Chính sách đỔi mới sáng tạo của một số NƯỚc châU Á VÀ HÀM Ý chính sách cho việt nam hà Nội, tháng 1-2021


KẾT LUẬN - HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM



tải về 1.79 Mb.
Chế độ xem pdf
trang34/37
Chuyển đổi dữ liệu20.12.2023
Kích1.79 Mb.
#56060
1   ...   29   30   31   32   33   34   35   36   37
tl1-2021

KẾT LUẬN - HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM 
Từ kinh nghiệm của các nước trên, đặc biệt là 3 nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung 
Quốc cho thấy sự phát triển của các chính sách ĐMST được xem xét theo ba giai đoạn 
phát triển kinh tế: trước công nghiệp hóa, công nghiệp hóa và bắt kịp, và sau bắt kịp. 
Kết quả cho thấy Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc đã đi đến giai đoạn cuối (tức là 
sau bắt kịp), trong khi Ấn Độ và nhiều nước ASEAN như Malaysia, Thái Lan và 
Indonesia đang mắc kẹt trong giai đoạn công nghiệp hóa và bắt kịp. Đối với sự phát 
triển của Việt Nam hiện nay, có thể thấy Việt Nam cũng đang ở trong giai đoạn công 
nghiệp hóa và bắt kịp và cũng có thể coi là đang “mắc kẹt” trong giai đoạn này nếu 
không hoàn thiện và thực hiện tốt các chính sách ĐMST để bứt phá như Nhật Bản, 
Hàn Quốc và Trung Quốc đã làm. 
Có thể nhận thấy rằng có tồn tại các chính sách ĐMST mà Nhật Bản, Hàn Quốc 
và Trung Quốc thường coi trọng sử dụng, nhưng Malaysia, Thái Lan, Indonesia, và 
Ấn Độ lại ít được coi trọng hơn. Do vậy, Việt Nam có thể học hỏi từ kinh nghiệm này 
để xây dựng và hoàn thiện chính ĐMST với sự tập trung vào (1) tăng cường năng lực 
ĐMST của các khu vực doanh nghiệp, viện nghiên cứu và trường đại học và tương tác 
giữa chúng trong mối liên hệ với các cơ quan chính sách, (2) nâng cao vai trò của 
chính phủ và (3) tạo ra một thể chế tốt hơn và vượt trội. Đây cũng là những yếu tố làm 
cho hệ thống ĐMST quốc gia trở nên mạnh.
(1) Nâng cao năng lực ĐMST của các doanh nghiệp, trường đại học, các tổ 
chức nghiên cứu công và tăng khả năng tương tác của họ 
Các công ty, trường đại học, các tổ chức nghiên cứu công (PRI) phải được trang 
bị năng lực công nghệ mạnh mẽ vì họ là nguồn chính tạo ra ĐMST, và họ cũng phải 
tương tác chặt chẽ để tạo ra hiệu ứng tổng hợp giữa họ. Để làm được điều này, chúng 
ta cần 4 biện pháp sau: Trước hết cần tiếp tục giữ vững ổn định chính trị và giải quyết 
các vấn đề liên quan đến công nghiệp hóa; Việc tiếp thu, phổ biến và nội địa hóa các 
công nghệ tiên tiến cần được tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa; Sự tương tác giữa các 
bên phải được thúc đẩy nữa; và Đầu vào ĐMST như chi tiêu cho R&D và nguồn nhân 
lực R&D phải đủ. 


48 
Đảm bảo ổn định chính trị và công nghiệp hóa thành công 
Phần lớn trong số các nước đã trải qua quá trình công nghiệp hóa sau Chiến tranh 
thế giới thứ hai hoặc sau khi giành được độc lập dân tộc. Bất ổn chính trị về cơ bản đã 
làm chậm tốc độ công nghiệp hóa. Tác động tiêu cực của tình hình chính trị bất ổn đã 
được quan sát thấy ở Indonesia và Thái Lan. Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc đã 
thành công trong công nghiệp hóa thông qua sự phục hồi tương đối nhanh chóng về 
ổn định chính trị sau Chiến tranh thế giới thứ hai hoặc nội chiến. Do đó, ổn định chính 
trị và công nghiệp hóa là điều kiện tiên quyết để bắt kịp thành công. Về mặt này, Việt 
Nam luôn đảm bảo ổn định chính trị và vấn đề còn lại là làm sao có được chính sách 
ĐMST bứt phá trong giai đoạn công nghiệp hóa và bắt kịp.
Tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp thu, phổ biến và nội địa hóa các công nghệ 
tiên tiến 
Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp thu 
các công nghệ tiên tiến từ nước ngoài, phổ biến chúng cho các khu vực tư nhân và 
khuyến khích các công ty bản địa nội bộ hóa chúng theo cách thức do chính phủ lãnh 
đạo. Đặc biệt, Nhật Bản và Hàn Quốc sử dụng các khoản nợ nước ngoài thay vì FDI 
để nhập khẩu công nghệ nước ngoài, đảm bảo sự độc lập về công nghệ của họ với các 
công ty đa quốc gia. Ngược lại, Trung Quốc tích cực sử dụng FDI, với lợi thế thị 
trường lớn, để có được công nghệ nước ngoài bằng cách thành lập liên doanh với các 
công ty bản địa, dẫn đến việc chuyển giao hiệu quả công nghệ của các công ty nước 
ngoài cho các công ty Trung Quốc. Tóm lại, đầu tư FDI, liên doanh hay nợ nước 
ngoài là không quan trọng, mà điều quan trọng là các nước đang phát triển phải tích 
cực yêu cầu các công ty đa quốc gia chuyển giao công nghệ của họ cho các nước đang 
phát triển ở mức độ nào.
Về phổ biến và nội nội địa hóa công nghệ, cả ba quốc gia trên đều áp dụng cùng 
một phương pháp, trong đó nhấn mạnh vai trò của các viện nghiên cứu công (PRI) với 
tư cách là người phát triển và chuyển giao công nghệ giữa chính phủ và các công ty. 
Đặc biệt, Chính phủ Hàn Quốc đã trợ cấp R&D cho các PRI, và đổi lại, các PRI đã 
phát triển các công nghệ công nghiệp và chuyển giao chúng sang cho các chaebols của 
Hàn Quốc để thương mại hóa. Sau đó, các chaebols đã đầu tư tiền với chính phủ vào 
các dự án R&D quốc gia quy mô lớn và thực hiện các hoạt động R&D với các PRI và 
phát triển công nghệ. Ngoài ra, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc thường bảo vệ 
các công ty trong nước trước các công ty đa quốc gia để nội địa hóa công nghệ của các 
công ty trong nước. Ở Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, Malaysia, khả năng phát triển 
công nghệ của các PRI là có, tuy nhiên, năng lực của họ trong việc phổ biến công 
nghệ cho khu vực tư nhân dường như còn thiếu. Các công ty của các quốc gia này 
cũng yếu kém về năng lực nội địa hóa các công nghệ tiên tiến.
Cũng như Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan và Malaysia, Việt Nam cũng có các PRI có 
khả năng phát triển công nghệ, nhưng như thế là chưa đủ. Do đó, để bứt phá thành 
công trong giai đoạn công nghiệp hóa và bắt kịp này thì Việt Nam cần làm tốt chu 
trình tiếp thu, phổ biến và nội địa hóa công nghệ tiên tiến. 
Khuyến khích hợp tác giữa các khu vực viện nghiên cứu – doanh nghiệp (ngành 
công nghiệp) - trường đại học 


49 
Sự tương tác và hợp tác mạnh mẽ giữa các khu vực viện nghiên cứu – ngành công 
nghiệp - trường đại học là cách tốt nhất để tạo vòng tròn hiệu quả của chu trình tiếp 
thu – phổ biến - nội địa hóa công nghệ tiên tiến. Vì mỗi bên trong số ba bên có nguồn 
lực và điều kiện khác nhau. Các PRI có thể tập trung vào nghiên cứu cơ bản nhờ có đủ 
nguồn lực và ít áp lực hơn trong việc tạo ra lợi nhuận so với các công ty. Mặt khác, 
doanh nghiệp bắt buộc phải nghiên cứu ứng dụng vì áp lực rất lớn của việc thương 
mại hóa nhanh chóng để tạo ra lợi nhuận. Trường đại học không có bất kỳ áp lực nào 
về việc tạo ra lợi nhuận nhưng không có đủ cơ sở vật chất và thiết bị để thực hiện một 
dự án R&D lớn so với các dự án của PRI. Do đó, chỉ khi ba bên này hợp tác, họ mới 
có thể liên tục cải tiến công nghệ của mình và nâng cao năng lực công nghệ của các 
doanh nghiệp bản địa bằng cách sử dụng hiệu ứng tổng hợp xảy ra giữa nghiên cứu cơ 
bản và nghiên cứu ứng dụng, và giữa các PRI, trường đại học và ngành công nghiệp.
Tăng cường đầu vào ĐMST, chi tiêu cho R&D, và nguồn nhân lực R&D 
Các chỉ số về thực hiện ĐMST cho thấy Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc có 
mức đầu tư vào chi cho R&D, nguồn nhân lực R&D cao hơn so với các quốc gia khác. 
Với đầu vào ĐMST ở mức cao, như hệ quả, cả ba quốc gia đều đạt được đầu ra 
ĐMST cao hơn đáng kể so với các quốc gia khác. Về chi tiêu cho R&D, Hàn Quốc 
cao nhất với 4,5% GDP vào năm 2018, tiếp theo là Nhật Bản và Trung Quốc với lần 
lượt là 3,2% và 2,1% GDP trong cùng năm. Ngược lại, nhiều quốc gia còn lại, ngoại 
trừ Malaysia và Thái Lan, có chi tiêu cho R&D dưới 1% GDP.
Có thể thấy, Việt Nam cũng như Indonesia, Malaysia và Thái Lan luôn thiếu 
nguồn nhân lực R&D, cũng như mức tiêu cho R&D thấp, đó là nguyên nhân và hệ quả 
tự nhiên, tức là đầu vào ở mức thấp hơn mang lại kết quả thấp. Do đó, để gia tăng các 
kết quả ĐMST, cần đầu tư vào các yếu tố đầu vào ĐMST, như bồi dưỡng các nhà 
nghiên cứu và kỹ thuật, tăng chi tiêu cho R&D. Trung Quốc đã thành công trong việc 
tăng chi tiêu cho R&D liên tục và họ đã đạt được mức chi cho R&D của các nước EU. 

tải về 1.79 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   29   30   31   32   33   34   35   36   37




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương