Chuyên ngành : cndvbc & cndvls



tải về 236.19 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu10.04.2018
Kích236.19 Kb.
#36883
1   2   3

Thế kỷ XIX, G.W.F Hegel (1770 - 1831) là người đầu tiên xác định rất rõ khái niệm "xã hội dân sự" theo nghĩa hiện đại của thuật ngữ này. Sự tách biệt giữa hai khái niệm "nhà nước" và "xã hội dân sự" ở Hegel đã làm thay đổi triệt để ý thức châu Âu hiện đại trong vấn đề này.


Trong Nền dân trị Mỹ, Toqueville đã nghiên cứu về xã hội dân sự dựa trên phân tích về những quyền tham gia của người dân mà mọi hiến pháp dân chủ đều cam kết chỉ có thể trở thành hiện thực trong một nền văn hóa chính trị sống động.

C.Mác (1818 - 1883) đã đưa ra khái niệm về xã hội dân sự như sau: các công trình nghiên cứu của tôi đi đến kết quả này, đó là: các mối quan hệ pháp lý - cũng như các hình thái của nhà nước - không thể được giải thích nếu dựa vào chính chúng mà thôi, hay nếu dựa trên cái mà người ta cho là sự tiến hóa chung của ý thức con người, nhưng ngược lại, phải xem chúng như bắt nguồn từ trong những điều kiện vật chất sinh tồn mà Hegel, theo gương những người Anh và người Pháp ở thế kỷ XVIII, gọi chung dưới cái tên "xã hội dân sự", và việc giải phẫu xã hội dân sự, đến lượt nó, cần được tìm thấy trong môn kinh tế học chính trị.

Lý thuyết về XHDS của Gramsci gắn liền với quan niệm của ông về nhà nước tư bản chủ nghĩa. Ông không hiểu nhà nước theo nghĩa chính phủ mà đặt nó trong quan hệ giữa “xã hội chính trị” (gồm cảnh sát, quân đội, pháp luật) và “xã hội dân sự” (gồm gia đình, giáo dục, công đoàn…). Theo ông, XHDS là lĩnh vực tư nhân, là khâu trung gian giữa nhà nước và nền kinh tế. Theo Gramsci, những lĩnh vực này trên lý thuyết là vậy, trên thực tế thì chúng thường chồng chéo lên nhau.



Dù có một vài học giả xem xét XHDS với tư cách là nhà nước trong lòng nhà nước, quốc gia trong lòng quốc gia, thì về cơ bản tất cả những nghiên cứu trên đều chỉ đứng trên phương diện hoặc chính trị, hoặc triết học, hoặc kinh tế… mà chưa có nghiên cứu mang tính chất liên ngành. Theo luận án, cách tiếp cận từ hệ thống cấu trúc và chức năng, tổ chức và thể chế là bao quát, đầy đủ hơn cả về bản chất của XHDS. Bởi vì, đó là cách tiếp cận tích - tổng hợp dựa trên góc độ nghiên cứu liên ngành: chính trị - triết học - luật học - xã hội học, kinh tế học. Từ đó, cho phép chỉ ra được các chiều kích tương thuộc của XHDS với những yếu tố cấu thành nên nó và tương tác với nó.

Cha đẻ của thuyết cấu trúc - chức năng là Anthony Giddens và Talcott Parsons, hai ông đưa ra một cách xem xét mới về xã hội dựa trên sự tương tác xã hội và sự phụ thuộc lẫn nhau của các cá nhân, nhóm và tổ chức. Điều này sẽ cho phép xem xét XHDS bước đầu mang tính hệ thống và liên kết chặt chẽ.

Bên cạnh cách xem xét cấu trúc - chức năng, tổ chức phải kể đến tiếp cận theo hệ thống tổ chức - thể chế. Người đưa ra lý thuyết này là Douglass North trong cuốn “Thể chế, sự thay đổi thể chế và vận hành kinh tế” (1990) cùng với sự phân chia thể chế thành hai loại: thể chế chính thức và không chính thức.

2.1.1.2. Khái niệm

Từ việc lựa chọn hướng tiếp cận trên đây, luận án nhận thấy:



Xã hội dân sự là tập hợp mang tính tự nguyện, tự đồng thuận, tự chủ, tự quản, tự chịu trách nhiệm của những người dân được liên kết với nhau theo những mối quan hệ phi nhà nước, phi thị trường.

2.1.1.3. Chức năng

Có thể nêu nên một số chức năng và thông qua việc thực hiện tốt các chức năng này mà vai trò của XHDS ngày càng được đề cao.



Thứ nhất, xã hội dân sự góp phần cho sự phát triển con người.

Thứ hai, xã hội dân sự phối hợp với nhà nước trong việc hoạch định và thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ ba, xã hội dân sự thực hiện sự phản biện xã hội đối với các chủ trương chính sách và giám sát hoạt động của đội ngũ công chức nhà nước.

Thứ tư, xã hội dân sự góp phần phát huy các nguồn lực của xã hội nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.

2.1.2. An ninh của xã hội dân sự

Từ điển Webster định nghĩa: “an ninh là chất lượng hay tình trạng được an toàn như a: không có nguy hiểm; b: không có sợ hãi hay lo âu; c: không có thiếu thốn hay nghèo khổ”.

Có thể có nhiều cách định nghĩa khác nhau về an ninh. Tuy nhiên xét từ góc độ nghiên cứu rủi ro và khủng hoảng thì An ninh trước hết được hiểu như sự nhận thức, sự đánh giá về khả năng và mức độ rủi ro đang xảy ra hoặc có khả năng xảy ra; về thực tiễn - an ninh là hệ thống bao gồm các biện pháp cùng với thể chế tương ứng - nhằm hóa giải/ hoặc hạn chế/ hoặc kiểm soát các rủi ro đó.

Và như vậy, an ninh có thể được khái quát như sau: về khách quan là không có sự uy hiếp, về chủ quan là không có sự lo sợ. An ninh là trạng thái ổn định, an toàn, không có dấu hiệu nguy hiểm đe dọa sự tồn tại và phát triển bình thường của cá nhân, của tổ chức, của từng lĩnh vực hoạt động xã hội hoặc của toàn xã hội.

Từ cách hiểu an ninh như vậy nên có thể gắn “an ninh” cho những thực thể xã hội khác nhau. Khi gắn với xã hội dân sự, có thể định nghĩa An ninh của xã hội dân sự là trạng thái trật tự, kỷ cương của xã hội dân sự, không có dấu hiệu nguy hiểm đe doạ sự an toàn về thân thể, ổn định về mặt tinh thần và phát triển bình thường của các cá nhân. Nói cách khác, an ninh của xã hội dân sự chính là một phương diện của an ninh con người.

Mục tiêu an ninh của xã hội dân sự là làm sao cho cộng đồng ấy có được trạng thái trật tự và ổn định, những cá nhân ở trong đó thoát khỏi cảm giác lo sợ, bất an và được an toàn về mặt thân thể. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, với tác động từ nhà nước, thị trường và các tác nhân phi nhà nước gây ra rủi ro mang tính toàn cầu đang làm cho tính bất định, bất ổn của xã hội dân sự trở thành vấn đề mang tính thời sự nóng hổi.



2.2. Toàn cầu hóa - Khái niệm và đặc trưng

2.2.1. Khái niệm

Toàn cầu hoá được hiểu như cách thức diễn đạt ngắn gọn cái quá trình mở rộng phổ và các mối liên hệ sản xuất, của giao tiếp và của công nghệ - ra khắp thế giới. Quá trình mở rộng như vậy đã làm cho các hoạt động kinh tế và văn hoá đan bện vào nhau.

2.2.2. Đặc trưng

1. Công nghệ mới. 2. Sự tập trung thông tin cho phép thực hiện liên lạc trực tiếp.3. Sự gia tăng xu hướng chuẩn hoá các sản phẩm kinh tế và xã hội. 4. Gia tăng hội nhập xuyên quốc gia. 5. Tính dễ làm tổn thương lẫn nhau do sự tuỳ thuộc vào nhau tăng lên.

Có thể coi toàn cầu hoá như những liên kết đang không ngừng mở rộng, gia tăng cường độ vận tốc độ; và gây ảnh hưởng ở cấp độ toàn thế giới.

Tiểu kết chương 2

Trên cơ sở khái quát những nghiên cứu khác nhau trong lịch sử từ Cổ đại đến hiện đại cho thấy, có nhiều cách xem xét về XHDS, hoặc ở góc độ tiếp cận chính trị, hoặc triết học, tôn giáo, luật học, kinh tế, hay xã hội học… Luận án đề xuất cách tiếp cận liên ngành, tổng - tích hợp, đó là xem xét từ cấu trúc - chức năng, tổ chức và thể chế. Với phương pháp tiếp cận như vậy, luận án chỉ ra xã hội dân sự là: Xã hội dân sự là tập hợp của những người dân được liên kết với nhau theo những mối quan hệ phi nhà nước, phi thị trường.

Xét theo đặc trưng cơ bản của XHDS cho thấy, XHDS là tổ hợp những mối quan hệ độc lập với nhà nước và thị trường; song nó lại là thực thể không tách rời với các yếu tố thuộc hạ tầng cơ sở và thượng tầng kiến trúc của xã hội, đặc biệt là nhà nước và thị trường.

Vấn đề an ninh của XHDS được đặt ra nhằm mục tiêu vì sự an toàn cho con người trong một thế giới nguy cơ. An ninh của xã hội dân sự được hiểu là tập hợp những người dân ở trong đó có trạng thái trật tự, kỷ cương, an toàn về thân thể và ổn định về mặt tinh thần. Nói cách khác, an ninh của xã hội dân sự chính là một phương diện của an ninh con người.

Mục tiêu của an ninh XHDS là nhằm tạo ra trạng thái ổn định, có trật tự, kỷ cương. Trật tự, kỷ cương đó được xác lập trên cơ sở các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành (được gọi là những quy phạm pháp luật) và những giá trị của XHDS (được mọi thành viên trong XHDS thừa nhận, tôn trọng, tuân thủ) và nhờ đó mà XHDS được bảo toàn.

Trong toàn cầu hoá và các tác nhân tham gia đang làm cho an ninh con người nói chung, an ninh của xã hội dân sự nói riêng bị đe doạ, mất an ninh, rủi ro và dễ mất kiểm soát. Điều này cần được lường tính trong chiến lược hoạch định chính sách của các nhà nước và các XHDS cũng như các tác nhân toàn cầu.

Rõ ràng, cần một chính sách an ninh mới, một phương thức quản trị mới và một phương thức liên kết mới giữa các tác nhân xã hội và thế giới nhằm tìm kiếm một thế giới an toàn hơn.


Chương 3

NHỮNG ĐIỂM MỚI VỀ AN NINH CỦA XÃ HỘI DÂN SỰ

TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA
3.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến an ninh của xã hội dân sự

3.1.1. Các yếu tố bên trong - các nhân tố cấu thành xã hội dân sự

Xã hội dân sự bao gồm sự đa dạng về tổ chức, thành viên và cử tri, ví dụ, nó bao gồm các viện hàn lâm, các hiệp hội kinh doanh, tổ chức cộng đồng, các cơ quan bảo vệ người tiêu dùng, nhóm phát triển hợp tác, các chiến dịch môi trường, hành lang dân tộc, cơ sở, nhóm nông dân, những người ủng hộ nhân quyền, công đoàn lao động, cứu trợ tổ chức, hoạt động hòa bình, cơ quan chuyên môn, các tổ chức tôn giáo, phụ nữ mạng, chiến dịch thanh niên và nhiều hơn nữa.



Nghịch lý của XHDS cũng thể hiện ngay trong bản chất của nó là liên kết Tự nguyện; Tự đồng thuận; Tự chủ; Tự quản; Tự túc; Tự chịu trách nhiệm trước pháp luật vì mục tiêu nào đó; thì nay bản chất liên kết này lại đang bị thách thức bởi các loại rủi ro, bất định, bất ổn của toàn cầu hoá và của an ninh phi truyền thống

Với những ưu điểm không thể phản bác, xã hội dân sự cũng có những nhược điểm rất cơ bản. Và những nhược điểm này chính là nguyên nhân làm xuất hiện những mâu thuẫn, thậm chí là những xung đột để rồi có thể dẫn đến những sự bất an, nguy hiểm, đe dọa đối với chính các thành viên, các bộ phận, yếu tố của XHDS, thậm chí có thể đe doạ cả ANQG. Cụ thể là:



Thứ nhất, về bản chất XHDS bao gồm các liên kết mềm do đó có các cơ cấu tổ chức khá lỏng lẻo, khó tạo tính đồng thuận cao trong từng tổ chức nói riêng cũng như trong mạng lưới nói chung.

Thứ hai, do nội dung hoạt động của từng tổ chức XHDS có thể khác nhau, thậm chí trái ngược nhau, cho nên trong nhiều trường hợp có thể xảy ra tình trạng xung đột. Dễ xảy ra tình trạng tuỳ tiện, biến lợi ích chung thành lợi ích riêng, thậm chí vi phạm pháp luật nhà nước.

Thứ ba, một số tổ chức tính quản trị nội bộ không cao (không có quy tắc hành xử, quy tắc đạo đức trong tổ chức và hành động, thiếu trách nhiệm giải trình, không công khai minh bạch, thiếu sự tham gia của các hội viên và không có định hướng hoạt động lâu dài) nên dễ bị tan rã. Điều này càng làm gia tăng rủi ro, bất ổn không chỉ cho XHDS mà còn cho môi trường xã hội, nhà nước và an ninh con người.

Thứ tư, do không có nguồn tài chính dồi dào và triết lý hoạt động độc lập, nên một số tổ chức có thể dễ bị lợi dụng.

Thứ năm, không thể không đề cập tới, đó là sự cạnh tranh hay tranh giành ảnh hưởng của các thành viên, các nhóm trong XHDS. Điều này có thể dẫn đến sự đổ vỡ niềm tin của các cá nhân, sự tan vỡ của các nhóm. Đây cũng chính là một trong những yếu tố quan trọng đưa tới sự mất kiểm soát, không lường tính được sự bất an, mất an ninh của XHDS.

Thứ sáu, sự tranh giành khu vực ảnh hưởng của các tổ chức XHDS (đặc biệt ở các nước đang phát triển). Sự cạnh tranh giữa các tổ chức XHDS khiến cho nỗ lực hợp tác giữa họ dễ bị suy yếu, đặc biệt nỗ lực ổn định an ninh quốc gia của nhà nước. Với khẩu hiệu vì hoà bình, cuộc chạy đua giữa các NGO thay vì mang lại bình yên cho xã hội, quốc gia, khu vực thì lại tạo ra bất ổn, thậm chí mất kiểm soát. Mùa xuân ở Ả rập là một minh chứng. Giờ đây, Ả rập đang chìm trong mùa đông bất ổn, đe doạ an ninh, an toàn của con người mà chưa biết khi nào có lối thoát.

3.1.2. Các yếu tố bên ngoài - tương tác giữa xã hội dân sự với nhà nước và thị trường

Xã hội dân sự, nhà nước và thị trường là những tiểu hệ thống có tính độc lập tương đối để vận động, tồn tại và phát triển. Sự tác động qua lại giữa chúng có ảnh hưởng quan trọng đến sự vận động và phát triển của nhau. Sự mất cân bằng ở một yếu tố nào đó cũng sẽ gây ra những bất ổn cho các yếu tố còn lại và thậm chí gây nên khủng hoảng đối với sự phát triển của xã hội.

Nghiên cứu về cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay, cho thấy do vai trò điều tiết của nhà nước suy giảm là nguyên nhân gây ra khủng hoảng và gia tăng mức độ bất bình đẳng. Ngược lại, nếu vai trò của nhà nước quá lớn cũng có thể đe dọa sự cân bằng của các thể chế.

Trong trường hợp, khi các thị trường quá mạnh thì các quyền lợi và bản sắc xã hội cũng có nguy cơ bị đe dọa. Karl Polanyi cho rằng, sự nổi dậy của thị trường trong thế kỷ 18 đã gây nguy hiểm cho cơ cấu xã hội và là nguyên nhân chủ yếu của các biến động xã hội không thể dự doán trước được. Ông cũng tranh luận rằng sự gia tăng các kế hoạch bảo vệ xã hội và bảo hiểm xã hội vào cuối thể kỷ 19 là một phản ứng trước những bất ổn xã hội này.

Một thị trường hoặc vai trò của nhà nước đều có thể đe dọa các cơ cấu cơ bản, bản sắc và các thông lệ của cộng đồng xã hội. Mối nguy hại của sự không cân bằng giữa các thể chế điều phối chính là dấu hiệu phân biệt của tính hiện đại, và nếu có điều gì đó nổi bật trong quá trình toàn cầu hóa. Xã hội dân sự sau đó nổi lên như là tiêu chí để cân bằng quyền lực giữa ba thể chế này. Nhưng điều này được thực hiện như thế nào?

Xã hội dân sự theo định nghĩa là không có quyền lực, phương tiện của xã hội dân sự không phải là tiền, luật pháp hay sự áp bức, mà là truyền thông. Nhưng xã hội dân sự có thể hình thành biện pháp thực thi quyền lực một cách sâu sắc và đặc biệt là có thể hoạt động như là sức mạnh gây tác dụng ngược để đánh giá sự không cân bằng các hình thức thống trị.

Như thế không có nghĩa là XHDS, nhà nước và thị trường tuyệt đối khác nhau, triệt tiêu lẫn nhau như quan niệm phiến diện cực đoan.

Tính độc lập tương đối của các tiểu hệ thống là điều hiển nhiên vì mọi hoạt động của các tiểu hệ thống này đều do con người và vì con người. Nhân tố con người là mẫu số chung của nhà nước, xã hội dân sự và thị trường.

Do đó mối quan hệ ở đây phải là mối quan hệ biện chứng là 3 mặt của một vấn đề, là nương tựa vào nhau nhưng cũng chế ngự nhau để hài hoà hơn trong phát triển.

Tính biện chứng của chúng thể hiện ở chỗ, Nhà nước nào thì có nền kinh tế thị trường phát triển tương ứng và nhà nước nào thì cũng có XHDS phát triển tương ứng. Ngược lại, sự phát triển nhất định của XHDS sẽ là yếu tố tạo điều kiện cho nhà nước và kinh tế thị trường phát triển.

3.2. Sự biến đổi an ninh của xã hội dân sự

3.2.1. Các chủ thể tham dự

An ninh hiện nay là an ninh toàn cầu, an ninh mang tính chất xuyên biên giới, với những mối đe dọa mới, và những chủ thể tham gia mới.



Nếu chủ thể cung cấp an ninh cho XHDS chỉ dừng lại ở nhà nước và thị trường thì chắc chắn rằng khó có được trạng thái an ninh đầy đủ. Vì vậy, bản thân XHDS cũng có vai trò là một chủ thể trong việc tự bảo đảm an ninh cho nó. Bởi chủ thể tham dự và đảm bảo an ninh đó là bộ ba hệ thống cân bằng động: nhà nước, thị trường và xã hội dân sự.

Tính thiết yếu của gắn kết bộ ba quyền lực này là vì một trật tự chính trị - xã hội và lợi ích chủ quyền quốc gia. Một trật tự chính trị hợp pháp cần phải được dựa trên một số thỏa thuận về ranh giới của cộng đồng chính trị, ưu tiên quốc gia và bản sắc tập thể.

Để mục tiêu này có hiệu quả, quản trị nhà nước cần phải xem xét cả hiệu quả của các tổ chức nhà nước và tính hợp pháp của họ và các tác động của sự can thiệp từ bên ngoài về sự gắn kết về chính trị - xã hội, hay "xây dựng đất nước".

Bên cạnh đó, với việc phát huy vai trò trong thảo luận, giám sát, phản biện chính sách của các Chính phủ, XHDS cũng phải liên hiệp và chung tay vì các giá trị hòa bình, tốt đẹp của nhân loại. Chẳng hạn, liên hiệp tổ chức người tiêu dùng trên thế giới (một hình thức tổ chức của XHDS) luôn cảnh báo người dân nên dùng các sản phẩm xanh, là người tiêu dùng thông thái, kiên quyết từ chối các mặt hàng được sản xuất ra từ sự bóc lột lao động trẻ em và sức lao động của tù nhân.



3.2.2. An ninh con người - chuẩn mực đo lường mới của an ninh

Con người phải được bảo vệ khỏi các mối đe dọa từ bên ngoài đối với bản thân mình và tạo lập cảm giác an toàn trong cuộc sống gia đình, nơi làm việc cũng như trong xã hội.

Ở phạm vi hẹp, an ninh con người hầu hết đề cập đến bảo vệ cá nhân khỏi những mối đe dọa bạo lực, cụ thể như: xung đột vũ trang, bất hòa dân tộc, Nhà nước không hoạt động như mong đợi, buôn lậu nhỏ có vũ trang, v.v. .

Ở phạm vi rộng, an ninh con người đề cập đến giải quyết một dãy những nhu cầu con người và tự do được xác định để đảm bảo hạnh phúc của cá nhân, cũng như bảo vệ các cá nhân khỏi những mối đe dọa.

Từ sự phân tích trên, có thể khẳng định: An ninh con người là trạng thái để con người không bị đe dọa trước các mối nguy hiểm và tạo lập một cuộc sống an toàn, phát triển.

3.3. An ninh truyền thống và cơ sở của học thuyết an ninh mới

3.3.1. An ninh truyền thống

An ninh truyền thống chủ yếu dùng để chỉ những lợi ích, quan hệ cốt lõi liên quan chính trị và quân sự (thực chất là các vấn đề chính trị, đảm bảo vai trò chính quyền và vấn đề chủ quyền, lãnh thổ, bảo vệ đất nước trước các nguy cơ xâm phạm quân sự, bạo lực từ bên ngoài).

Tuy nhiên, từ sự gia tăng rủi ro trong toàn cầu hóa đã làm xuất hiện nhu cầu phòng tránh và khắc phục rủi ro. Để hạn chế những rủi ro này, hiện nay, không thể dùng thuần túy quan điểm an ninh truyền thống. Điều này đã dẫn đến một học thuyết an ninh mới - an ninh phi truyền thống.



3.3.2. Xã hội rủi ro - cơ sở của học thuyết an ninh mới

3.3.2.1. Thuật ngữ rủi ro

Rủi ro là hiệu ứng của sự không chắc chắn về mục tiêu có thể hoặc không thể xảy ra và những bất ổn gây ra bởi sự không rõ ràng hoặc thiếu thông tin. Nó cũng bao gồm cả các tác động tiêu cực và tích cực vào mục tiêu.

Rủi ro liên quan đến đe doạ và những nguy hiểm cho cá nhân và cộng đồng trên tất cả các phương diện cơ bản của đời sống xã hội, như kinh tế, chính trị, y tế, an ninh, sức khoẻ, môi trường, yếu tố con người, công nghệ thông tin...

Ulrich Beck tiếp cận về rủi ro dựa trên lý thuyết về tính hiện đại của xã hội văn minh công nghiệp. Trong “Xã hội rủi ro” (Rick Society), ông cho rằng, trong xã hội hiện đại, con người ngày càng đón nhận nhiều cơ hội cho sự phát triển của cá nhân và cộng đồng của mình đồng thời, con người cũng phải đối mặt với ngày càng nhiều rủi ro trong cuộc sống, trong môi trường công nghệ ngày càng cao, trong việc lựa chọn các quyết định. Do đó, càng nhiều cơ hội bao nhiêu thì càng nhiều rủi ro bấy nhiêu. Phân phối phúc lợi xã hội đi kèm với phân phối rủi ro.

Từ lý thuyết về rủi ro cần thiết đặt ra phương thức kiểm soát rủi ro. Kiểm soát rủi ro là một cách đối phó có hệ thống với các yếu tố ngẫu nhiên và không an toàn xuất hiện trong quá trình hiện đại hóa hoặc do bản thân quá trình hiện đại hóa tạo ra.



3.3.2.2. Các nhóm rủi ro cơ bản trong rủi ro toàn cầu hiện nay

Nhóm thứ nhất, rủi ro về môi trường; Nhóm thứ hai, rủi ro kinh tế toàn cầu; Nhóm rủi ro thứ ba, mối đe dọa của các mạng lưới khủng bố trên toàn cầu.

3.3.3. An ninh phi truyền thống

An ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống đều chỉ một loại quan niệm an ninh, nhưng khác nhau ở góc nhìn đối với nhận thức về an ninh, chủ thể của an ninh, tính chất của an ninh, nội hàm của khái niệm an ninh.

An ninh phi truyền thống là một loại quan niệm an ninh mới, nhấn mạnh rằng, an ninh quốc gia tuy vẫn quan trọng nhưng không phải là đối tượng duy nhất của an ninh; nội dung an ninh quốc gia không chỉ là an ninh chính trị và quân sự; an ninh quốc gia và an ninh quốc tế, an ninh toàn cầu tác động qua lại lẫn nhau, trong một ý nghĩa nào đó, an ninh quốc tế và an ninh toàn cầu trực tiếp ảnh hưởng và chi phối an ninh quốc gia. Nói cách khác, an ninh phi truyền thống là vấn đề xuyên quốc gia do nhân tố phi chính trị, phi quân sự gây ra, trực tiếp ảnh hưởng, thậm chí uy hiếp đến sự phát triển, ổn định và an ninh của nước này hay nước khác, của khu vực và của toàn cầu.

3.4. Các mối đe dọa mang tính toàn cầu đối với an ninh con người hiện nay

3.4.1. Nguồn gốc, điều kiện phát sinh

Nguồn gốc phát sinh các vấn đề an ninh phi truyền thống có thể xuất phát từ chính con người hoặc thiên nhiên hoặc các diễn biến khác.



Con người (nhân tai) ở đây gồm cá nhân và tổ chức mà hành động của họ gây nguy hại cho ANQG như tội phạm công nghệ thông tin, khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia (buôn bán ma túy, mua bán người,...).

Thiên nhiên (thiên tai) với tư cách là tác nhân gây ra nguồn gốc an ninh phi truyền thống chính là những hiện tượng tự nhiên xảy ra đối với khu vực, quốc tế ảnh hưởng, đe dọa ANQG (thiên tai, dịch bệnh, động đất, sóng thần,...).

Ngoài hai yếu tố trên còn một yếu tố nữa chính là các diễn biến khác, đó là những diễn biến trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội,... ở một quốc gia nảy sinh ngoài ý muốn của con người có sức lan tỏa rộng, nhanh, đe dọa ANQG của một hay nhiều nước. Ví dụ, như cách mạng đường phố (màu sắc hoặc có người gọi đó là “cách mạng truyền thông”, được hiểu là các cuộc cách mạng dựa vào các phương tiện truyền thông nhất là các mạng xã hội); khủng hoảng tài chính; khủng hoảng kinh tế thế giới và khu vực...

3.4.2. Một số mối đe dọa từ an ninh phi truyền thống hiện nay

3.4.2.1. Biến đổi khí hậu và môi trường

Biến đổi khí hậu sẽ tạo ra và làm trầm trọng thêm sự bất ổn định về chính trị, gia tăng bạo lực; cơ cấu địa chính trị cũng có sự thay đổi lớn; sự bố trí quốc phòng - an ninh có sự xáo trộn không nhỏ.

3.4.2.2. Dịch bệnh truyền nhiễm

Bệnh dịch truyền nhiễm (như bệnh AIDS, SARS, Ebola...) là một trong nhiều loại uy hiếp an toàn tính mạng và tài sản của nhân loại, uy hiếp sự ổn định của xã hội, thậm chí ở mức độ nào đó có thể quyết định sự sống còn của một quốc gia - dân tộc.



3.4.2.3. Di dân phi pháp

Hiện tượng di dân phi pháp bắt nguồn từ vấn đề kinh tế. Tình trạng bất bình đẳng, phân chia đẳng cấp trên toàn do toàn cầu hóa gây nên là nguyên nhân nội tại thúc đẩy di dân phi pháp.



3.4.2.4. Chủ nghĩa khủng bố

Từ thập niên 90 của thế kỷ XX, chủ nghĩa khủng bố đương đại có một số biến tướng, nhưng bản chất bạo lực cực đoan của nó không hề thay đổi, cùng với vấn đề chia rẽ dân tộc, chủ nghĩa cực đoan tôn giáo, chủ nghĩa khủng bố tạo thành “ba thế lực xấu” đe dọa ngày càng lớn đối với an ninh quốc gia.



Tiểu kết chương 3

Rủi ro đã không dừng lại ở phạm vi của nhà nước - dân tộc. Một bất ổn, nguy cơ nào đó, ở một mắt xích nào đó, hoặc là nhà nước, hoặc thị trường hay xã hội dân sự; dù là cá nhân hay cộng đồng thì ngay lập tức nó ảnh hưởng tới các tác nhân còn lại. Thế giới nguy cơ bởi các tác nhân tham dự vào an ninh toàn cầu vừa là chủ thể, vừa đối tượng.

Chủ thể tham dự vào sự tương tác với an ninh của xã hội dân sự vừa là chính nó - XHDS vừa là nhà nhà nước, không loại trừ cả thị trường. Ba nhân tố này đã khiến cho cục diện an ninh truyền thống thay đổi, mở rộng biên độ phạm vi của nó sang an ninh phi truyền thống, nhằm kiểm soát, phòng ngừa những rủi ro, bất định đe doạ an ninh cá nhân - con người trong XHDS nói riêng, nhà nước và nhân loại nói chung.

Những mối đe dọa mới, thách thức mới về an ninh không ngừng gia tăng. Ngoài những vấn đề đe dọa truyền thống như xung đột quân sự, chạy đua vũ trang… nhân loại ngày càng phải đối mặt với những thách thức và mối đe dọa của an ninh phi truyền thống như khủng hoảng tài chính, an ninh mạng, biến đổi khí hậu, phổ biến vũ khí hạt nhân, an ninh môi trường, an ninh tài nguyên nước, an ninh lương thực, an ninh văn hóa v.v..


Chương 4

XÂY DỰNG XÃ HỘI DÂN SỰ GÓP PHẦN BẢO ĐẢM

AN NINH CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
4.1. Kinh nghiệm quốc tế

4.1.1. Trường hợp Canada

Hiện nay, Canada đã điều chỉnh luật pháp hiện có hoặc thông qua những luật mới sử dụng để bảo vệ an toàn cho các tổ chức và công dân của mình. Những nỗ lực của Canada bao gồm: (1) cuộc chống khủng bố, (2) phát triển chính sách an ninh quốc gia, (3) thay đổi cách quản lý các chương trình viện trợ quốc tế, (4) an ninh con người.



Каталог: userfile -> User -> long -> files
User -> CHÍnh phủ Số: 127/2015/NĐ-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
User -> BỘ CÔng thưƠng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
User -> Tuyên truyền tiết kiệM ĐIỆN 2011
User -> Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 02 tháng 4 năm 2002; Luật Bảo hiểm xã hội ngày 29 tháng 6 năm 2006
User -> BỘ CÔng thưƠng cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
User -> BỘ TÀi chính số: 141 /2011 /tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
User -> §¹i häc Quèc gia Hµ Néi Céng hßa x· héi chñ nghÜa viÖt nam §éc lËp Tù do H¹nh phóc
files -> ĐẶng thị thanh trâM ĐẢng lãnh đẠo xây dựNG, phát huy sức mạnh hậu phưƠng miền bắC
files -> TRƯỜng đẠi học khoa học xã HỘi và nhân văn nguyễn thị thanh hải tư TƯỞng của triết học tôma aquinô Chuyên ngành : cndvbc & cndvls
files -> Nguyễn bá ĐẠt rối nhiễu tâm lý Ở trẻ em

tải về 236.19 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương