CHƯƠng trình trao đỔi sinh viên quốc tế 2009



tải về 0.59 Mb.
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích0.59 Mb.
#29270
1   2   3   4

Quá trình tuyển chọn sẽ được thực hiện như sau:

- Hội đổng Tuyển chọn gồm 3 đại diện của ĐHQG-HCM và 3 đại diện của Đại học Queensland sẽ xét chọn các ứng cử viên đủ điều kiện nhận học bổng dựa trên các tiêu chuẩn như thành tích học tập, kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực liên quan và trình độ tiếng Anh (tương đương 5.5 IELTS, không môn nào dưới 5.0).



Năm 2000, có 15 cử nhân của ĐHQG-HCM được cấp học bổng này. Tiếp đó, năm 2001, 15 cử nhân của ĐHQG-HCM và Đại Học Quốc Gia Hà  Nội đã  được học Thạc sĩ trong khuôn khổ chương trình.

Năm 2002 và 2003, chương trình mở rộng cho các trường đại học được công nhận ở cả 3 miền Bắc, Trung và Nam như:

Miền Bắc (12 suất)

Miền Trung (12 suất)

Miền Nam (12 suất)

1. Đại học Quốc Gia Hà Nội

- Đại học Khoa học Tự Nhiên

- Đại học Khoa học Xã hội & Nhân Văn

- Đại học Ngoại Ngữ

- Khoa Kinh Tế

- Khoa Luật

- Khoa Kỹ Thuật

2. Đại học Bách Khoa Hà Nội

3. Đại học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội

4. Đại Học Y Khoa Hà Nội

5. Đại Học Sư Phạm Hà Nội

6. Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội

7. Đại Học Thái Nguyên


1. Đại học Đà Nẵng

- Đại học Sư Phạm Đà Nẵng

- Đại học Kỹ Thuật

- Đại học Kinh Tế và Quản trị Kinh Doanh



2. Đại học Huế

- Đại học Mỹ Thuật

- Đại học Nông Lâm

- Đại học Khoa Học

- Đại học Sư Phạm Huế

- Đại Học Y Khoa Huế



3. Đại Học Đà Lạt

4. Đại Học Thủy sản

5. Đại Học Quy Nhơn

6. Đại Học Tây Nguyên

1. ĐHQG-HCM

- Đại học Bách Khoa

- Đại học Khoa học Tự Nhiên

- Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

- Viện Môi Trường & Tài Nguyên

- Khoa Kinh tế



2. Đại học Cần Thơ

3. Đại học Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh

4. Đại học Nông Lâm

5. Đại học Kinh Tế

6. Đại học Kiến Trúc

7. Đại học Luật

8. Đại Học Y Dược

Đến nay, chương trình đã  trao tổng cộng 87 suất học bổng, trong đó 12 học viên đã hoàn tất khóa học và trở về Việt Nam.

Chương trình Phát triển Tiến sĩ của Đại học Queensland (Úc)

Ngày 09/08/2000, ĐHQG-HCM đã ký Bản Ghi Nhớ hợp tác với Đại học Queensland (Brisbane, Úc) triển khai thực hiện Chương trình Phát triển Tiến Sĩ (Doctoral Development Program, DDP).

Mục tiêu của chương trình nhằm tạo cơ hội cho cán bộ giảng dạy đang là  nghiên cứu sinh của ĐHQG-HCM được tham gia nghiên cứu tại Đại học Queensland trong 6 tháng.

Chương trình gồm 03 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Chương trình Tiếng Anh chuyên ngành (English for Academic Purposes EAP) được thực hiện tại Việt Nam (Đại học Đà  Nẵng và ĐHQG-HCM) trong 8 tuần, do giáo viên của Viện Sau Đại Học và TESOL – ICTE thuộc Đại học Queensland giảng dạy.

- Giai đoạn 2: Chương trình Tiếng Anh Chuyên ngành và Nghiên cứu (EARC) do ICTE giảng dạy tại Brisbane trong 5 tuần

- Giai đoạn 3: Chương trình Nghiên cứu và Đào tạo nghiên cứu (R& RT) kéo dài trong 14 tuần tại Đại học Queensland, bao gồm đào tạo những kỹ năng nghiên cứu và gặp gỡ các chuyên gia tư vấn nghiên cứu của Đại học Queensland cũng như cơ sở vật chất để thực hiện các đề tài nghiên cứu

Tiêu chí ứng tuyển như sau:

- Ứng cử viên phải là cán bộ giảng dạy đã  hoàn tất năm I chương trình Tiến sĩ của ĐHQG-HCM

- Ứng cử viên phải có điểm IELTS tối thiểu 5.5 với môn Viết không dưới 5.0 để được nhận vào Giai đoạn 1

- Ứng cử viên phải được sự đề cử và  tạo mọi điều kiện của ĐHQG-HCM khi tham gia chương trình



Khi được xét chọn, nghiên cứu sinh sẽ được hỗ trợ hoàn toàn tiền vé máy bay khứ hồi, tiền học phí, sinh hoạt phí trong suốt thời gian học

Học bổng ASEA-UNINET (Áo)

Đây là chương trình học bổng hàng năm của Bộ Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên bang Áo thông qua Hội đồng Phát triển Khoa học và Công Nghệ Áo (OEAD) dành cho các nghiên cứu sinh và các chuyên gia khoa học có nguyện vọng học tiến sĩ hoặc sau tiến sĩ (post-doc) thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học công nghệ và kinh tế của ĐHQG-HCM, hội viên của ASEA-UNINET

Có ba chương trình học bổng gồm North - South Dialogue, Science & Technology Grants for South East Asia và chương trình ngắn hạn 01 tháng ASEA-UNINET. Những ứng viên trúng tuyển sẽ được học tại các trường đại học danh tiếng ở Áo, ngoài ra còn được miễn tiền học phí và được hỗ trợ hoàn toàn phí ăn ở, đi lại, bảo hiểm, sinh hoạt phí mà theo ước tính lên đến 10.900 EUR / năm đối với trình độ tiến sĩ (hệ 3 năm), và 16.700 EUR / năm đối với trình độ post-doc (hệ 1 năm). Đồng thời, trong thời gian theo học tại Áo, nghiên cứu sinh sẽ có cơ hội làm việc với những doanh nghiệp tại đây trong các lĩnh vực liên quan để học hỏi và tìm hiểu thêm kinh nghiệm thực tiễn và  chuyên môn.

Chính vì thế, các ứng viên của cả ba chương trình trên đều phải trải qua một quá trình tuyển chọn gắt gao: ứng viên của học vị Tiến sĩ phải dưới 30 tuổi (đối với chương trình Science & Technology Grants for South East Asia) hoặc dưới 35 tuổi (đối với chương trình North -South Dialogue), đã có bằng Thạc sĩ, thông thạo tiếng Anh hoặc tiếng Đức. Ứng viên của học vị post-doc không được quá 35 tuổi, phải có bằng Tiến sĩ cũng như phải thông thạo tiếng Anh hoặc tiếng Đức.

Một điều kiện bắt buộc khác chính là các ứng viên cho cả trình độ tiến sĩ và post-doc đều phải có thư tiếp nhận của một trường, viện ở Áo với chữ kí xác nhận của hiệu trưởng trường. Thông tin về các trường đại học Áo có thể tìm trên Website của ASEA-UNINET: http://asea-uninet.uibk.ac.at

Sau khi hoàn tất các thủ tục cần thiết, ứng viên sẽ trải qua một cuộc phỏng vấn bằng tiếng Anh (thường được tổ chức vào tháng 2 hàng năm tại ĐHQG-HCM) với hội đồng xét tuyển gồm các giáo sư hoặc các nhà khoa học Áo và Việt Nam.

Học bổng JSPS (Nhật):

Đây là chương trình trao đổi cán bộ khoa học giữa Trung Tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ  Quốc Gia và các cơ quan khoa học Nhật Bản với sự điều phối của Hội Hỗ trợ Phát triển Khoa học Nhật Bản (Japan Society for the Promotion of Science -JSPS) mà ĐHQG-HCM đã tạo được mối quan hệ rất chặt chẽ.

Mỗi năm JSPS sẽ tài trợ cho các cán bộ của ĐHQG-HCM theo chỉ tiêu phân phối của Trung Tâm Khoa học Tự nhiên và  Công nghệ Quốc Gia đi trao đổi khoa học tại Nhật Bản hoặc ngắn hạn (01 tháng) hoặc dài hạn (03 tháng). Đối với các cán bộ đi trao đổi ngắn hạn, JSPS sẽ cung cấp vé máy bay khứ hồi đi Nhật, riêng các cán bộ được cử đi trao đổi dài hạn phải tự túc mua vé máy bay.

Tiêu chí tham gia đối với các cán bộ được cử đi như sau:

- Là cán bộ nghiên cứu có trình độ cao

- Có trình độ tiếng Anh (hoặc tiếng Nhật) tốt

- Có thư chấp nhận của nhà khoa học Nhật Bản



Hồ sơ gửi về cho Trung Tâm Khoa học Tự nhiên và  Công nghệ  Quốc Gia gồm:

- Công văn đề nghị của cơ quan chủ quản

- 2 forms of proposal có dán ảnh 4x6 (theo mẫu)

- Thư tiếp nhận của nhà khoa học Nhật Bản



Chương trình học bổng Waseda 

Trung tâm giáo dục quốc tế thuộc trường đại học Waseda - Nhật Bản hàng năm đều có các chương trình trao đổi sinh viên quốc tế (International Exchange Programs) tại trường đại học Waseda. Thông tin về các chương trình như sau:

I. Chương trình đại học: 



Sinh viên tham gia chương trình sẽ được học khoảng 7 môn học và có thể sẽ tham dự một khóa học về Tiếng Nhật do Trung Tâm Tiếng Nhật tổ chức.

Các ngành học: Kinh Tế, Khoa Học Chính Trị; Luật; Văn Học; Thương Mại; Khoa Học và Kỹ Thuật; Giáo Dục; Khoa Học Xã Hội; Khoa Học Nhân Văn.

Thời gian học: 1 năm.

Học phí và các khoản lệ phí: Đại Học Waseda sẽ đài thọ toàn bộ chi phí cho khóa học ngoại trừ tiền ở.

Hạn nộp hồ sơ 25/11 hàng năm.

Điều kiện tham gia dự tuyển như sau: 

1.Giảng viên và Giáo viên hướng dẫn thí nghiệm không được tham gia chương trình.

2.Học lực từ loại khá giỏi trở lên.

3.Có động cơ đi học rõ ràng.

4.Trình độ Tiếng Nhật tối thiểu đạt cấp độ 1 của kỳ thi tiếng Nhật JLPT (Japanese Language Proficiency Test) hoặc tương đương.

II. Chương trình Sau đại học:



Sinh viên tham gia chương trình sẽ được học một số môn học và có thể sẽ tham dự một khóa học về Tiếng Nhật do Trung Tâm Tiếng Nhật tổ chức.

Các ngành học: Kinh Tế, Khoa Học Chính Trị; Luật; Văn Học; Thương Mại; Khoa Học và Kỹ Thuật; Giáo Dục; Khoa Học Xã Hội; Khoa Học Nhân Văn, Châu Á – Thái Bình Dương học.

Thời gian học: 1 năm.

Học phí và các khoản lệ phí: Đại Học Waseda sẽ đài thọ toàn bộ chi phí cho khóa học ngoại trừ tiền ở.

Hạn nộp hồ sơ:         

- 25/11 cho khóa học bắt đầu từ tháng 4

- 10/03 cho khóa học bắt đầu từ tháng 8

Điều kiện tham gia dự tuyển như sau:

1. Giảng viên và Giáo viên hướng dẫn thí nghiệm không được tham gia chương trình.

2. Học lực từ loại khá giỏi trở lên.

3. Có động cơ đi học rõ ràng.

4. Trình độ Tiếng Nhật tối thiểu Trung cấp.

 III. Chương trình tiếng Nhật chuyên sâu 



Sinh viên tham gia chương trình này sẽ học tại Trung tâm Tiếng Nhật thuộc đại học Waseda.

Thời gian học: 1 năm.

Học phí và các khoản lệ phí: Đại Học Waseda sẽ đài thọ toàn bộ chi phí cho khóa học ngoại trừ tiền ở.

Hạn nộp hồ sơ:         

- 25/11 cho khóa học bắt đầu từ tháng 4

- 10/03 cho khóa học bắt đầu từ tháng 8

Điều kiện tham gia dự tuyển như sau: 

1. Học lực từ loại khá giỏi trở lên.

2. Có động cơ đi học rõ ràng.

3. Trình độ Tiếng Nhật tối thiểu Trung cấp.  

IV. Chương trình trao đổi quốc tế 

Đây là chương trình được thiết kế bởi Trung Tâm Giáo dục Quốc tế thuộc Đại Học Waseda và dành cho sinh viên đại học. Chương trình cung cấp các khóa học liên quan đến Văn hóa, Lịch Sử, Xã hội, Chính trị, Kinh Tế, Địa lý, Nghệ thuật và Văn học của Nhật Bản và châu Á. Sinh viên sẽ được học bằng tiếng Anh. Riêng khóa học Tiếng Nhật sẽ gồm 13 cấp độ từ sơ cấp đến nâng cao.

Thời gian học: 10 tháng.

Học phí và các khoản lệ phí: Đại Học Waseda sẽ đài thọ toàn bộ chi phí cho khóa học ngoại trừ tiền ăn ở.

Hạn nộp hồ sơ: 10/03 hàng năm            

Điều kiện tham gia dự tuyển như sau: 

1. Học lực từ loại khá giỏi trở lên.

2. TOEFL tối thiểu 500 điểm.

3. Hoàn tất ít nhất 1 học kỳ tiếng Nhật tại trường đại học.  



Tuy nhiên, để trang trải chi phí khi tham gia các chương trình trao đổi sinh viên quốc tế nói trên, sinh viên có thể nộp đơn xin học bổng tại Hội Giáo Dục Quốc Tế Nhật Bản hoặc Chính phủ Nhật Bản.

  Học bổng RONPAKU:



Đây là chương trình học bổng do Hội Hỗ trợ Phát triển Khoa học Nhật Bản (Japan Society for the Promotion of Science-JSPS) phối hợp với Trung Tâm Khoa học Tự nhiên và  Công nghệ  Quốc Gia thực hiện, dành cho các cán bộ Việt Nam, trong đó có ĐHQG-HCM, đi làm nghiên cứu sinh tại Nhật Bản các ngành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội và nhân văn.

Các nghiên cứu sinh của chương trình RONPAKU sẽ làm luận án nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của một giáo sư Nhật Bản và một giáo sư Việt Nam, và được nhận bằng Tiến sĩ sau 5 năm. Ngoài ra, mỗi năm, các nghiên cứu sinh này sẽ được sang thực hiện đề tài nghiên cứu của mình tại một trường đại học Nhật Bản một lần.

Ứng cử viên của chương trình phải hội đủ các điều kiện sau:

- Muốn có bằng Tiến sĩ của một trường đại học Nhật Bản thông qua hình thức viết luận án

- Đã đạt được những thành tích nghiên cứu đáng kể

- Đang là nghiên cứu sinh toàn thời gian trong nước

- Không quá 50 tuổi

- Có thư đề cử của Trung Tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc Gia



Quy trình tuyển chọn như sau:

- Ứng cử viên tìm giáo sư hướng dẫn tại một trường đại học của Nhật, đồng thời liên lạc với Trung Tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc Gia để nhận thư đề cử (theo mẫu)

- Ứng cử viên nhận thư đề cử từ trường đại học và hoàn chỉnh đơn đăng ký tham gia chương trình RONPAKU (theo mẫu), sau đó gửi cho giáo sư hướng dẫn tại Nhật

- Giáo sư hướng dẫn tại Nhật sẽ gửi toàn bộ hồ sơ cho JSPS



Lưu ý: Ứng cử viên không được gửi hồ sơ trực tiếp cho JSPS

Quá trình giám sát nghiên cứu sẽ được thực hiện như sau:

- Nghiên cứu sinh sẽ đến trường đại học Nhật Bản mỗi năm một lần trong thời gian tối đa 5 năm, và thực hiện đề tài nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của giáo sư Nhật theo kế hoạch đã được sự chấp thuận của JSPS. Thời gian tối đa ở Nhật là 90 ngày / lần

- Trong năm cuối, nghiên cứu sinh có thể gia hạn thời gian ở Nhật hoặc đến Nhật 02 lần / năm trong 30 ngày nếu cần thiết và  JSPS có đủ ngân sách.

- Khi cần, giáo sư Nhật có thể đến Việt Nam để hướng dẫn nghiên cứu trong 30 ngày theo kế  hoạch đã được sự chấp thuận của JSPS.

- Mỗi năm JSPS sẽ đánh giá tiến độ nghiên cứu của nghiên cứu sinh dựa trên báo cáo của giáo sư hướng dẫn Nhật Bản và thông báo cho cơ quan chủ quản biết quyết định cấp học bổng tiếp cho nghiên cứu sinh năm sau không.



Giá  trị  của học bổng:

- Vé máy bay khứ hồi đến Nhật

- Sinh hoạt phí trong thời gian ở Nhật

- Chi phí nghiên cứu tại Nhật

- Bảo hiểm sức khỏe và tai nạn trong thời gian ở Nhật

- Chi phí gửi luận án và xuất bản trong năm cuốI



Lưu ý: JSPS không hỗ trợ chi phí cho các hoạt động nghiên cứu tại Việt Nam



Ngày 09/07/1999, ĐHQG-HCM và ĐạI Học Quốc Gia Hà Nội chính thức trở thành thành viên của mạng lưới 65 trường đạI học trên khắp thế giới tham gia chương trình Quỹ Học Bổng Tài Năng Trẻ Sasakawa (The Ryoichi Sasakawa Young Leaders Fellowship Fund – SYLFF).

Đây là chương trình do The Nippon Foundation phối hợp với The Sasakawa Peace Foundation thành lập năm 1987. Với triết lý của ngài Ryoichi Sasakawa, người sáng lập The Nippon Foundation, “Thế giới là một gia đình trong đó nhân loạI đều là anh chị em”, chương trình nhằm hỗ trợ cho hòa bình, sự phát triển và phồn vinh của cộng đồng thông qua các hoạt động trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

Mỗi thành viên của mạng SYLFF sẽ được nhận một tài khoản là một triệu USD mở tại một ngân hàng nước ngoài theo quy định. Hàng năm, 70% số lợi nhuận trên vốn đầu tư này sẽ được dùng vào chương trình học bổng tại hai đại học quốc gia của Việt Nam. Tại mỗi Đại Học Quốc Gia của Việt Nam sẽ có một Ban Điều Hành riêng cho Quỹ Học Bổng SYLFF, bao gồm 03 thành viên. Cụ thể ở ĐHQG-HCM là TS. Nguyễn Đức Nghĩa, Phó Giám Đốc; TS. Nguyễn HộI Nghĩa, Trưởng Ban Đào Tạo Sau Đại Học và Ths. Trương Quang Được, Phó Trưởng Ban KHCN & QHQT. Hàng năm, hai ban điều hành sẽ họp định kỳ 01 lần để thống nhất các tiêu chí lựa chọn cũng như các vấn đề liên quan cụ thể. Chức năng Trưởng Ban Điều Hành chung sẽ được chuyển đổi hàng năm, luân phiên giữa hai Đại Học Quốc Gia. Nhiệm vụ của Ban Điều Hành là theo dõi, quản lý vốn đầu tư, tránh vấn đề thâm hụt do lạm phát hoặc các yếu tố khác, giới thiệu thông tin, xác lập tiêu chí, tuyển chọn ứng cử viên, quản lý điều hành, báo cáo tài chính định kỳ cho The Tokyo Foundation.

Theo thỏa thuận, mỗi năm, chương trình sẽ trao 20 suất học bổng trong nước (500 USD / suất) cho các học viên cao học thuộc ngành khoa học xã hội và nhân văn, môi trường, nghiên cứu quốc tế và phát triển kinh tế của ĐHQG-HCM và Đại Học Quốc Gia Hà Nội. Những học viên được nhận học bổng trong nước, nếu có kết quả học tập, nghiên cứu xuất sắc, sẽ có thể được xét cấp học bổng cho năm tiếp theo nhưng chỉ tối đa là 03 năm.

Tiêu chí lựa chọn như sau:

- Là học viên cao học hoặc nghiên cứu sinh chính quy các ngành khoa học xã hội và nhân văn, môi trường, quan hệ quốc tế và phát triển kinh tế của Đại Học Quốc Gia

- Có kết quả học tập xuất sắc (xét sau năm thứ nhất), có khả năng nghiên cứu độc lập

- Có tư cách đạo đức tốt, năng động trong các hoạt động khoa học và xã hội

- Thể hiện tiềm năng trở thành những nhà lãnh đạo trẻ, đóng góp cho sự phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam

- Không quá 30 tuổi đối với học viên cao học và 40 tuổi đối với nghiên cứu sinh



Ngoài ra, chương trình cũng cấp 2 suất học bổng dành cho nghiên cứu sinh đi nghiên cứu ở nước ngoài từ 3-6 tháng tại các trường đại học trong mạng SYLFF (mỗi Đại Học Quốc Gia 01 suất), mỗi suất trị giá không quá 11.000 USD. Ngoài các tiêu chí dành cho học bổng trong nước, ứng cử viên còn phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Thông thạo tiếng Anh và / hoặc ngôn ngữ của nước sẽ đến (tương đương TOEFL 500)

- Có ít nhất một bài báo độc lập hoặc hai bài đồng tác giả được đăng trên tạp chí Trung ương, chuyên ngành hoặc sách chuyên khảo (trong hai năm gần nhất)

- Có đề tài nghiên cứu thiết thực, phù hợp với đề tài luận án

- Sau khi hoàn thành khóa nghiên cứu 01 tháng phải có báo cáo kết quả gửi Ban Điều Hành Quỹ SYLFF tại hai Đại Học Quốc Gia

Hồ sơ cần nộp (làm thành 2 bản, 1 bản tiếng Việt và 1 bản tiếng Anh)

- Lý lịch khoa học có dán ảnh

- Mục đích và kế hoạch học tập, chương trình nghiên cứu

- Kết quả học tập, nghiên cứu chương trình sau đại học

- Thư giới thiệu của Chủ nhiệm Khoa và giảng viên hướng dẫn trực tiếp

Ứng cử viên cho học bổng đi nghiên cứu ở nước ngoài cần nộp thêm:

- Chi tiết đề tài nghiên cứu và dự kiến kế hoạch thời gian nghiên cứu ở nước ngoài

- Thư đồng ý tiếp nhận của trường bạn và của giáo sư hướng dẫn tại trường bạn, đồng thời gửi kèm thông báo thời gian tiếp nhận và giấy báo các chi phí cụ thể

Điểm khác biệt của chương trình SYLFF so với các chương trình học bổng khác là ở tính chất toàn cầu xuất phát từ triết lý thành lập ban đầu của chương trình. Các trường đại học khi đã là thành viên của SYLFF thì có thể liên kết với hơn 60 trường đại học khác trên toàn cầu tham gia các hoạt động của SYLFF. Các học viên cao học hoặc nghiên cứu sinh, một khi đã nhận được học bổng SYLFF, có thể thông qua trang Web riêng của chương trình mở rộng hoạt động hợp tác nghiên cứu khoa học của mình với các bạn nước ngoài qua các đề tài, dự án đồng nghiên cứu khi tham gia các chương trình Follow–up. Điều này sẽ khuyến khích và phát triển hiệu quả hoạt động hợp tác quốc tế trong giới nghiên cứu trẻ nhằm giúp các bạn mở rộng tầm nhìn trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay.

 


 

Chương trình trao đổI / hợp tác nghiên cứu (JREX)

Ban Tuyển chọn JREX

Thăm viếng Nhật Bản

Trao đổi cán bộ quản lý / cán bộ giảng dạy

Mục tiêu


Nhằm thực hiện các hoạt động hợp tác, tập trung vào các vấn đề xã hội và quốc tế thời đại. Gồm 02 loại:

- Hợp tác nghiên cứu: nghiên cứu liên ngành

- Trao đổi hợp tác: hướng đến các hoạt động phục vụ cộng đồng, hình thành mạng lưới


Tham gia vào việc tuyển chọn các giải thưởng JREX, Giải thưởng Xuất sắc và các dự án nổI trội đ ể xuất bản

Thăm viếng Nhật Bản vì mục đích học thuật như nghiên cứu, tham gia các khóa ngắn hạn, hội thảo chuyên ngành…

Đặt nền tảng cho các chương trình liên trường nhằm đề xuất những chương trình có lợI cho sinh viên. Có thể thực hiện dướI hình thức tiếp tư vấn hay trợ giúp chuyên môn cho các nhà quản lý, tư vấn về phát triển giáo trình, các chương trình trao đổi và các hoạt động hợp tác khác dành cho cán bộ giảng dạy

Giá trị giải thưởng / tài trợ

(1) 5.000 USD / giải thưởng (40 suất)

(2) 10.000 USD cho Giải thưởng Xuất Sắc

(3) Xuất bản các dự án xuất sắc


Vé máy bay khứ hồi đến Nhật, nơi ở và sinh hoạt phí (5 suất)

1.000.000 yen / suất (20 suất): vé máy bay khứ hồI đến Nhật, phí giao thông tại Nhật, bảo hiểm, chỗ ở và các chi phí khác

10.000 USD / suất (10 suất)

Tiêu chí lựa chọn

(1) Nhóm trưởng phải đang là học viên cao học / nghiên cứu sinh toàn thời gian của ĐHQG-HCM

(2) Nhóm nghiên cứu phải gồm ít nhất 2 thành viên

(3) Ít nhất 50% thành viên trong nhóm phải đã từng hoặc đang là học viên cao học / nghiên cứu sinh của ĐHQG-HCM


(1) Ứng cử viên phải từng nhận học bông SYLFF và đã có bằng Thạc sĩ hoặc tương đương

(2) Tiếng Anh lưu loát (nói và viết)



(1) Ứng cử viên phải từng nhận học bông SYLFF

(1) Ứng cử viên phải đang là cán bộ quản lý / giảng dạy toàn thời gian của ĐHQG-HCM các ngành khoa học xã hội và nhân văn

Thời gian

Tháng 10 - tháng 05 năm sau

Cuối tháng 07- đầu tháng 08

6 tuần (xem trong “Hạn chót nộp hồ sơ”)

Xem trong “Hạn chót nộp hồ sơ”

Hạn chót nộp hồ sơ

15/05

15/04

Vòng 01: Đối với chuyến viếng thăm từ 01/04 đ ến 30/09

-          Hạn chót nộp hồ sơ: 15/11

-          Thông báo kết quả: 15/02

Vòng 02: Đối với chuyến viếng thăm từ 01/10 đ ến 31/03

-          Hạn chót nộp hồ sơ: 15/05

-          Thông báo kết quả: 15/07

 


Thông báo kết quả

Tháng 09

Khoảng 01/05

 

 ĐẠI HỌC BURAPHA (THÁI LAN)



Khoa Kỹ thuật: hỗ trợ cho những cán bộ giảng dạy của các trường thành viên AUN ở Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam muốn nhận bằng Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý Kỹ thuật của ĐH Burapha.

- Giá trị học bổng: tiền học phí, chỗ ở, sinh hoạt phí (6.000-7.000 baht / tháng)

- Hạn chót nộp hồ sơ: 31/1/2003

- Thông tin chi tiết: Dr. Pichan Sawanwong, Vice President for International Relations, Burapha University (Tel: 66-38-745900; Fax: 038-390-047; Email: pichan@bucc4.buu.ac.th)



Khoa KHXH & Nhân Văn: cung cấp các suất học bổng cho cán bộ giảng dạy các trường thành viên AUN muốn nhận bằng Thạc sĩ tại Khoa

- Giá trị học bổng: tiền học phí và chỗ ở

- Hạn chót nộp hồ sơ: 31/3/2003

- Thông tin chi tiết: Dr. Pichan Sawanwong, Vice President for International Relations, Burapha University (Tel: 66-38-745900; Fax: 038-390-047; Email: pichan@bucc4.buu.ac.th) 

 ĐẠI HỌC CHULALONGKORN (THÁI LAN)

Đại học Chulalongkorn, Thái Lan hỗ trợ các suất học bổng trong khuôn khổ “Chương trình học bổng cho các nước láng giềng” dành cho cán bộ giảng dạy của các nước ASEAN như Campuchia, Lào, Myanmar, và Việt Nam muốn nhận bằng thạc sĩ hoặc tiến sĩ tại các khoa sau: Nghệ thuật, Thương mại và Kế toán, Kinh tế, Kỹ thuật, Luật, Y khoa, Dược, Khoa học Chính trị, Khoa học, Hóa dầu, Sức khỏe cộng đồng, Quản trị kinh doanh

- Số lượng học bổng: 08

- Giá trị học bổng: tiền học phí và miễn giảm các chi phí khác

- Hạn chót nộp hồ sơ: 28/2/2003

- Thông tin chi tiết: Office of International Affairs, Chulalongkorn University (Fax: 662-216-1299; Email: int.off@chula.ac.th) 

 ĐẠI HỌC KỸ THUẬT NANGYANG (SINGAPORE)



Chương trình “Học bổng Sau Đại Học ASEAN” của NTU dành cho những ứng cử viên muốn học chương trình Thạc sĩ tại NTU trong các lĩnh vực nhất định

- Giá trị học bổng: vé máy bay, sinh hoạt phí hàng tháng, phí sách vở, học phí, bảo hiểm sức khỏe, phí kiểm tra, phí đăng ký…

- Hạn chót nộp hồ sơ: 31/1/2003 cho học kỳ bắt đầu vào 7/2003

- Thông tin chi tiết:

a. Office of Academic Services (Graduate Studies Branch), Nanyang Technological University, Fax: 65-6-793-1140

b. URL: www.ntu.edu.sg/registrar/postgraduate/coursework/scholarship.html 

 ĐẠI HỌC QUỐC GIA SINGAPORE (SINGAPORE)

“Chương trình Học bổng AUN-NUS” tạo điều kiện để một sinh viên của mỗi trường thành viên AUN được học một học kỳ tại bất cứ khoa nào của NUS.

- Số lượng học bổng: 09

- Giá trị học bổng: vé máy bay, chỗ ở, học phí và phí sinh hoạt

- Hạn chót nộp hồ sơ: 30/4/2003 cho học kỳ bắt đầu 07/2003 và 15/10/2003 cho học kỳ bắt đầu 11/2003

- Thông tin chi tiết: Ms. Chooi Foong Sin, Country Officer, Asia & Australia Section, National University of Singapore (Tel: 65-6874-1350; Fax: 65-6778-0177;  Email: irocfs@nus.edu.sg) 

 ĐẠI HỌC MALAYA (MALAYSIA)



Khoa Nghệ thuật & KHXH, Bộ môn Đông Nam Á Học của Đại Học Malaya cung cấp các suất học bổng cho những ứng cử viên của các trường đại học thành viên AUN quan tâm đến ngành ASEAN Học.

- Số lượng học bổng: 34

- Giá trị học bổng: tiền học phí cho 2 ứng cử viên của mỗi trường thuộc AUN

- Hạn chót nộp hồ sơ: 1/9/2003 cho Học kỳ bắt đầu vào tháng 10/2003

- Thông tin chi tiết: Dr. Su’ad Awab, Director, International Relations Unit (Fax: 603-7967-4678, Email: interel@um.edu.my)

 ĐẠI HỌC PHILIPPINES (PHILIPPINES)



Đại Học Philippines cấp các suất học bổng ở trình độ đại học và sau đại học cho công dân các nước ASEAN được học tại bất cứ chuyên ngành nào của trường

- Số lượng học bổng: 13 (3 cho trình độ đại học và 10 cho trình độ sau đại học)

- Giá trị học bổng: học phí, chi phí sách vở

- Hạn chót nộp hồ sơ: 15/4 và 15/8 hàng năm

- Thông tin chi tiết: Dr. Bella Villanueva, Chief, Office of Scholarships and Student Services, Vinzons Hall (Tel: 63-2-928-53-01 ext. 6919 or 6642; Fax: 63-2-928-72-28; Email: bella.Villanueva@upd.edu.ph)

 

HỌC BỔNG MẠNG ĐẠI HỌC ASEAN (AUN)



UNIVERSITI BRUNEI DARUSSALAM, BRUNEI DARUSSALAM

1. Số lượng học bổng:

    - 02 học bổng cho sinh viên đại học trong 01 học kỳ

    - 02 học bổng cho sinh viên sau đại học trong 01 năm

2. Giá trị học bổng: Học bổng hỗ trợ vé máy bay, chỗ ở, học phí và sinh hoạt phí

3. Hạn chót nộp hồ sơ:

    - 15/04 hàng năm nếu đăng ký nhập học vào tháng 08

    - 30/10 hàng năm nếu đăng ký nhập học vào tháng 01

4. Liên hệ:

    - Dr. Diana Cheong

      Director, International Office

      Email: dianappc@fbeps.ubd.edu.bn

   - Ms. Sharifah Eliza Elaine Syed Hj Hashim

      Coordinator, UBD Study Awards

      Tel: (673) 246-3001 # 1277

      Fax: (673) 246-1003



ROYAL UNIVERSITY OF PHNOM PENH, CAMBODIA

1. Số lượng học bổng: 02

2. Khóa học: Ngữ văn Khmer

3. Giá trị học bổng: Học bổng hỗ trợ học phí

4. Hạn chót nộp hồ sơ: tháng 08 hàng năm nếu đăng ký nhập học vào tháng 09

5. Liên hệ: Mr. Hang Chan Thon

                Dean, Faculty of Science

                International Relations Office

                Fax: (855 23) 880-116

                Email: caradvchthon@online.com.kh



GADJAH MADA UNIVERSITY, INDONESIA

Chương trình học bổng Thạc sĩ Quản lý:

   1. Số lượng học bổng: 2-5

   2. Giá trị học bổng: Học bổng hỗ trợ học phí

   3. Hạn chót nộp hồ sơ:

       - Tháng 10 hàng năm nếu đăng ký nhập học vào tháng 12

       - Tháng 02 hàng năm nếu đăng ký nhập học vào tháng 04

       - Tháng 06 hàng năm nếu đăng ký nhập học vào tháng 08

   4. Liên hệ: Mrs. Indah Hanurani

                   Office of International Affairs

                   Tel/Fax: (62 274) 544-976

                   Email: adnira@mm.ugm.ac.id

Chương trình học bổng Thạc sĩ Quản lý Công:

   1. Số lượng học bổng: 2-5

   2. Giá trị học bổng: Học bổng hỗ trợ học phí

   3. Hạn chót nộp hồ sơ:

       - Tháng 02 hàng năm nếu đăng ký nhập học vào tháng 04

       - Tháng 06 hàng năm nếu đăng ký nhập học vào tháng 08

   4. Liên hệ: Dr. Warsito Utomo

                   Office of International Affairs

                   Tel/Fax: (62 274) 544-976

                   Email: secret@map.ugm.ac.id



Chương trình học bổng Nghiên cứu tôn giáo và văn hóa:

   1. Số lượng học bổng: 5

   2. Giá trị học bổng: Học bổng toàn phần

   3. Hạn chót nộp hồ sơ: 30/05 hàng năm nếu đăng ký nhập học vào 30/07

   4. Liên hệ: Mrs. Indah Hanurani

                   Office of International Affairs

                   Tel/Fax: (62 274) 544-976; Email: adnira@mm.ugm.ac.id

UNIVERSITAS INDONESIA, INDONESIA

1. Số lượng học bổng: 2-5

2. Giá trị học bổng: Học bổng hỗ trợ học phí, chỗ ở và bảo hiểm y tế

3. Hạn chót nộp hồ sơ: tháng 05 hàng năm nếu đăng ký nhập học vào tháng 08

4. Liên hệ:

    - Ms. Evi Fitriani

      Director, International Office

      Tel: (62 21) 7888-0139 / 7863457-8 Ext. 15

      Email: evi-ui@ui.edu

   - Ms. Meita

     Cooperation & International Office

     University of Indonesia

     Depok 16424, West Java, Indonesia

     Tel: (62 21) 7888 0139

     Fax: (62 21) 7888 0139, 786 3449, 727 0017

     Email: io-ui@ui.edu, www.ui.ac.id



UNIVERSITI MALAYA, MALAYSIA
1. Số lượng học bổng: 34

2. Khóa học: Nghiên cứu ASEAN

3. Giá trị học bổng: Học bổng hỗ trợ học phí (cho 02 sinh viên của mỗi đại học thành viên AUN)

4. Hạn chót nộp hồ sơ: tháng 09 hàng năm nếu đăng ký nhập học vào tháng 11

5. Liên hệ:

    - Assoc. Prof. Dr. Khoo Boo Teong

      Head, International Relations Unit

    - Ms. Munirah A. Hamid

      Assistant Registrar

      Tel: (603) 7967-467

      Fax: (603) 7967-4678

      Email: interel@um.edu.my



UNIVERSITI SAINS MALAYSIA, MALAYSIA
1. Số lượng học bổng: 34

2. Giá trị học bổng:Học bổng hỗ trợ học phí và chỗ ở trong 01 học kỳ (cho 02 sinh viên của mỗi đại học thành viên AUN)

3. Hạn chót nộp hồ sơ:

    - 01/04 hàng năm nếu đăng ký nhập học vào 30/06

    - 01/09 hàng năm nếu đăng ký nhập học vào 30/09

4. Liên hệ: Ms. Noor Soraya Ahayaudin

                Assistant Registrar

                International Relations

                Tel: (604) 653-2777

                Fax: (604) 653-2781

                Email: noorsoraya@notes.usm.myinterel@notes.usm.my

DE LA SALLE UNIVERSITY, THE PHILIPPINES
1. Số lượng học bổng: 01 (trình độ Thạc sĩ)

2. Giá trị học bổng: Học bổng hỗ trợ học phí

3. Hạn chót nộp hồ sơ: 15/02 hàng năm nếu đăng ký nhập học vào tháng 06

4. Liên hệ:

    - Mr. Benison Yap Cu

      Director, External Linkages Office

      Fax: (632) 523-3911

      Email: cub@dlsu.edu.ph

   - Ronee San Agustin

     Assistant, External Linkages Office

     Room 309 Yuchengco Building

     De La Salle University

     2401 Taft Avenue, Manila

     Tel/fax: (632) 523-39-11

     Email: sanagustinr@dlsu.edu.ph

NANYANG TECHNOLOGICAL UNIVERSITY, SINGAPORE
1. Số lượng học bổng: 18 (01 sinh viên / trường thành viên AUN)

2. Khóa học: Tất cả các khóa học ngoại trừ Y và Nha khoa

3. Giá trị học bổng: Học bổng hỗ trợ vé máy bay và chi phí 2.500 Singapore dollars (chỉ hỗ trợ trong 1 học kỳ)

4. Hạn chót nộp hồ sơ: 05/10 nếu đăng ký nhập học vào tháng 01

5. Liên hệ: Mr. Lee Puay York

                Assistant Manager

                International Relations Office

                Tel: (65) 6874-1358

                Fax: (65) 6778-0177

                Email: irolpy@nus.edu.sg



Lưu ý: Hồ sơ đăng ký có thể tải xuống từ:

http://www.nus.edu.sg/registrar/prospective/non-graduating.htm

NANYANG TECHNOLOGICAL UNIVERSITY, SINGAPORE
Chương trình Trao đổi Sinh viên NTU-AUN:

   1. Số lượng học bổng: 03

   2. Giá trị học bổng: Học bổng hỗ trợ học phí

   3. Hạn chót nộp hồ sơ: một học kỳ trước thời gian học dự kiến (thời gian nhập học thường bắt đầu tháng 01 hoặc tháng 08 hàng năm)

   4. Liên hệ: Mrs. Agnes Yap

                   International Relations Office

                   Tel: (65) 6790-5551

                   Email: hhkwang@ntu.edu.sg



Học bổng nghiên cứu NTU-AUN:

   1. Số lượng học bổng: không xác định

   2. Giá trị học bổng: Học bổng hỗ trợ học phí và phí sinh hoạt

   3. Hạn chót nộp hồ sơ: một học kỳ trước thời gian học dự kiến (thời gian nhập học thường bắt đầu tháng 01 hoặc tháng 08 hàng năm)

   4. Liên hệ: Mrs. Agnes Yap

                   International Relations Office

                   Tel: (65) 6790-5551

                   Email: hhkwang@ntu.edu.sg



Lưu ý: Hồ sơ đăng ký có thể tải xuống từ

http://www.ntu.edu.sg/GradStudies/Research+Programmes/

BURAPHA UNIVERSITY, THAILAND
1. Số lượng học bổng: 05 (trình độ sau đại học)

2. Giá trị học bổng: học bổng hỗ trợ học phí và chỗ ở

3. Hạn chót nộp hồ sơ:

   - Tháng 03 nếu đăng ký nhập học vào tháng 06/2006

   - Tháng 10 nếu đăng ký nhập học vào tháng 11/2006

4. Liên hệ: Asst. Prof. Dr. Pichan Sawangwong

                Vice President for International Relations

                Tel/Fax: (66 38) 390-047; Email: pichan@buu.ac.th

 

HỌC BỔNG CAO HỌC CỦA TRƯỜNG KỸ THUẬT QUỐC GIA ĐÀI BẮC

1. Lĩnh vực cấp học bổng: Khoa học máy tính và Công nghệ thông tin

2. Giá trị học bổng:

    - Trong năm đầu tiên, học bổng sẽ hỗ trợ hoàn toàn tiền học phí và một khoản chi phí khoảng 320 USD hàng tháng.

    - Trong năm tiếp theo, học bổng sẽ tiếp tục hỗ trợ khoản chi phí hàng tháng (320 USD) và chi phí nghiên cứu, trợ giảng.

3. Hồ sơ cần nộp:

    - Bằng cử nhân về Computer Science, Electrical Engineering hoặc các lĩnh vực khác có liên quan

    - Đơn xin học bổng (có thể tải từ website: http://www.ntut.edu.tw/~wwwoaa/english/International_Student_Office.htm )

    - 02 thư giới thiệu của các giáo sư trong trường.

    - Bài viết mô tả mục tiêu, nội dung, kế hoạch học tập.

    - Các chứng chỉ, văn bằng, bảng điểm có liên quan.

    - Điểm GRE (General Test).

    - Điểm TOEFL.

   Các ứng viên sẽ trải qua kỳ phỏng vấn tại Việt Nam với các giáo sư của trường NTUT theo thời gian được thỏa thuận giữa ứng viên và phía trường NTUT. Hạn chót nộp hồ sơ là ngày 30 tháng 4 năm 2006, theo địa chỉ:

          Assoc. Prof. Dr. Shih-Hsuan Yang

          Department of Computer Science & Information Engineering

          National Taipei University of Technology

          1, Sec. 3, Chung-Hsiao E. Rd.,

          Taipei, TAIWAN 106

   Mọi thông tin cụ thể liên quan đến học bổng này, đề nghị liên hệ trực tiếp Assoc.Prof. Dr. Shih-Hsuan Yang (email: shyang@csie.ntut.edu.tw) hoặc tham khảo website: http://www.ntut.edu.tw/~shyang

 



Chương trình Fulbright Việt Nam

Đại Sứ Quán Hoa Kỳ tại Hà Nội hàng năm đều thông báo về chương trình Fulbright Học giả nước ngoài ( Fulbright Foreign Scholar Program) của Cục Thông tin Hoa Kỳ (USIA). Thông tin cụ thể như sau : 

Hằng năm Sở Thông Tin Hoa Kỳ tại Hà Nội dành một số suất học bổng cho các học giả Việt Nam có học hàm tiến sĩ sang nghiên cứu  và / hoặc giảng dạy ở các trường đại hoc Hoa Kỳ trong thời gian từ 6 tháng đến 1 năm học (9 tháng). Suất học bổng này chi trả tiền vé máy bay khứ hồi, chi phí ăn ở tại Hoa Kỳ và một khoản hạn chế cho bảo hiểm y tế trong thời gian ở Hoa Kỳ. 

Các suất hoc bổng này sẽ được ưu tiên cho các lĩnh vực: Hoa Kỳ học, Lịch sử Hoa Kỳ, Chính sách môi trường, Kinh tế học, Luật, Hành chính công cộng, Quản lý giáo dục đại học, Nghiên cứu phụ nữ. 

Điều kiện tham gia dự tuyển như sau:

- Các ứng viên phải có thành tích học tập tốt.

- Các ứng viên phải chứng tỏ khả năng nâng cao trình độ trong nghiệp vụ của họ và có đóng góp vào sự phát triển của Việt Nam.

- Dưới 50 tuổi.

- Trình độ tiếng Anh tốt. Điểm IELTS tối thiểu 6.0, điểm TOEFL tối thiểu 600.

- Sức khỏe tốt.



Chương trình khách Tham quan Quốc tế

Hàng năm Đại sứ quán hoa Kỳ đề cử những công dân Việt Nam tham gia vào các chuyến tham quan nghiên cứu theo chuyên đề tại nước Mỹ trong 4 tuần. Ứng viên của chương trình này phảI ở độ tuổI 30 – 45, có ít nhất năm năm kinh nghiệm công tác, có thành tích cao về học vấn và chuyên môn trong lĩnh vực công tác của mình và được cơ quan nơi làm việc cho phép tham gia vào chương trình trao đổI do chính phủ Hoa kỳ tài trợ. Các lĩnh vực tham quan nghiên cứu bao gồm thương mại, kinh tế, hành chính công, luật, giáo dục, bảo vệ môi trường, y tế môi trường, sáng tác văn học, các vấn đề về phụ nữ, xuất bản, quan hệ quốc tế và quốc phòng. Ứng viên không yêu cầu phảI biết tiếng Anh

Chương trình Hubert H. Humphrey

Là chương trình học bổng một năm không cấp bằng, kết hợp việc học tập và nghiên cứu trong lĩnh vực hành chính công. Hàng năm có tối đa năm ứng viên Việt Nam được chọn vào chương trình này. Những người tham gia sẽ được học một năm tại trường Đại Học Hoa Kỳ đồng thời cũng có thể thực tập tại một cơ sở khác trong lĩnh vực chuyên môn của mình. Các lĩnh vực ưu tiên bao gồm y tế, môi trường, giáo dục, các vấn đề phụ nữ, chính sách công cộng, quy hoạch đô thị và quốc phòng. Ứng viên bắt buộc phải đạt ít nhất 525 điểm kiểm tra TOEFL để được xét chọn.

Liên hệ:

Mọi yêu cầu có thể gửi tới Sở Thông tin Hoa Kỳ tại Tp.Hồ Chí Minh qua điện thoại 821-64000/04, bằng Fax 821-6405, hay bằng email tới:

- Nguyễn Hữu Luận (mọi yêu cầu về chương trình Khách tham quan quốc tế, chương trình Hubeert H. Humphrey, Chương trình Diễn giả, Chương trình Chuyên gia): nhlhcmc@usia.gov

- Trần Xuân Thảo (mọi yêu cầu về chương trình Fulbtight Việt Nam): txthano@usia.gov, điện thoại 04-822-5436



Chương trình học ngành Thương mại quốc tế của Trường ĐH Southern Denmark

Trường Đại học Southern Denmark sẽ tiếp nhận sinh viên Đại học Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh sang học theo chương trình trao đổi sinh viên ngành Thương mại Quốc tế. Học viên có thể tham gia một học kỳ để lấy chứng nhận đã học một số môn về Thương mại Quốc tế hoặc tham gia hai học kỳ để nhận chứng chỉ Quản trị Thương mại Quốc tế một năm. 

Các yêu cầu cho khóa học như sau:

- Chương trình dành cho Sinh viên từ năm thứ hai trở đi thuộc các ngành kinh tế.

- Trình độ C tiếng Anh.

- Học lực từ trung bình khá trở lên.

- Học viên phải tham gia hết khóa học theo đăng ký, kể cả việc đi thực tập.

- Phía Đan Mạch sẽ đài thọ học phí và chi phí đăng ký theo học. Học viên phải chịu chi phí tiền vé máy bay khứ hồi, ăn, ở, sách vở, tài liệu và chi phí thực tập.



Học bổng của Ủy ban học bổng dành cho sinh viên nước ngoài (CFBE)



Đại học Quốc gia TP. HCM thông báo học bổng của Ủy Ban học bổng dành cho sinh viên nước ngoài (CFBE), Liên Bang Thụy Sỹ, năm học 2008-2009 như sau:

1. Ứng viên: Học bổng đại học dành cho các ứng viên ở các nước công nghiệp hoặc các nước đang phát triển.

2. Nơi học: Các học bổng được trao dành cho các ứng viên học tại các trường đại học của Thụy Sỹ.

3. Thời gian theo học tại Thụy Sỹ: 9 tháng, ngoại trừ các lớp theo học trình độ master. Khả năng theo học tiếp lên tiến sỹ chỉ dành cho những trường hợp đặc biệt & được xác định sau năm học thứ nhất.

4. Giá trị học bổng: Hàng tháng CFBE sẽ trao học cho các ứng viên là 1920 Franc Thụy Sỹ nếu các ứng viên có bằng tốt nghiệp đại học.
- 1920 Franc Thụy Sỹ cho các ứng viên chưa có bằng đại học.
- 1700 Franc Thụy Sỹ dành cho tất các ứng viên theo học các lớp ngôn ngữ.

5. Học phí và phí đăng ký: CFBE miễn phí đăng ký và học phí nhưng không miễn giảm cho các chương trình học sau đại học.

6. Bảo hiểm: Tất cả các ứng viên theo học tại Thụy Sỹ được CFBE hỗ trợ tất cả các chi phí về bảo hiểm.

7. Chi phí đi lại giữa hai nước: Những ứng viên đạt học bổng phải chi trả chi phí chiều đi từ nước sở tại cho đến Thụy Sỹ và CFBE chi trả chi phí cho chiều ngược lại. Tuy nhiên, nếu sau 6 tháng kết thúc khóa học, ứng viên không trở về nước sở tại, ứng viên phải chịu chi phí trở khứ hồi.

8. Những điều kiện cần thiết để nộp hồ sơ:
- Các ứng viên phải thể hiện được khả năng của mình và có mục đích theo học cụ thể, rõ ràng. Các ứng viên nộp kèm theo hồ sơ của mình chương trình học hoặc nghiên cứu cụ thể của mình tại Thụy Sỹ.
- Các ứng viên phải liên lạc với chủ nhiệm các chương trình học hoặc các giáo sư (nếu là chương trình nghiên cứu) nhằm đánh giá được tính khả thi của hồ sơ ứng viên. Đại sứ Quán Thụy Sỹ có thể không tiếp nhận hồ sơ của các ứng viên nếu không có những mối liên lạc nêu trên.
- Các ứng viên nộp hồ sơ theo dạng hợp tác giữa các trường viện với nhau được ưu tiên.
- Các ứng viên không quá 35 tuổi.
- Các ứng viên phải đủ khả năng sử dụng ngôn ngữ Pháp, Đức hoặc Ý để có thể theo học tại Thụy Sỹ, trong một vài trường hợp phải có khả năng sử dụng tiếng Anh của ứng viên. Nếu các ứng viên không đủ khả năng về ngôn ngữ, về nguyên tắc hồ sơ sẽ bị loại. Tuy nhiên, các ứng viên có thể theo học các lớp ngôn ngữ tăng cường.

9. Thời hạn nộp hồ sơ: Cuối tháng 10 năm 2007. Các thông tin về thời gian nộp chính xác có thể liên hệ đại diện ngoại giao của Thụy Sỹ.
Hồ sơ của ứng viên gồm bốn bộ hồ sơ và gửi cho cơ quan có thẩm quyền.

Hồ sơ của ứng viên bao gồm những giấy tờ và sắp xếp theo trật tự như sau:
- Mẩu hồ sơ (theo mẩu của CFBE).
- Bảng sao bằng tú tài hoặc chứng nhận tương đương.
- Bảng sao các chứng chỉ được cấp bởi các đơn vị giáo dục, bảng sao bằng tốt nghiệp đại học cùng với bảng điểm.
- 02 thư tiến cử của giáo viên tiếp nhận tại Thụy Sỹ.
- Chương trình học và nghiên cứu cụ thể tại Thụy Sỹ và một thư nêu rõ lý do tại sao theo học tại Thụy Sỹ.
- Sơ yếu lý lịch

- Giấy chứng nhận của đơn vị tiếp nhận hoặc của giáo sư của một trường đại học tại Thụy Sỹ.


- 1 giấy khám sức khỏe (theo mẫu của CFBE).
- Những giấy tờ khác (chứng chỉ về ngôn ngữ vv...).

Tất cả các giấy tờ nêu trên phải bằng tiếng Pháp, Đức hoặc Ý (nếu không phải có bản dịch có chử ký xác nhận của cơ quan có thẩm quyền).

Khi nộp hồ sơ các ứng viên phải mang theo tất cả bảng gốc, CFBE sẽ thông báo cho các ứng viên vào cuối tháng 5/2008. Các hồ sơ không đầy đủ hoặc không sắp sếp theo đúng thứ tự sẽ bị loại.
 

Chương trình học bổng Thụy Sỹ năm học 2006-2007

Đại sứ quán Thụy Sỹ tại Hà Nội thông báo về Chương trình học bổng sau đại học của Thụy Sỹ năm học 2006-2007, cụ thể như sau:

1. Giá trị học bổng:

- Chi phí máy bay: Sinh viên tự chi trả vé máy bay đến Thụy Sỹ nhưng sẽ được tài trợ tiền vé máy bay trở về nước sau khi hoàn tất chương trình học.

- Trợ cấp hàng tháng:

CHF 1.600  đối với những sinh viên chưa có bằng đại học (vì không phải B.A và B.Sc nào cũng được thừa nhận là bằng đại học)

CHF 1.820 đối với sinh viên sau đại học

CHF 4.500 cho khóa học tiếng (3 tháng)

- Bảo hiểm: Sinh viên được đóng bảo hiểm thông qua Ủy Ban Liên Ban Học Bổng dành cho Sinh viên Nước ngoài (FCS - Federal Commission for Scholarship for Foreign Student)

Lưu ý:

- FCS sẽ không chi trả vé máy bay trở về nếu sinh viên lưu lại Thụy Sỹ hơn             sáu tháng sau khi đã kết thúc chương trình học hoặc sinh viên đi làm trong thời gian chờ đợi khóa học hoặc sinh viên chuyển đến một nước thứ ba.

- Thông thường, các trường đại học Thụy Sỹ cũng như Viện Kỹ thuật liên bang Thụy Sỹ không thu học phí từ những sinh viên nhận được học bổng này. Trong trường hợp không được miễn học phí, sinh viên phải tự chi trả.

2. Thời gian học bổng: 9 tháng

Sau năm học đầu tiên (9 tháng), sinh viên có kết quả học tập xuất sắc có thể xin tiếp học bổng cho năm học thứ hai.



3. Tiêu chí học bổng:

- Học lực giỏi và có mục tiêu học tập rõ ràng: ứng viên phải trình bày chi tiết và đầy đủ đề tài và định hướng học tập.

- Được một trường đại học Thụy Sỹ chấp nhận: ứng viên phải tự liên lạc với một giáo sư hướng dẫn Thụy Sỹ và phải có được giấy chứng nhận là giáo sư này đồng ý tiếp nhận hướng dẫn. Khi tiến hành liên lạc, ứng viên phải nộp bản gốc bằng đại học, bảng điểm và kế hoạch học tập chi tiết cùng sơ yếu lý lịch (tùy từng trường mà các tài liệu ứng viên phải nộp sẽ được yêu cầu cụ thể)

- Không quá 35 tuổi (có ngày sinh trước 01/01/1971)


- Thông thạo tiếng Đức, Pháp hoặc Ý (Đại sứ quán hoặc lãnh sự quán Thụy Sỹ sẽ tiến hành kiểm tra khả năng ngoại ngữ của ứng viên thông qua thi nói và viết). Trong một vài trường hợp, khả năng Anh ngữ của ứng viên cũng sẽ được kiểm tra.

4. Hồ sơ ứng tuyển:

Hồ sơ phải được làm thành 04 bộ và phải được sắp xếp theo thứ tự sau:

a. Đơn đăng ký dự tuyển FCS (đính kèm);

b. Bản dịch bằng tốt nghiệp trung học phổ thông (có công chứng);

c. Bản dịch các bằng đại học và bảng điểm (có công chứng);

d. Thư giới thiệu của 2 giáo sư;

e. Đề cương trình bày chi tiết kế hoạch học tập hoặc nghiên cứu của ứng viên trong thời gian ở Thụy Sỹ;

f. Sơ yếu lý lịch;

g. Giấy chứng nhận của một giáo sư tại một trường đại học ở Thụy Sỹ mà ứng viên dự định học về việc đồng ý hướng dẫn đề tài nghiên cứu của ứng viên. Đối với chương trình thạc sĩ, ứng viên phải có được thư chấp nhận.

h. Giấy chứng nhận sức khỏe (mẫu đính kèm);

i. Các tài liệu khác (chứng chỉ ngôn ngữ, v.v…)

Hạn chót nộp hồ sơ là ngày 30 tháng 10 năm 2005. Địa điểm nộp:

Embassy of Switzerland

Hanoi Central Building Office

15th floor

44B Lý Thường Kiệt

Hà Nội – Việt Nam

Tham khảo thêm thông tin tại : http://www.sbf.admin.ch/htm/bildung/study-ch-f.htm hoặc http://www.crus.ch

Chương trình trao đổi sinh viên giữa Việt Nam và Thụy Sỹ 

Hàng năm, Đại Sứ quán Thụy Sĩ cấp từ 2 đến 6 suất học bổng toàn phần cho học viên cao học Việt Nam thuộc các ngành Kỹ Thuật và Khoa học xã hội. Thời gian của khóa học là 9 tháng và nhằm mục đích giúp các học viên cao học có thể tiếp tục học giai đoạn cao học hoặc thực hiện công tác nghiên cứu tại Thụy Sỹ.

Địa điểm học: Tại các trường Đại học của Thụy Sỹ hay Viện Kỹ Thuật Liên Bang. 

Điều kiện tuyển chọn và hồ sơ học viên phía Thụy Sỹ qui định như sau:

- Học viên phải có mục đích đi học rõ ràng và phải gởi một bản kế hoạch chi tiết, trong đó ghi rõ chương trình học hoặc công việc nghiên cứu mà học viên dự định sẽ theo học tại Thụy Sỹ.

- Trước khi đăng ký học, học viên nên liên hệ với giáo viên hướng dẫn tại trường Đại học Thụy Sỹ để được xác nhận đề tài mà học viên đang thực hiện có tính khả thi.

- Đơn xin theo học (Mẫu).

- Bản dịch có công chứng học bạ và bằng tốt nghiệp Đại học.

- 1 bản Sơ yếu lý lịch.

- Những học viên thuộc chương trình hợp tác giữa hai trường Đại học Thụy Sỹ và Việt Nam sẽ được ưu tiên.

- Đại sứ Quán Thụy Sỹ không tiếp nhận những người đã từng sống tại Thụy Sỹ.

- Học viên phải dưới 35 tuổi.

- Thông thạo tiếng Đức hoặc tiếng Pháp.

- Hạn chót nộp hồ sơ tại Đại sứ quán Thụy Sỹ: 31/10 hàng năm



Học bổng British Chevening 

Chính phủ Anh sẽ cấp học bổng sau đại học cho cán bộ Đại học Quốc gia Tp.Hồ Chí Minh (Học bổng British Chevening), thời gian của khóa học từ ba (3) tháng đến một (1) năm trên các ngành: Kinh tế, Luật, Quản lý, Ngân hàng, Quan hệ Quốc tế, Nghiên cứu phát triển, Quản trị kinh doanh, Khoa học chính trị, Quản trị công cộng, Nghiên cứu truyền thông, Nghiên cứu môi trường, … 

Điều kiện tham gia dự tuyển như sau: 

- Các ứng viên phải có thành tích học tập tốt. Thông thường chỉ có những ứng viên có bằng tốt nghiệp đại học từ loại khá trở lên mới được xem xét.

- Các ứng viên phải chứng tỏ khả năng nâng cao trình độ trong nghiệp vụ của họ và có đóng góp vào sự phát triển của Việt Nam. Học bổng Chevening của Anh Quốc không thích hợp với những người có dự định chỉ theo học các nghề thuộc các trường Đại học, Chuyên ngành đặc biệt hoặc giáo viên tiếng Anh.

- Dưới 35 tuổi.

- Trình độ tiếng Anh tốt. Điểm IELTS tối thiểu 6.0, điểm TOEFL tối thiểu 600.

- Những ứng viên được chọn sẽ phải qua kỳ thi IELTS.

- Sức khỏe tốt.


Каталог: Resources -> file -> QuanHeQuocTe
file -> Chuyên ngàNH: kinh tế HỌc phương thức đào tạo: Viết luận văn
file -> VÀ phát triển nông thôN
QuanHeQuocTe -> QuyếT ĐỊnh của thủ TƯỚng chính phủ SỐ 122/2001/QĐ-ttg ngàY 21 tháng 8 NĂM 2001 VỀ TỔ chức quản lý HỘi nghị, HỘi thảo quốc tế TẠi việt nam thủ TƯỚng chính phủ
file -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do – Hạnh phúc
file -> CỦa thủ TƯỚng chính phủ SỐ 23/2006/ct-ttg ngàY 12 tháng 7 NĂM 2006 VỀ việc tăng cưỜng công tác y tế trong các trưỜng họC
file -> Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-cp ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ
file -> Số: 3a kh/Đtn đOÀn tncs hồ chí minh
file -> SỬA ĐỔI, BỔ sung đIỀU 2 thông tư SỐ 187/2010/tt-btc ngàY 22/11/2010 CỦa bộ TÀi chính quy đỊnh về CƠ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồNG, VẬt nuôI, thuỷ SẢN ĐỂ khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, DỊch bệNH

tải về 0.59 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương