Chuẩn mực việt nam về HỢP ĐỒng dịch vụ soát xét chuẩn mực số 2410: Soát xét thông tin tài chính giữa niên độ do kiểm toán viên độc lập của đơn vị thực hiện



tải về 342.59 Kb.
trang3/5
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích342.59 Kb.
#12375
1   2   3   4   5

Nếu yếu tố không chắc chắn trọng yếu dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của đơn vị không được thuyết minh đầy đủ trong thông tin tài chính giữa niên độ, kiểm toán viên phải đưa ra kết luận ngoại trừ hoặc trái ngược, tùy theo từng trường hợp. Báo cáo soát xét cần trình bày rõ yếu tố không chắc chắn trọng yếu đó.

  • Kiểm toán viên phải xem xét bổ sung đoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh” về yếu tố không chắc chắn trọng yếu mà kiểm toán viên phát hiện được vào báo cáo soát xét. Yếu tố không chắc chắn trọng yếu đó không liên quan đến khả năng hoạt động liên tục, nhưng kết quả của nó phụ thuộc vào các sự kiện trong tương lai và có thể ảnh hưởng tới thông tin tài chính giữa niên độ.

    Các yếu tố cần xem xét khác

        1. Các điều khoản của hợp đồng soát xét bao gồm sự chấp thuận của Ban Giám đốc đơn vị rằng trường hợp có bất kỳ tài liệu nào có chứa đựng thông tin tài chính giữa niên độ và thể hiện rằng thông tin tài chính giữa niên độ đó đã được kiểm toán viên của đơn vị soát xét, thì tài liệu đó phải đính kèm báo cáo soát xét. Nếu Ban Giám đốc không đính kèm báo cáo soát xét vào tài liệu đó, kiểm toán viên nên xem xét việc tham khảo ý kiến chuyên gia tư vấn pháp luật để xác định hành động thích hợp.

        2. Nếu kiểm toán viên đã phát hành báo cáo soát xét có kết luận không phải là kết luận chấp nhận toàn phần và Ban Giám đốc đơn vị công bố thông tin tài chính giữa niên độ mà không đính kèm báo cáo soát xét này vào tài liệu chứa thông tin tài chính giữa niên độ đó, kiểm toán viên nên xem xét việc tham khảo ý kiến chuyên gia tư vấn pháp luật để xác định hành động thích hợp, và xem xét khả năng rút khỏi hợp đồng kiểm toán báo cáo tài chính năm.

        3. Thông tin tài chính giữa niên độ bao gồm một bộ báo cáo tài chính tóm lược thì không nhất thiết phải chứa đựng toàn bộ thông tin của bộ báo cáo tài chính đầy đủ, mà chỉ giải thích các sự kiện, các biến động có ảnh hưởng đáng kể đến hiểu biết của kiểm toán viên về những thay đổi trong tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Lý do là vì người sử dụng thông tin tài chính giữa niên độ có thể được tiếp cận với báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm trước liền kề, như trường hợp các tổ chức niêm yết. Trường hợp khác, kiểm toán viên cần thảo luận với Ban Giám đốc đơn vị về sự cần thiết phải nêu rõ trong thông tin tài chính giữa niên độ về việc thông tin tài chính giữa niên độ cần được đọc đồng thời với các báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm trước liền kề. Nếu không nêu rõ như vậy, kiểm toán viên cần xem xét xem liệu thông tin tài chính giữa niên độ có bị hiểu sai lệch trong các tình huống cụ thể hay không và điều đó có ảnh hưởng đối với báo cáo soát xét hay không.

    Tài liệu, hồ sơ soát xét

        1. Kiểm toán viên phải lập tài liệu, hồ sơ soát xét đầy đủ và phù hợp để làm cơ sở cho kết luận của kiểm toán viên và để cung cấp bằng chứng về công việc soát xét đã được thực hiện phù hợp với Chuẩn mực này, pháp luật và các quy định có liên quan. Tài liệu, hồ sơ soát xét cho phép một kiểm toán viên có kinh nghiệm không tham gia hợp đồng soát xét có thể hiểu được nội dung, lịch trình và phạm vi các cuộc phỏng vấn đã thực hiện, thủ tục phân tích và thủ tục soát xét khác đã được áp dụng, các thông tin thu thập được, và bất cứ vấn đề trọng yếu nào cũng như việc giải quyết các vấn đề đó trong quá trình thực hiện công việc soát xét.

    Lưu ý khi soát xét thông tin tài chính giữa niên độ của các đơn vị trong lĩnh vực công

        1. Đoạn 10 Chuẩn mực này quy định doanh nghiệp kiểm toán và khách hàng phải thỏa thuận các điều khoản của hợp đồng soát xét. Đoạn 11 Chuẩn mực này hướng dẫn về hợp đồng soát xét để tránh sự hiểu nhầm về nội dung của dịch vụ và cụ thể là hiểu nhầm mục đích, phạm vi soát xét, trách nhiệm của Ban Giám đốc đơn vị, trách nhiệm của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán, mức độ đảm bảo đạt được cũng như nội dung và hình thức của báo cáo. Pháp luật và các quy định điều chỉnh hợp đồng soát xét trong lĩnh vực công thông thường có thể có các quy định đặc thù riêng trong việc thực hiện hợp đồng dịch vụ soát xét, do đó, hợp đồng soát xét có thể không được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực công. Tuy nhiên, hợp đồng soát xét có các nội dung quy định trong đoạn 11 Chuẩn mực này có thể là hữu ích cho cả doanh nghiệp kiểm toán cũng như khách hàng trong lĩnh vực công. Do đó, doanh nghiệp kiểm toán cần xem xét và thỏa thuận với khách hàng trong lĩnh vực công về các điều khoản của hợp đồng dịch vụ soát xét dưới hình thức hợp đồng soát xét.

        2. Trong lĩnh vực công, yêu cầu của cuộc kiểm toán theo luật định có thể bao gồm các công việc khác, như soát xét thông tin tài chính giữa niên độ. Trường hợp này, kiểm toán viên trong lĩnh vực công phải thực hiện yêu cầu đó mà không được quyền từ chối (xem quy định tại đoạn 50 Chuẩn mực này) hoặc không được rút khỏi hợp đồng soát xét (xem quy định tại đoạn 36 và 40(b) Chuẩn mực này). Kiểm toán viên trong lĩnh vực công cũng có thể không được phép từ chối khi được yêu cầu kiểm toán báo cáo tài chính năm (xem quy định tại đoạn 40(c) và 62 Chuẩn mực này).

        3. Đoạn 41 Chuẩn mực này quy định trách nhiệm của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán khi phát hiện vấn đề khiến kiểm toán viên cho rằng đơn vị có hành vi gian lận hoặc vi phạm pháp luật và các quy định có liên quan. Trong lĩnh vực công, kiểm toán viên có thể có nghĩa vụ pháp lý phải báo cáo vấn đề đó lên cơ quan quản lý Nhà nước hoặc các cơ quan có thẩm quyền khác.

        4. Danh mục phụ lục:

    1. Phụ lục 01: Ví dụ về mẫu hợp đồng soát xét và mẫu thư thỏa thuận soát xét thông tin tài chính giữa niên độ;

    2. Phụ lục 02: Ví dụ về các thủ tục phân tích kiểm toán viên có thể xem xét khi thực hiện hợp đồng dịch vụ soát xét thông tin tài chính giữa niên độ;

    3. Phụ lục 03: Ví dụ về thư giải trình của Ban Giám đốc;

    4. Phụ lục 04: Ví dụ về các mẫu báo cáo soát xét thông tin tài chính giữa niên độ với kết luận chấp nhận toàn phần;

    5. Phụ lục 05: Ví dụ về các mẫu báo cáo soát xét với kết luận ngoại trừ do không tuân thủ khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng;

    6. Phụ lục 06: Ví dụ về các mẫu báo cáo soát xét với kết luận ngoại trừ do giới hạn về phạm vi soát xét không phải do Ban Giám đốc đơn vị áp đặt;

    7. Phụ lục 07: Ví dụ về các mẫu báo cáo soát xét với kết luận trái ngược do không tuân thủ khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng.

    Phụ lục 01

    (Hướng dẫn đoạn 10 và đoạn 11 Chuẩn mực này)



    MẪU HỢP ĐỒNG SOÁT XÉT THÔNG TIN TÀI CHÍNH GIỮA NIÊN ĐỘ

    Phụ lục này cung cấp ví dụ về mẫu hợp đồng soát xét thông tin tài chính giữa niên độ áp dụng đối với cuộc soát xét báo cáo tài chính cho mục đích chung (được lập phù hợp với các chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS), chế độ kế toán (doanh nghiệp) Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng), minh họa cho các quy định và hướng dẫn trong Chuẩn mực này. Mẫu hợp đồng này cần được thay đổi cho phù hợp với đặc điểm của cuộc soát xét.



    * * *

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    ---------o0o---------

    Số: /HĐSX

    , ngày … tháng … năm …



    HỢP ĐỒNG SOÁT XÉT (*)

    (V/v: Soát xét báo cáo tài chính cho kỳ kế toán kết thúc ngày 30/06/20x5

    của ……………)


    • Căn cứ Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005;

    • Căn cứ Luật thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14/6/2005;

    • Căn cứ Luật kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12 ngày 29/3/2011;

    • Căn cứ Nghị định số 17/2012/NĐ-CP ngày 13/3/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật kiểm toán độc lập;

    • Căn cứ Chuẩn mực Việt Nam về hợp đồng dịch vụ soát xét số 2410 – Soát xét thông tin tài chính giữa niên độ do kiểm toán viên độc lập của đơn vị thực hiện;

    Hợp đồng này được lập bởi và giữa các bên:

    BÊN A: ……………………………………………………………………………………

    Người đại diện : ……………………………………………………….…………….

    Chức vụ : ……………………………………………………………………...



    (Theo Giấy ủy quyền số …………………ngày ………..………)(nếu là Phó Giám đốc)

    Địa chỉ : ………………………………………………………………………

    Email : ……………...………; Tel ………………; Fax: ………………….

    Mã số thuế : ………………………………………………………………………

    Tài khoản số : ………………………………………………………………………

    Tại Ngân hàng : ………………………………………………………………………



    BÊN B: CÔNG TY KIỂM TOÁN XYZ

    Người đại diện : ……………………………………………………………………..

    Chức vụ : ………………………………………………………………………



    (Theo Giấy ủy quyền số …………………ngày ………………..)(nếu là Phó Giám đốc)

    Địa chỉ : ………………………………………………………………………

    Email : ……………..………; Tel …….…………; Fax: ……………….….

    Mã số thuế : ………………………………………………………………………

    Tài khoản số : ……………………………………………………………………....

    Tại Ngân hàng : ………………………………………………………………………



    ĐIỀU 1: NỘI DUNG HỢP ĐỒNG

    Bên B đồng ý cung cấp cho Bên A dịch vụ soát xét báo cáo tài chính của Bên A cho kỳ kế toán kết thúc ngày 30/06/20x5, bao gồm Bảng cân đối kế toán tại ngày 30/06/20x5, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu (nếu có), Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho kỳ kế toán kết thúc cùng ngày và Bản thuyết minh báo cáo tài chính. Hợp đồng dịch vụ soát xét của Bên B được thực hiện với mục tiêu đưa ra kết luận về báo cáo tài chính của Bên A.



    ĐIỀU 2: TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN

    Trách nhiệm của Bên A:

    Hợp đồng soát xét của Bên B sẽ được thực hiện trên cơ sở Ban Giám đốc và Ban quản trị của Bên A (trong phạm vi phù hợp) hiểu và thừa nhận có trách nhiệm:

    (a) Đối với việc lập và trình bày báo cáo tài chính trung thực và hợp lý, phù hợp với chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán (doanh nghiệp) Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng;

    (b) Đối với kiểm soát nội bộ mà Ban Giám đốc xác định là cần thiết để đảm bảo cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính không còn sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn;

    (c) Đảm bảo cung cấp kịp thời cho Bên B:


    1. Quyền tiếp cận với tất cả tài liệu, thông tin mà Ban Giám đốc nhận thấy là có liên quan đến quá trình lập và trình bày báo cáo tài chính như chứng từ kế toán, sổ kế toán, tài liệu và các vấn đề khác;

    2. Các thông tin bổ sung mà kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán yêu cầu Ban Giám đốc cung cấp hoặc giải trình để phục vụ cho mục đích soát xét;

    3. Quyền tiếp cận không hạn chế đối với nhân sự của Bên A mà kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán xác định là cần thiết để thu thập bằng chứng soát xét. Bố trí nhân sự liên quan cùng làm việc với Bên B trong quá trình soát xét.

    Ban Giám đốc và Ban quản trị của Bên A (trong phạm vi phù hợp) có trách nhiệm cung cấp và xác nhận bằng văn bản về các giải trình đã cung cấp trong quá trình soát xét vào “Thư giải trình của Ban Giám đốc và Ban quản trị”.

    Tạo điều kiện thuận tiện cho các nhân viên của Bên B trong quá trình làm việc tại Văn phòng của Bên A.

    Thanh toán đầy đủ phí dịch vụ soát xét và các phí khác (nếu có) cho Bên B theo quy định tại Điều 4 của hợp đồng này.

    Trách nhiệm của Bên B:

    Bên B sẽ thực hiện công việc soát xét theo Chuẩn mực Việt Nam về hợp đồng dịch vụ soát xét số 2410 - Soát xét thông tin tài chính giữa niên độ do kiểm toán viên độc lập của đơn vị thực hiện với mục đích tạo cơ sở để Bên B báo cáo xem liệu Bên B có nhận thấy vấn đề gì khiến Bên B cho rằng báo cáo tài chính giữa niên độ đã không được lập và trình bày, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán (doanh nghiệp) Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính giữa niên độ hay không.

    Công việc soát xét của Bên B bao gồm các cuộc phỏng vấn, chủ yếu là đối với những người chịu trách nhiệm về các vấn đề tài chính, kế toán, và áp dụng các thủ tục phân tích và các thủ tục soát xét khác và thông thường không bao gồm việc chứng thực các thông tin thu thập được. Phạm vi công việc soát xét báo cáo tài chính giữa niên độ về cơ bản hẹp hơn phạm vi của một cuộc kiểm toán báo cáo tài chính được thực hiện theo các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam nhằm đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính. Do đó, Bên B không đưa ra ý kiến kiểm toán về báo cáo tài chính giữa niên độ được soát xét.

    Dịch vụ soát xét thông tin tài chính giữa niên độ không nhằm cung cấp sự đảm bảo rằng Bên B sẽ có thể nhận biết được toàn bộ các vấn đề trọng yếu chỉ có thể xác định được bằng một cuộc kiểm toán. Ngoài ra, công việc soát xét của bên B không thể được xem là căn cứ nhằm phát hiện các gian lận, nhầm lẫn hay các hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, Bên B sẽ thông báo cho Bên A về bất kỳ vấn đề trọng yếu nào mà Bên B phát hiện được.

    Bên B có trách nhiệm thông báo cho Bên A về nội dung và kế hoạch soát xét, cử kiểm toán viên và các trợ lý có năng lực và kinh nghiệm thực hiện soát xét.

    Bên B thực hiện công việc soát xét theo nguyên tắc độc lập, khách quan và bảo mật số liệu. Theo đó Bên B không được quyền tiết lộ cho bất kỳ một bên thứ ba nào mà không có sự đồng ý của Bên A, ngoại trừ theo yêu cầu của pháp luật và các quy định có liên quan, hoặc trong trường hợp những thông tin như trên đã được cơ quan quản lý Nhà nước phổ biến rộng rãi hoặc đã được Bên A công bố.

    Bên B có trách nhiệm yêu cầu Bên A xác nhận các giải trình đã cung cấp cho Bên B trong quá trình thực hiện soát xét. Theo Chuẩn mực Việt Nam về hợp đồng dịch vụ soát xét số 2410 - Soát xét thông tin tài chính giữa niên độ do kiểm toán viên độc lập của đơn vị thực hiện, việc đáp ứng các yêu cầu này và Thư giải trình của Ban Giám đốc và Ban quản trị Bên A về những vấn đề liên quan là một trong những cơ sở để Bên B đưa ra kết luận của mình về báo cáo tài chính của Bên A.

    ĐIỀU 3: BÁO CÁO SOÁT XÉT

    Sau khi kết thúc soát xét, Bên B sẽ cung cấp cho Bên A ........... bộ báo cáo soát xét kèm theo báo cáo tài chính đã được soát xét bằng tiếng Việt, ............. bộ báo cáo soát xét kèm theo báo cáo tài chính đã được soát xét bằng tiếng (Anh).

    Báo cáo soát xét sẽ được lập bằng văn bản, gồm các nội dung theo quy định của Chuẩn mực Việt Nam về hợp đồng dịch vụ soát xét số 2410 - Soát xét thông tin tài chính giữa niên độ do kiểm toán viên độc lập của đơn vị thực hiện, pháp luật và quy định có liên quan.

    Trong trường hợp Bên A dự định phát hành báo cáo soát xét của Bên B dưới bất kỳ dạng tài liệu nào, hoặc phát hành các tài liệu trong đó có các thông tin về báo cáo tài chính đã được soát xét, Ban Giám đốc Bên A đồng ý rằng họ sẽ đính kèm báo cáo soát xét với tài liệu đó và chỉ phổ biến rộng rãi các tài liệu này sau khi có sự đồng ý của Bên B bằng văn bản.



    ĐIỀU 4: PHÍ DỊCH VỤ VÀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN

    Phí dịch vụ

    Tổng phí dịch vụ cho các dịch vụ nêu tại Điều 1 là: ................ VND (bằng chữ: ............).

    Phí dịch vụ đã bao gồm (hoặc chưa bao gồm) chi phí đi lại, ăn ở và phụ phí khác và chưa bao gồm 10% thuế GTGT.

    Điều khoản thanh toán (theo thỏa thuận):

    Phí soát xét sẽ được thanh toán bằng chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Bên B.

    Bên B sẽ phát hành hóa đơn GTGT cho Bên A khi hoàn thành việc cung cấp dịch vụ, phù hợp với quy định của pháp luật thuế hiện hành.

    ĐIỀU 5: CAM KẾT THỰC HIỆN

    Hai bên cam kết thực hiện tất cả các điều khoản đã ghi trong hợp đồng. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, hai bên phải kịp thời thông báo cho nhau để cùng tìm phương án giải quyết. Mọi thay đổi phải được thông báo trực tiếp cho mỗi bên bằng văn bản (hoặc qua email) theo địa chỉ trên đây.

    Thời gian hoàn thành dịch vụ soát xét dự kiến là .................. ngày kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực (hoặc ngày bắt đầu thực hiện dịch vụ soát xét).

    Mọi tranh chấp hoặc khiếu kiện phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng sẽ được giải quyết bằng thương lượng hoặc theo Bộ luật dân sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và tại tòa án kinh tế do hai bên lựa chọn.



    ĐIỀU 6: HIỆU LỰC, NGÔN NGỮ VÀ THỜI HẠN HỢP ĐỒNG

    Hợp đồng này được lập thành ........... bản (............... bản tiếng Việt và ............. bản tiếng (Anh), mỗi bên giữ ........... bản tiếng Việt và ........... bản tiếng (Anh)), có giá trị như nhau và có hiệu lực kể từ ngày có đủ chữ ký, con dấu của cả hai bên.

    Hợp đồng này tự động được thanh lý sau khi Bên A và Bên B đã hoàn thành trách nhiệm của mỗi bên.


    Đại diện Bên A

    Đại diện Bên B

    CÔNG TY …………

    CÔNG TY KIỂM TOÁN XYZ

    Giám đốc

    Giám đốc

    (Chữ ký, họ và tên, đóng dấu)

    (Chữ ký, họ và tên, đóng dấu)

    Ghi chú: (*) Hợp đồng soát xét này áp dụng cho trường hợp ký riêng hợp đồng kiểm toán báo cáo tài chính năm và hợp đồng soát xét thông tin tài chính giữa niên độ do kiểm toán viên độc lập của đơn vị thực hiện. Trường hợp khi ký hợp đồng kiểm toán báo cáo tài chính năm đã xác định dịch vụ soát xét thông tin tài chính giữa niên độ thì có thể bổ sung một cách phù hợp nội dung của dịch vụ soát xét này cùng trên hợp đồng kiểm toán báo cáo tài chính năm.

    VÍ DỤ VỀ THƯ THỎA THUẬN SOÁT XÉT THÔNG TIN TÀI CHÍNH GIỮA NIÊN ĐỘ

    Mẫu dưới đây hướng dẫn các điểm cần xem xét theo quy định tại đoạn 10 Chuẩn mực này và có thể được thay đổi phù hợp với từng trường hợp cụ thể.



    * * *

    THƯ THỎA THUẬN

    SOÁT XÉT BÁO CÁO TÀI CHÍNH GIỮA NIÊN ĐỘ

    Kính gửi: [Ban Giám đốc Công ty ABC]
    Chúng tôi gửi thư này nhằm xác nhận hiểu biết của chúng tôi về các điều khoản và mục tiêu của dịch vụ soát xét báo cáo tài chính giữa niên độ của đơn vị, bao gồm Bảng cân đối kế toán tại ngày 30/06/20x5, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu (nếu có), Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho kỳ kế toán 06 tháng kết thúc cùng ngày và Bản thuyết minh báo cáo tài chính.

    Chúng tôi sẽ thực hiện công việc soát xét theo Chuẩn mực Việt Nam về hợp đồng dịch vụ soát xét số 2410 - Soát xét thông tin tài chính giữa niên độ do kiểm toán viên độc lập của đơn vị thực hiện với mục đích tạo cơ sở để chúng tôi báo cáo xem liệu chúng tôi có nhận thấy vấn đề gì khiến chúng tôi cho rằng báo cáo tài chính giữa niên độ đã không được lập và trình bày, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán (doanh nghiệp) Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính giữa niên độ hay không.

    Công việc soát xét của chúng tôi bao gồm các cuộc phỏng vấn, chủ yếu là đối với những người chịu trách nhiệm về các vấn đề tài chính, kế toán, và áp dụng các thủ tục phân tích và các thủ tục soát xét khác và thông thường không bao gồm việc chứng thực các thông tin thu thập được. Phạm vi công việc soát xét báo cáo tài chính giữa niên độ về cơ bản hẹp hơn phạm vi của một cuộc kiểm toán báo cáo tài chính được thực hiện theo các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam nhằm đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính. Do đó, chúng tôi không đưa ra ý kiến kiểm toán về báo cáo tài chính giữa niên độ được soát xét.

    Chúng tôi dự kiến báo cáo soát xét về báo cáo tài chính giữa niên độ được lập bằng văn bản, gồm các nội dung theo quy định của Luật kiểm toán độc lập, Chuẩn mực Việt Nam về hợp đồng dịch vụ soát xét số 2410 - Soát xét thông tin tài chính giữa niên độ do kiểm toán viên độc lập của đơn vị thực hiện và quy định pháp lý khác có liên quan.

    Ban Giám đốc đơn vị chịu trách nhiệm lập và trình bày trung thực và hợp lý báo cáo tài chính giữa niên độ, bao gồm đầy đủ các thuyết minh báo cáo tài chính đính kèm. Trách nhiệm này bao gồm việc thiết kế, thực hiện và duy trì các kiểm soát nội bộ phù hợp đảm bảo việc lập và trình bày báo cáo tài chính giữa niên độ không có sai sót trọng yếu do gian lận hay nhầm lẫn; lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán phù hợp và thực hiện các ước tính kế toán một cách hợp lý trong từng trường hợp. Trong quá trình soát xét, chúng tôi sẽ yêu cầu Ban Giám đốc cung cấp cho chúng tôi các giải trình bằng văn bản về cơ sở dẫn liệu được thực hiện liên quan đến dịch vụ soát xét này. Chúng tôi cũng sẽ yêu cầu rằng trường hợp có bất kỳ tài liệu nào có chứa đựng thông tin từ báo cáo tài chính giữa niên độ và thể hiện là thông tin đó đã được chúng tôi soát xét, thì tài liệu đó phải đính kèm báo cáo soát xét.

    Dịch vụ soát xét thông tin tài chính giữa niên độ không nhằm cung cấp sự đảm bảo rằng chúng tôi sẽ có thể nhận biết được toàn bộ các vấn đề trọng yếu chỉ có thể xác định được bằng một cuộc kiểm toán. Ngoài ra, công việc soát xét của chúng tôi không thể được xem là căn cứ nhằm phát hiện các gian lận, nhầm lẫn hay các hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ thông báo cho đơn vị về bất kỳ vấn đề trọng yếu nào mà chúng tôi phát hiện được.

    Chúng tôi hi vọng nhận được sự hợp tác đầy đủ từ phía nhân sự của đơn vị và chúng tôi tin rằng đơn vị sẽ cung cấp cho chúng tôi bất kỳ sổ, tài liệu kế toán và các tài liệu, thông tin khác được yêu cầu liên quan đến dịch vụ soát xét của chúng tôi.

    [Ghi thông tin về phí, hóa đơn và thanh toán].

    Thư thỏa thuận này sẽ có hiệu lực từ khi có xác nhận của đơn vị cho đến khi thư thỏa thuận bị chấm dứt, sửa đổi hoặc thay thế bởi một trong hai bên.

    Xin vui lòng ký và gửi lại thư thỏa thuận này để xác nhận rằng thư này phù hợp với hiểu biết của Ban Giám đốc đơn vị về các thỏa thuận đối với dịch vụ soát xét báo cáo tài chính giữa niên độ của chúng tôi.

    Kính thư
    [(Hà Nội), ngày…tháng…năm…]

    Đại diện Công ty kiểm toán XYZ
    Giám đốc

    (Chữ ký, họ và tên, đóng dấu)


    Chúng tôi đã đọc và nhất trí với các điều khoản nêu trên.

    [(Hà Nội), ngày… tháng… năm…]

    Đại diện Công ty ABC
    Giám đốc

    (Chữ ký, họ và tên, đóng dấu)



    Phụ lục 02

    (Hướng dẫn đoạn 21(e) Chuẩn mực này)


    VÍ DỤ VỀ CÁC THỦ TỤC PHÂN TÍCH KIỂM TOÁN VIÊN CÓ THỂ XEM XÉT KHI THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ SOÁT XÉT THÔNG TIN TÀI CHÍNH GIỮA NIÊN ĐỘ
    Ví dụ về các thủ tục phân tích kiểm toán viên có thể xem xét khi thực hiện dịch vụ soát xét thông tin tài chính giữa niên độ:

      1. So sánh thông tin tài chính giữa niên độ của kỳ này (ví dụ 30/06/20x5) với thông tin tài chính giữa niên độ của kỳ trước liền kề (ví dụ 31/03/20x5), với thông tin tài chính giữa niên độ của kỳ tương ứng của năm tài chính trước (ví dụ 30/06/20x4), với thông tin tài chính giữa niên độ được Ban Giám đốc kỳ vọng cho kỳ hiện tại (ví dụ kế hoạch 6 tháng đầu năm 20x5), và với báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm trước liền kề (ví dụ báo cáo tài chính kết thúc ngày 31/12/20x4);

      2. So sánh thông tin tài chính giữa niên độ của kỳ hiện tại với thông tin dự tính, như kế hoạch hoặc dự toán tài chính (ví dụ, so sánh các khoản thuế phải nộp trong thông tin tài chính giữa niên độ của kỳ hiện tại với các thông tin tương ứng trong: (a) Dự toán, sử dụng số liệu dự kiến, và (b) Thông tin tài chính các kỳ trước;

      3. So sánh thông tin tài chính giữa niên độ của kỳ hiện tại với thông tin phi tài chính liên quan;

      4. So sánh các số liệu được ghi nhận, hoặc chỉ số được xây dựng từ các số liệu được ghi nhận, với các ước tính do kiểm toán viên thực hiện. Kiểm toán viên thực hiện các ước tính này bằng cách xác định và áp dụng các mối quan hệ mà kiểm toán viên dự kiến một cách hợp lý là có tồn tại dựa trên hiểu biết của kiểm toán viên về đơn vị và về ngành đơn vị đang hoạt động;

      5. So sánh các tỷ lệ và chỉ số của giai đoạn giữa niên độ của kỳ hiện tại của đơn vị với các tỷ lệ và chỉ số của các đơn vị cùng ngành;

      6. So sánh quan hệ giữa các yếu tố của thông tin tài chính giữa niên độ của kỳ hiện tại với các quan hệ tương ứng của thông tin tài chính giữa niên độ của kỳ thuộc các giai đoạn trước đó (ví dụ, tỷ lệ phần trăm chi phí theo yếu tố trên doanh thu, tỷ lệ phần trăm theo từng loại tài sản trên tổng tài sản, và tỷ lệ phần trăm thay đổi về doanh thu so với tỷ lệ phần trăm thay đổi các khoản phải thu);

      7. So sánh các dữ liệu được phân tách (ví dụ về cách thức phân tách dữ liệu):

    1. Theo kỳ (ví dụ, các khoản doanh thu hoặc chi phí được phân tách thành các giá trị theo quý, theo tháng hoặc theo tuần);

    2. Theo nhóm sản phẩm hoặc nguồn doanh thu;

    3. Theo địa điểm (ví dụ, theo bộ phận);

    4. Theo thuộc tính của giao dịch (ví dụ, doanh thu tạo ra bởi nhà thiết kế, kiến trúc sư hoặc thợ thủ công);

    5. Theo một số thuộc tính của giao dịch (ví dụ, doanh thu theo sản phẩm và theo tháng).

    Каталог: Upload -> Video
    Video -> TỔng cục thuế
    Video -> Ngày 29 tháng 06 năm 2006
    Video -> Căn cứ Nghị định số 129/2013/NĐ-cp ngày 16/10/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt VI phạm hanh chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế
    Video -> V/v tính và quyết toán thuế tncn cho người nước ngoài
    Video -> HỆ thống chuẩn mực kiểm toán việt nam số 1000 Kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành
    Video -> Khu công nghiệp Biên Hòa II, tp
    Video -> Phòng 704, số 45 đường Võ Thị Sáu, phương Đakao, quận 1, tp
    Video -> HỆ thống chuẩn mực kiểm toán việt nam chuẩn mực kiểm toán số 810: Dịch vụ báo cáo về báo cáo tài chính tóm tắt
    Video -> HỆ thống chuẩn mực kiểm toán việt nam chuẩn mực kiểm toán số 570: Hoạt động liên tục
    Video -> HỆ thống chuẩn mực kiểm toán việt nam chuẩn mực kiểm toán số 260: Trao đổi các vấn đề với Ban quản trị đơn vị được kiểm toán

    tải về 342.59 Kb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  • 1   2   3   4   5




    Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
    được sử dụng cho việc quản lý

        Quê hương