Chuẩn mực việt nam về HỢP ĐỒng dịch vụ soát xét chuẩn mực số 2410: Soát xét thông tin tài chính giữa niên độ do kiểm toán viên độc lập của đơn vị thực hiện



tải về 342.59 Kb.
trang2/5
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích342.59 Kb.
#12375
1   2   3   4   5

Kiểm toán viên phải phỏng vấn để tìm hiểu xem Ban Giám đốc đơn vị đã xác định được tất cả các sự kiện tính đến ngày lập báo cáo soát xét cần phải điều chỉnh hoặc thuyết minh trong thông tin tài chính giữa niên độ hay chưa. Kiểm toán viên không phải thực hiện các thủ tục khác để xác định các sự kiện phát sinh sau ngày lập báo cáo soát xét.

  • Kiểm toán viên phải phỏng vấn để tìm hiểu xem Ban Giám đốc đơn vị có thay đổi đánh giá về khả năng hoạt động liên tục của đơn vị hay không. Nếu từ kết quả của việc phỏng vấn này hoặc các thủ tục soát xét khác kiểm toán viên nhận thấy các sự kiện hoặc các điều kiện có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của đơn vị, thì kiểm toán viên cần:

    1. Phỏng vấn Ban Giám đốc đơn vị về các kế hoạch hành động trong tương lai dựa trên đánh giá của họ về khả năng hoạt động liên tục của đơn vị, tính khả thi của các kế hoạch này, và xem Ban Giám đốc đơn vị có tin tưởng rằng kết quả thực hiện các kế hoạch này sẽ cải thiện tình hình hay không;

    2. Xem xét tính đầy đủ của thuyết minh về các vấn đề nêu trên trong thông tin tài chính giữa niên độ.

    1. Các sự kiện hoặc các điều kiện có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của đơn vị có thể đã tồn tại tại ngày lập báo cáo tài chính năm hoặc có thể được phát hiện sau các cuộc phỏng vấn với Ban Giám đốc đơn vị hoặc trong quá trình thực hiện các thủ tục soát xét khác. Khi kiểm toán viên phát hiện các sự kiện hoặc các điều kiện đó, kiểm toán viên phải phỏng vấn Ban Giám đốc đơn vị về các kế hoạch hành động trong tương lai của Ban Giám đốc đơn vị, như các kế hoạch thanh lý tài sản, vay tiền hoặc tái cơ cấu nợ, giảm hoặc trì hoãn các khoản chi tiêu, hoặc tăng vốn. Kiểm toán viên cũng phải phỏng vấn về tính khả thi của các kế hoạch của Ban Giám đốc đơn vị và xem Ban Giám đốc đơn vị có tin tưởng rằng kết quả thực hiện các kế hoạch này sẽ cải thiện tình hình hay không. Tuy nhiên, thông thường kiểm toán viên không cần phải chứng thực tính khả thi của các kế hoạch cũng như chứng thực liệu kết quả thực hiện các kế hoạch này có cải thiện tình hình hay không.

    2. Khi kiểm toán viên nhận thấy một vấn đề để cho kiểm toán viên đặt ra nghi vấn xem có nên thực hiện một điều chỉnh trọng yếu để thông tin tài chính giữa niên độ được lập và trình bày, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng, thì kiểm toán viên phải phỏng vấn thêm hoặc thực hiện các thủ tục khác để có thể đưa ra kết luận trong báo cáo soát xét. Ví dụ, nếu các thủ tục soát xét khiến cho kiểm toán viên đặt ra nghi vấn về việc liệu một giao dịch bán hàng quan trọng đã được ghi nhận có phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng hay không, thì kiểm toán viên phải thực hiện các thủ tục bổ sung đủ để loại bỏ các nghi vấn đó, như trao đổi về các điều khoản của giao dịch với người phụ trách kinh doanh và kế toán, hoặc xem xét hợp đồng bán hàng.

    Đánh giá các sai sót

    1. Kiểm toán viên phải đánh giá xem liệu các sai sót chưa được điều chỉnh, xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, mà kiểm toán viên phát hiện được có trọng yếu đối với thông tin tài chính giữa niên độ hay không.

    2. Khác với hợp đồng kiểm toán, hợp đồng soát xét thông tin tài chính giữa niên độ không được thiết kế nhằm đạt được sự đảm bảo hợp lý rằng thông tin tài chính giữa niên độ không còn sai sót trọng yếu. Tuy nhiên, các sai sót mà kiểm toán viên phát hiện, bao gồm cả việc thuyết minh chưa đầy đủ, phải được đánh giá riêng lẻ và tổng hợp để xác định xem có cần thực hiện một điều chỉnh trọng yếu đối với thông tin tài chính giữa niên độ để cho thông tin tài chính này được lập và trình bày, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng hay không.

    3. Kiểm toán viên phải thực hiện xét đoán chuyên môn khi đánh giá tính trọng yếu của các sai sót chưa được điều chỉnh. Kiểm toán viên phải xem xét các vấn đề như bản chất, nguyên nhân và giá trị của sai sót, cho dù là sai sót của năm trước hay của kỳ kế toán giữa niên độ của năm hiện tại và ảnh hưởng tiềm tàng của các sai sót đó đối với các kỳ kế toán giữa niên độ hay các kỳ kế toán năm trong tương lai.

    4. Kiểm toán viên có thể đưa ra một giá trị mà các sai sót dưới mức đó không cần tổng hợp lại, vì kiểm toán viên cho rằng tổng cộng giá trị của các sai sót đó không có ảnh hưởng trọng yếu đối với thông tin tài chính giữa niên độ. Khi đó, kiểm toán viên phải xem xét tính trọng yếu trên thực tế cả về định lượng và định tính vì các sai sót có giá trị tương đối nhỏ cũng vẫn có thể ảnh hưởng trọng yếu đối với thông tin tài chính giữa niên độ.

    Giải trình của Ban Giám đốc

    1. Kiểm toán viên phải thu thập giải trình bằng văn bản của Ban Giám đốc đơn vị về việc:

    1. Ban Giám đốc đơn vị chịu trách nhiệm về thiết kế và thực hiện kiểm soát nội bộ để ngăn ngừa và phát hiện gian lận và nhầm lẫn;

    2. Thông tin tài chính giữa niên độ được lập và trình bày phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng;

    3. Ban Giám đốc đơn vị tin tưởng rằng ảnh hưởng của các sai sót chưa điều chỉnh do kiểm toán viên tổng hợp lại trong quá trình soát xét là không trọng yếu, khi xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, đối với tổng thể thông tin tài chính giữa niên độ. Bản tóm tắt các sai sót chưa được điều chỉnh đó được đưa vào hoặc đính kèm theo bản giải trình này;

    4. Ban Giám đốc đơn vị đã thông báo với kiểm toán viên tất cả các sự kiện quan trọng liên quan đến gian lận hoặc nghi ngờ gian lận có thể ảnh hưởng đến đơn vị mà Ban Giám đốc đơn vị biết;

    5. Ban Giám đốc đơn vị đã thông báo với kiểm toán viên kết quả đánh giá của Ban Giám đốc đơn vị về rủi ro thông tin tài chính giữa niên độ có thể có sai sót trọng yếu do gian lận;

    6. Ban Giám đốc đơn vị đã thông báo với kiểm toán viên về tất cả các trường hợp vi phạm pháp luật và các quy định có liên quan mà Ban Giám đốc đơn vị biết là đã xảy ra hoặc có thể xảy ra mà ảnh hưởng của các vi phạm đó cần được xem xét khi lập thông tin tài chính giữa niên độ;

    7. Ban Giám đốc đơn vị đã thông báo với kiểm toán viên tất cả các sự kiện quan trọng phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán giữa niên độ cho đến ngày lập báo cáo soát xét có thể cần phải điều chỉnh hoặc thuyết minh trong thông tin tài chính giữa niên độ.

    1. Kiểm toán viên cần thu thập thêm các giải trình thích hợp liên quan đến các vấn đề mang tính đặc thù của ngành nghề hoặc hoạt động kinh doanh của đơn vị. Ví dụ mẫu thư giải trình của Ban Giám đốc đơn vị được trình bày tại Phụ lục 03 Chuẩn mực này.

    Trách nhiệm của kiểm toán viên đối với thông tin đính kèm thông tin tài chính giữa niên độ đã được soát xét

    1. Kiểm toán viên phải xem xét các thông tin khác đính kèm thông tin tài chính giữa niên độ để xem xét liệu có thông tin nào trong đó thiếu nhất quán một cách trọng yếu với thông tin tài chính giữa niên độ hay không. Nếu phát hiện một điểm thiếu nhất quán trọng yếu, kiểm toán viên phải xem xét liệu phải sửa đổi thông tin tài chính giữa niên độ hay phải sửa đổi thông tin khác đính kèm. Trường hợp phải sửa đổi thông tin tài chính giữa niên độ nhưng Ban Giám đốc đơn vị từ chối thực hiện việc sửa đổi đó, thì kiểm toán viên phải xem xét các ảnh hưởng đối với báo cáo soát xét. Trường hợp phải sửa đổi thông tin khác đính kèm nhưng Ban Giám đốc đơn vị từ chối thực hiện việc sửa đổi, thì kiểm toán viên phải cân nhắc việc đưa thêm vào báo cáo soát xét một đoạn mô tả điểm thiếu nhất quán trọng yếu đó, hoặc thực hiện các giải pháp khác, như ngừng phát hành báo cáo soát xét hoặc rút khỏi hợp đồng soát xét. Ví dụ, Ban Giám đốc đơn vị có thể trình bày chỉ tiêu lợi nhuận tích cực hơn, nổi bật hơn so với thông tin tài chính giữa niên độ mà không giải thích rõ ràng, hoặc sai lệch không giải thích được với thông tin tài chính giữa niên độ.

    2. Nếu nhận thấy vấn đề khiến kiểm toán viên cho rằng trên thực tế các thông tin khác có chứa đựng sai sót trọng yếu, thì kiểm toán viên phải thảo luận vấn đề đó với Ban Giám đốc đơn vị. Trong khi xem xét các thông tin khác nhằm phát hiện các điểm thiếu nhất quán trọng yếu, kiểm toán viên có thể nhận thấy vấn đề rõ ràng có sai sót trọng yếu (các thông tin không liên quan đến thông tin tài chính giữa niên độ bị phản ánh hoặc trình bày sai). Khi thảo luận vấn đề đó với Ban Giám đốc đơn vị, kiểm toán viên phải xem xét tính hợp lệ của các thông tin khác đó và phản hồi của Ban Giám đốc đơn vị đối với các câu hỏi của kiểm toán viên, xem có tồn tại sự khác biệt về xét đoán hoặc ý kiến hay không và xem có nên yêu cầu Ban Giám đốc đơn vị tham khảo ý kiến tư vấn của bên thứ ba có năng lực phù hợp để xử lý sai sót đó hay không. Nếu cần phải điều chỉnh một sai sót trọng yếu và Ban Giám đốc đơn vị từ chối thực hiện điều đó, kiểm toán viên phải cân nhắc việc thực hiện các biện pháp khác phù hợp, như thông báo với Ban quản trị đơn vị và tham khảo ý kiến của chuyên gia tư vấn pháp luật.

    Trao đổi thông tin

    1. Khi soát xét thông tin tài chính giữa niên độ nếu nhận thấy vấn đề khiến kiểm toán viên cho rằng cần phải điều chỉnh trọng yếu thông tin tài chính giữa niên độ để cho thông tin tài chính giữa niên độ này được lập và trình bày, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng, thì kiểm toán viên phải thông báo vấn đề này ngay khi có thể với cấp quản lý phù hợp.

    2. Theo xét đoán của kiểm toán viên, khi Ban Giám đốc đơn vị không có phản hồi thích hợp trong thời gian hợp lý, kiểm toán viên phải thông báo bằng lời hoặc văn bản cho Ban quản trị đơn vị ngay khi có thể. Quyết định của kiểm toán viên về việc thông báo bằng lời hay bằng văn bản chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như bản chất, tính nhạy cảm và tầm quan trọng của vấn đề cần thông báo cũng như thời điểm thông báo. Nếu thông tin được thông báo bằng lời, kiểm toán viên phải ghi lại việc thông báo đó.

    3. Theo xét đoán của kiểm toán viên, khi Ban quản trị đơn vị không có phản hồi thích hợp trong thời gian hợp lý, kiểm toán viên phải xem xét:

    1. Liệu có phải đưa ra kết luận không phải là kết luận chấp nhận toàn phần hay không; hoặc

    2. Khả năng rút khỏi hợp đồng soát xét;

    3. Khả năng rút khỏi hợp đồng kiểm toán báo cáo tài chính năm.

    1. Khi soát xét thông tin tài chính giữa niên độ, nếu nhận thấy vấn đề khiến kiểm toán viên cho rằng có gian lận hoặc đơn vị được soát xét có vi phạm pháp luật và các quy định có liên quan, kiểm toán viên phải thông báo vấn đề này ngay khi có thể với cấp quản lý phù hợp. Việc xác định cấp quản lý nào là phù hợp phụ thuộc vào khả năng có sự thông đồng hoặc tham gia của thành viên cấp quản lý đối với gian lận. Kiểm toán viên cũng phải xem xét sự cần thiết phải báo cáo các vấn đề đó với Ban quản trị và xem xét ảnh hưởng đối với cuộc soát xét.

    1. Kiểm toán viên phải thông báo với Ban quản trị đơn vị các vấn đề mà họ quan tâm phát sinh từ cuộc soát xét thông tin tài chính giữa niên độ. Nếu sau khi thực hiện soát xét thông tin tài chính giữa niên độ, kiểm toán viên biết được các vấn đề mà theo ý kiến của kiểm toán viên là quan trọng và liên quan đến việc Ban quản trị đơn vị giám sát quy trình lập, trình bày và thuyết minh báo cáo tài chính thì kiểm toán viên phải thông báo các vấn đề này với Ban quản trị đơn vị.

    Báo cáo nội dung, phạm vi và kết quả soát xét thông tin tài chính giữa niên độ

    1. Kiểm toán viên phải phát hành báo cáo soát xét bằng văn bản, gồm:

      1. Số hiệu và tiêu đề thích hợp;

      2. Người nhận báo cáo soát xét, tùy theo yêu cầu của hợp đồng soát xét;

      3. Xác định thông tin tài chính giữa niên độ đã được soát xét, bao gồm tên của từng báo cáo trong bộ báo cáo tài chính đầy đủ hoặc tóm lược, ngày lập báo cáo và kỳ báo cáo liên quan của thông tin tài chính giữa niên độ;

      4. Nếu thông tin tài chính giữa niên độ bao gồm một bộ báo cáo tài chính đầy đủ cho mục đích chung được lập và trình bày theo khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được thiết kế để đạt được sự trình bày hợp lý, thì báo cáo soát xét phải trình bày rõ rằng Ban Giám đốc đơn vị chịu trách nhiệm về việc lập và trình bày trung thực và hợp lý thông tin tài chính giữa niên độ phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng;

      5. Trong các trường hợp khác, báo cáo soát xét phải trình bày rõ rằng Ban Giám đốc đơn vị chịu trách nhiệm về việc lập và trình bày thông tin tài chính giữa niên độ phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng;

      6. Một đoạn trình bày về việc kiểm toán viên chịu trách nhiệm đưa ra kết luận về thông tin tài chính giữa niên độ dựa trên kết quả soát xét;

      7. Một đoạn trình bày về công việc soát xét thông tin tài chính giữa niên độ được thực hiện theo Chuẩn mực Việt Nam về hợp đồng dịch vụ soát xét số 2410 - Soát xét thông tin tài chính giữa niên độ do kiểm toán viên độc lập của đơn vị thực hiện, và công việc soát xét này bao gồm thực hiện phỏng vấn, chủ yếu là phỏng vấn những người chịu trách nhiệm về các vấn đề tài chính, kế toán, và thực hiện các thủ tục phân tích và thủ tục soát xét khác;

      8. Một đoạn trình bày về phạm vi của cuộc soát xét sẽ hẹp hơn đáng kể so với phạm vi cuộc kiểm toán báo cáo tài chính được thực hiện theo các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam nên không thể cho phép kiểm toán viên đạt được sự đảm bảo rằng kiểm toán viên sẽ biết được toàn bộ các vấn đề trọng yếu có thể được phát hiện như trong một cuộc kiểm toán và do đó kiểm toán viên không đưa ra ý kiến kiểm toán;

      9. Nếu thông tin tài chính giữa niên độ bao gồm một bộ báo cáo tài chính đầy đủ cho mục đích chung được lập và trình bày theo khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được thiết kế để đạt được sự trình bày hợp lý, thì báo cáo soát xét sẽ bao gồm kết luận về việc liệu kiểm toán viên có nhận thấy vấn đề gì khiến kiểm toán viên cho rằng thông tin tài chính giữa niên độ không phản ánh trung thực và hợp lý, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng hay không (nếu khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng được đề cập đến trong kết luận của kiểm toán viên không phải là các chuẩn mực kế toán Việt Nam, chế độ kế toán (doanh nghiệp) Việt Nam và các quy định có liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính của Việt Nam hoặc chuẩn mực lập và trình bày báo cáo tài chính quốc tế do Uỷ ban Chuẩn mực Kế toán Quốc tế ban hành hay các chuẩn mực kế toán công quốc tế do Uỷ ban Chuẩn mực Kế toán Công Quốc tế ban hành, kết luận của kiểm toán viên phải chỉ rõ nước ban hành ra khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính đó);

      10. Trong các trường hợp khác, kết luận về việc liệu kiểm toán viên có nhận thấy vấn đề gì khiến kiểm toán viên cho rằng thông tin tài chính giữa niên độ không được lập và trình bày, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng hay không (nếu khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng được đề cập đến trong kết luận của kiểm toán viên không phải là các chuẩn mực kế toán Việt Nam, chế độ kế toán (doanh nghiệp) Việt Nam và các quy định có liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính của Việt Nam hoặc chuẩn mực lập và trình bày báo cáo tài chính quốc tế do Uỷ ban Chuẩn mực Kế toán Quốc tế ban hành hay các chuẩn mực kế toán công quốc tế do Uỷ ban Chuẩn mực Kế toán Công Quốc tế ban hành, kết luận của kiểm toán viên phải chỉ rõ nước ban hành ra khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính đó);

      11. Ngày lập báo cáo;

      12. Tên và địa chỉ doanh nghiệp kiểm toán;

    (m) Chữ ký, họ và tên kiểm toán viên và đóng dấu: Thực hiện theo quy định và hướng dẫn về chữ ký, họ và tên của kiểm toán viên và đóng dấu tại đoạn 86(l) và A132 của Chuẩn mực Việt Nam về hợp đồng dịch vụ soát xét số 2400 – Dịch vụ soát xét báo cáo tài chính quá khứ.

    Các mẫu báo cáo soát xét được hướng dẫn tại Phụ lục 04 Chuẩn mực này.



    1. Pháp luật và các quy định có liên quan có thể cho phép doanh nghiệp kiểm toán sửa đổi ngôn từ ở phần kết luận của kiểm toán viên trong báo cáo soát xét khác với quy định tại đoạn 43(i) hoặc 43(j) nhưng trách nhiệm của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán vẫn phải tuân thủ theo quy định của Chuẩn mực này.

    Không tuân thủ khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng

        1. Kiểm toán viên phải đưa ra kết luận không phải là kết luận chấp nhận toàn phần (ngoại trừ hoặc trái ngược) khi kiểm toán viên nhận thấy có vấn đề khiến kiểm toán viên cho rằng phải điều chỉnh trọng yếu thông tin tài chính giữa niên độ để thông tin tài chính giữa niên độ được lập và trình bày, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng.

        2. Nếu kiểm toán viên nhận thấy có các vấn đề khiến kiểm toán viên cho rằng thông tin tài chính giữa niên độ chịu hoặc có thể chịu ảnh hưởng trọng yếu bởi một trường hợp không tuân thủ khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng, và Ban Giám đốc đơn vị không điều chỉnh thông tin tài chính giữa niên độ, thì kiểm toán viên sẽ phải sửa đổi báo cáo soát xét. Nội dung sửa đổi mô tả tính chất của việc không tuân thủ và, nếu có thể, nêu các ảnh hưởng đối với thông tin tài chính giữa niên độ. Nếu thông tin mà kiểm toán viên cho là cần thiết phải thuyết minh đầy đủ không được bao hàm trong thông tin tài chính giữa niên độ thì kiểm toán viên phải sửa đổi báo cáo soát xét và, nếu có thể, đưa thông tin cần thiết đó vào báo cáo soát xét. Việc sửa đổi báo cáo soát xét thông thường được thực hiện bằng cách bổ sung một đoạn giải thích cho báo cáo soát xét, và đưa ra kết luận ngoại trừ. Các mẫu báo cáo soát xét cho kết luận ngoại trừ được trình bày tại Phụ lục 05 Chuẩn mực này.

        3. Khi ảnh hưởng của việc không tuân thủ khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng có tính trọng yếu và lan tỏa đối với thông tin tài chính giữa niên độ tới mức kiểm toán viên kết luận rằng kết luận ngoại trừ là không đủ để thể hiện bản chất sai sót trọng yếu hoặc không đầy đủ của thông tin tài chính giữa niên độ, kiểm toán viên phải đưa ra kết luận trái ngược. Mẫu báo cáo soát xét cho kết luận trái ngược được hướng dẫn tại Phụ lục 07 Chuẩn mực này.

    Giới hạn về phạm vi

        1. Giới hạn về phạm vi thường cản trở kiểm toán viên hoàn thành công việc soát xét.

        2. Khi kiểm toán viên không thể hoàn thành được công việc soát xét, kiểm toán viên phải thông báo bằng văn bản cho cấp quản lý phù hợp và Ban quản trị đơn vị về lý do không thể hoàn thành được công việc soát xét và xem xét xem liệu có thích hợp để phát hành báo cáo soát xét hay không.

    Giới hạn về phạm vi do Ban Giám đốc đơn vị áp đặt

        1. Kiểm toán viên không chấp nhận hợp đồng soát xét thông tin tài chính giữa niên độ nếu sự hiểu biết sơ bộ của kiểm toán viên về các tình huống của hợp đồng soát xét cho thấy rằng kiểm toán viên sẽ không thể hoàn thành được công việc soát xét do có giới hạn về phạm vi soát xét của kiểm toán viên do Ban Giám đốc đơn vị áp đặt.

        2. Nếu Ban Giám đốc đơn vị áp đặt giới hạn về phạm vi soát xét sau khi chấp nhận hợp đồng soát xét, thì kiểm toán viên đề nghị bỏ giới hạn đó. Trường hợp Ban Giám đốc đơn vị từ chối, kiểm toán viên sẽ không thể hoàn thành công việc soát xét và đưa ra kết luận. Khi đó kiểm toán viên thông báo bằng văn bản cho cấp quản lý phù hợp và Ban quản trị đơn vị lý do không thể hoàn thành công việc soát xét. Tuy nhiên, nếu kiểm toán viên nhận thấy vấn đề khiến kiểm toán viên cho rằng cần thiết phải điều chỉnh trọng yếu thông tin tài chính giữa niên độ để thông tin tài chính giữa niên độ được lập và trình bày, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng, thì kiểm toán viên phải trình bày các vấn đề đó theo quy định tại các đoạn 38 - 40 Chuẩn mực này.

        3. Kiểm toán viên cũng phải xem xét xem liệu các quy định pháp luật có yêu cầu kiểm toán viên phải phát hành báo cáo soát xét hay không và nếu có kiểm toán viên sẽ từ chối đưa ra kết luận và nêu trong báo cáo soát xét lý do không thể hoàn thành công việc soát xét. Tuy nhiên, nếu kiểm toán viên nhận thấy có vấn đề khiến kiểm toán viên cho rằng cần thiết phải điều chỉnh trọng yếu thông tin tài chính giữa niên độ để thông tin tài chính giữa niên độ được lập và trình bày, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng, thì kiểm toán viên cũng phải trình bày các vấn đề đó trong báo cáo soát xét.

    Các giới hạn khác về phạm vi

        1. Ngoài giới hạn về phạm vi do Ban Giám đốc đơn vị áp đặt, giới hạn về phạm vi còn có thể phát sinh do các tình huống khác. Trường hợp như vậy, kiểm toán viên thường không thể hoàn thành công việc soát xét và đưa ra kết luận theo hướng dẫn tại đoạn 51 - 52 Chuẩn mực này. Tuy nhiên, có thể xảy ra một số ít trường hợp khi phạm vi công việc của kiểm toán viên bị giới hạn ở một hoặc một số vấn đề cụ thể, mà theo xét đoán của kiểm toán viên vấn đề đó mặc dù mang tính trọng yếu nhưng không lan tỏa đối với thông tin tài chính giữa niên độ. Trường hợp đó, kiểm toán viên phải đưa ra kết luận ngoại trừ và nêu rõ rằng, ngoại trừ vấn đề được trình bày trong đoạn giải thích của báo cáo soát xét thì công việc soát xét đã được thực hiện phù hợp với Chuẩn mực này. Các mẫu báo cáo soát xét cho kết luận ngoại trừ được trình bày tại Phụ lục 06 Chuẩn mực này.

        2. Kiểm toán viên có thể đã đưa ra ý kiến ngoại trừ trong cuộc kiểm toán báo cáo tài chính năm trước liền kề do có giới hạn về phạm vi kiểm toán. Kiểm toán viên phải xem xét xem liệu giới hạn về phạm vi đó có còn tồn tại hay không và nếu còn thì có ảnh hưởng như thế nào tới báo cáo soát xét.

    Hoạt động liên tục và yếu tố không chắc chắn trọng yếu

        1. Trong một số trường hợp, đoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh” có thể được bổ sung vào báo cáo soát xét để lưu ý tới một vấn đề đã được đưa vào và trình bày kỹ hơn trong phần thuyết minh thông tin tài chính giữa niên độ mà không ảnh hưởng tới kết luận của kiểm toán viên. Đoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh” này được đặt sau đoạn kết luận và nêu rõ rằng kết luận không bị ảnh hưởng bởi vấn đề đã nêu.

        2. Nếu nội dung thuyết minh đã được trình bày đầy đủ trong thông tin tài chính giữa niên độ, kiểm toán viên phải bổ sung đoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh” vào báo cáo soát xét để lưu ý tới yếu tố không chắc chắn trọng yếu liên quan đến một sự kiện hoặc điều kiện có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của đơn vị.

        3. Kiểm toán viên có thể đã đưa vào báo cáo kiểm toán hoặc báo cáo soát xét kỳ trước đoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh” để lưu ý tới yếu tố không chắc chắn trọng yếu liên quan đến một sự kiện hoặc điều kiện đó có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của đơn vị. Nếu yếu tố không chắc chắn trọng yếu vẫn tồn tại và nội dung thuyết minh được trình bày đầy đủ trong thông tin tài chính giữa niên độ, kiểm toán viên phải bổ sung đoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh” về yếu tố không chắc chắn trọng yếu vẫn tiếp tục tồn tại đó vào báo cáo soát xét về thông tin tài chính giữa niên độ kỳ hiện tại.

        4. Nếu sau khi phỏng vấn hoặc thực hiện các thủ tục soát xét khác, kiểm toán viên phát hiện thấy có yếu tố không chắc chắn trọng yếu liên quan đến một sự kiện hoặc điều kiện có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của đơn vị, và nội dung thuyết minh được trình bày đầy đủ về điều này trong thông tin tài chính giữa niên độ, thì kiểm toán viên phải bổ sung đoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh” vào báo cáo soát xét.

        5. Каталог: Upload -> Video
          Video -> TỔng cục thuế
          Video -> Ngày 29 tháng 06 năm 2006
          Video -> Căn cứ Nghị định số 129/2013/NĐ-cp ngày 16/10/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt VI phạm hanh chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế
          Video -> V/v tính và quyết toán thuế tncn cho người nước ngoài
          Video -> HỆ thống chuẩn mực kiểm toán việt nam số 1000 Kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành
          Video -> Khu công nghiệp Biên Hòa II, tp
          Video -> Phòng 704, số 45 đường Võ Thị Sáu, phương Đakao, quận 1, tp
          Video -> HỆ thống chuẩn mực kiểm toán việt nam chuẩn mực kiểm toán số 810: Dịch vụ báo cáo về báo cáo tài chính tóm tắt
          Video -> HỆ thống chuẩn mực kiểm toán việt nam chuẩn mực kiểm toán số 570: Hoạt động liên tục
          Video -> HỆ thống chuẩn mực kiểm toán việt nam chuẩn mực kiểm toán số 260: Trao đổi các vấn đề với Ban quản trị đơn vị được kiểm toán

          tải về 342.59 Kb.

          Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  • 1   2   3   4   5




    Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
    được sử dụng cho việc quản lý

        Quê hương