Chính sách ngoại thưƠng bài tập 1 Ngày phát: 5/3/2018 Ngày nộp: 16/3/2018 Mô hình Ricardo – một số giả định cơ bản



tải về 175.75 Kb.
Chế độ xem pdf
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu08.03.2023
Kích175.75 Kb.
#54328
1   2   3
MPP2019-552-P01V-Problem-Set-1--Vu-Thanh-Tu-Anh-2018-03-05-16012800

4. Mô hình Mô hình Heckscher-Ohlin 
Giả sử để sản xuất 1 yard vải phải kết hợp 2 giờ lao động và 2 giờ chạy máy. Việc sản xuất thực 
phẩm có mức độ tự động hóa cao hơn nên để sản xuất 1 calori thực phẩm chỉ cần 1 giờ lao động 
và 3 giờ chạy máy. Giả định rằng nền kinh tế có 3000 đơn vị giờ chạy máy và 2000 đơn vị giờ lao 
động. Giả định thêm rằng các yếu tố sản xuất không thể thay thế được cho nhau. 
a. Hãy tìm khoảng giá trị của giá vải tương đối sao cho nền kinh tế sản xuất cả hai hàng 
hóa vải và thực phẩm. Hàng hóa nào sẽ được sản xuất nếu giá tương đối nằm bên ngoài 
khoảng giá trị này? 
Từ câu (b) đến câu (f), giả định rằng giá tương đối nằm trong khoảng giá trị sao cho cả hai hàng 
hóa đều được sản xuất. 
b. Viết chi phí đơn vị để sản xuất một yard vải và một calori thực phẩm như một hàm số 
theo giá của một giờ chạy máy r, và một giờ lao động w. Trong một thị trường cạnh 
tranh, các chi phí này sẽ bằng với giá của vải và thực phẩm. Tìm giá yếu tố sản xuất r 
và w. 
c. Điều gì xảy ra cho giá các yếu tố sản xuất này khi giá vải tăng? Ai được lợi và ai bị 
thiệt do sự thay đổi giá vải này? Tại sao? Sự thay đổi này có phù hợp với sự thay đổi 
như mô tả trong trường hợp các yếu tố sản xuất có thể thay thế lẫn nhau hay không? 
d. Bây giờ giả định rằng cung giờ chạy máy của nền kinh tế tăng từ 3000 lên 4000. Suy 
ra đường giới hạn khả năng sản xuất mới. 
e. Nền kinh tế sẽ sản xuất bao nhiêu vải và thực phẩm sau sự gia tăng cung vốn này? 
f. Mô tả xem sự phân bổ giờ chạy máy và giờ lao động giữa ngành vải và thực phẩm thay 
đổi như thế nào. Sự thay đổi này có phù hợp với sự thay đổi như mô tả trong trường 
hợp các yếu tố sản xuất có thể thay thế lẫn nhau hay không? 
5. Các mô hình thương mại quốc tế - Ứng dụng 
Mô thức xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam được thể hiện qua hai đồ thị dưới đây: 


Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright 
Chính sách ngoại thương 
Bài tập 1 
Vũ Thành Tự Anh 

Hình 1: Cơ cấu giỏ hàng xuất khẩu của Việt Nam
Hình 2: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam 
Sử dụng các lý thuyết kinh tế đã được giới thiệu cho đến thời điểm này, anh chị hãy bình luận về 
mô thức xuất khẩu và thay đổi trong mô thức xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 2005-2015 
(2016). 
6. Bài tập phối hợp dữ liệu và lý thuyết
Anh chị hãy truy cập vào trang web dưới đây của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO): 
http://stat.wto.org/CountryProfile/WSDBCountryPFReporter.aspx?Language=E
  
Anh chị hãy chọn một nước ưa thích và tìm hiểu hồ sơ thương mại (trade profile) của nước đó. Từ 
hồ sơ thương mại này, anh chị hãy phân tích mô thức thương mại của quốc gia này.
Ghi chú: Trong bài nộp, anh chị nhớ đính kèm Hồ sơ thương mại của quốc gia đã chọn để người 
chấm bài có thể đối chiếu với phân tích của anh chị. 

tải về 175.75 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương