Chuyên ngành : cndvbc & cndvls



tải về 236.19 Kb.
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu10.04.2018
Kích236.19 Kb.
#36883
1   2   3

Đối với hầu hết những người Canada, các biện pháp an ninh mô tả trong phần trên đây có thể không chỉ chính đáng mà còn cần thiết vì số lượng và tính khốc liệt ngày càng tăng những mối đe dọa bạo lực mà thế giới ngày nay dường như đang phải đối mặt.

4.1.2. Trường hợp Brazil

Sự thành công của Brazil hiện nay đối với việc đảm bảo an toàn công cộng cho các công dân của mình là nhờ đã giải quyết tốt mối quan hệ giữa các chủ thể nhà nước và xã hội. Có được an ninh tương đối ổn định như hiện nay, Brazil đã mạnh dạn tiến hành một số cải cách nhất định trong phương pháp quản trị của mình.



Thứ nhất, Brazil đã tiến hành cải cách nền dân chủ, thay đổi thể chế, có sự phân cấp mạnh mẽ giữa chính phủ liên bang với các thành phố và tiểu bang tạo điều kiện thuận lợi cho sự giám sát của của các tổ chức xã hội dân sự.

Thứ hai, thành lập các lực lượng chuyên trách trong việc bảo đảm an toàn công cộng quốc gia, đồng thời, nâng cao trách nhiệm của các lực lượng thực thi pháp luật.

Thứ ba, hình thành mô hình mới để lôi cuốn sự tham gia và phát huy vai trò của các tổ chức xã hội xã hội dân sự trong an ninh quốc gia.

Thứ tư, lập nên diễn đàn để mọi người có thể tham gia thảo luận, phản biện hoặc thậm chí là tố cáo nhau.

4.1.3. Một số bài học kinh nghiệm rút ra

Theo Ủy ban An ninh con người, phát triển một biện pháp an ninh con người thực sự tôn trọng những nhu cầu và giá trị của quần chúng có liên quan đến “suy nghĩ lại về an ninh theo cách đặt con người và sự tham gia của họ ở trung tâm” của quá trình. Từ việc nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về an ninh xã hội dân sự có thể rút ra một số bài học tham khảo sau:

(1) Bảo vệ những giá trị là “cốt lõi sống còn của cuộc sống,” “thiết yếu” đối với những cá nhân trong một xã hội mà đầu tiên và trước hết phải dựa vào những nhu cầu được bày tỏ của những nhà hoạt động có liên quan. Điều này đòi hỏi cho phép những nhà hoạt động này lên tiếng, cung cấp cho họ không gian công cộng để hỗ trợ luồng thông tin tự do, kích thích hội đàm và khoan dung.

(2) Phải cung cấp cơ hội cho lãnh đạo trong nước cũng như những mô hình có thể chỉ đạo tham gia tích cực vào quản lý dân chủ. Nên khuyến khích các cá nhân dựa vào kiến thức và năng lực hiện có của mình để phát triển các cơ chế quản lý nhằm tăng cường an ninh của chính mình cũng như phát triển những hành động cụ thể giúp tăng sự an toàn cả trong nước và trên toàn cầu.

(3) Giáo dục và sự tham gia của công dân cũng có thể khuyến khích đối thoại giữa các phần khác nhau của xã hội. Điều này sẽ dẫn đến sự phân chia trách nhiệm công bằng hơn, một sự đóng góp dựa trên kiến thức và năng lực hiện có của những ngành tương ứng này. Thông qua giáo dục, các cá nhân trong một xã hội sẽ phát triển niềm tin lớn hơn vào cơ chế quản lý mà đổi lại sẽ cho phép nổi bật lên những nỗ lực bền vững và thuận lợi đối với những thay đổi cả trong nước và trên toàn cầu.

(4) Nghiên cứu là một thành phần thiết yếu của giáo dục vì nó tạo ra cánh cửa sổ tới nhu cầu an ninh của nhiều người dân cũng như các phương tiện khác nhau sẵn có để tham gia dân chủ. Nó cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc dẫn chứng các mô hình quản lý an ninh đang nổi lên.

(5) Các tổ chức XDS có thể tham gia vào giáo dục ở cả cấp độ chính thức và không chính thức nhằm giúp những cá nhân xác định nhu cầu của mình và phương tiện sẵn có để bày tỏ nhu cầu, dựa vào kiến thức và năng lực sẵn có và đóng vai trò tích cực trong việc tạo ra những phương pháp quản lý mang tính tham gia.

(6) Thông qua công việc ủng hộ tính tích cực của họ, các tổ chức XHDS có thể cũng tạo ra tiếng nói cho các phần thiểu số hay những phần bị tước quyền bầu cử, từ đó tạo cho họ một kênh để họ bày tỏ nhu cầu và tham gia vào những quyết định có ảnh hưởng đến mình.

(7) Các tổ chức XHDS cũng có thể tạo điều kiện tham gia và tranh luận công dân bằng cách cung cấp và cho phép đi đến những nơi công cộng và phát triển những cơ chế và hành động cụ thể thông qua đó các cá nhân có thể tham gia và quản lý. Giống như những đối tác chính thức trong xã hội, XHDS có thể tham gia tích cực vào việc hình thành các biện pháp an ninh có ảnh hưởng đến những người đi bầu và khuyến khích xác định rõ ràng hơn các vai trò và trách nhiệm tương ứng.

4.2. Một số đề xuất khuyến nghị cho việc xây dựng xã hội dân sự ở Việt Nam hiện nay

4.2.1. Một số vấn đề cần lưu ý đối với việc nghiên cứu xã hội dân sự ở nước ta hiện nay

Thứ nhất, xã hội dân sự ở Việt Nam cũng như trên bình diện quốc tế là một vấn đề còn nhiều cách hiểu khác nhau, chưa thật sự có sự thống nhất từ nội hàm của khái niệm đến bản chất, vai trò của nó.

Thứ hai, với tính chất là những mối quan hệ và liên kết mềm, tự quản, không thuần nhất, bản thân xã hội dân sự có không ít những hạn chế và thách thức nhất định.

Thứ ba, trong khi sự hình thành xã hội dân sự tại các nước tư bản phát triển là kết quả khách quan của quá trình phát triển xã hội, thì việc phát triển xã hội dân sự tại nhiều quốc gia khác lại bị tác động từ bên ngoài, dưới hình thức tài trợ “bà đỡ” của một số thế lực chính trị ở một số nước phương Tây.

Thứ tư, để các thể chế của xã hội dân sự có thể phát huy tốt vai trò, tác dụng của mình đối với hội viên, thành viên và xã hội, nhất thiết phải có sự quản lý và định hướng nhằm tạo ra một môi trường dân chủ lành mạnh cho sự phát triển hài hoà của toàn xã hội bằng pháp luật của Nhà nước.

4.2.2. Đề xuất khuyến nghị

4.2.2.1. Xây dựng thể chế nội địa nhằm giảm thiểu tính bất định và rủi ro

Bản chất của bước đi này là nhà nước chủ động tạo dựng và nuôi dưỡng các thể chế để xã hội dân sự tham dự và chia sẻ trách nhiệm với nhà nước trong hoạt động hoạch định chính sách, trong cung ứng hàng hóa và dịch vụ công cộng và trong việc theo đuổi những mục tiêu nhân đạo chung.



4.2.2.2. Tăng cường hợp tác khu vực và quốc tế nhằm ứng phó với những tác động xuyên biên giới

Làm thế nào để cai quản tốt hơn trong kỷ nguyên toàn cầu? Để giải quyết những vấn đề đang đối mặt, đòi hỏi phải có sự hợp tác với nhau giữa các chính phủ, giữa nhân dân các nước và giữa các thể chế. Chủ nghĩa đơn phương hiện nay đã tự chứng tỏ bản thân nó như một biến dạng của chủ nghĩa ly khai. Một dân tộc không thể bảo vệ được an ninh, thịnh vượng, không khí mà nó đang thở, nước mà nó đang uống…, nếu như không có sự hợp tác với những dân tộc khác. Không một nước nào, cho dù đó là siêu cường, mà có thể tự mình giải quyết nổi những vấn đề như vậy.



4.2.2.3. Giáo dục, tuyên truyền, vận động các tổ chức xã hội dân sự tự quản, tự chịu trách nhiệm, tự điều tiết để ngăn chặn những rủi ro, bất định, mất kiểm soát

Về nội dung giáo dục tuyên truyền, trước hết phải giúp cho cộng đồng hiểu rõ những quy định của Đảng và Nhà nước, kể cả của cấp ủy và chính quyền cấp trên về những vấn đề có liên quan đến an ninh của XHDS. Khi tuyên truyền, giáo dục phải chỉ rõ được bản chất của sự bất ổn, rủi ro, an ninh của xã hội dân sự để các cá nhân hiểu rõ, từ đó mà có các biện pháp phòng ngừa rủi ro cho mình, đảm bảo an ninh của bản thân và cộng đồng.



Tiểu kết chương 4

Sự gia tăng những mối đe dọa và nguy cơ rủi ro trong xu thế toàn cầu hóa đã chứng tỏ một điều rằng, ngày nay, tất cả mọi người, cá nhân cũng như cộng đồng, nhà nước cũng như xã hội đều tồn tại trong tình trạng không an toàn. Một trong những nhiệm vụ cơ bản nhất của các nền chính trị là làm giảm sự không an toàn xuống mức thấp nhất có thể và làm sao cho sự cố kết bên trong xã hội không bị nguy hại. Trong xã hội hiện đại, nhiệm vụ trên thuộc về nhà nước.

Khái niệm an ninh ngoài nước được hiểu là sự phòng vệ trước những nguy cơ đe dọa quốc gia và chế độ xã hội của quốc gia đó từ các quốc gia khác hoặc các chủ thể phi quốc gia ở ngoài biên giới quốc gia.

Những kinh nghiệm thực tiễn cho thấy dù muốn hay không, dù sớm hay muộn, các nhà nước phải nhanh chóng thay đổi phương thức cai quản của mình để tương thích với sự biến đổi của thế giới. Các nhà nước phải nhanh chóng tạo lập, đồng bộ các thể chế và tạo ra các nguồn lực để giảm thiểu những rủi ro khó lường tính do toàn cầu hóa đem lại.

Ở Brazil và Canada, những nỗ lực trong chính sách an ninh xã hội dân sự của họ đã đem lại những hiệu ứng tích cực nhất định. Các chính sách an ninh mới ở những quốc gia này đã dần đem lại cảm giác an toàn hơn cho người dân và không ngừng cải cách dân chủ.
KẾT LUẬN

Toàn cầu hóa đang cuốn tất cả chúng ta vào cơn lốc của những mâu thuẫn, rủi ro và bất ổn. Nó vừa là động lực cho sự ra đời của những cái mới, đồng thời cũng là cỗ máy phá hủy… Toàn cầu hóa đang qua mặt các nhà nước, đồng thời cũng đòi hỏi nhiều hơn ở cơ chế cai quản truyền thống đó. Những quan niệm cũ của chúng ta về cách thức vận hành truyền thống là nhà nước, đang có nhiều điểm bất cập trước toàn cầu hóa. Phương pháp kiểm soát an ninh đang phải đối mặt với những thách thức buộc các nhà nước phải xem xét lại phạm vi khái niệm an ninh.

Trong xu thế toàn cầu hóa, đặc biệt từ cuối những năm 1990 đến thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI, do những thuận lợi mà toàn cầu hóa mang lại, nhân loại chứng kiến nhiều đổi thay chóng vánh của các quốc gia. Song, từ đó, bất ổn cũng gia tăng theo cấp số nhân. Ngày càng nhiều đe dọa, nhiều mối nguy hiểm tiềm tàng đằng sau tấm mề đay toàn cầu kia. Số phận của mỗi cá nhân và nhà nước, dân tộc không còn an toàn như trước. Không gian địa lý càng được mở rộng, sự tương thuộc càng gia tăng thì mối de dọa an toàn càng tỉ tệ thuận. Sự kiện ngày 11/09/2001 đã khiến nhân loại nhận thức được một sự thật hiển nhiên rằng, không ai có thể an toàn trong một thế giới ngày càng gia tăng những rủi ro, bất định.

Thế giới đang đổi thay nhanh chóng, các học thuyết quản trị thậm chí không thể theo kịp để ứng phó với những sự đổi thay đó.

Đặt XHDS vào chất xúc tác toàn cầu hoá làm gia tăng những thời cơ và rủi ro khó lường tính ấy, càng nhận thấy nếu một nhà nước, xã hội không có khả năng quản trị tốt, sẽ chỉ làm gia tăng những rủi ro, bất định không kiểm soát nổi trong vòng tay nhà nước - dân tộc. Điều đó còn đe doạ cả an ninh khu vực, quốc tế và an ninh nhân loại.

Xã hội dân sự được xem như quốc gia trong lòng quốc gia, tất yếu cũng chịu sự tương tác xuyên biên giới, xuyên quốc gia. XHDS vừa là cơ hội cho các chủ thể tham dự trong trò chơi toàn cầu hoá, vừa mang lại thách thức, rủi ro cho chính nó và các chủ thể còn lại. Nghịch lý của XHDS đòi hỏi trách nhiệm của tất cả các tác nhân xã hội luôn tự điều chỉnh và có khả năng tương thích tốt. Điều này có nghĩa, XHDS và các chủ thể tham dự an ninh toàn cầu phải có khả năng liên kết tốt, quản trị tốt, ngăn ngừa tốt, ứng biến tốt và phục hồi tốt.

Nền tảng và mục tiêu cho sự liên đới trách nhiệm trên giữa XHDS và các chủ thể tham dự là vì sự an toàn của con người trong một thế giới không an toàn. An ninh con người chính là thước đo cho mọi hoạt động của các chủ thể như nhà nước, thị trường, các tổ chức xã hội...

Vì thế, các nhà nước không chỉ đề ra các loại hình an ninh mới để bảo vệ nhà nước và các thực thể sống trong lòng quốc gia, dân tộc ấy mà trạng thái an ninh mới này còn đòi hỏi các chính các thực thể độc lập (XHDS, thị trường...) cũng phải tự xây dựng cho nó khả năng kháng thể với những rủi ro từ bên trong và bên ngoài.

Nếu cá nhân rủi ro thì cộng đồng rủi ro, nếu cộng đồng nguy cơ thì nhân loại nguy cơ. Khả năng kháng thể của mỗi đơn vị, tổ chức cấu thành xã hội giờ đây cần đến một sự đồng thuận mới: phản tư. Cá nhân phản tư, xã hội phản tư, nhân loại phản tư. Một cách thức đồng nhất trong tính đa dạng nhằm kiểm soát những rủi ro, bất định của thế giới nguy cơ. Do đó, nhân loại luôn mơ ước về một cộng đồng chính trị mang tính toàn cầu. Cộng đồng ấy đòi hỏi một nền văn hóa công luận tích cực, nơi đó những vấn đề thuộc về lợi ích chung có thể được thảo luận một cách công khai và sòng phẳng, và sức mạnh của công luận có thể tác động hiệu quả đến các quá trình lấy quyết định (Habermas).

Ở cấp độ khác, nếu xã hội nguy cơ thì toàn cầu nguy cơ, do vậy các vấn đề toàn cầu cần đến giải pháp toàn cầu (như nghị định thư Kyoto...). Các thế lực toàn cầu (chẳng hạn các công ty xuyên quốc gia…) cần được đối trọng và kiềm chế bởi những định chế pháp lý quốc tế (nhiều người đã nghĩ đến mô hình “các nhà nước xuyên quốc gia”...). Muốn giải quyết các xung đột liên quốc gia một cách hòa bình, vai trò của công pháp quốc tế ngày càng trở nên quan trọng và cấp bách.

Lịch sử, xét đến cùng là hoạt động của những con người sống đã và đang theo đuổi mục đích của chính bản thân mình (Mác). Con người dựa vào tự nhiên và dựa vào nhau để tạo nên lịch sử của chính họ. Một thế giới vì con người với những mục tiêu nhân văn, nhân bản, bác ái, an toàn và cùng phát triển chắc chắn sẽ là xuất phát điểm và là cứu cánh để nhân loại cùng chung tay cam kết cải thiện tình trạng của thế giới.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Trần Việt Hà, Lương Thị Thu Hường (2010), "Những vấn đề nổi lên của chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo hiện nay", Tạp chí Công an nhân dân (2), tr118-120.

2. Trần Việt Hà (2013), "Quan niệm nhân học xã hội và tổ chức quyền lực chính trị trong triết học của Rousseau", Tạp chí Lý luận chính trị & truyền thông (12), tr.39-43.

3. Trần Việt Hà (2014), "Bàn về vai trò quản lý xã hội của nhà nước trong kinh tế thị trường hiện nay", Tạp chí Công an nhân dân (8), tr.19-21.

4. Trần Việt Hà (2014), "An ninh con người trong bối cảnh toàn cầu hóa - Một số liên hệ về vấn đề an ninh ở Canada", Tạp chí Khoa học & Giáo dục an ninh (10), tr.89-92.





Каталог: userfile -> User -> long -> files
User -> CHÍnh phủ Số: 127/2015/NĐ-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
User -> BỘ CÔng thưƠng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
User -> Tuyên truyền tiết kiệM ĐIỆN 2011
User -> Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 02 tháng 4 năm 2002; Luật Bảo hiểm xã hội ngày 29 tháng 6 năm 2006
User -> BỘ CÔng thưƠng cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
User -> BỘ TÀi chính số: 141 /2011 /tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
User -> §¹i häc Quèc gia Hµ Néi Céng hßa x· héi chñ nghÜa viÖt nam §éc lËp Tù do H¹nh phóc
files -> ĐẶng thị thanh trâM ĐẢng lãnh đẠo xây dựNG, phát huy sức mạnh hậu phưƠng miền bắC
files -> TRƯỜng đẠi học khoa học xã HỘi và nhân văn nguyễn thị thanh hải tư TƯỞng của triết học tôma aquinô Chuyên ngành : cndvbc & cndvls
files -> Nguyễn bá ĐẠt rối nhiễu tâm lý Ở trẻ em

tải về 236.19 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương