Ngài tận trung canh giữ... Ngài chưa thể an giấc, bao lâu còn những con chiên bị yếu đau, thương tích. Ngài chưa thể an phận, bao lâu còn những con chiên ngơ ngác lạc đàn. Ngài chưa thể an tâm, bao lâu còn những con chiên hoang đàng đùa giỡn trước nanh vuốt của ác thú. Mục tử nhân lành là thế, và nhất là Ngài còn sẵn sàng hy sinh mạng sống mình vì đàn chiên.

- Mục tử nhân lành là mục tử hiến mạng vì đàn chiên:


Thường tình thì chủ chiên bắt các con chiên hiến lông, hiến thịt, hiến sữa và cả hiến mạng cho mình. Hiếm có trường hợp ngược lại. Đây là điểm khác biệt rõ nét giữa mục tử nhân lành và người chăn thuê. Chỉ có mục tử chính hiệu Giêsu nhân lành mới sẵn sàng tự nguyện hiến mạng cho đàn chiên. Ngài hiến mạng để bảo vệ sự hiệp nhất cho đàn chiên. Ngài hiến mạng để cho đàn chiên được sống và sống dồi dào. Nói cách khác để đàn chiên có được sự hệp nhất và sự sống sung mãn, Chúa Giêsu đã phải trả bằng chính giá máu của mình. Đây là đỉnh cao của tình yêu mà Ngài dâng hiến cho đàn chiên.

Là những Kitô hữu, chúng ta được mời gọi trở nên những con chiên tốt lành của Chúa Kitô, Vị Mục Tử Nhân Lành, mục tử chính hiệu. Trở nên tốt lành qua hai tương quan tình yêu:

- Tương quan với người mục tử: biết – nghe – đi theo. Biết mục tử của mình là Đấng đã yêu thương và hiến mạng sống vì mình. Biết qua Lời của Chúa, qua Phụng vụ các Bí tích, qua cầu nguyện…. Nghe theo tiếng người mục tử, tiếng mang lại hạnh phúc đời đời, chứ không nghe tiếng người lạ. Đi theo mục tử của mình, chứ không đi theo người lạ, kẻ trộm hay sói dữ. Nếu chiên mà nghe và đi theo người lạ thì sẽ bị lạc; nghe và đi theo kẻ trộm sẽ bị bắt; nghe và đi theo sói dữ sẽ bị ăn thịt. Chỉ khi biết nghe và đi theo chủ mình thì mới có sự sống đích thực. Vì chỉ có chủ chiên mới đưa đàn chiên tới những nơi có đồng cỏ xanh tươi, có suối nước mát lành.

- Tương quan với các con chiên khác: hiệp nhất trong yêu thương, phục vụ trong quên mình. Biết, nghe và đi theo chủ chiên, con chiên cũng phải biết yêu thương hiệp nhất trong đàn chiên nữa. Chiên không thể cấu xé nhau, hay mạnh con nào con đó sống. Trái lại các con chiên khoẻ mạnh phải biết phục vụ nâng đỡ các con chiên ốm yếu theo gương của chủ mình. Sẽ không thể nào có một đàn chiên duy nhất, nếu các con chiên không hoà hợp với nhau, không yêu thương nâng đỡ nhau. Sẽ không thể nào trở nên gương sáng cho các con chiên khác không thuộc về đàn noi theo, nếu đàn chiên không biết hy sinh phục vụ lẫn nhau theo tinh thần của người mục tử nhân lành.


Hãy tạ ơn Chúa vì hồng ân được thuộc về đàn chiên của Chúa. Và hãy xin Người giúp chúng ta luôn biết trung thành nghe và đi theo vị mục tử tuyệt hảo là chính Chúa, qua các các vị chủ chăn đại diện cho Chúa ở trần gian. Xin Chúa cũng gởi thêm cho chúng ta nhiều mục tử nhân hậu biết noi gương Chúa hết lòng yêu thương và sẵn lòng hy sinh mạng sống mình cho đàn chiên được Chúa trao phó. Amen.



Lm. Giuse Nguyễn Thành Long


MỤc tỬ và đàn chiên

Lm Giacôbê Tạ Chúc
Ca dao Việt nam có những ca từ thật giản gị và gần gũi, để diễn tả mối quan hệ hai chiều giữa những thành viên trong xã hội với nhau như:

Mình với ta tuy hai mà một



Ta với mình tuy một mà hai’

Hai mà một, một mà hai, thật như thế, tình yêu thương giữa các ngôi vị với nhau: Ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cái…Cha ông ta cũng thường nói:”Bán bà con xa, mua láng giềng gần”.


Hình ảnh kinh thánh quen dùng để diễn tả cho chúng ta thấy, một tương quan sâu đậm, khắng khít, một sống một còn, giữa Thiên Chúa và con người, giữa các vị chủ chăn và các Tín hữu là “Mục tử” và “ Chiên’. Những kiểu nói này không xa lạ gì đối với những anh chị em sống ở vùng Trung đông, ở đất nước Do thái. Người mục tử tận tụy, hy sinh từng bữa ăn giấc ngủ để lo cho đàn chiên, còn chiên thì lắng nghe tiếng vị mục tử của mình. Đức Giêsu khẳng định rằng:” Tôi biết các chiên tôi, và các chiên tôi biết tôi”(Ga 10, 14 ). Không biết có một vị Quân vương nào trên trần gian này, dám khẳng định mình biết hết thần dân của mình không? Thiên Chúa biết con người từ khi chưa thành hình trong dạ Mẫu thân:” Trước khi Ta nắn ra ngươi trong lòng Mẹ, Ta đã biết ngươi; và trước khi lọt dạ mẹ, ta đã tác thánh ngươi” (Gr 1,5). Mục tử Giêsu chẳng những biết mà còn biết rõ từng con người:” Thưa Thầy, Thầy biết rõ mọi sự; Thầy biết con yêu mến thầy”( Ga 21, 17). Còn thánh Phaolô, thì xác tín một cách mạnh mẽ, về cái “biết” của chúa Giêsu: biết con khi ngồi, khi đứng, khi nghĩ suy. Mục tử là như vậy, phải biết rõ từng con chiên của mình, phải đi tìm những con chiên lạc, băng bó cho những con chiên bị bệnh họan. Nếu mục tử cần thiết cho đàn chiên như vậy thì ngược lại chiên cũng cần biết bao cho các vị mục tử. Không có Mục tử nào mà chăn không có chiên, vì như thế chẳng khác nào người nghệ sỹ chơi đàn mà không có dây, chẳng mang lại ích lợi gì cho những khán thính giả. Có chiên mới cần mục tử, mục tử sống cần “sữa”, cần “thịt” từ những con chiên, có thể nói mối hổ tương như là “Ôxy” để thở, như là ” cá với nước”. Chiên của tôi thì biết tôi( Ga 10,14), lời khẳng định này càng làm gia tăng tình yêu thương thắm thiết trong quan hệ song phương giữa các vị chủ chăn và những anh chị em giáo dân trong các họ đạo. Lối so sánh cụ thể ở các cụm từ” Mục tử” và “ Chiên” không hề hạ thấp hay đề cao tương quan quý giá của những vị mục tử lãnh đạo trong các cộng đòan với những anh chị em giáo dân, những cộng sự viên đắc lực đang phục vụ cho vị Mục tử tối cao và nhân từ là Đức Giêsu Kitô. Trái lại nó còn làm tăng thêm giá trị hiến tế của mỗi người được trở nên của lễ tinh tuyền và thánh thiện, đẹp lòng thiên Chúa.


“UT SINT UNUM”, Chúa Giêsu vẫn thường cầu nguyện cho sự hiệp nhất nên một, trong các cộng đòan Kitô hữu. Thánh lễ hằng ngày vẫn nhắc nhở sự hiệp nhất giữa đòan chiên và vị chủ chăn. Vẫn phải trau dồi và cố gắng để mỗi ngày trỏ nên những mục tử giàu lòng nhân ái, giàu nghĩa tín trung cho đòan chiên của Chúa hưởng nhờ.



Lm Giacôbê Tạ Chúc

Ngày cẦu cho ơn gỌi

Ga 10,11-18

Lm. An Phong,OP

Chúa nhật thứ 4 trong mùa Phục sinh thường được gọi là "Chúa nhật Ðấng Chăn Chiên lành". Lời Chúa hôm nay tuyên xưng Ðức Giêsu là Ðấng Chăn Chiên Nhân Lành, đã hiến mạng sống mình vì đàn chiên, và trở nên mẫu gương tuyệt vời của tình yêu Kitô giáo.


Hội thánh luôn cần những người chăn chiên theo gương Ðức Giêsu, Thầy Chí Thánh, dám hiến mạng sống cho anh em; vì thế, hôm nay cũng là ngày cầu nguyện cho ơn thiên triệu linh mục, tu sĩ.
Hình ảnh Ðức Giêsu, Ðấng Chăn Chiên Lành, hiện lên sáng tỏ ở chính tâm điểm của mùa Phục sinh. Vì nếu như sự kiện Phục sinh là biến cố chính yếu, trung tâm và quan trọng nhất, thì hình ảnh Ðấng Chăn Chiên biểu lộ rõ ràng tầm mức cứu độ của biến cố ấy cho con người.
Ðấng Chăn Chiên Nhân Lành với một con chiên trên vai, hình ảnh đó vốn là điều quen thuộc và thân thương trong bối cảnh văn hóa Kinh thánh. Hình ảnh đó cho thấy một tình yêu gắn bó mật thiết giữa người chăn và đàn chiên. Người chăn chiên chăm sóc từng chút cho chiên, còn chiên thì vâng nghe lời người chăn; người chăn đi trước, chiên theo sau; người chăn đi đến đâu, chiên đi theo đến đó; người chăn gọi chiên, chiên nghe tiếng và "đáp lại"; người chăn đi tìm khi chiên bị lạc; người chăn buồn phiền khi chiên bỏ ăn, đau ốm; người chăn muốn cho chiên bình an, hạnh phúc… Ðó thực là hình ảnh gắn bó giữa Ðức Kitô với từng kitô hữu; và nơi đây, ta cảm nhận được mầu nhiệm "Thiên Chúa là tình yêu".
Mỗi người chúng ta là những người con được Thiên Chúa chăm sóc, gìn giữ và bảo bọc… điều đó không làm cho tâm hồn chúng ta được bình an sao?
Chúng ta được Thiên Chúa hiểu, cảm thông và chia sẻ những gánh nặng của đời sống; điều đó không làm cho chúng ta thêm can đảm trên bước trên đường đời sao?
Chúng ta được Thiên Chúa yêu thương trong chính tình trạng của ta (yếu đuối, tội lỗi...) như những con chiên bệnh tật được yêu thương; đó không phải là một hạnh phúc tuyệt vời sao?
Chúng ta được sống trong một cộng đoàn Hội thánh, có một Cha trên trời yêu thương, có những anh chị em cùng hiệp thông; điều đó không phải là một mơ ước sâu xa của nhân loại sao ?

Lạy Chúa Giêsu,

Ngài là Ðấng chăn dắt cuộc đời chúng con;

Xin ban cho chúng con ánh sáng soi đường,

để chúng con luôn đi trên đường ngay nẻo thật.
Xin dẫn dắt cuộc đời chúng con,

để chúng con không bị lạc lối trong đêm đen mù mịt;

Xin đưa chúng con

tới quê hương của sự sống sung mãn tràn đầy;

để chúng con được ở bên Chúa luôn.


Lm. An Phong,OP


SỨ MỆNH TOÀN CẦU

Ga 10,11-18

Lm. Giuse Đổ Vân Lực, OP

Ngày nay vấn đề toàn cầu hóa đang được đặt ra ráo riết, để đáp ứng kịp thời với chiều kích lớn lao của kỹ thuật, kinh tế, chính trị, dân số v.v. Trong khi não trạng "lũy tre xanh" biến mất, thế giới hôm nay trở thành nhỏ bé như một ngôi làng. Nhưng con người lại không biết nhau như một phẩm giá, nhưng như một đơn vị hay như những mã số vô nghĩa. Thông tin ồn ào lấn át cả những tiếng nói của sự thật và luân lý. Ðã đến lúc tìm một nền tảng và chiều hướng để việc toàn cầu hóa không mất ý nghĩa và không nguy hiểm cho chính con người.


MỤC TỬ NHÂN LÀNH

Nền tảng đó có thể tìm thấy nơi Ðức Giêsu, Ðấng đã Phục Sinh để trở thành "trưởng tử giữa một đàn em đông đúc" (Rm 8:29). Một mình Người mới vạch ra nổi hướng đi cho toàn thể nhân loại, vì Người chính là "Mục Tử nhân lành" (Ga 10:11). "Ðức Giêsu chính là Mục Tử khuôn mẫu vì tinh thần hi sinh và ý chí tận hiến cuộc đời cho con chiên" (Faley 1994:321). Chính nhờ sự hi sinh can trường của vị Mục Tử, mọi người đã trở thành con cái Thiên Chúa. Bởi thế, sau Phục Sinh, Người đã có sức mạnh qui tụ mọi người dưới mái gia đình Thiên Chúa. Tất cả trở thành anh em, có quyền hưởng ơn cứu độ như nhau.


Nếu Ðức Giêsu không chết, bức tường ngăn cách vẫn còn đó. Không có cách nào xích lại gần Thiên Chúa và tha nhân. Chính cuộc hi sinh lớn lao đó đã xác định bản chất mục tử của Người. Ngược lại, thay vì chết cho con chiên, người chăn chiên mướn sẵn sàng để con chiên chết thay mình. Quả thực, tư lợi vẫn là tiêu chuẩn phân biệt chân giả. Hơn nữa, người mục tử chân thật đích thân quen biết từng con chiên. Ðức Kitô thông cảm với từng Kitô hữu như Chúa Cha hiểu biết Người. Rõ ràng đối với Kitô hữu, Ðức Giêsu là một vị Mục Tử chân thật và duy nhất.
Ðức Giêsu là Mục Tử nhân lành. Người là vị Mục Tử "cao thượng" hay "lý tưởng", chứ không chỉ là vị Mục Tử tốt lành theo nghĩa bình thường (The New Jerome Biblical Commentary 1990:968). Người có một trái tim bao la và một cái nhìn sâu sắc về một tương lai tươi sáng của nhân loại. Vòng tay Người luôn bao bọc mọi hạng người, nhất là những người nghèo khổ, bệnh tật, già nua, yếu đuối, tội lỗi. Người là vị Mục Tử lý tưởng vì dám đồng hóa với những người thua thiệt đó và đã chết để tranh đấu cho quyền làm người của họ. Không những quyền làm người, nhưng cả quyền làm con Thiên Chúa họ đã dành lại được nhờ cái chết và sự Phục Sinh của Người.
Ðức Giêsu không dừng lại nơi biên giới Kitô giáo. Người muốn mở rộng vòng đai. Chính Chúa quả quyết : "Tôi còn có những chiên khác không thuộc ràn này" (Ga 10:16). Nghĩa là sứ mệnh Người bao trùm cả dân ngoại. Giấc mộng quá lớn đó phải được Giáo hội chia sẻ. Nói khác, Người muốn "nhấn mạnh đến sứ mạng toàn cầu của Giáo hội" (Faley 1994:323). Sứ mệnh đó được ân sủng Thiên Chúa bảo đảm. "Thật vậy, nếu vì một người duy nhất đã sa ngã, mà muôn người phải chết, thì ân sủng của Thiên Chúa ban nhờ một người duy nhất là Ðức Giêsu Kitô, còn dồi dào hơn biết mấy cho muôn người" (Rm 5:15). Trong nguồn ân sủng lớn lao đó, Kitô hữu mạnh dạn lên đường làm chứng cho Ðức Giêsu, như chính Người đã "tự ý hi sinh mạng sống mình" (Ga 10:18), do đó đã được "Chúa Cha yêu mến" (Ga 10:17). Không có gì lớn mạnh hơn tình yêu Thiên Chúa. "Bởi ân tình Ngài quý hơn mạng sống", nên Kitô hữu rất vững dạ an tâm, (Tv 63:3). Càng hi sinh, họ càng có kinh nghiệm sâu xa về tình yêu Thiên Chúa và càng mở rộng chiều kích sứ mệnh cứu độ. "Chính nhờ Ðức Kitô quảng đại hiến thân, tình yêu Thiên Chúa đối với nhân loại càng tỏ hiện" (Faley 1994:323).
TOÀN CẦU HÓA

"Mục Tử nhân lành" có một cái nhìn toàn cầu khi muốn vươn tới "những chiên khác không thuộc ràn này", những người cũng sống trong tương quan sâu xa với Người và cũng được Người "hi sinh mạng sống". Khi mở rộng chiều kích sứ mệnh như thế, Ðức Giêsu không quên những nhu cầu từng cá nhân. Ước vọng sâu xa nhất của cá nhân cũng như chiều hướng cao cả của cộng đoàn đều được Người chú ý tới. Vì chính Người đã hứa : "Tôi cũng phải đưa chúng về. Chúng sẽ nghe tiếng tôi. Và sẽ chỉ có một đoàn chiên và một mục tử" (Ga 10:16).


Nếu không có một "Mục Tử nhân lành", nhân loại có thể bị nghiền nát dưới sức mạnh của chiều hướng toàn cầu hóa. Chính ÐGH Gioan Phaolô II cảnh giác : "Những thực tại mới đang ảnh hưởng mạnh mẽ tới tiến trình sản xuất, như là việc toàn cầu hóa : tài chánh, kinh tế, thương mại, lao động, những sự kiện này không bao giờ được phép vi phạm phẩm giá con người hoặc không coi con người là trung tâm của các thực tại này hoặc vi phạm tới nền dân chủ của quần chúng" (VietCatholic 2/5/2000). Biết bao vấn đề đã nảy sinh từ những vi phạm như thế. Bởi vậy, cần nhắc lại cho các nhà lãnh đạo thế giới về một nền luân lý toàn cầu. "Nền luân lý toàn cầu tìm hiểu bản chất và những nguyên nhân sinh ra những vấn đề luân lý quốc tế và tìm cách làm cho các cá nhân và cộng đồng nêu các vấn đề đó lên" (Adeney 1995:100). Chẳng hạn, vì quyền lợi kinh tế, người ta có thể phá hủy môi sinh trên địa cầu hay coi thường những nguyên tắc công bình.
"Luân lý toàn cầu đặt nền tảng trên việc Thiên Chúa tạo thành toàn thể vũ trụ và việc Người 'thấy thế là tốt đẹp' (Stk 1:31)." Coi thường luân lý toàn cầu là nguyên nhân sinh chiến tranh. Bởi thế, Kitô hữu cần có những hoạt động tích cực trong việc cổ động và sống luân lý đối chiếu với luân lý toàn cầu ngay trong gia đình và cộng đoàn của mình. Tất cả đều nằm trong kế hoạch Phúc Âm hóa thế giới.
Cần có một hướng đi cho công cuộc toàn cầu hóa hôm nay. Con người phải là trung tâm và cao điểm của mọi nỗ lực toàn cầu hóa. Nếu không, những hậu quả tai hại khôn lường sẽ xảy ra. Thật vậy, "toàn cầu hóa là một hiện tượng của đời sống hôm nay về mọi mặt, nhưng hiện tượng này cần phải áp dụng cách khôn khéo, đừng gây ra tai hại. Ðiều cũng thiết yếu là phải toàn cầu hóa tính cách đại kết liên đới con người với nhau" (ÐGH Gioan Phaolô II, VietCatholic 2/5/2000). Nếu vấn đề đại kết được nêu lên như một nỗ lực toàn cầu, chắc chắn mọi người sẽ sớm thấy cảnh hòa bình lâu dài. Mọi người liên hệ với nhau như anh em và đều có trách nhiệm đối với nhau. Những giới lệnh thương yêu của Ðức Giêsu liên hệ khẩn thiết tới nền luân lý toàn cầu (Adeney 1995:106). Chính ở điểm này, chúng ta thấy nổi bật vai trò cá nhân đối với việc toàn cầu hóa tính cách đại kết giữa các dân tộc. Thực vậy biết bao nhiêu vấn đề toàn cầu do những cá nhân tạo nên như bạo hành, xì ke ma túy, đĩ điếm, bệnh liệt kháng, phá thai, hôn nhân đồng tính v.v. Quả thực, "cá nhân giừ một vai trò rất quan trọng trong việc làm lành hay dữ. Bởi đó, việc cải hóa cá nhân có thể có một tầm quan trọng" (Adeney 1995:106) trong việc đẩy mạnh việc toàn cầu hóa mối tương quan đại kết trên thế giới.
Nhưng trong việc toàn cầu hóa liên đới giữa các dân tộc, cá nhân chỉ có thể tạo được sức mạnh thực sự nơi cộng đồng. Ðó là lý do tại sao Ðức Giêsu luôn kêu mời chúng ta liên kết với Người và với anh em trong một Giáo hội. Chỉ khi nào tình yêu Thiên Chúa đối với nhân loại được thực hiện trong Giáo hội, những vấn đề toàn cầu mới được giải quyết và Tin Mừng mới được thế giới lắng nghe. Cần đào sâu niềm tin vào tình yêu và sự hiện diện của Thiên Chúa trong lịch sử để ngày càng nhận ra sứ mệnh toàn cầu của Ðức Giêsu. Sứ mệnh toàn cầu hóa chứng tá Tin Mừng đòi hỏi Kitô hữu thay đổi não trạng và nếp sống để đáp ứng nhu cầu khẩn thiết của thời đại hôm nay.

Lm. Giuse Đổ Vân Lực, OP
NgưỜi MỤc TỬ

Ga 10,11-18

Lm. Giacôbê Phạm Văn Phượng, OP
Chúa nhật thứ IV mùa Phục Sinh được gọi là Chúa nhật Đấng Chăn Chiên nhân lành. Vì thế, toàn bộ lời Chúa hôm nay đều xoay quanh chủ đề này. Mục tử, tức là người chăn chiên, là hình ảnh rất quen thuộc đối với dân Do Thái du mục ngày xưa nói riêng, và cả xã hội Do Thái cho tới thời Chúa Giêsu nói chung. Vì vậy, suốt thời Cựu Ước, hình ảnh người chăn chiên trở thành một trong những biểu tượng phong phú và sống động nhất, được dùng để diễn tả tương quan giữa Thiên Chúa và dân Do Thái. Họ như một đoàn chiên riêng của Thiên Chúa, được Người nuôi nấng, chăn dắt, săn sóc đặc biệt. Và bây giờ, Chúa Giêsu áp dụng hình ảnh đó cho chính Ngài và đoàn chiên của Ngài là chúng ta. Chúng ta thấy Chúa dùng hai hình ảnh : người chăn chiên thuê và người chăn chiên tốt lành để so sánh và diễn tả cho mọi người biết Ngài là người chăn chiên thật, là mục tử tốt lành.
Thế nào là một mục tử tốt lành ? Chúng ta có thể tóm tắt trong hai điều : biết các con chiên của mình và ân cần săn sóc chúng. Chúa Giêsu là một chủ chăn tốt lành vì Ngài có đầy đủ và hoàn toàn hai yếu tố đó.
Chúa Giêsu là chủ chăn tốt lành của chúng ta vì Ngài biết chúng ta. Một người chăn chiên chuyên nghiệp biết số chiên trong bầy có bao nhiêu con. Họ biết từng con một, về ngày sinh tháng đẻ, để có thể xén lông hay gây giống. Họ có tên gọi cho từng con, biết bệnh tật từng con để cứu chữa : con nào hay bị lạnh, con nào cận thị, con nào hay lạc bầy ăn rong, hơn nữa, có khi họ còn chụp hình, ghi sổ từng con mỗi năm và cân ký hàng tháng.
Chúa Giêsu đã dùng hình ảnh đó áp dụng cho Ngài như Ngài đã tuyên bố : “Tôi biết chiên của tôi”, và Ngài còn quả quyết sự hiểu biết của Ngài đối với mỗi người cũng như sự hiểu biết giữa Ngài với Cha Ngài : “Tôi biết chiên tôi như Cha tôi biết tôi và tôi biết Cha tôi”. Thực vậy, Ngài biết từng con chiên, Ngài biết chúng ta là những nhân vị, là những tín hữu, là những người có tính tình thế nào, dòng máu huyết thống ra sao. Ngài biết chúng ta hơn chúng ta biết mình. Ngài thấu suốt tư tưởng, ước mơ, lời nói, việc làm, dự định, khuynh hướng tốt xấu của chúng ta. Ngài biết rõ từng người : ai là con chiên tốt, trung thành, ngoan đạo; ai là con chiên ghẻ, lười biếng, khô khan, phản bội. Tóm lại, không ai có thể lẩn trốn khỏi mắt Chúa, bất cứ sự gì, dù thầm kín hay bí mật đến đâu, Chúa cũng biết hết.
Rồi Chúa Giêsu là chủ chăn tốt lành đích thực của chúng ta, vì Ngài ân cần săn sóc chúng ta. Thực vậy, Chúa hằng ở bên săn sóc từng người chúng ta, dù chúng ta không quan tâm đến, như cá sống dưới nước, dù không để ý tới nước, nơi nó bơi lội, nhưng không có nước, nó sẽ chết. Chúa biểu lộ tình yêu đặc biệt đối với những ai mang thương tích linh hồn. Ai trong chúng ta đã không nhiều lần nghe những câu chuyện Tin Mừng tỏ rõ lòng ưu ái của Chúa, như chuyện đứa con hoang đàng, chuyện Gia Kêu hối cải, chuyện người đàn bà ngoại tình, chuyện người trộm lành trên thập giá, và tột đỉnh của tình yêu này là tự hiến mình cho đoàn chiên. Quả thực, cả một đời tận tụy, hy sinh, giảng dạy và ban ơn, Chúa chưa cho là đủ, Chúa còn muốn thực hiện đặc tính sau cùng của một chủ chăn tốt lành là chết vì con chiên và cho con chiên, để minh chứng lời Ngài đã nói : “Không có tình yêu nào lớn hơn, cao quý hơn là chết cho người mình yêu”.
Chúa Giêsu tự xưng mình là mục tử tốt lành và Chúa đã hành động xứng tước vị đó, thì đoàn chiên cũng phải biết đối xử sao cho xứng đáng. Vật không lý trí còn biết bổn phận mình với chủ chăn, thì chúng ta, vật có linh tính, càng phải đền đáp sao cho xứng tình ưu ái của Chúa chiên vô cùng nhân hậu ấy. Vậy bổn phận của chúng ta là gì ?
Chúng ta phải suy tôn Chúa là chủ chăn chúng ta bằng lòng tin tưởng và yêu mến. Nhưng suy tôn không phải chỉ ngoài miệng mà phải suy tôn Chúa trong đời sống, trong công ăn việc làm, trong sự đối xử với người chung quanh, và làm chứng nhân cho Chúa. Rồi chúng ta phải tín nhiệm vào Ngài. Con cái tín nhiệm cha mẹ, tôi tớ tín nhiệm vào chủ, chúng ta càng phải biết tín nhiệm vào Chúa hơn. Sau cùng, chúng ta phải biết nghe lời Chúa. Một con chiên ngoan bao giờ cũng biết tuân ý chủ. Luôn vâng theo ý Chúa và sống theo lời Chúa là làm hài lòng Chúa nhất, giống như con cái tuyệt đối vâng lời cha mẹ vậy.
Có lẽ những điều trên chúng ta đều biết cả, nhưng biết mà không đem thực hành là biết uổng. Chúng ta hãy kiểm điểm xem thái độ và hành động của chúng ta đối với Chúa, chủ chăn của chúng ta thế nào ? Thành thực mà nói : chúng ta không chối Chúa ra mặt, nhưng chúng ta hay xâm lấn một số quyền lợi của Chúa. Chúng ta chỉ công nhận Ngài là chủ chăn, là Chúa trong vài hoàn cảnh, trường hợp đời sống, chứ không cả đời sống, sự thường xuyên của chúng ta. Chẳng hạn, chúng ta chỉ giữ đạo, chỉ giữ điều răn khi hứng thú, gặp may mắn; bao lần chúng ta thiếu tín nhiệm vào Chúa, quá lo lắng vật chất đến xao nhãng các bổn phận thiêng liêng; bao lần đời sống, cách ăn ở, cư xử của chúng ta không làm chứng cho Chúa trước những người chung quanh. Sửa chữa những khuyết điểm đó là cốt yếu của lời Chúa dạy hôm nay. Lạy Chúa, xin làm cho chúng con trở thành chiên ngoan tốt lành Chúa.

Lm. Giacôbê Phạm Văn Phượng, OP

MỤc TỬ Nhân Lành

Chúa Nhật Chúa Chiên Lành

Manna 

LỜi Chúa: Ga 10, 11-18

Khi ấy, Ðức Giêsu nói: 11 "Tôi chính là Mục Tử nhân lành. Mục Tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho chiên. 12 Người làm thuê, vì không phải là mục tử, và vì chiên không thuộc về anh, nên khi thấy sói đến, anh bỏ chiên mà chạy. Sói vồ lấy chiên và làm cho chiên tán loạn, 13 vì anh ta là kẻ làm thuê và không thiết gì đến chiên. 14 Tôi chính là Mục Tử nhân lành. Tôi biết các chiên của tôi và chiên của tôi biết tôi, 15 như Chúa Cha biết tôi và tôi biết Chúa Cha, và tôi hy sinh mạng sống mình cho chiên. 16 Tôi còn có những chiên khác không thuộc ràn này. Tôi cũng phải đưa chúng về. Chúng sẽ nghe tiếng tôi. Và sẽ chỉ có một đoàn chiên và một mục tử. 17 Sở dĩ Chúa Cha yêu mến tôi, là vì tôi hy sinh mạng sống mình để rồi lấy lại. 18 Mạng sống của tôi, không ai lấy được, nhưng chính tôi tự ý hy sinh mạng sống mình. Tôi có quyền hy sinh và có quyền lấy lại mạng sống ấy. Ðó là mệnh lệnh của Cha tôi mà tôi đã nhận được."

 

Suy NiỆm



Mục tử và đàn chiên trên đồng cỏ là một hình ảnh quen thuộc đối với người Pa-lét-tin. Giữa người và chiên có một mối tương quan mật thiết. Ở đây Ðức Giêsu tự ví mình như người mục tử. Mục tử nhân lành khác với người chăn thuê,
vì dám hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên, chứ không bỏ chiên mà chạy khi gặp sói dữ. Hội Thánh là đoàn chiên của Ðức Giêsu Kitô. Giữa Ngài và từng con chiên, có mối dây gắn bó. Tôi biết chiên của tôi và chiên của tôi biết tôi, như Cha biết tôi và tôi biết Cha. Ðây là cái biết sâu thẳm, cái biết hai chiều. Chiên không phải là một con vật ngờ nghệch, thụ động. Chiên là hình ảnh của một ngôi vị tự do. Vị Mục Tử gọi tên từng con bằng giọng quen thuộc. Chiên nghe tiếng của Ngài và đi theo. Như thế giữa Mục Tử và đoàn chiên có sự hiểu biết nhau sâu xa, nhận ra nhau dễ dàng, và một sự trân trọng quý mến nhau đặc biệt. Sau Phục Sinh, Ðức Giêsu đã giao cho Phêrô sứ mạng chăn dắt và chăm sóc đoàn chiên của Ngài.

Sứ mạng này bắt nguồn từ một tình yêu. Yêu mến Ngài dẫn đến yêu mến đoàn chiên Ngài. Ðức Giêsu là Mục Tử tối cao và gương mẫu. Mọi mục tử khác chỉ là phụ tá giúp chăn dắt đoàn chiên của Ngài. Mọi mục tử phải noi gương Ngài,


dám chết để cho chiên được sống. Hội Thánh dành Chúa Nhật hôm nay để cầu cho ơn thiên Triệu. Chúa Giêsu vẫn cần những người tiếp nối công việc của Ngài,

để lo cho đoàn chiên trên thế giới.

Các bạn trẻ khi lớn lên thường lập gia đình. Ðiều đó thật là tốt đẹp. Nhưng Chúa Giêsu vẫn muốn một số bạn trẻ ở bên Ngài cách đặc biệt để được Ngài sai đi. Họ chấp nhận hy sinh quyền được lập một tổ ấm, để có thể yêu mãnh liệt hơn và bao la hơn.
Tiếng gọi của Chúa vẫn vang lên ở ngay nơi lời nài xin của con người. Những người đói khát Lời Chúa, đói khát tình thương, đói khát bánh ăn, đói khát ý nghĩa cuộc sống.
Khước từ tiếng kêu của con người là khước từ tiếng Chúa.

Chúa Giêsu mời các bạn trẻ nhìn thấy đám đông bơ vơ. Những người bệnh hoạn tật nguyền, những trẻ em đường phố, những người lầm lỡ, tự đặt mình ở bên lề xã hội...Thấy họ bằng trái tim và để cho tim mình đáp trả.


Tạ ơn Chúa đã cho Hội Thánh hơn 100.000 đại chủng sinh,
hơn 400.000 linh mục, hơn 800.000 nữ tu.

Nhưng đồng lúc chín vàng vẫn cần nhiều thợ gặt,


tận tụy hơn, thanh khiết hơn, vô vị lợi hơn.

Có thể chính bạn được Chúa bất ngờ mời gọi


để đứng trong đội ngũ những người phục vụ đó!

 

Gợi Ý Chia Sẻ



  • Bạn nghĩ gì về cuộc sống của các linh mục và tu sĩ ở vùng bạn sống? Các vị ấy đã làm gì và còn phải làm gì cho dân Chúa?

  • Theo ý bạn, cuộc sống thực dụng hôm nay có làm cho ít người muốn đi tu không? Ði tu có phải là làm một việc khác thường hay bất thường không?

 

CẦu NguyỆn



Nuôi chúng con bằng tấm bánh thơm tho,

tấm bánh Lời Chúa và Mình Chúa.
Cuối cùng, xin cho chúng con những linh mục

có trái tim của Chúa,

say mê Thiên Chúa và say mê con người,

hy sinh đời mình Lạy Chúa Giêsu,

xin ban cho chúng con những linh mục

có trái tim thuộc trọn về Chúa,

nên cũng thuộc trọn về con người.
Xin cho chúng con những linh mục

có trái tim biết yêu bằng tình yêu hiến dâng,

một trái tim đủ lớn

để chứa được mọi người và từng người,

nhất là những ai nghèo khổ, bị bỏ rơi.

Xin cho chúng con những linh mục biết cầu nguyện,

có tình bạn thân thiết với Chúa

để các ngài giới thiệu Chúa cho chúng con.
Xin cho chúng con những linh mục thánh thiện,

có thể để bảo vệ đoàn chiên

và dẫn đưa chúng con

đến với Chúa là Nguồn Sống thật.


Manna 
NgưỜi MỤc TỬ Nhân Lành

Cv 4,8-12; 1Ga 3,1-2; Ga 10,11-18

Gm. Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm 

Phúc Âm: Ga 10, 11-18

"Mục tử tốt lành thí mạng sống vì chiên".

Khi ấy, Chúa Giêsu phán: "Ta là mục tử tốt lành. Mục tử tốt lành thí mạng sống vì chiên. Kẻ làm thuê không phải là chủ chiên, và các chiên không phải là của người ấy, nên khi thấy sói đến, nó bỏ chiên mà trốn. Sói sẽ bắt chiên và làm chúng tản mát. Kẻ chăn thuê chạy trốn, vì là đứa chăn thuê, và chẳng tha thiết gì đến đàn chiên. Ta là mục tử tốt lành, Ta biết các chiên Ta, và các chiên Ta biết Ta. Cũng như Cha biết Ta và Ta biết Cha, và Ta thí mạng sống vì đàn chiên. Ta còn những chiên khác không thuộc đàn này; cả những chiên đó Ta cũng phải mang về đàn; chúng sẽ nghe tiếng Ta. Và sẽ chỉ có một đàn chiên và một chủ chiên. Vì lẽ này mà Cha yêu mến Ta, là Ta thí mạng sống để rồi lấy lại. Không ai cất mạng sống khỏi Ta, nhưng tự Ta, Ta thí mạng sống. Ta có quyền thí mạng sống và cũng có quyền lấy lại. Ðó là mệnh lệnh Ta đã nhận nơi Cha Ta".

 

Suy Niệm:

Bài Tin Mừng Chúa nhật 4 Phục sinh năm nào cũng nói về Chúa Kitô mục tử. Do đó ngày ấy đã được chọn làm ngày ơn thiên triệu để tất cả chúng ta suy nghĩ về vai trò chăn chiên ở trong Hội Thánh, và hành động để Hội Thánh luôn được thêm nhiều mục tử tốt. Nếu thế thì chúng ta cũng như bị bó buộc phải đi từ bài Tin Mừng để tìm hiểu, bởi vì chính nó đã ban cho ngày hôm nay ý nghĩa như chúng ta vừa nói.

 

1. Người Mục Tử Tốt

Phụng vụ hôm nay chỉ lấy tám câu trong tác phẩm của Gioan làm bài Tin Mừng. Những câu này nằm trong bài nói chuyện khá dài của Ðức Giêsu với người Do-thái. Dĩ nhiên nếu biết những câu trước và sau, chúng ta sẽ dễ hiểu tám câu này đầy đủ hơn. Nhưng không sao, đây là những câu cao điểm của bài nói chuyện. Những câu khác phải quy về đoạn quan trọng này; còn chính nó không cần những câu kia cũng đã đủ nghĩa.


Như thế có nghĩa là những câu Tin Mừng chúng ta vừa nghe đọc là những câu nói rất súc tích. Ðức Giêsu khẳng định rõ rệt: Ngài là người mục tử tốt, tức là người chăn chiên tốt. Chúng ta khoan tìm hiểu ý nghĩa của tĩnh từ "tốt" ở đây. Hãy bắt đầu để ý đến tính cách tuyệt đối của lời khẳng định. Ðức Kitô không xưng mình là "một" mục tử tốt. Câu nói của Người gạt bỏ hẳn mọi mục tử khác sang bên đối diện và đối lập. Mục tử tốt ở đời này chỉ có một mà thôi: đó chính là Người. Mọi kẻ khác chỉ chăn thuê nên không thể tốt được.
Thật ra, muốn hiểu hết ý của Người, co lẽ chúng ta phải trở lại nhiều đoạn sách Cựu Ước và đặc biệt đoạn 34 sách Êzêkiel. Ở đó Giavê Thiên Chúa phàn nàn vì mọi kẻ Người đặt lên chăn dắt dân Người đều đã hà lạm, lợi dụng và làm khổ dân. Hạng mục tử ấy, Người thôi không dùng nữa. Người sẽ lấy lại đàn chiên của Người khỏi tay họ. Và chính Người sẽ đứng ra chăn dắt chiên. Với lời tiên tri này dân Do-thái hết muốn gọi ai là mục tử. Họ chờ Ðấng Thiên Sai Cứu thế đến. Người sẽ là vị mục tử duy nhất của họ, vì Người sẽ là hiện thân của chính Yavê đến chăn dắt dân.
Hôm nay khi tuyên bố mình là người chăn chiên tốt. Ðức Giêsu muốn nói Người chính là vị mục tử mà Êzêkiel đã loan báo và dân Chúa đang trông chờ. Một lời tuyên bố như vậy nhất định phải gây nên một xúc động mạnh mẽ. Và chắc chắn các đầu mục Do-thái sắp sửa phản đối con người dám tự phụ và lộng ngôn như vậy, nếu Ðức Giêsu đã không nói tiếp nay một câu thứ hai để giải thích.

Người quảng diễn: người chăn chiên tốt thí mạng mình vì chiên. Quan niệm này hoàn toàn mới mẻ. Nó thu hút ngay sự chú ý của mọi người. Họ thấy không có một chút tự phụ tự tôn nào trong ý tưởng của Người. Ngược lại, chỉ có một quyết tâm hy sinh phục vụ và phục vụ cho đến chết. Vì Người đã nói luôn: người chăn chiên tốt không như kẻ chăn thuê. Kẻ này thấy sói đến thì bỏ chạy khiến soi tha hồ cấu xé chiên. Còn người chăn chiên tốt, sẽ thí mạng mình vì chiên.



Ðức Giêsu thật rất tâm lý và tài tình... Người phân biệt kẻ chăn thuê và người chăn tốt thật dễ dàng. Và đúng như Người phân tách: kẻ chăn thuê bỏ chạy vì chiên không phải là của hắn. Hắn chỉ cần đồng lương chứ không màng gì đến chiên. Nhưng dù sao câu nói của Người cũng còn một nét khó hiểu. Tại sao Người nói đến việc "thí" mạng vì chiên? Tại sao không dùng từ "liều" mạng cho dễ hiểu? Vì người có chiên thấy sói đến chắc vẫn ra sức đánh đuổi sói đi và như thế một phần nào phải liều mạng. Ðó có thể nói là lẽ thường. Nhưng đàng này, Người không nói "liều mạng" và là "thí mạng", việc có lẽ chưa và chẳng bao giờ thấy xảy ra trong xã hội, vì mạng sống con người không quý hơn cả một đàn chiên hay sao? Phải, nếu hiểu thí mạng là nộp mạng để chết và chết mãi vì chiên thì không hiểu được. Lời nói của Người hẳn phải có ý nghĩa rất đặc biệt. Chúng ta cần kiên nhẫn nghe Người giải thích thêm.
Thật ra khi nói người chăn chiên tốt thí mạng mình vì chiên, Ðức Giêsu đã có hai ý tưởng. Cả hai đã được giải thích không đồng đều khi Người gợi lên hình ảnh kẻ chăn thuê bỏ chiên mà chạy khi sói đến. Nó làm như vậy vì chiên không phải của nó. Thế nên người chăn chiên tốt trước hết phải là chủ chiên và chiên là của người ấy. Ý tưởng này không cần bàn thêm. Nhưng để giải thích ý tưởng sau, ý tưởng thí mạng vì chiên, hình ảnh kẻ chăn thuê bỏ chạy đã tỏ ra không đủ. Và nguyên việc "có" chiên làm của mình cũng không giải thích thỏa đáng được. Không phải hễ là "chủ" chiên là làm được đó. Ngược lại, chỉ có chủ chiên độc nhất vô nhị mới nghĩ đến chuyện thí mạng vì chiên.
Thế mà Ðức Giêsu xưng mình có khả năng ấy, vì Người là chủ chiên độc đáo. Người là vị mục tử mà Thiên Chúa đã hứa và toàn dân đang trông đợi. Không những Người khác kẻ chăn thuê mà còn khác mọi chủ chăn. Nhưng khác ở chỗ nào?
Ðức Giêsu nói: Người biết chiên của Người. Và "biết" ở đây có một ý nghĩa rất đặc biệt. Không phải chỉ dựa vào Cựu Ước mà hiểu, nhưng còn phải hiểu theo cách của Gioan nữa. Theo Cựu Ước, "biết" không những là thấu suốt mà còn thân mật và thắm thiết như trai gái và vợ chồng biết nhau. Còn theo Yoan thì "biết" có ý nghĩa cuối cùng là có cái nhìn và tình yêu của chính Thiên Chúa Ba Ngôi đối với nhau, như "Cha biết Ta và Ta biết Cha", theo lời của chính Ðức Giêsu nói trong bài Tin Mừng hôm nay. "Biết" như vậy là một lòng, một trí với Ðức Chúa Cha. Mà ý của Chúa Cha là cứu độ và cứu thế. Ngôi Con biết như vậy nên đã xuống thế để cứu đời, và cứu bằng việc thí mạng sống mình vì chiên. Ðó là sự biết đầy yêu mến và việc thí mạng này hoàn toàn tự nguyện. Không phải để chết mãi mãi, nhưng để rồi lấy lại, khiến ý tưởng "thí mạng" ở đây có một ý nghĩa rất đặc biệt, mà không quan niệm nào trong xã hội loài người diễn tả được. Muốn hiểu chúng ta phải tin vào lời Ðức Giêsu, là lên tới kế hoạch thâm sâu của Thiên Chúa.
Người đầy lòng xót thương nhân loại bơ vơ như đàn chiên không người chăn. Hơn nữa chiên của Người là nhân loại còn đang ở trong tay ác thần và tử thần. Ðức Giêsu là mục tử tốt đến, sẽ tự thí mạng chết, để giải thoát kẻ đã chết trong tội lỗi khi Người sống lại, hầu từ nay chiên của Người được sống và sống dồi dào. Ðó là việc Người sẽ làm trong mầu nhiệm Tử nạn Phục sinh.
Ngay bây giờ, đang khi nói chuyện với người Do-thái, Người đã thấy trước có những chiên đã thuộc về Người rồi. Ðó là đoàn môn đệ. Nhưng Người còn nhìn xa hơn và nói: còn những chiên khác nữa, chưa thuộc ràn (môn đệ này), Người cũng phải chăn dắt.

Bằng cách nào và nhờ ai?

Bài sách Công vụ Tông đồ sẽ trả lời cho chúng ta.

 

2. Các Chủ Chăn Tốt

Phêrô và Gioan hôm ấy bị điệu đến trước tòa án Do-thái vì những tội: chữa lành một người què, rồi giảng Danh Ðức Giêsu cho dân, khiến nhiều kẻ nghe lời mà tin. Họ đã thực hiện lời Ðức Giêsu nói trong bài Tin Mừng. Người bảo, những chiên chưa ở trong ràn (các môn đệ), sẽ nghe tiếng Người và sẽ theo Người, khiến Người cũng sẽ là chủ chiên chăn dắt họ.
Nhưng để họ nghe được tiếng Người, đã phải có Phêrô và Gioan được sai đi giảng Lời Chúa. Phải có nhiều tông đồ đi rao giảng nữa thì cả nhân loại mới thật sự trở nên một đàn chiên theo một chủ chiên. Vì thế ngày Ơn Thiên Triệu trước hết là ngày cầu nguyện và hành động để có nhiều, có thêm, thêm nữa số các tông đồ. Con người ngày nay càng không muốn nghe Tin Mừng thì lại càng phải có nhiều người rao giảng để nói mãi, nói hết mọi khía cạnh của Tin Mừng và nói với hết mọi người, mọi nơi, mọi khía cạnh trong đời sống, để không ai có thể nói mình chưa được nghe giảng Tin Mừng.
Và muốn giúp người ta dễ bắt được Tin Mừng, số đông các tông đồ chưa đủ. Còn phải là những tông đồ có tư cách và khả năng nữa, mà Phêrô với Gioan trong bài sách Công vụ hôm nay là những tấm gương sáng ngời.
Hai người không những giảng khi được thong dong và ở trước mặt toàn dân đang ngạc nhiên ngưỡng mộ vì phép lạ người què vừa được chữa lành. Họ còn giảng hùng hồn, dạn dĩ hơn nữa trước tòa Dothái và chư vị đầu mục của dân cùng hàng niên trưởng. Nói rằng họ đang thí mạng vì chiên thật không ngoa. Cứ thử so sánh phiên tòa hôm nay với phiên tòa hôm xử Ðức Giêsu mà xem. Y hệt như nhau. Trước đây người ta hỏi Ðức Giêsu: Ông lấy quyền gì mà làm như vậy? Bây giờ người ta cũng hỏi Phêrô và Gioan " bởi quyền phép nào hay nhân danh nào, các ngươi làm các điều ấy". Tòa chỉ chờ họ thưa: nhân danh Giêsu, để khép tội, vì thưa như vậy là coi Giêsu là Thiên Chúa và là rơi vào đúng tội của Ðức Giêsu vì Người đã bị kết án vì xưng mình là Con Thiên Chúa. Nhưng như Ðức Giêsu đã không sợ chết, thì các tông đồ cũng đã không sợ thí mạng. Các ngài tuyên xưng công khai rõ ràng Ðức Giêsu là cứu thế. Vụ án của Người đã được nói trước trong Thánh Kinh, vì Người thật là viên đá đã bị thợ xây ném đi. Nhưng Thiên Chúa đã nhặt lại, tức là đã cho Ðức Giêsu sống lại trở thành viên đá góc xây lên đền thờ Thiên Chúa, khiến chỉ có Danh Người sẽ cứu được tất cả.
Phêrô và Gioan là những tông đồ sẵn sàng thí mạng mình vì danh Ðức Giêsu, để giống như Người và kết hợp với Người trong mầu nhiệm cứu thế. Tiếng của các ngài đã vang ra, đã được nghe, và nhiều người đã tin để trở về ràn chiên Chúa.

Ước gì các tông đồ trong Hội Thánh chúng ta được như vậy. Ðó là lời cầu nguyện thứ hai trong ngày Ơn Thiên Triệu. Chúng ta phải xin Chúa sai thêm thợ gặt đến đồng lúa của Người. Nhưng cũng phải xin Người sai thêm nhiều chủ chăn biết thí mạng vì chiên, có đầy mầu nhiệm Ðức Giêsu ở trong lòng và luôn biết làm chứng cho mầu nhiệm Thánh giá là mầu nhiệm cứu độ.


Nhưng hàng ngũ chủ chăn được gọi từ lòng dân Chúa. Muốn có những chủ chăn tốt theo gương mục tử tốt, dân Chúa phải là đàn chiên tốt. Bài thư Gioan muốn nói với chúng ta điểm cuối cùng này trong ngày Ơn Thiên Triệu.

 

3. Các Chiên Tốt

Như Ðức Giêsu đã nói trong bài Tin Mừng, chiên của Người thì "biết" Người. Và như chúng ta đã nói ở trên, "biết" đây là vươn lên tới kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa để một lòng một ý với Người. Thế nên thánh Gioan hôm nay viết trong thư: hãy coi lòng mến lớn lao chừng nào Cha đã ban cho ta. Phải, chiên tốt thì phải luôn suy nghĩ về lòng mến của Thiên Chúa đối với mình, để "biết" Người, biết Người yêu ta đến nỗi đã ban Con Một Người thí mạng vì Ta, để ta được gọi là con cái Thiên Chúa. Danh dự này nhỏ lắm sao? Tất cả nếp sống xấu tốt của người tín hữu tùy ở việc biết và nhớ mình là con cái Thiên Chúa.
Dĩ nhiên những người ở ngoài ràn chiên không biết được như vậy. Họ không biết Chúa, nên cũng không biết chúng ta. Gioan nói như thế thật chí lý. Họ nhìn chúng ta bằng con mắt của trần gian. Và con mắt xác thịt không nhìn được những sự siêu nhiên. Phải đợi sau này khi mọi sự được tỏ hiện trong ánh sáng mới của ngày Chúa trở lại, chăn tướng con cái Thiên Chúa mới tỏ hiện. Bấy giờ người ta mới thấy chúng ta thật như Chúa.
Thế thì chúng ta hiện nay phải sống thế nào cho hợp với niềm tin ấy? Thánh Gioan viết ra những điều đó để làm gì? Nếu chúng ta nhớ lịch sử, thì hẳn ai cũng biết thời bấy giờ có nhiều phong trào tư tưởng muốn lôi kéo các tín hữu. Nói chung họ mang danh là "Ngộ Thuyết", tức là các lý thuyết tự phụ vạch ra được con đường dẫn đến sự hiểu biết đích thực về thượng đế, tức là về hạnh phúc trường cửu của con người. Họ nói rằng ai theo họ có thể đạt được hạnh phúc ngay ở đời này. Thế nên thánh Gioan phải viết thư cảnh giác tín hữu của Người... Chính Thiên Chúa đã cho chúng ta biết Người khi mạc khải tình yêu thương của Người đem lại hạnh phúc cho chúng ta. Ðó là sự "biết" thật và là hạnh phúc thật, tuy bây giờ còn che giấu trong mầu nhiệm, nhưng thật sự đã bắt đầu rồi. Chúng ta đừng tin ở một ngộ thuyết tức là một thuyết hiểu biết nào khác.
Lời khuyên này không hoàn toàn vô ích cho chúng ta đâu. Nó lại có khả năng vươn xa hơn, nhắc nhở chúng ta nhớ tới Thiên Chúa là Ðấng yêu thương đã sai Con Một Người xuống thế thí mạng Người vì chúng ta và sai các tông đồ của Người đến rao giảng Lời cứu độ để chúng ta được trở nên con cái Thiên Chúa và sống trong ràn chiên của Người.

Giờ đây Người đưa chúng ta vào thánh lễ như vào đồng cỏ tốt tươi để chúng ta được nuôi dưỡng bằng chính thịt máu Người. Tất cả những điều này không thắm thiết sao? Chúng ta muốn được mãi như vậy chăng? Nếu muốn, không những chúng ta luôn phải là con chiên tốt, mà còn phải cầu nguyện hằng ngày và giúp đỡ nhiệt tình để Chúa là mục tử tốt không bao giờ bỏ rơi đàn chiên nhưng luôn cho Hội Thánh được thêm nhiều tông đồ tốt chăn dắt đàn chiên của Người. Như vậy, ngày Ơn Thiên Triệu hôm nay mới ý nghĩa và kết quả.




Gm. Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm 


BÀI ĐỌC THÊM
ViỆc làm chỨng cỦa ngưỜi môn đỆ

trong Tông ĐỒ Công VỤ
Lm Giuse Phạm Thanh Quang, CSsR

Qua sách Công Vụ Tông Đồ (Cv), thánh Luca đã cho ta thấy Giáo Hội Công Giáo thời sơ khai là một Giáo Hội hết sức “sầm uất”, đầy năng động, đầy khí thế, đầy sinh lực. Giáo Hội hay nói đúng hơn là các Tông đồ, môn đệ đã hăng say loan báo Tin Mừng và đẩy mạnh việc làm chứng. Chúng ta thấy rõ điều này trong Cv 1,12-5,42. Tuy nhiên, chúng ta chưa thấy rõ sách Cv hiểu thế nào về việc làm chứng của các môn đệ. Chúng ta cùng nhau lược qua Cv 1,12-5,42 để có thể thấy rõ hơn sách Cv có cái nhìn thế nào về “việc làm chứng của các môn đệ”. Vậy chúng ta cùng nhau tìm hiểu vấn đề này để có thể đưa ra được lời giải đáp thỏa đáng.


1. “Việc làm chứng của các môn đệ” được hiểu như thế nào? Nội dung của việc làm chứng ấy là gì?

Khi nói về “chứng nhân” ta thấy Sách Cv là quyển sách thuộc Tân Ước trong đó từ chứng nhân và các từ phát sinh (làm chứng, chứng tá, chứng từ) được sử dụng nhiều nhất: 29 lần. Bởi lẽ quyển sách này là sách về việc làm chứng. Quả thế, sách Cv là sách về việc làm chứng vì tác giả sách kể lại những lời chứng, những việc làm chứng, những phép lạ, những điều lạ lùng mà Thiên Chúa đã thực hiện qua các môn đệ, những người theo Chúa Kitô. Vậy việc làm chứng này là những việc gì? Và nội dung việc làm chứng ra sao? Dựa vào Cv 1,12-5,42, chúng ta thấy rõ và có thể trả lời cho những câu hỏi này. Làm chứng ở đây không hẳn giống như làm chứng qua việc trình bày những gì đã thấy, đã nghe, đã đụng chạm như đã thấy, nghe, đụng chạm. Việc làm chứng ở đây phải được hiểu là một chứng nhân. Chứng nhân này đã từng gắn bó, trải nghiệm, kinh qua – có thể nói là sống chết – với người, với hoàn cảnh, với biến cố mà nay có nhiệm vụ nói ra, “tuyên cáo”, “chứng thực” những sự kiện biến cố ấy, kể cả việc lấy mạng sống mình để làm chứng cho sự thật (x. thêm Thánh Công đồng chung Vatican II, Phân Viện khoa thần học Giáo hoàng Học viện thánh Piô X, Đà Lạt – Việt Nam, 1972, tr 1006-1007). Bởi thế, chúng ta thấy rõ vì sao Luca đề cập đến việc tuyển chọn ông Matthia để thay thế cho Giuđa – kẻ phản bội Đức Giêsu. Việc chọn này không đơn thuần là việc chọn nhưng bao hàm lòng tin, cầu nguyện xin ơn Chúa soi sáng để việc làm này mang lại kết quả – chọn ra đúng chứng nhân tông đồ – theo đúng thánh ý Chúa chứ không theo ý người phàm (x. Cv 1,15-26). Lời của thánh Phêrô cho chúng ta thấy rõ: “… Phải có một người trở thành chứng nhân cùng với chúng tôi để làm chứng Người đã Phục Sinh” (Cv 2,22).


Đến đây, chúng ta mới có thể nói được rằng, việc làm chứng ở đây chính là việc làm chứng của các tông đồ, môn đệ Đức Giêsu. Họ là những chứng nhân – những nhà thần học về các hoạt động cứu độ của Chúa. Các môn đệ làm chứng cho Chúa Kitô, cho biến cố tử nạn, Phục Sinh Của Đức Kitô (x. Thuật ngữ Thần học, 2002, tr 25), cho sứ mạng Đấng Thiên Sai, Con Thiên Chúa,… làm chứng tất cả những điều Người đã nói với mình (x. Cv 26,16; x. J.Dheilly, Từ điển Kinh Thánh, I, A-C, Desclec, 1993, tr 283-287; x. Ga 20,21; Lc 24,48; Mt 28,19-20; x. J.Dheilly, Sđd, IV, Q-Z, tr 1710-1715). Việc làm chứng ấy cũng chính là việc rao giảng Tin Mừng (Cv 2,14-36; Mt 24,14). “Các môn đệ sẽ phải long trọng chứng thực trước mặt mọi người về tất cả những sự kiện đã xảy ra từ Phép Rửa thánh Gioan Tẩy Giả đến lúc Người về trời, và đặc biệt về sự sống lại, biến cố này đã xác nhận Người là Chúa” (x. Cv 1,22; 2,32)… “Vai trò làm chứng nhân cho Đức Giêsu còn trở nên rõ rệt hơn, khi các môn đệ phải ra trước các quyền bính và tòa án để làm chứng về Người,…” (Điển Ngữ Thần học Thánh Kinh, I, Phân Viện Thần học Giáo Hoàng Học viện thánh Piô X, Đà Lạt – Việt Nam, 1973, tr 326-327; x. Cv 4,1-22; 5,21-33).
Vậy việc làm chứng ở đây bao hàm cả lời nói, việc làm (x. Cv 5,21-33; 3,1-10), đời sống (x. Cv 2,42-47; 5,32-35) và cả mạng sống nữa (x. Cv 5,40-41). Tất cả nhằm làm chứng cho Chúa Kitô chết và Phục Sinh và ơn cứu độ của Người.
2. Việc làm chứng của người môn đệ là một sứ mạng?

Đúng vậy. Đó là một sứ mạng cao cả mà chính Chúa Kitô trao phó (x. Mt 28,19-20; x. Cv 1,8; 4,10; Gl 13,16; x. Điển Ngữ Thần học Thánh Kinh, I, Sđd, tr 326-327), để làm cho muôn dân được cứu độ và trở thành môn đệ Chúa Kitô (x. Mt 28,19; Cv 5,42). Vì là sứ mạng từ Thiên Chúa, từ Chúa Kitô nên Giáo Hội hay đúng hơn là các môn đệ phải vâng lời Thiên Chúa hơn người phàm (x. Cv 4,4). Quả vậy, sứ mạng này quá cao cả, sức con người khó có thể thực hiện nếu không có ơn Chúa trợ giúp (x. Cv 4,33).


3. Việc làm chứng ấy dựa vào đâu? Và ai cộng tác với các môn đệ trong việc làm chứng?

Sau khi đã được đầy tràn Thánh Thần (x. Cv 2,4), và dường như Thánh Thần đòi buộc các tông đồ phải làm chứng cho Đức Giêsu” (x. Chú thích “l” Cv 4,20 của CGKPV, Kinh Thánh, Tân Ước, Tòa Tổng GM Tp.HCM, 1994, tr 512), các môn đệ đã mạnh mẽ giảng dạy, làm phép lạ,… nói chung là can đảm làm chứng cho Chúa Kitô Phục Sinh (x. Cv 2,14-36); dù có bị bắt bớ, tống ngục cũng không từ nan, không chùn bước. Vì sao? Bởi vì các môn đệ đã dựa vào chính Thiên Chúa, Đức Giêsu, Lời Thiên Chúa, Lời Đức Giêsu Kitô, dựa vào sức mạnh của Thánh Thần để thực hiện việc làm chứng. Chúng ta thấy rõ điều này khi các môn đệ quả quyết mạnh mẽ trước chất vấn của Thượng Hội Đồng Do Thái: “Bấy giờ ông Phêrô và các Tông đồ khác đáp lại rằng: ‘Phải vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng lời người phàm (Cv 5,29). Sau đó, các môn đệ tiếp tục mạnh mẽ việc làm chứng cho Đức Giêsu Phục Sinh – là Chúa và là Đấng Cứu Độ – (x. Cv 5,30-31). Các môn đệ không cậy dựa vào sức mình. Các ông có làm chứng được là nhờ vào sự biến đổi của Thánh Thần và ân huệ của Thiên Chúa. Người ta quá biết các môn đệ xuất thân từ đâu, trình độ thế nào. Các môn đệ chỉ “là những người không có chữ nghĩa và thuộc giới bình dân” (x. Cv 4,13-17; 2,14-36; 3,1-10), khiến cho người ta phải kinh ngạc, sửng sốt và thán phục (x. Cv 2,6-8; 4,13).


Tự sức các môn đệ không thể làm được gì. Sách Cv cho ta thấy rõ, chính Chúa Thánh Thần là Đấng đã cùng cộng tác với các môn đệ trong việc làm chứng cho Đức Giêsu Phục Sinh. Chỉ sau biến cố Lễ Ngũ Tuần (x. Cv 2,1-12), các Môn đệ mới được đổi mới hoàn toàn: từ nhút nhát đến mạnh mẽ, từ dốt nát đến giỏi giang và uyên thâm, từ ngư phủ lưới cá trở thành dân được tuyển chọn để trở thành người “chài lưới người”, thu phục muôn dân về cho Chúa Kitô, để họ cũng được cứu độ (x. Cv 2,7-8; 4,13). Sách Cv cho chúng ta thấy rõ, tất cả việc làm chứng của các môn đệ đều được tác động, hướng dẫn, soi sáng của Chúa Thánh Thần. Thánh Thần là “cộng tác viên” đắc lực nhất của các môn đệ trong việc làm chứng để đem muôn dân về cho Chúa Kitô.
Ngoài ra, chúng ta cũng còn thấy tất cả tín hữu trong cộng đoàn cũng đồng tâm hiệp lực, cùng cầu nguyện, cùng sống và làm chứng cho Đức Giêsu Phục Sinh (x. Cv 2,42-47; 4,32-34).
Các môn đệ đã dùng mọi khả năng, sức lực do Thánh Thần ban (x. Cv 2,1-4), phương tiện qua việc dùng lời nói, cử chỉ, hành động, việc làm để làm chứng cho Đức Giêsu Phục Sinh trong mọi hoàn cảnh. Có khi gặp thử thách, khó khăn nguy hại đến mạng sống, nhưng các môn đệ vẫn sẵn sàng can đảm để làm chứng cho sự thật, cho Đức Giêsu Phục Sinh (x. Cv 4,31.33; 5,40-41).
4. Kết quả của việc làm chứng:

Sách Cv cho ta thấy, việc làm chứng của các môn đệ đã đem lại những kết quả thật kinh ngạc, nhanh chóng, hiệu nghiệm. Bởi lẽ, việc làm chứng (theo quan niệm rõ ràng của Sách Cv) của các môn đệ có liên hệ, liên quan mật thiết đến sự sống còn của con người, đến ý nghĩa, cùng đích tối hậu của con người, đến sự sống và ơn cứu độ của con người, đến khát vọng thâm sâu của con người là sự sống đời đời. Chính vì thế, sau việc làm chứng của các môn đệ, có rất nhiều người đã bị đánh động và tin theo, trở thành môn đệ Chúa Kitô (x. Cv 5,14). Nhiều người kéo đến (Cv 2,6), tin theo (2,41; 4,4; 4,7; 5,14),… “Mỗi ngày có thêm những người được cứu độ” (Cv 2,47); cộng đoàn tín hữu sống gương mẫu, đồng tâm nhất trí, chuyên cần cầu nguyện, làm lễ bẻ bánh,… (x. Cv 2,42-47; 5,32-35), đóng góp của cải để cộng tác vào việc làm chứng (x. Cv 4,36-37).


Việc làm chứng của các môn đệ đã đem lại kết quả đáng khâm phục và mỹ mãn: nhiều người tin nhận Đức Giêsu là Chúa và được đón nhận ơn cứu độ.
Sách Tông đồ Công vụ đã hiểu “việc làm chứng của các môn đệ” thật rõ ràng, không mơ hồ: việc làm chứng này có giá trị cả về mặt lịch sử và nhất là giá trị về ơn cứu độ. Việc làm chứng này là việc làm chứng về một sự thật có liên quan hệ trọng đến vận mạng của con người: Đức Giêsu Kitô – Con Thiên Chúa – đã nhập thể, nhập thế làm người để thực thi kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa Cha, qua chính đời sống, cái chết và Phục Sinh vinh hiển của Người. Tất cả những ai tin và đón nhận việc làm chứng này (cho Tin Mừng) cách tích cực thì đều được sống trong ân huệ, tình yêu, sự sống và ơn cứu độ sung mãn của Chúa Kitô (x. 1 Ga 1,2) – Đấng Phục Sinh – vẫn là một, hôm qua, hôm nay và mãi mãi (x. Dt 12,8) – và được sống trong sự sống sung mãn của Thiên Chúa hằng sống.
Lm Giuse Phạm Thanh Quang, CSsR

Kinh Thánh tiếng Việt

hình thành thế nào ?

Tác giả Đỗ Hữu Nghiêm
Chúng ta tìm hiểu đôi nét lịch sử của các bản dịch Kinh Thánh tiếng Việt. Cho đến nay, dù thích hay không thích, Kinh Thánh Kitô giáo vẫn là cuốn sách được nhiều người đọc nhất. Kinh Thánh chứa đựng tất cả những điều giúp cho con người của bất cứ thời đại nào tim cho mình một con đường ứng xử nhân bản thích hợp với đồng loại và Thiên Chúa. Kinh Thánh là công cụ truyền giáo không thể thiếu để giới thiệu nội dung giáo lý chân chính và sâu thẳm cho người muốn tin theo đạo và sống đạo.

 

Trước đây, Kinh Thánh chưa được phổ biến nhiều vì hai lý do chính:



 

Lời Thiên Chúa mặc khải cho nhân loại không phải bất cứ ai cũng có thể giải thích Kinh Thánh chân chính với tấm lòng tôn kính và đủ tư cách. Do đó, theo quan niệm đương thời không nên phổ biến Kinh Thánh cho bất cứ ai và bất cứ ai cũng không nên tùy tiện diễn dịch Kinh Thánh.

 

Trong Giáo Hội Công Giáo cho đến nay, cộng đoàn tín hữu phải hiểu Kinh Thánh theo ý nghĩa được Giáo Hội chính thức diễn dịch hiểu biết. Đó là tôn kính Lời Chúa và sentire cum Ecclesia để bảo toàn đức tin tông truyền và chân truyền của Công Giáo.



 

Điều kiện kỹ thuật ấn hành không dễ dàng với tất cả mọi người, mọi thời đại. Khi kỹ thuật ấn hành tiến bộ ở Âu châu thì Kinh Thánh cũng dần dần được phổ biến đến nhiều người thuộc các cộng đồng tôn giáo và dân tộc hơn.

 

Nhưng điều này dẫn đến việc hiểu biết Kinh Thánh trở nên dị biệt và phức tạp hơn theo cảm nhận cá nhân hay tập thể nhân loại của những người đọc và tìm hiểu Kinh Thánh thuộc khuynh hướng tín ngưỡng khác nhau.



 

Khi mới đến Việt Nam vào khoảng đầu thế kỷ XVII, muốn truyền giáo được hiệu quả theo tinh thần nhập thể, các linh mục tu sĩ dòng Tên thuộc nhiều quốc gia khác nhau như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Pháp, Đức, Thụy Sĩ, … đã dành nhiều thì giờ tìm hiểu văn minh văn hóa Việt Nam. Vì chữ Nôm khó học và mất nhiều thời gian, nhất là đối với người phương Tây, nên các nhà truyền giáo đã có sáng kiến xây dựng một phương pháp mới dùng mẫu tự La Tinh để ghi âm tiếng Việt Nam, về sau gọi thành chữ Quốc Ngữ phổ cập trong thời kỳ Việt Nam mở cửa tiếp xúc với Văn hóa phương Tây. 


ChỮ QuỐc NgỮ Trong TỪng ThỜi ĐẠi Đã Qua

Thời Đại Chữ Vuông Khoa Đẩu 

Việt Nam đã trải qua mấy thời kỳ có nhiều hình thức chữ quốc ngữ được hình thành khác nhau trong lịch sử lập quốc. Chữ quốc ngữ tiên khởi của chúng ta không có những tài liệu để lại cho đến ngày nay. Nhưng chắc chắn chữ đó có thể chung cho tiếng nói ban đầu của các bộ lạc Bách Việt ở phía Nam sông Dương Tử, chia Trung Hoa làm Hoa Bắc với Hoa Nam. Hoa Nam gần gũi các dân tộc Đông Nam Á phân tán rải rắc trên đất liền châu Á hay ở nhiều hải đảo trên Nam Thái Bình Dương hơn.

 

Lần đầu có lẽ là chữ Hán thời Triệu Đà (207-111 Trước Công Nguyên). Có thể thứ chữ Hán này chung cho cả bộ phận chữ vuông có lẽ được dùng để viết những bộ cổ sử Việt Nam thời Việt Nam chịu kiếp đô hộ từ đời Hán Đường đến khi Việt Nam giành được quyền độc lập vào thời Ngô Quyền (905-939 Sau CN) ở khoảng đầu thế kỷ thứ mười Công Nguyên.



 

Ở nhiều thế kỷ sau, (968-1407) (1427-1771) [có nhiều nhà nghiên cứu nói từ thời Hàn Thuyên và nhiều tác giả khác đã sang tác chữ nôm và xúc tiến cả một nền văn học chữ nôm trong đời Trần], người Việt mới hình thành thứ chữ nôm, cơ bản là khối chữ vuông giống như chữ Hán. Thứ chữ này khác với chữ nho cũng xuất phát từ chữ Hán nhưng đã được giới trí thức chử Hán thêm hay bớt những bộ chữ và đọc khác đi so với cách phát âm nguyên thủy và chứa đựng một nội dung khác tùy theo triều đại cai trị từ Trung Hoa, như Hán nho, Đường Nho, Tống nho và Minh nho và Tân nho.

 

Cả hai thứ chữ nho và chữ nôm đều những khối chữ vuông, có những nét độc đáo thể hiện tinh thần độc lập tự chủ về văn hóa và chính trị xã hội của giống Việt phía Nam làm thành nước Việt Nam ngày nay. Hệ thống chữ Hán, chữ Nho cũng như chữ Nôm thường chuyển tải văn hóa của nòi Việt dù trong chính lúc nó vẫn được sử dụng làm công cụ của giai cấp thống trị, nhất là nòi Việt bị Bắc Phương đô hộ trong đó có lần lượt có văn hóa nguyên thủy bản địa, văn hóa tam giáo cho đến khi có chữ quốc ngữ mới, xuất phát từ chữ quốc ngữ dựa trên nền tảng mẫu tự Latinh của phương Tây.



 

Chữ quốc ngữ mới trong các giai đoạn hình thành (1591-1945), (1945-1975) không phải không gặp những khó khăn do những người có tinh thần bảo thủ và dị ứng với phương Tây, đặc biệt thời Văn Thân chủ trương “bình Tây sát Tả” . Họ cho rằng chữ quốc ngữ mới là công cụ của chủ nghĩa thực dân và làm gián đoạn quá trình thành lập văn hóa Việt Nam với nền tảng truyền thống dựa trên khối chữ vuông (1975-2007).

 

Thời Đại Chữ Quốc Ngữ Mới La Tinh Hóa

Ở giai đoạn phôi thai, nhiều nhà truyền giáo Bồ Đào Nha đã cộng tác với nhiều người Việt Nam và ngoại quốc khác, soạn thảo ra những tài liệu quí giá như cuốn Từ Vựng Việt Nam - Bồ-đào-nha  do Linh Mục Gaspard de Amaral soạn thảo bằng chữ Quốc Ngữ. Linh Mục Antoine de Barbosa biên soạn tiếp cuốn Từ Vựng Bồ-đào-nha - Việt Nam. Dựa vào đó, về sau Linh Mục Alexandre de Rhodes (Alịchsơn Đắc Lộ) hệ thống lại và soạn ra bộ Từ Ðiển Việt Nam - Bồ-đào-nha - La Tinh.

 

Sách nầy được phát hành tại Rôma vào năm 1651. Linh Mục Alexandre de Rhodes cũng xuất bản một số sách vở khác bằng chữ Quốc Ngữ và ông được xem là cha đẻ của chữ Quốc Ngữ như chúng ta biết. Nhưng không ai phủ nhận công lao khai phá ban đầu của các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha tiên khởi và sự cộng tác của nhiều người thuốc các quốc tịch khác nhau, kể cả người Việt Nam.



 

Tuy nhiên cũng không vì thế mà đề cao Linh Mục thừa sai Alịchsơn Đắc Lộ (người thuộc lãnh địa Avignon) phần nào dính dấp tới người Pháp, dù sau này người Pháp đã đi đến chế độ thuộc địa ở tại Việt Nam. Sau đó, chữ Quốc Ngữ đã thay thế chữ Nôm trở thành chữ viết chính thức của người Việt, vì sự tiện dụng và dễ hấp thụ của nó, hơn là chỉ do chế độ thực dân Pháp độc đoán quyết định cưỡng chế áp dụng, phục vụ cho quyền lợi của Phương Tây về chính trị, văn hóa xã hội.

 

Chữ Viết Việt Nam Chuyển Tải Kinh Thánh

Mặc dầu chữ Quốc Ngữ La Tinh Hóa được phát minh  từ thế kỷ 17 với mục đích đầu tiên là phổ biến Tin Mừng, nhưng phải mất gần 250 năm sau, đến năm 1872, Giáo Hội Công Giáo mới phát hành những phần Kinh Thánh rời rạc đầu tiên bằng tiếng Việt.

 

Suốt gần 100 năm kế tiếp, các bản dịch Kinh Thánh Việt Ngữ của Giáo Hội Công Giáo chỉ mới phổ biến dè dặt phục vụ cho hàng giáo phẩm, chứ chưa phổ biến rộng rãi đến cộng đồng tín hữu, vì nhiều lý do.



 

Trong các nguyên nhân đó, phải kể đến trình độ nhận thức và học vấn của toàn thể cộng đồng dân Chúa, nhất là các tín đồ trong việc giải thích và hiểu biết ý nghĩa của Kinh Thánh hiệp thông với cách hiểu của toàn thể giáo hội. Lúc đầu, người ta sợ việc truyền bá Kinh Thánh có thể dễ bị hiểu sai lạc, do đó nên tiến hành phổ biến Kinh Thánh dần dần theo tầm mức nhận thức và trưởng thành về đạo lý và thực hành đời sống đạo.

 

Thực sự, mãi đến sau Công Ðồng Vatican II (1963-1965), cùng với tiến trinh trưởng thành của nhận thức hiểu và sống đạo, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam mới thực hiện những nỗ lực đáng kể để phiên dịch và phổ biến Kinh Thánh bằng Việt Ngữ.



 

Trong Giáo Hội Tin Lành, trước khi Tin Lành được truyền bá vào Việt Nam, một số sách Tin Mừng đã được dịch ra tiếng Việt với mục đích chuẩn bị cho công việc truyền giáo. Chỉ năm năm sau khi Tin Lành truyền đến Việt Nam (1911), vào năm 1916 các nhà lãnh đạo Tin Lành mới bắt đầu cho phiên dịch toàn bộ Kinh Thánh sang tiếng Việt. Công trình này kéo dài gần 10 năm và đến năm 1926, các tín hữu Tin Lành Việt Nam đã có bộ Kinh Thánh đầu tiên bằng ngôn ngữ của mình.

 

Căn cứ vào những tài liệu từ Giáo Hội Công Giáo, Giáo Hội Tin Lành, và tài liệu của Thánh Kinh Hội Anh Quốc và Hải Ngoại (The Bristish and Foreign BiBle Societies), tiền thân của Thánh Kinh Hội Liên Hiệp (United Bible Societies - UBS), quá trình phiên dịch và xuất bản Kinh Thánh Việt Ngữ có thể tóm thuật như sau.



  

Những Nỗ Lực Trong Giáo Hội Công Giáo Việt Nam

Vào năm 1872, Giáo Hội Công Giáo xuất bản một cuốn sách hướng dẫn về nghi thức phụng vụ, trong đó có phiên dịch một số sách Phúc Âm trong Kinh Thánh. Cuốn sách trên được phát hành tại Bangkok, Xiêm La vào năm 1872.

 

Năm 1913-1914, Giáo Hội Công Giáo đã xuất bản Thánh Kinh Cựu Ước. Bản dịch nầy được in song ngữ với bản La-tinh Vulgata. Ðến năm 1916, Giáo Hội Công Giáo phát hành Tân Ước và cũng in song ngữ, một bên là chữ Việt, một bên là chữ La Tinh theo bản Vulgata.



 

Bản dịch nầy do Linh Mục Albert Schlicklin thực hiện, dịch từ bản Kinh Thánh La Tinh Vulgata, là bản Kinh Thánh được Vatican chính thức công nhận.

 

Linh Mục Albert Schlicklin thường được các học giả cũng như Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam gọi là Cố Chính Linh. Bản dịch Kinh Thánh trên được các giáo sỉ thuộc Hội Thừa Sai Paris (Société des Missions Étrangères de Paris) tại Hong Kong phát hành.



 

Năm 1925, Giáo Hội Công Giáo xuất bản cuốn Các Sách Phúc Âm, do Linh Mục Marcos Gispert - Forcadell thực hiện.

 

Năm 1932, Thánh Kinh Hội Anh Quốc (BFBS) cho phát hành Phúc Âm Mác và Phúc Âm Giăng bằng chữ Nôm. Hai Phúc Âm nầy được in tại Thượng Hải, Trung Hoa.



 

Năm 1961, một bản dịch Thánh Kinh Tân Ước toàn bộ khác được các tu sĩ Dòng Ða Minh xuất bản tại Sài Gòn.

 

Năm 1962, Thánh Tâm Biệt Thư tại Ðà Lạt đã xuất bản Ngũ Kinh Môi Se, Thi Thiên và Thánh Kinh Tân Ước do Linh Mục Gérard Gagnon thực hiện.



 

Năm 1963, Thánh Tâm Biệt Thư tại Ðà Lạt lại tiếp tục xuất bản những phần còn lại của Thánh Kinh Cựu Ước gồm những sách từ Giô Suê cho đến sách Gióp và các sách tiên tri từ Ê-sai cho đến Malachi. Những sách nầy cũng do Linh Mục Gérard Gagnon thực hiện.

 

Năm 1969, nhà xuất bản Ðức Mẹ tại Sài Gòn phát hành Thánh Kinh Tân Ước do Linh Mục Nguyễn Thế Thuấn phiên dịch.



 

Năm 1970, Linh Mục Trần Hữu Thanh đã sửa chửa lại bản dịch của Linh Mục Nguyễn Thế Thuấn cho phổ cập lại với giọng văn hiện đại và xuất bản cuốn Thánh Kinh Tân Ước nầy để xử dụng trong Nha Tuyên Úy Công Giáo của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

 

Năm 1971, nhà xuất bản Ra Khơi tại Sài Gòn đã phát hành Kinh Thánh toàn bộ do Linh Mục Trần Ðức Huân thực hiện, với sự giúp đỡ của một Ủy Ban Phiên Dịch. Ủy ban nầy đặt dưới sự hướng dẩn và kiểm soát của Giám Mục Trương Cao Ðại trong Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.



 

Năm 1976, toàn bộ Kinh Thánh do Linh Mục Nguyễn Thế Thuấn DCCT thực hiện đã được phổ biến tại Sài Gòn. Phần Tân Ước trong bản dịch này được phiên dịch từ nguyên văn Hy Lạp. Tuy nhiên, do tình hình chính trị tại Việt Nam không thuận lợi cho việc xuất bản Kinh Thánh ngay sau 30/4/1975 do một nhóm người có tư tưởng cấp tiến do Nguyễn Nghị, cựu linh mục DCCT đứng đầu, cho xuất bản. Người viết bài này là một trong những người đọc mua được cuốn này với giá 45 đồng tiền mới.

 

Mãi đến năm 1980, các Linh Mục Dòng Chúa Cùu Thế tại La Verne, California đã cho xuất bản toàn bộ bản dịch Kinh Thánh của Linh Mục Nguyễn Thế Thuấn tại California.



 

Cũng vào đầu thập niên 1980, Giáo Hội Công Giáo phát hành bản dịch Kinh Thánh Tân Ước do Hồng Y Trịnh Văn Căn thực hiện, tại Hà Nội, in trên giấy báo khổ lớn, sau được in lại trên giấy Bible. Bản dịch này được Cộng Ðồng Công Giáo Việt Nam tái bản lần thứ nhất vào năm 1985 tại Orange County, CA. Bản dịch này được soạn dịch với lời lẽ bình dân giản dị, đáp ứng cho nhu cầu mục vụ đương thời ở miền Bắc và thiện chí hơn là chuyên môn.

 

Tiếp theo có lẽ là công trình của LM An Sơn Vị [tên Việt Nam của LM Anselme Vị thuộc dòng OSB (Ordo Sancti Benedicti)] dòng Đức Mẹ Người Nghèo. Bản dịch này hoàn thành năm 1984 nhưng được ấn hành xong năm khoảng năm 1994 tại Sảigòn



 

Bản "Tin Mừng của Thiên Chúa Cha" của Cha An-sơn Vị, năm 1977. Bản dịch Kinh Thánh của linh mục Vị là một công trình cá nhân. Linh mục Vị không được đào tạo chuyên môn về Kinh thánh, nhưng có một vài trực giác hay, có thiện chí và chịu khó nghiên cứu.

 

Rất tiếc, khi vận dụng các trực giác ấy quá mức thì câu tiếng Việt nhiều khi trở thành ngộ nghĩnh đối với nhiều người. Phần dẫn nhập và chú thích của bản này thì lấy từ bản TOB [Nouveau Testament - Traduction oecuménique de la Bible] và Bible de Jerusalem[1]. Tổng hợp lại: đây là một công trình thiện chí hơn là khoa học.



 

Bản Tân Ước của Linh mục Trần Văn Kiệm được xuất bản tại Hoa kỳ năm 1994. Bản dịch này phần lớn dựa theo một bản tiếng Trung hoa. Dĩ nhiên bản tiếng Trung hoa được dịch từ nguyên bản, và dịch giả đã tham khảo những bản dịch của các ngôn ngữ khác như bản New Jerusalem Bible và bản New American Bible[2] của Anh ngữ.

 

Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ thành hình từ năm 1971. Một số linh mục và tu sĩ, nhằm mục tiêu ban đầu là phiên dịch cuốn sách nguyện được canh tân theo sắc lệnh của Công Ðồng Vaticanô II.


Các thành viên của Nhóm dần dần gồm có:

Trần Phúc Nhân, Trần Ngọc Thao, Nguyễn Công Ðoan, Nguyễn Thị Sang, Thiện Cẩm, Hoàng Ðắc Ánh, Trịnh Văn Thậm, Nguyễn Cao Luật, Nguyễn Cao Siêu, Trần Hòa Hưng, Phạm Xuân Hưng, Hoàng Kim (đã chết), Ðỗ Xuân Quế, Nguyễn Hữu Phú, Xuân Ly Băng, Nguyễn Văn Hoà, Nguyễn Ngọc Rao, Nguyễn Tất Trung, Nguyễn Ðạt Tam, Hoàng Ngọc Lễ, Lê Thị Thanh Nga, Nguyễn Tiến Dũng và cuối cùng là Linh mục Nguyễn Ngọc Tỉnh[3] hiện làm đại diện chung cho Nhóm

 

Còn riêng phụ trương 3 về những chủ đề lớn trong Kinh Thánh thì là bản dịch của Nguyễn Ngọc Rao, Nguyễn Cao Siêu, Nguyễn Thịnh Phước, Ðinh Huỳnh Hoa, Nguyễn Cao Luật, Nguyễn Ðạt Tam, Hoàng Ngọc Lễ, Nguyễn Phước.



 

Ngoài ra còn có các anh chị thư ký và sắp chữ. Một số trong số trên, vì lý do này hay lý do khác, không còn sinh hoạt với Nhóm nữa. Vào đầu năm 1994, ngoài một cảm tình viên và hai người đang thực tập, Nhóm gồm 14 thành viên chính thức. Trong số này có 1 giáo dân, 1 Nữ tu ( Dòng Ðức Bà; các thành viên còn lại đều là nam Tu sĩ, đa số là Linh Mục , 4 thuộc dòng Ða Minh, 2 Dòng Chúa Cứu Thế, 2 Dòng Tên, 1 Dòng Thánh Thể, 1 Dòng Phanxicô, 1 tu hội Xuân Bích và 1 tu hội Jesus Caritas.

 

Vì phải đảm nhiệm một số công việc trong các cộng đoàn tu của mình nên anh chị em làm việc chung với nhau từ 2 đến 5 ngày mỗi tuần. Về phương diện chuyên môn, hiện tại Nhóm có 9 chuyên viên Kinh Thánh, trong số này 4 người được đào tạo tại chỗ; những người còn lại làm việc trong các lãnh vực khác như phụng vụ, thánh nhạc, huấn giáo hoặc văn chương. Tất cả đều có ít nhiều kinh nghiệm mục vụ. Tại học viện liên dòng vừa mới thành lập, 4 người trong Nhóm được mời dạy Kinh Thánh, 1 người dạy Phụng Vụ, và 1 người dạy Thần Học Bí Tích.



 

Trong suốt thời gian từ 1977 đến 1991, song song với việc hoàn chỉnh bản dịch CGKPV, chỉ riêng các Thánh Vịnh đã sửa đi sửa lại tới bốn lần, anh chị em đã tra tay vào việc phiên dịch Tân Ước. Ðến cuối năm 1986 đã có bản quay rô-nê-ô đầu tiên. Từ năm 1987, theo gợi ý của Ðức TGM Nguyễn Văn Bình, anh chị em đã tra tay vào công việc dẫn nhập và chú thích bản Tân Ước.

 

Tuy nhiên, vì thiếu kinh nghiệm ở giai đoạn đầu nên công việc này đã kéo dài trong nhiều năm. Mãi đến tháng 6 năm 1993 bản văn mới đã sẵn sàng. Theo lời thỉnh cầu của Nhóm, toà Tổng Giám Mục đã đứng ra xin phép, và trung tuần tháng 11 cùng năm đã nhận được giấy phép xuất bản 30 000 cuốn, và cuốn sách phát hành vào ngày 13 tháng 8 năm 1994. Tính ra thì mất thời gian 17 năm để hoàn thành cuốn Tân Ước.



 

Tuy không cố tình lựa chọn, nhưng Nhóm đã bắt đầu phiên dịch có lẽ phần khó nhất của Sách Thánh, đó là các Thánh Vịnh. Ngay từ đầu, anh chị em đã sớm nhận ra rằng một cá nhân sẽ không sao kham nổi một công việc vừa khó khăn, vừa phức tạp như thế.

 

Bản văn được phiên dịch luôn do một anh chị em chuyên viên Kinh Thánh chuẩn bị trước. Bản thảo làm xong được đưa ra trao đổi trong Nhóm. Cuộc thảo luận dựa trên bản gốc, nhưng đồng thời anh chị em cũng đối chiếu với các bản dịch hiện có như Hy Lạp, La Tinh, Pháp, Anh, Ðức, Ý, Tây Ban Nha, Trung Hoa và dĩ nhiên Việt Nam. Chỉ riêng các bản dịch bàng Pháp văn, Nhóm đã tham khảo tới 10 bản dịch khác nhau.



 

Trong khi cuốn Tân Ước lên khuôn thì bản dịch Cựu Ước cũng đã hoàn thành. Tuy nhiên còn phải mất một thời gian nữa để hoàn chỉnh bản dịch, đồng thời soạn thảo các dẫn nhận và chú thích. Tập đầu tiên của Cựu Ước là các sách Ngôn Sứ. Và sách này hoàn thành và cho in vào năm 1995. Và ước mong của anh chị em trong nhóm với đà này thì toàn bộ Kinh Thánh với dẫn nhập và chú thích sẽ hoàn tất trước cuối thế kỷ. Nhưng đến năm 1998 thì coi như hoàn tất.

 

Bản dịch của nhóm "Các Giờ Kinh Phụng vụ", năm 1994. Đây là một công trình tập thể, được đào tạo chuyên môn tương đối phấn nào đầu tiên trong lãnh vực phiên dịch Kinh Thánh tại Việt nam. Ban làm việc gồm: một số chuyên viên Kinh thánh tốt nghiệp Thánh kinh Học viện (Rôma) và Ecole Biblique (Giêrusalem) hoặc tại Việt nam, một số chuyên viên về phụng vụ (học tại Pháp), và một số tốt nghiệp các trường thần học (Rôma).



 

Phần chú thích được soạn để đáp ứng nhu cầu của các độc giả Việt nam, chưa có sách chú giải để tham khảo. Trong các bản dịch tiếng Việt, đây là bản dịch tương đối có thể chính xác nhất hiện nay. Ưu điểm khác có thể thấy là đây là một nỗ lực tập thể qui tụ nhiều người thuộc các lãnh vực khác nhau có liên hệ đến Kinh Thánh. Tiếc một điều là nỗ lực này cho đến nay có phần nào chưa ổn thỏa với tổ chức chính thống trong Giáo Hội về mọi phương diện. Hy vọng phần Cựu Ước sẽ được xuất bản trong một ngày gần đây.

 

Trụ sở hiện nay của Nhóm là ở số 60A, đường Phạm Ngọc Thạch, Sài Gòn 1, do Linh Mục Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh làm đại diện trông coi và điều hành.



 


Công CuỘc Phiên Dịch Trong Giáo HỘi Tin Lành ViỆt Nam

Về phía Giáo Hội Tin Lành, vào năm 1890, M. Bonnet[4], Giáo Sư của trường Ngôn Ngữ Ðông Phương tại Paris (L’École đes Langues Orientales de Paris), đã phiên dịch Phúc Âm Luca sang tiếng Việt. Khi dịch Phúc Âm Luca, Giáo sư Bonnet đã dùng bản Kinh Thánh Pháp văn của Ostervald để dịch.

 

Sau khi dịch xong, Phúc Âm Luca đã được Thánh Kinh Hội Anh Quốc và Hải Ngoại (British & Foreign Bible Society - BFBS, Paris) xuất bản tại Paris. Năm 1898, Phúc Âm Luca tái bản lần đầu tiên.



 

Năm 1899, Thánh Kinh Hội Anh Quốc (BFBS) cho xuất bản Phúc Âm Mác tại Singapore.

 

Năm 1900, Thánh Kinh Hội Anh Quốc (BFBS) xuất bản Phúc Âm Giăng và đến năm 1903 lại xuất bản sách Công Vụ Các  Sứ Ðồ tại Paris.



 

Hai bản dịch nầy do Walter James, nhân viên của Thánh Kinh Hội Anh Quốc, thực hiện.

 

Năm 1913, Giáo Sĩ P.M. Hosler thuộc Hội Truyền Giáo Phúc Âm Liên Hiệp (CM&A) đã dịch lại Phúc Âm Mác. Bản dịch nầy được xuất bản năm 1913 tại Ngô Châu (Wuchow), thuộc tỉnh Quảng Tây, Trung Hoa.



 

Năm 1917, Thánh Kinh Hội đã xuất bản Phúc Âm Mác [5] tại Hà Nội. Có lẽ đây là phần Kinh Thánh đầu tiên của Giáo Hội Tin lành in tại Việt Nam.

 

Năm 1918, Thánh Kinh Hội xuất bản Phúc Âm Giăng và Sách Công Vụ tại Thượng Hải, Trung Quốc. Năm 1919, lại tiếp tục xuất bản Phúc Âm Mathiơ. Ðến năm 1922, xuất bản sách Sáng thế Ký, Xuất Ê-díp-tô Ký, Luca; tái bản Phúc Âm Mathiơ; đồng thời xuất bản lại ba sách Phúc Âm Mác, Phúc Âm Giăng và Công Vụ đã được sửa chữa.



 

Năm 1923, Thánh Kinh Hội Anh Quốc xuất bản Kinh Thánh Tân Ước tại Hà Nội. Toàn bộ Kinh Thánh được thực hiện xong vào năm 1925 và xuất bản vào năm 1926 tại Thượng Hải, Trung Hoa.

 

Bản dịch này do một nhóm học giả gồm có các nhà phiên dịch: nhà văn Phan Khôi, ông bà Giáo Sĩ William C. Cadman, Giáo Sĩ John D. Olsen thực hiện với sự giúp đỡ của một số thành viên khác trong đó có: cụ Trần Văn Dõng, sinh viên trường Cao Ðẳng Ðông Dương, cụ Tú Phúc và vài học giả khác. Tuy nhiên người phiên dịch chính vẫn là ông Phan Khôi[6].



 

Trong suốt ba phần tư thế kỷ hai mươi và hiện nay, bản Kinh Thánh nầy được tục bản nhiều lần tại Anh Quốc, Hong Kong, Hoa Kỳ, Ðức, Ðại Hàn và Việt Nam. Ðây là bản Kinh Thánh Việt Ngữ của Giới Tin Lành được ấn hành và xử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Mặc dù chúng ta không có số liệu thống kê chính thức nhưng ước tính mỗi lần tái bản Kinh Thánh từ 5.000 - 10.000 cuốn; trong suốt ba phần tư thế kỷ qua, số Kinh Thánh phát hành đã được vài trăm ngàn cuốn. Có lẽ đây là cuốn sách Việt Ngữ Tin Lành được phát hành nhiều nhất từ trước đến nay .

 

Năm 1951, Thánh Kinh Hội Anh Quốc (BFBS) tại Hong Kong đã cho xuất bản sách Giăng và sách Công Vụ. Bản dịch mới nầy do cụ Mục Sư Ông Văn Huyên, Giáo Sỉ John D. Olsen, Mục sư Nguyễn Văn Vạn và Mục Sư Phan Ðình Liệu thực hiện.



 

Năm 1952, Thánh Kinh Tân Ước Nhuận Chánh được dịch xong. Ban Chấp Hành Trung Ương của Hội Thánh Tin Lành Việt Nam chấp nhận và cho phép ấn hành.

 

Năm 1954 Thánh Kinh Hội Anh Quốc cho phát hành bản dịch Tân Ước Nhuận Chánh nêu trên tại Sài Gòn. Sau đó, bản dịch nầy được tái bản và tục bản nhiều lần vào những năm 1957, 1960, 1968. Bản dịch Tân Ước nầy được các học giả gọi là Bản Dịch Việt Văn 1952.



 

Năm 1969, Thánh Kinh Hội Việt Nam cho ấn hành các sách Công Vụ, Phi-lê-môn, Gia-cơ, I & II Phi-e-rơ tại Sài Gòn. Ðây là một phần trong một đề án phiên dịch mới gọi là Bản Dịch Phổ Thông của Thánh Kinh Hội Việt Nam.  

 

Năm 1970, Thi Sĩ Nguyễn Xuân Hồng đã dịch Phúc Âm Mác, được in với nhan đề Vào Ðời. Bản dịch mới nầy được phòng sách Tin Lành Sài Gòn xuất bản. Công tác phiên dịch và xuất bản đã được thực hiện dưới sự hổ trợ của Living Bible International (LBI).



 

Năm 1973 Thánh Kinh Hội Việt Nam lại cho xuất bản tiếp các sách Phúc Âm Ma-thi-ơ, Mác, Lu-ca, Giăng, cùng với sách Công Vụ đã được hiệu đính.

 

Theo tài liệu của Thánh Kinh Hội Quốc Tế Liên Hiệp (UBS), những sách vừa phát hành nêu trên cùng những sách đã được Thánh Kinh Hội Việt Nam phát hành vào năm 1969 là những sách đã được dịch xong của một bản dịch mới gọi là Bản Phổ Thông (Common Language Version) do các dịch giả gồm: Mục Sư Lê Hoàng Phu[7], Mục Sư Lê Vĩnh Thạch, Mục Sư Nguyễn Xuân Hồng, ông Nguyễn Văn Nha cùng một số các vị khác thực hiện. Tuy nhiên, bản này chỉ in rời rạc mà không hoàn tất.



 

Khi thực hiện việc nghiên cứu về Hội Thánh Tin lành Việt Nam trong thời gian 1966-1967, người viết còn biết có những phần Kinh Thánh dược Hội Bible Pocket Union phát hành cho nhiều giới nhất là trong hàng ngũ quân đội Việt Nam Cộng Hòa II, cụ thể tại Tổng Y Viện Cộng Hòa tại Gò Vấp, Việt Nam

 

Năm 1975, World Home Bible League tại South Holland, Illinois phát hành một bản dịch sách Phúc Âm Mác mới.



 

Năm 1982, Hội Living Bible International tại Hong Kong đã phát hành Thánh Kinh Tân Ước do Mục Sư Tiến Sĩ Lê Hoàng Phu thực hiện. Bản dịch mới này thường được đọc giả biết đến dưới tên Thánh Kinh Tân Ước Diễn Ý.

 

Vào năm 1987, Vietnamese Bible Inc. được thành lập tại Midland, Texas, với mục đích thực hiện một bản dịch Kinh Thánh Việt Ngữ trung thực, hiện đại, truyền đạt được chân lý của Chúa.



 

Lúc đầu, Vietnamese Bible Inc. do các Mục Sư Baptist Việt Nam khởi xướng, nhưng sau đó dự án đã mở rộng và mời các Mục Sư thuộc các giáo phái Tin Lành khác nhau cùng cộng tác.

 

Thành phần của Ủy Ban Phiên Dịch gồm có các Mục Sư Lê Hoàng Phu, Võ Ngọc Thiên Ân, Trần Ðào, Nguyễn Hữu Cương, Mai Hữu Phước, Nguyễn Minh Thắng, Nguyễn Xuân Hà và bà Phạm Xuân.



 

Năm 1991, Vietnamese Bible Inc. tại Midland, TX. đã phát hành thử nghiệm một bản dịch bốn sách Phúc Âm. Bản thảo Tân Ước cũng đã thực hiện xong, hiện nay đang được hiệu đính. Toàn bộ Tân Ước dự tính sẽ in trong tháng 2/1996.

 

Hiện nay, đề án dịch toàn bộ Kinh Thánh của Vietnamese Bible Inc. vẫn đang tiếp tục thực hiện.



 

Năm 1994, toàn bộ Thánh Kinh do Mục Sư Lê Hoàng Phu và ba dịch giả phiên dịch đã được Thánh Kinh Hội Quốc Tế (International Bible Soceity - IBS) và Văn Phẩm Nguồn Sống phát hành vào tháng 6/1994 tại Anaheim, California.

 

Năm 1995, toàn bộ Kinh Thánh của Giáo Hội Tin Lành đã được tái bản tại Ðà nẵng (Việt Nam). Bộ Kinh Thánh tái bản lần này là bản Kinh Thánh 1926. Việc tái bản này do Hội Thánh Tin Lành Việt Nam thực hiện với sự hổ trợ của Thánh Kinh Hội Liên Hiệp (UBS). Ðây là bản Kinh Thánh đầu tiên của Giáo Hội Tin Lành Việt Nam được phép in và phát hành dưới chế độ cộng sản Việt Nam.



 

Năm 1996, Phúc Âm Giăng do Mục Sư Ðặng Ngọc Báu dịch từ nguyên văn Hy Lạp đã xuất bản tại San Diego, CA. Bản dịch mới này được dùng làm tài liệu chứng đạo cho thân hữu.

 

Hiện nay, ngoài dự án phiên dịch Kinh Thánh sang Việt Ngữ của Vietnamese Bible Inc., một vài Mục Sư Việt Nam cũng đang thực hiện một đề án khác để phiên dịch một bản Kinh Thánh  mới theo nguyên tắc bản dịch New International Version (NIV) trong Anh Ngữ.


Kế Hoạch Nỗ Lực Phối Hợp Công Giáo Tin Lành Việt Nam        

 

Năm 1994, Tòa Tổng Giám Mục tại Thành Phố Hồ Chí Minh đã xuất bản 30.000 Thánh Kinh Tân Ước. Công trình này được thực hiện bởi Linh Mục Hoàng Ðắc Ánh và Linh Mục Trần Phúc Nhân. Việc xuất bản Kinh Thánh do cơ quan Thánh Kinh Hội Quốc Tế (IBS) bảo trợ.



 

Vào năm 1973, Thánh Kinh Hội Quốc Tế đã tổ chức một khóa huấn luyện cho các nhân viên phiên dịch Kinh Thánh tại Ðà Lạt. Ðại diện của Công Giáo và các giáo phái Tin Lành đã đến tham dự.

 

Các đại biểu đã bàn thảo về một đề án phiên dịch Kinh Thánh dựa theo khuôn mẫu bản dịch Jerusalem là bản dịch mà cả hai giáo hội Công Giáo và Tin Lành cùng phối hợp thực hiện.



 

Năm 1974, Mục Sư Nguyễn Thỉ và Mục Sư Trần Ðào đại diện cho Hội Thánh Tin Lành Việt Nam bàn thảo với quí Linh Mục Hoàng Ðắc Ánh và Linh Mục Trần Phúc Nhân về những đường lối và nguyên tắc thực hiện.

 

Rất tiếc, biến cố 30/4/1975 xảy ra, các Mục Sư Nguyễn Thỉ và Trần Ðào ra đi, hai Linh Mục Công Giáo ở lại tiếp tục dự án phiên dịch Kinh Thánh. Năm 1985 Thánh Kinh Tân Ước được dịch xong và đã được Tòa Tổng Giám Mục Giáo Phận Thành Phố Hồ Chí Minh phát hành vào năm 1994 với sự hổ trợ của Thánh Kinh Hội Liên Hiệp (UBS).




Triển Vọng Tương Lai

Theo một thống kê mới đây, trong số gần 6.000 ngôn ngữ hiện đang được xử dụng trên thế giới, tiếng Việt là một trong 20 ngôn ngữ được dùng phổ thông nhất.

 

Tính đến nay, dân số Việt Nam là 86 triệu 701.556 người (website HĐGMVN 2007). Ngoài ra còn có khoảng hơn ba triệu người Việt tại hải ngoại. Như vậy, đã có khoảng gần 90 triệu người xử dụng tiếng Việt. Trong tương lai, số người xử dụng Việt Ngữ tiếp tục tăng nhanh, do đó nhu cầu cần có một bản dịch Thánh Kinh Việt Ngữ chuẩn xác, trong sáng, lưu loát là một vấn đề quan trọng mà toàn thể Giáo Hội Việt Nam cần phải lưu tâm.



 

Đối với Giáo Hội Công Giáo, dù chúng tôi không đủ tư cách chuyên môn dể thẩm định, nhưng cách địch thuật Kinh Thánh Công giáo đã không đi ra ngoài các xu hướng dịch thuật chung là dịch sát từng từ, dịch sát để lột tả ý nghĩa căn bản chính xác, dịch thoáng để hiểu nghĩa theo phụng vụ.

 

Có thể cuốn Kinh Thánh được Linh mục Nguyễn Thế Thuấn dịch thuật tiêu biểu cho lối dịch sát từng nghĩa chữ, trong khi cuốn Kinh Thánh của Linh mục Trần Đức Huân, của Hồng Y Tổng Giám Mục Trịnh Văn Căn, của Linh Mục An Sơn Vị có xu hướng đi theo ý nghĩa phụng vụ hơn là khoa học.



 

Bản dịch có thể biểu thị một nỗ lực tập thể và phối hợp các khuynh hướng dịch thuật sát nghĩa chữ theo khoa học và phụng vụ nói trên là bản dịch Kinh Thánh của Nhóm Phiên Dịch các Giờ Kinh Phụng Vụ 

 

Hiện nay, trong Hội Thánh Tin Lành Việt Nam[8], Kinh Thánh trên thế giới thường được dịch theo ba xu hướng chính.



 

Xu hướng thứ nhất là dịch từng chữ một (word-for-word). Nguyên tắc căn bản của phương pháp này là dịch giả phải tìm từ ngữ - đồng nghĩa với từ ngữ trong nguyên bản. Cấu trúc mệnh đề và văn mạch và cách nói cũng phải theo sát nguyên bản.

 

Nhược điểm của phương pháp này là dịch giả phải dịch sát nghĩa của từ ngữ trong nguyên bản, nên cách hành văn trong bản dịch thường không đơn giản dễ hiểu.



 

Ưu điểm của nó là diễn đạt gần trọn ý nghĩa của nguyên bản. Trong các bản dịch sang Anh Ngữ, tiêu biểu cho phương pháp này là bản dịch King James (KJV), bản dịch Việt Ngữ theo phương pháp này là bản dịch 1952.

 

Xu hướng thứ hai: các dịch giả dùng những từ ngữ và thành ngữ phổ thông để diễn đạt lưu loát và dễ hiểu ý chính của nguyên tác.

 

Ưu điểm nổi bật của phương pháp này là độc giả khi đọc bản dịch, họ có thể dễ dàng lãnh hội được nội dung bản văn.



 

Tuy nhiên, khuyết điểm của nó là bản dịch nhiều khi không lột tả được hết ý nghĩa khác trong nguyên bản. Trong các bản dịch Anh Ngữ, bản dịch The Living Bible (LBV).tiêu biểu cho khuynh hướng này.

 

Xu hướng thứ ba chú trọng thể hiện ưu điểm của hai phương pháp trên. Theo đó, các học giả vừa tìm cách dịch uyển chuyển nhưng cố gắng sao cho từ ngữ trong bản dịch phải vừa bình dân, vừa chính xác, trung thực với nguyên bản, đồng thời cách hành văn phải lưu loát, thích thời, dễ đọc, dễ hiểu. Bản dịch Kinh Thánh New International Version (NIV) tiêu biểu cho khuynh hướng này. Về tiếng Việt, hiện nay chưa có bản dịch Kinh Thánh nào thực hiện đưọc phương pháp này.

 

Mặc dầu có ba xu hướng dịch thuật chính nêu trên, nhưng trên thực tế khi tiến hành dịch thuật Kinh Thánh, tùy theo từng ngữ cảnh khác nhau, các dịch giả có khi uyển chuyển dùng hai hoặc thậm chí cả ba phương pháp cùng một lúc.



 
Thử Đi Đến Một Nổ Lực Tổng Hợp

1. Nhìn về triển vọng tương lai, muốn góp phần mở mang việc truyền bá Tin Mừng, Cộng Ðoàn Dân Chúa Việt Nam nên thực hiện những dự án sau:

 

Xây dựng một Ủy Ban Dịch Thuật Kinh Thánh thuộc Hội đồng Giám Mục Việt Nam qui tụ các chuyên gia Kinh Thánh thuộc nhiểu dòng tu hay giáo phận do sự điều hành chỉ đạo tích cực, yểm trợ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, hợp nhất với H ĐGMVN. Thành phần chủ đạo có thể là những nam nữ tu sĩ linh mục đã từng tình nguyện hoạt động trong các tổ chức hay trong Nhóm Các Giờ Kinh Phung Vụ



 

Tham khảo rộng rãi và uyên bác các ngữ cảnh ngôn ngữ nguyên thủy các phần khác nhau của Kinh Thánh Cựu hay Tân Ước được nhiều tác giả viết ra bằng những ngôn ngữ khác nhau. 

 

Ủy Ban Dịch Thuật Kinh Thánh này nên tìm kiếm sự cộng tác tích cực và chân thành với chuyên gia Kinh Thánh của các giáo phái Tin Lành Việt Nam và Quốc Tế trong tinh thần Đại Kết Kitô giáo.



 

Tham chiếu, so sánh các bản dịch khác nhau trước của Công Giáo hay Tin Lành.

 

Thực hiện một bản dịch mới hoàn chỉnh thống nhất tương tự bản dịch NIV và  New Bible of Jerusalem trong Anh Ngữ.



 

Tích cực thể hiện tinh thần Đại Kết Kitôgiáo trong việc dịch thuật cộng tác với các giáo hội Tin Lành

 

Phối hợp với Thánh Kinh Hội Quốc Tế đưa toàn bộ những bản dịch Việt Ngữ đã có, cùng với một số bản Anh Ngữ phổ thông, các bản cổ văn bằng Hebrew và Greek, Thánh Kinh Tự Ðiển, Giáo Luật Kinh Điển và các văn kiện việc Dẫn Giải Kinh Thánh của phong trào Đại Kết vào Compact Disk (CD).



 

2. Công trình này sẽ mang lại những hiệu quả thiết thực và lâu dài trong việc phổ biến và nghiên cứu lời Chúa trong tương lai. Hiện nay số sinh viên đã tốt nghiệp Computer Engineer hoặc Computer Science trong Giáo Hội Việt Nam, cả Công Giáo lẫn Tin Lành, tại Hoa Kỳ lên đến hàng trăm người.

 

Nếu Giáo Hội có dự án cụ thể và kêu gọi những anh chị em này đóng góp khả năng thì công trình này có thể thực hiện được.



 

Cần có một website riêng biệt chuyên phổ biến Thánh Kinh tiếng Việt trên Internet cho người Việt khắp thế giới.

 

Mở những khóa huấn luyện Kinh Thánh Căn Bản và Sơ Cấp cho các tín hữu. Phát triển những khóa học Kinh Thánh t ương tự như một số giáo phái Tin Lành Ngắn hạn, Mùa Hè hay sơ cấp, trung và cao cấp cho các thế hệ, đoàn thể, giáo xứ tại nhiều giáo phận địa phương khác nhau.



 

Nâng cao chất lượng đào tạo người các chức việc phục vụ cộng đoàn giáo xứ trong Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ qua khóa hay lớp học theo các chương trình trung cấp, đại học và cao học.

 

Ðào tạo những học giả Kinh Thánh, những nhà Thần Học ở hàng ngũ tín hữu thông thường cho Giáo Hội Việt Nam. Cầu nguyện và yểm trợ cho chương trình để Giáo Hội Việt Nam sớm có những tín hữu tốt nghiệp văn bằng Ph.D. hay Tiến Sĩ  hay có văn bằng chuyên môn tương đương về Thần Học và Kinh Thánh.



 

Soạn thảo và phiên dịch thêm những văn kiện giải nghĩa Kinh Thánh sang tiếng Việt.

 

Tham khảo những nghiên cứu Kinh Thánh của các nhà chuyên môn nghiên cứu đi trước.



 

Thiết lập những dự án cụ thể, khả thi, cần thiết nhằm tận dụng những phương tiện sách báo, truyền thanh, truyền hình, phim ảnh, âm nhạc, kịch nghệ, ... để phổ biến lời Chúa cho dân tộc Việt Nam, như CD Thánh Kinh Vietnamese Bible của Vietcatholic

 

Hổ trợ cho các dự án phiên dịch Kinh Thánh sang các ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Việt Nam. Hiện nay trong Giáo Hội Việt Nam, cả Công Giáo và Tin Lành, nơi các bộ tộc thiểu số ở Tây Nguyên, Trường Sơn miền Trung, miền Tây Bắc và Đông Bắc Việt Nam



 

Ngày nay hằng triệu người Việt không biết lời Chúa. Nối tiếp  các thế hệ phục vụ công việc truyền giáo tiền phong, ước mong mỗi chúng ta hãy đóng góp hết sức mình để lời Chúa sớm được rao truyền rộng khắp cho mọi đối tượng trên quê hương Việt Nam, cũng như tại các cộng đồng người Việt hải ngoại trên thế giới.

 

Một Số Tài Liệu Tham Khảo

- Kinh Thánh Trọn Bộ Cựu Ước và Tân Ước do Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ thực hiện. NXB TpHCM, Công Ty In Đà Nẵng, in trên giấy Bible mỏng, Bìa giả da cứng, xong tháng 5/2002, giá 50.000$VN, 1710 trang, khổ 14.5x21cm.

- Phước Nguyên: Báo Linh Lực (1/1996)

- http://thanhkinhthanhoc.net/_tailieu/truongthanhoc.html

- Kinh Thánh Trọn Bộ Cựu Ước và Tân Ước

Theo bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ. Prepared for internet by Vietnamese Missionaries in Taiwan

- Dòng Chúa Cứu Thế Thời Cha Cao Đình Trị (1993-2001)

http://www.cuuthe.com/dong/tk16cdtri.html
- Kinh Thánh Tiếng Việt. Vietnamese Bible


Prepared for internet by Vietnamese Missionaries in Asia

http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/vietbibl.htm
- Các bản dịch Kinh Thánh. Trích sách "Responses to 101 Questions" của R.E. Brown câu 1-2.


- http://www.donghanh.org/cgi---bin/suyniem/vprint?

font=unicode&file=/home/donghanh/public_html/suyniem/bible/version.html
- An Sơn Vị Chú Giải Tân Ước Theo TOB. Bản dịch của Linh Mục này. 
- http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/tob/tob.htm 


- Hoạt động tông đồ bằng ngòi bút và các công tác chuyên môn 

- http://www.cuuthe.com/dong/mv08ngoibut.html

- http://www.catruong.com/phungvu/pv_nhom_CGKPV.htm

- http://www.catruong.com/phungvu/pv_nhom_CGKPV.htm

- Ngọc Loan Phục Vụ Lời Chúa – Phỏng Vấn Linh Mục Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh thường trực ban điều hành nhóm CÁC GIỜ KINH PHỤNG VỤ.

- Đỗ Hữu Nghiêm: Phương Pháp Truyền Giáo Của Đạo Tin Lành Tại Việt Nam. Sài Gòn, 1968, 319t, 27x32cm

- Vietcatholic: CD Thánh Kinh Vietnamese Bible. P.O. Box 6253, Santa Ana, CA 92706. Tel: 714-596-9143 hay 909-447-4110. Email: sudiep@vietcatholic.net. Copyright by VietCatholic 2003

Oakland, CA, ngày 25/06/2007.2.

Kỷ niệm Lễ Thánh Phêrô và Phaolô ngày 29/6/2007.

Xem lại ngày 24/3/2008.2 Phuc Sinh

Hòa Giang Đỗ Hữu Nghiêm

 


 
--------------------------------------------------------------------------------
[1] La BIBLE de JÉRUSALEM. [«Compacte» - integra fauve] Traduite en français sous la direction de l'École biblique de Jérusalem.Nouvelle édition revue et augmentée. Paru en :  2000  [2005, 2006]. 31,00 € - D - 2216 pages. http://www.editionsducerf.fr/html/fiche/fichelivre.asp?

n_liv_cerf=84
[2] The Jerusalem bible (JB) - jerusalem bible 1966


New Jerusalem Bible, Regular Edition, Footnote to Samuel 1:3 jerusalempedia.com/Jerusalem-bible.html
Alexander Jones, ed., The Jerusalem Bible. Garden City, New York; London: Doubleday; Darton, Longman & Todd, 1966. ISBN: 0232481865.


www.bible-researcher.com/jerusalem-bible.html
[3] Tên nhóm viên Ban Phiên Dịch ghi trên cuốn Kinh Thánh trọn bộ gồm 23 người. [Kinh Thánh Trọn Bộ Cựu Ước và Tân Ước do Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ thực hiện. NXB TpHCM, Công Ty In Đà Nẵng, in trên giấy Bible mỏng, Bìa giả da cứng, xong tháng 5/2002, giá 50.000$VN, 1710 trang, khổ 14.5x21cm.]


[4] Theo sự nghiên cứu của người viết, tác giả này không biết có một liên hệ nào với một nhân vật Bonnet làm thư báo truyền đạo (colporteur évangélique) lúc ban đầu truyền giáo trên đất Lào mà một số tài liệu của Hội Thánh Tin Lành Việt Nam có nói đến.

[5] Đây là phần kinh Thánh thường dược chọn dịch đầu tiên sang nhiều ngôn ngữ khác, vì theo ý kiến của nhiều nhà truyền giáo Tin Lành, cách viết của sử gia Mac (Marcô) phù hợp với trình độ hiểu biết tâm hồn đơn sơ chất phác của người bình dân.

[6] CHƯƠNG IV. CÔNG VIỆC DỊCH THUẬT KINH THÁNH (Phần Hai: HỆ THỐNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ÐỘNG TRUYỀN GIÁO)  [tt.113-123] trong cuốn : Đỗ Hữu Nghiêm: Phương Pháp Truyền Giáo Của Đạo Tin Lành Tại Việt Nam. Sài Gòn, 1968, 319t, 27x32cm; và 

http://thanhkinhthanhoc.net/_tailieu/truongthanhoc.html
[7] Mục sư  này đã chết


[8] Theo ý kiến tác giả Phước Nguyên: Báo Linh Lực (1/1996)

http://thanhkinhthanhoc.net/_tailieu/truongthanhoc.html

 

Tác giả Đỗ Hữu Nghiêm









tải về 0.99 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương