Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số


CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG



tải về 263.13 Kb.
trang4/4
Chuyển đổi dữ liệu20.05.2018
Kích263.13 Kb.
#38864
1   2   3   4

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM

3.1. Các quy định pháp luật bảo vệ quyền và các lợi ích của cổ đông ngân hàng thương mại


Trong lĩnh vực bảo vệ quyền và các lợi ích của cô đông ngân hàng, pháp luật Việt Nam chưa thể coi là hoàn thiện nhưng đã có đầy đủ các quy phạm pháp luật để tạo nền tảng và cơ sở cho việc thực hiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cổ đông. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các nghiên cứu của IFC đã chỉ ra rằng, Việt Nam luôn nằm trong nhóm các nước có chỉ số bảo vệ quyền và các lợi ích của cổ đông kém. Như vậy, vấn đề của pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực này không nằm ở việc thiếu sót các quy phạm pháp luật mà nằm ở việc áp dụng, thực thi pháp luật. Các nghiên cứu của nhiều học giả trong nước đã chỉ ra rằng, rào cản lớn nhất trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cổ đông Việt Nam, trong đó có cổ đông ngân hàng thương mại, là nhận thức của các cổ đông này về các quyền và lợi ích của mình. Ngoài ra, vấn đề nâng cao hơn quyền và lợi ích của các cổ đông dài hạn của ngân hàng chưa được pháp luật Việt Nam quan tâm mặc dù việc nâng cao số lượng loại cổ đông này đồng nghĩa với việc nâng cao sự ổn định của ngân hàng thương mại.

3.2. Các quy định về cách thức tổ chức quản trị nội bộ của ngân hàng thương mại

3.2.1. Vai trò, nhiệm vụ của các cơ quan quản trị trong ngân hàng thương mại

3.2.1.1. Đại hội đồng cổ đông


Nhìn chung, pháp luật Việt Nam về chức năng, vai trò, nhiệm vụ của Đại hội đồng cổ đông phù hợp với lý thuyết đại diện và có nhiều nét tương đồng với pháp luật quốc tế.

3.2.1.2. Hội đồng quản trị


Vai trò của Hội đồng quản trị

Các quy định pháp luật liên quan đến vai trò của Hội đồng quản trị đã tương đối đầy đủ nhưng còn nằm rải rác trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật. Ngoài ra, một số vai trò quan trọng như thiết lập văn hóa doanh nghiệp, đạo đức kinh doanh chưa được ghi nhận,



Yêu cầu đối với Hội đồng quản trị

Để đảm bảo hoàn thành những chức năng nhiệm vụ quan trọng của mình, Hội đồng quản trị phải đáp ứng được những yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, có bộ máy giúp việc đủ khả năng tổng hợp báo cáo, dữ liệu cần thiết và trên hết là yêu cầu về tính độc lập khách quan trong việc ra quyết định của Hội đồng quản trị.Tính độc lập khách quan trong việc ra quyết định của Hội đồng quản trị trước hết phụ thuộc vào nhận thức của mỗi cá nhân trong hội đồng, sau là phụ thuộc và cơ cấu số lượng thành viên hội đồng quản trị độc lập. Khi nhận thức, hành vi thái độ của mỗi thành viên trong hội đồng không khách quan, tính độc lập trong mỗi quyết định của cả hội đồng phụ thuộc nhiều vào các thành viên hội đồng quản trị độc lập. Pháp luật mới chỉ quy định tối thiểu 01 thành viên hội đồng quản trị độc lập trong cơ cấu thành viên hội đồng quản trị của ngân hàng thương mại. Con số này là khiêm tốn khi so sánh với pháp luật các quốc gia khác. Ngoài ra, pháp luật hiện hành cũng chưa có cơ chế kiểm tra tính độc lập của các thành viên hội đồng quản trị độc lập sau khi họ được bổ nhiệm.


3.2.1.3. Ban giám đốc


Đứng đầu Ban giám đốc là Tổng Giám đốc. Quyền và nghĩa vụ của Tổng giám đốc ngân hàng thương mại được quy định tại điều 49 Luật các tổ chức tín dụng.

3.2.1.4. Ban kiểm soát


Trong mô hình quản trị của các ngân hàng thương mại Việt Nam có một cơ quan quản trị là Ban Kiểm soát. Ban kiểm soát có hai nhiệm vụ chính. Một là Ban kiểm soát cùng với hệ thống giúp việc của mình là kiểm toán nội bộ đánh giá hệ thống quản lý rủi ro của ngân hàng. Ban kiểm soát phải bao gồm một nửa là thành viên không điều hành. Tuy nhiên, cũng giống như quy định pháp luật về thành viên hội đồng quản trị không điều hành, việc không tham gia điều hành của thành viên Ban kiểm soát không đảm bảo được mục đích hướng tới sự khách quan trong quá trình hoạt động của Ban kiểm soát.

3.2.2. Các quy định liên quan đến các cá nhân là lãnh đạo ngân hàng thương mại


Bổ nhiệm lãnh đạo ngân hàng thương mại

Lãnh đạo ngân hàng thương mại bao gồm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm Soát và thành viên Ban giám đốc. Để được bổ nhiệm các lãnh đạo ngân hàng thương mại phải đáp ứng được các yêu cầu về năng lực chuyên môn và phẩm hạnh. Trong pháp luật Việt Nam, các yêu cầu này được thể hiện qua các điều 33 và 50 Luật các tổ chức tín dụng 2010. Nhìn chung pháp luật Việt Nam cũng đưa ra các tiêu chuẩn tương đối khắt khe đối với việc bổ nhiệm các cá nhân làm lãnh đạo ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, vấn đề kiểm tra năng lực, trình độ chuyên môn hay phẩm chất đạo đức của các lãnh đạo Ngân hàng thương mại sau khi đã được bổ nhiệm; hay việc bắt buộc các lãnh đạo ngân hàng thương mại phải tham gia các khóa đào tạo nâng cao chuyên môn, bắt kịp những kiến thức mới trong lĩnh vực quản trị ngân hàng thương mại chưa được quy định tại bất kỳ quy phạm pháp luật nào.



Trách nhiệm cá nhân của lãnh đạo ngân hàng thương mại

Trách nhiệm cá nhân của các lãnh đạo ngân hàng thương mại phải gánh chịu vì những vi phạm của mình trong quá trình làm việc được chia làm hai loại trách nhiệm là trách nhiệm hành chính và trách nhiệm hình sự. Trong khi các trách nhiệm hành chính đã được quy định tương đối đầy đủ thì các trách nhiệm hình sự vẫn còn thiếu sót. Cụ thể là hành vi điều hành ngân hàng thương mại tăng trưởng nhanh bất chấp rủi ro chưa được điều chỉnh bởi pháp luật hình sự.



Về lương thưởng cho lãnh đạo ngân hàng thương mại bao gồm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, ngưi điều hành. Điều 31 Luật tổ chức tín dụng 2010 quy định điều lệ ngân hàng thương mại bắt buộc phải có Căn cứ, phương pháp xác định thù lao, tiền lương và thưởng cho người quản lý, người điều hành, thành viên Ban kiểm soát; Như vậy, lương thưởng của các lãnh đạo ngân hàng là do các cổ đông quyết định.

Vấn đề phòng chống tham nhũng liên quan đến các lãnh đạo ngân hàng thương mại

Hoạt động quản trị ngân hàng thương mại ghi đậm dấu ấn của các lãnh đạo cấp cao như thành viên Hội đồng quản trị và thành viên Ban giám đốc. Hơn nữa, một số đặc trưng của ngành ngân hàng tạo điều kiện cho những lãnh đạo cấp cao này trở thành đối tượng của hành vi tham nhũng và hối lộ trong công ty. Phát luật về quản trị ngân hàng thương mại ở Việt Nam về cơ bản cũng đã có những biện pháp phòng ngừa vấn đề này nhưng trên thực tế hành vi tham nhũng và hối lộ vẫn xảy ra và có những ảnh hưởng sâu sắc lên những hoạt động quản trị ngân hàng thương mại.



      1. Các quy định về cách thức tổ chức liên quan đến việc thực hiện nguyên tắc kiểm soát và phòng ngừa rủi ro

Hệ thống kiểm soát nội bộ và bộ phận quản lý rủi ro

Hệ thống kiểm soát nội bộ và bộ phận quản lý rủi ro có nhiều tên gọi theo quy định pháp luật của mỗi quốc gia. Pháp luật Việt Nam đã có những quy định cụ thể về hệ thống kiểm soát nội bộ nhưng thiếu vắng những quy định về bộ phân quản lý rủi ro. Ngoài ra, theo pháp luật Việt Nam, còn có một cơ quan thực hiện việc giám sát hệ thống kiếm soát nội bộ là kiểm toán nội bộ trực thuộc Ban kiểm soát.

Pháp luật Việt Nam để cho các ngân hàng thương mại tự do chọn lựa chính sách lương thưởng cho các cán bộ nhân viên của mình và không có quy định nào bắt buộc chính sách lương thưởng của ngân hàng phải gắn liền với vấn đến quản trị rủi ro.

    1. Các quy định về công bố thông tin và minh bạch hóa hoạt động của các ngân hàng thương mại


Về các thông tin phải công bố

Nhìn chung pháp luật Việt Nam đã quy định tương đối đầy đủ các thông tin mà ngân hàng thương mại bắt buộc phải công bố, báo cáo. Tuy nhiên, trong số các thông tin này không có thông tin về chính sách rủi ro, mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng thương mại.



Về cơ chế đảm bảo sự trung thực của các thông tin được công bố

Thứ nhất, Pháp luật Việt Nam yêu cầu phải có sự tham gia đánh giá định kỳ của Kiểm toán độc lập

Thứ hai, bên cạnh kiểm toán độc lập, pháp luật Việt Nam cũng quy định các cơ quan nhà nước có chức năng giám sát ngân hàng thương mại kiểm tra, giám sát các báo cáo, các thông tin được công bố bởi ngân hàng thương mại

Thứ ba, về các chuẩn mực kế toán kiểm toán áp dụng tại Việt Nam. Hiện nay, pháp luật Việt Nam yêu cầu tất cả các doanh nghiệp áp dụng chuẩn mực kế toán VNS bao gồm 26 chuẩn mực kế toán được Bộ Tài chính ban hành trong 05 đợt kéo dài từ năm 2001 đến năm 2005.


    1. Các quy định về cơ quan giám sat nhà nước đối với hoạt động quản trị ngân hàng thương mại


Mô hình giám sát tài chính ở Việt Nam thuộc loại mô hình giám sát chuyên ngành. Trong đó tồn tại nhiều cơ quan giám sát các ngành nghề lĩnh vực tài chính. Riêng đối với ngành ngân hàng, pháp luật Việt Nam quy định những cơ quan giám sát là ngân hàng Nhà nước; kiểm toán Nhà nước; Uỷ ban chứng khoán Nhà nước; Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia.

Hiện nay, có quá nhiều cơ quan giám sát nhà nước có nhiệm vụ giám sát hoạt động quản trị ngân hàng thương mại. Điều này tiềm ẩn nguy cơ hoạt động của các cơ quan này chồng chéo lẫn nhau, tiềm ẩn khả năng bỏ sót những vi phạm của ngân hàng và giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Thứ hai, về việc thực hiện các chuẩn mực giám sát theo thông lệ quốc tế. Giám sát ngân hàng hiện nay của cơ quan thanh tra Ngân hàng Nhà nước hiện nay vẫn dựa trên bộ chỉ số định lượng CAMELS đã lỗi thời.


    1. Các quy định về giải quyết tranh chấp liên quan đến hoạt động quản trị ngân hàng thương mại


Thông thường, các tranh chấp phát sinh giữa cổ đông với nhau và giữa cổ đông với ngân hàng và người quản lý nếu không thương lượng, hòa giải được với nhau sẽ được giải quyết bởi Toà án. Nhìn chung, pháp luật về quản trị ngân hàng thương mại ở Việt Nam đã có đầy đủ cơ sở để giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hoạt động quản trị ngân hàng thương mại nhưng các trình tự thủ tục tố tụng dân sự ở một vài trường hợp vẫn chưa được quy định rõ ràng.

Ngoài ra, các tranh chấp liên quan đến những quyết định xử phạt vi phạm hành chính chưa được giải quyết thoả đáng. Việc xử lý giải quyết tranh chấp giữa ngân hàng thương mại và cơ quan giám sát Nhà nước chưa nằm trong phạm vi thẩm quyền của Tòa án.


CHƯƠNG 4

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM



    1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về quản trị ngân hàng thương mại ở Việt Nam

4.1.1. Cơ sở, mục tiêu của việc hoàn thiện pháp luật về quản trị ngân hàng thương mại ở Việt Nam


Thứ nhất, hoàn thiện pháp luật về quản trị ngân hàng thương mại phải phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng, phát triển, đảm bảo an toàn cho thị trường tài chính.

Thứ hai, hoàn thiện pháp luật về quản trị ngân hàng phải khắc phục được những bất cập trong pháp luật về quản trị ngân hàng ở Việt Nam hiện nay.

Thứ ba, hoàn thiện pháp luật về hoạt động quản trị ngân hàng phải đáp ứng được các tiêu chí hoàn thiện pháp luật nhằm đảm bảo tính toàn diện, tính đồng bộ, tính phù hợp của hệ thống pháp luật.

4.1.2. Một số định hướng trong việc hoàn thiện pháp luật về quản trị ngân hàng thương mại ở Việt Nam


Thứ nhất, trong vấn đề về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cổ đông ngân hàng thương mại, Một mặt, pháp luật về quản trị ngân hàng thương mại cũng phải xây dựng theo hướng bảo vệ các quyền và lợi ích cơ bản của cổ đông ngân hàng, đảm bảo sự công bằng giữa các cổ đông với nhau. Mặt khác, pháp luật về quản trị ngân hàng thương mại cũng phải quy định những quyền ưu tiên cho nhóm cổ đông dài hạn của ngân hàng nhằm tăng số lượng các cổ đông này trong mỗi ngân hàng thương mại.

Thứ hai, trong vấn đề tổ chức quản trị nội bộ của ngân hàng thương mại, hoàn thiện pháp luật về quản trị ngân hàng thương mại phải hướng tới việc điều chỉnh các quy định pháp luật hiện hành theo hướng phù hợp hơn với các thông lệ, quy tắc quốc tế.

Thứ ba, trong vấn đề công bố thông tin và minh bạch hoá hoạt động của ngân hàng thương mại, pháp luật về quản trị ngân hàng thương mại phải đảm bảo được sự minh bạch của ngân hàng trong các hoạt động của mình như: minh bạch hoá chất lượng tín dụng, minh bạch hoá trong trích lập dự phòng, minh bạch hoá báo cao kết quả kinh doanh, minh bạch hoá giao dịch với các bên liên quan.

Thứ tư, trong vấn đề liên quan đến những cơ quan giám sát hoạt động quản trị ngân hàng thương mại, pháp luật về quản trị ngân hàng thương mại cần xác định rõ những cơ quan nào có nhiệm vụ giám sát hoạt động quản trị ngân hàng thương mại, chức năng nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan này tránh bỏ sót hoặc chồng chéo trong việc giám sát. Ngoài ra, pháp luật về quản trị ngân hàng thương mại cần hoàn thiện theo hướng phù hợp với các chuẩn mực quốc tế trong lĩnh vực kiểm tra, giám sát ngân hàng.

Thứ năm, trong vấn đề giải quyết tranh chấp trong quá trình hoạt động quản trị ngân hàng thương mại, pháp luật về quản trị ngân hàng thương mại phải xây dựng được hành lang pháp lý rõ ràng, không rườm rà về mặt thủ tục để xử lý các tranh chấp phát sinh trong hoạt động quản trị ngân hàng thương mại.
    1. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật quản trị ngân hàng thương mại ở Việt Nam

4.2.1. Hoàn thiện các nội dung của pháp luật việt nam hiện hành về quản trị ngân hàng thương mại


Liên quan đến các quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi cổ đông

Bổ sung quyền phản đối, yêu cầu hủy bỏ những quyết định làm thay đổi lớn đến cấu trúc của ngân hàng thương mại. Theo đó, các cổ đông với tổng số cổ phần nhất định (5% tổng số cổ phần) có quyền yêu cầu tòa án xem xét hủy bỏ quyết định của Đại hội đồng cổ đông có ảnh hưởng nghiêm trọng đến cấu trúc của ngân hàng thương mại.

Bổ sung quyền yêu cầu trực tiếp tiếp cận, điều tra sổ sách của ngân hàng thương mại. Theo đó, nhóm cổ đông có tổng số cổ phần nhất định (10% tổng số cổ phần) có quyền yêu cầu công ty cho phép trực tiếp điều tra sổ sách khi thấy có dấu hiệu vi phạm.

Bổ sung quyền cho các cổ đông cam kết nắm giữ cổ phiếu ngân hàng trên 3 năm sẽ được hưởng một mức thuế thu nhập cá nhân ưu đãi hơn so với các cổ đông khác.



Liên quan đến các quy định pháp luật về cách thức quản trị nội bộ của ngân hàng thương mại

  • Về Đại hội đồng cổ đông,

Luận án đề xuất giảm tỉ lệ quy định tại các điểm o, p, q khoản 2 Điều 59 Luật các tổ chức tín dụng 2010 từ 20% xuống còn 10%. Ngoài ra, cần bổ sung quyền thông qua hợp đồng kiểm toán tại Đại hội cổ đông.

  • Về Hội đồng quản trị:

Bổ sung nhiệm vụ xây dựng và kiểm soát chính sách lương thưởng của ngân hàng thương mại gắn chặt với nhiệm vụ kiểm soát, hạn chế rủi ro trong hoạt động của ngân hàng thương mại vào Điều 63 Luật tổ chức tín dụng.

Bổ xung nhiệm vụ của Hội đồng quản trị là xây dựng văn hóa doanh nghiệp,chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp trong ngân hàng thương mại vào Điều 63 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010.

Luận án đề xuất sửa đổi Điều 62 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 theo hướng nâng cao số lượng thành viên không điều hành và thành viên độc lập như sau: Cơ cấu của hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cần phải có tối thiểu một phần hai là thành viên không điều hành và thành viên độc lập, trong đó số lượng thành viên độc lập tối thiểu là hai người.

Luận án đề xuất bổ sung thêm cho thành viên hội đồng quản trị độc lập các quyền và nghĩa vụ sau đây: Một là, thành viên hội đồng quản trị được quyền thuê bên thứ ba điều tra các thông tin về công ty với chi phí công ty chịu. Hai là các thành viên hội đồng quản trị độc lập phải họp nội bộ định kỳ hàng quý. Ba là, thành viên Hội đồng quản trị độc lập được phép tiếp cận trực tiếp các bộ phận kiểm toán nội bộ, quản lý rủi ro kiểm soát nội bộ mà không cần phải thông qua bất kỳ cấp quản lý nào của ngân hàng thương mại.

Luận án đề xuất bổ sung cơ chế kiểm tra, giám sát duy trì tính độc lập của thành viên hội đồng quản trị độc lập


  • Về Ban kiểm soát,

Luận án đề xuất sửa đổi điều 44 Luật các tổ chức tín dụng nhằm thay đổi cơ cấu của ban kiểm soát phải có ít nhất một nửa số thành viên là thành viên Ban kiểm soát độc lập thay vì ít nhất một nửa là thành viên không điều hành như hiện nay.

  • Về hệ thống kiểm soát nội bộ và bộ phận quản lý rủi ro

Luận án đề xuất xây dựng bộ phận quản lý rủi ro phù hợp với chuẩn mực quốc tế mà Ủy ban Basel đã đưa ra.

  • Về trách nhiệm cá nhân của lãnh đạo ngân hàng thương mại.

Luận án đề xuất bổ sung khoản 1 điều 206 Bộ luật hình sự năm 2015 hành vi điều hành hoạt động kinh doanh bất chấp rủi ro và sự an toàn của ngân hàng sự ổn định của thị trường tài chính và nền kinh tế.

Bổ sung quy định: cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu ít nhất 1% số cổ phần phổ thông liên tục trong thời hạn 06 tháng có quyền tự mình hoặc nhân danh công ty khởi kiện trách nhiệm dân sự đối thành viên Ban kiểm soát khi thành viên Ban kiểm soát không thực hiện các trách nhiệm quy định tại Điều 168 Luật doanh nghiệp 2014.



Liên quan đến các quy định về công bố thông tin và minh bạch hoá hoạt động ngân hàng

Luận án đề xuất cần bổ sung quy định yêu cầu các ngân hàng thương mại bắt buộc phải công bố thông tin về chính sách rủi ro, mức độ chấp nhận rủi ro.

Luận án đề xuất áp dụng bộ chuẩn mực IFRS dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, lộ trình sau 05 sẽ áp dụng trọn vẹn bộ chuẩn mực kế toán IFRS.

Liên quan đến các quy định về cơ quan giám sát cơ quan giám sát Nhà nước đối với hoạt động quản trị ngân hàng thương mại ở Việt Nam

Luận án đề xuất đưa ra cơ chế phối hợp giữa các cơ quan giám sát ngân hàng theo hướng nâng cao hơn nữa vai trò của Ngân hàng nhà nước trong thanh tra giám sát hoạt động của các ngân hàng thương mại bao gồm cả hoạt động quản trị.

Luận án đề xuất cần thay đổi các tiêu chuẩn giám sát Việt Nam bằng việc đẩy mạnh thực hiện theo bộ 25 nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng của Ủy ban Basel.



Liên quan đến giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực quản trị ngân hàng thương mại

Luận án đề xuất bổ sung các quy định về trình tự thủ tục trong trường hợp cổ đông nhân danh công ty khởi kiện người quản lý như sau: Thứ nhất, quy định rõ nguyên đơn trong vụ kiện chỉ là cổ đông hoặc đại diện nhóm cổ đông sở hữu số cổ phần tối thiểu là 1% tổng số cổ phần. Nguyên đơn không bao gồm công ty. Nếu quy định nguyên đơn phải bao gồm cả công ty thì vô hình chung đã tạo ra một trở ngại lớn đối với cổ đông khi thực hiện quyền kiện phái sinh. Nguyên nhân là do người đại diện theo pháp luật của công ty thường là người quản lý. Việc yêu cầu họ đứng ra khởi kiện chính họ là không thể xảy ra.

Luận án đề xuất trao quyền giải quyết khiếu nại những quyết định xử phạt hành chính sai lầm cho tòa án

4.2.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về quản trị ngân hàng thương mại ở Việt Nam


Thứ nhất, cần xây dựng luật quản trị công ty.

Trong một vài năm gần đây, xu hướng xây dựng một bộ luật riêng về quản trị công ty đã xuất hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới. Việt Nam cần đi theo xu thế này bằng các tổng hợp các quy định về quản trị công ty vào thành một đạo luật duy nhất.



Thứ hai, cần có những biện pháp nâng cao nhận thức của cổ đông.

Thứ ba, cần xây dựng hành lang pháp lý cho hoạt động quyền cổ đông.

Thứ tư, cần xây dựng hiệp hội thành viên Hội đồng quản trị độc lập.

Thứ năm, cần nâng cao nhận thức của những người quản lý ngân hàng.

Thứ sáu, cần nâng cao trình độ năng lực của đội ngũ thanh tra giám sát ngân hàng.

Thứ bẩy, cần áp dụng khoa học công nghệ thông tin trong hoạt động quản trị ngân hàng thương mại.

KẾT LUẬN


Thông qua việc nghiên cứu đề tài “Pháp luật quản trị ngân hàng thương mại ở Việt Nam” có thể rút ra những kết luận sau đây:

Thứ nhất, việc xây dựng nội dung lý luận về quản trị ngân hàng thương mại và pháp luật quản trị ngân hàng thương mại có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá thực trạng pháp luật hiện hành ở Việt Nam. Dựa trên bản chất của ngân hàng thương mại, Luận án đã chỉ rõ điểm khác biệt giữa pháp luật quản trị ngân hàng với quản trị công ty nói chung từ đó xác định được đầy đủ các nội dung của pháp luật về quản trị ngân hàng thương mại.

Thứ hai, nội dung của pháp luật về quản trị ngân hàng thương mại xác định từ các quan hệ pháp luật phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động quản trị ngân hàng thương mại, bao gồm các quy định về: bảo vệ quyền và lợi ích của các cổng đông, cách thức tổ chức nội bộ của ngân hàng thương mại, đảm bảo tính minh bạch của ngân hàng thương mại và sự trung thực trong công bố thông tin, đảm bảo an toàn hoạt động của ngân hàng thương mại, giám sát Nhà nước đối với hoạt động quản trị ngân hàng thương mại, giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động quản trị ngân hàng thương mại.

Thứ ba, qua việc đánh giá thực trạng pháp luật về hoạt động quản trị ngân hàng thương mại có thể thấy mặc dù pháp luật về lĩnh vực này đã từng bước được hoàn thiện nhưng đến nay vẫn còn nhiều bất cập như: còn nhiều nội dung chưa phù hợp với pháp luật quốc tế, khả năng áp dụng pháp luật quản trị ngân hàng vào đời sống còn hạn chế, hiệu quả điều chỉnh pháp luật chưa cao.

Thứ tư, trước thực trạng pháp luật nêu trên, việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật về quản trị ngân hàng thương mại là một nhu cầu khách quan. Mục tiêu của việc hoàn thiện pháp luật về quản trị ngân hàng là nhằm xây dựng một khung pháp luật đồng bộ, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, đảm bảo an toàn, hiệu quả, phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm đảm bảo sự ổn định cho nền kinh tế. Để đạt được mục tiêu này luận án đã đề xuất những giải pháp về hoàn thiện quy định pháp luật, và giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật.
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC

CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Nguyễn Ngọc Cường (2015), “Các nghiên cứu về pháp luật quản trị ngân hàng thương mại”, Tạp chí khoa học, (4), tr. 33-39



2. Nguyễn Ngọc Cường (2016), “Nhng vn đề hin đại vqun trngân hàng”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 32, (1), tr.30-41.

tải về 263.13 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương