ChưƠng trình đÀo tạo trình đỘ ĐẠi học ngàNH: VĂn học mã SỐ: 5220330 ĐỀ CƯƠng học phầN



tải về 4.16 Mb.
trang21/48
Chuyển đổi dữ liệu04.04.2018
Kích4.16 Mb.
#36815
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   ...   48

BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG ĐẠI CƯƠNG



1. Mã học phần: JOU1051

2. Số tín chỉ: 03

3. Học phần tiên quyết: không có

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Thông tin về giảng viên:

Giảng viên 1:

- Họ và tên: Vũ Trà My

- Chức danh, học hàm học vị: Thạc sỹ, giảng viên

- Đơn vị công tác: Khoa Báo chí và Truyền thông

- Điện thoại: CQ. 04. 38581078

- Email: myalice@gmail.com

- Các hướng nghiên cứu chính:



Lý thuyết truyền thông, Truyền thông hiện đại, Công chúng truyền thông.

- Giảng viên tham gia giảng dạy:Theo phân công của Bộ môn Nghiên cứu truyền thông

Giảng viên 2:

- Họ và tên: Phạm Đình Lân

- Chức danh, học hàm, học vị: Thạc sỹ, giảng viên chính

- Thời gian, địa điểm làm việc: Giảng viên thông báo cho sinh viên vào giờ học đầu tiên của học phần

- Địa chỉ liên hệ: Khoa Báo chí & Truyền thông, Trường ĐH KHXH&NV, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.

- Điện thoại: 043.8581078/ 0903236199, Email: lanwoate@yahoo.com

- Các hướng nghiên cứu chính: Các vấn đề về báo chí học, lịch sử báo chí Việt Nam

Giảng viên 3:

- Họ và tên: Đỗ Anh Đức

- Chức danh, học hàm học vị: Tiến sỹ

- Đơn vị công tác: Khoa Báo chí và Truyền thông

- Điện thoại: 04.8581078

- Email: d_anhduc@yahoo.com

- Các hướng nghiên cứu chính: Lý thuyết truyền thông, Phương pháp nghiên cứu, Truyền thông đa phương tiện, Truyền thông phát triển, Văn hóa truyền thông

- Địa chỉ liên hệ: Khoa Báo chí và Truyền thông, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội



Giảng viên 4:

Họ và tên: Nguyễn Minh

- Chức danh, học hàm, học vị: Thạc sĩ

- Thời gian, địa điểm làm việc: Giảng viên sẽ thông báo cụ thể cho sinh viên vào tiết học đầu tiên của học phần.

- Điện thoại: 01223365159

- Email: nguyenminh@ussh.edu.vn

- Các hướng nghiên cứu chính: Diễn ngôn truyền thông, Biên tập văn bản báo chí

Giảng viên 5:

Họ và tên: Phan Văn Kiền

- Chức danh, học hàm, học vị: Thạc sĩ

- Thời gian, địa điểm làm việc: Giảng viên sẽ thông báo cụ thể cho sinh viên vào tiết học đầu tiên của học phần.

- Điện thoại: 01223365159

- Email: fankien@gmail.com

- Các hướng nghiên cứu chính: Báo chí và truyền thông đại chương, Biên tập văn bản báo chí, Quy trình sản xuất báo in
6. Mục tiêu của học phần

- Kiến thức

+ Hiểu được những vấn đề lý luận cơ bản của truyền thông và truyền thông đại chúng như khái niệm truyền thông, các yếu tố trong quá trình truyền thông mô hình truyền thông, hiệu quả của truyền thông, vai trò của truyền thông trong đời sống xã hội.

+ Hiểu được khái niệm, đặc điểm, quá trình hình thành và xu hướng phát triển của của 6 loại hình truyền thông đại chúng cơ bản gồm báo chí in, phát thanh, truyền hình, báo điện tử, quảng cáo và quan hệ công chúng.

+ Nắm được xu hướng phát triển của truyền thông đại chúng hiện nay

+ Nắm được những vấn đề tổng quan về báo chí truyền thông Việt Nam hiện nay như quy mô, những thành công và hạn chế; môi trường truyền thông, những thuận lợi, khó khăn và thách thức cũng như xu hướng phát triển và hội nhập của báo chí truyền thông Việt Nam, đặc biệt là từ sau Đổi mới.

- Kỹ năng

+ Sau khi kết thúc học phần, sinh viên được trang bị các kỹ năng tư duy tổng hợp để phân tích và hiểu rõ bản chất của hoạt động truyền thông.

+ Sinh viên có kỹ năng vận dụng các vấn đề lý luận đã học vào thực tiễn đời sống xã hội để nhận diện, phân tích và hiểu rõ về những hiện tượng truyền thông cụ thể.

+ Sinh viên có kỹ năng phát hiện và đánh giá về hoạt động báo chí truyền thông trong nước và thế giới.

+ Sau khi kết thúc học phần sinh viên cũng được phát triển kỹ năng làm việc độc lập hoặc phối hợp nhóm để cùng giải quyết một vấn đề lý luận hoặc thực tiễn trong truyền thông, truyền thông đại chúng.

+ Kỹ năng xử lý các tình huống trong truyền thông một cách chủ động, linh hoạt, tự tin và sáng tạo.



- Thái độ:

+ Sau khi kết thúc học phần, sinh viên được nâng cao nhận thức chính trị - tư tưởng

+ Yêu thích và say mê nghề nghiệp.

+ Nghiêm túc, trung thực đối với việc nghiên cứu báo chí truyền thông.

+ Nâng cao vai trò, trách nhiệm xã hội nghề nghiệp của mình.
7. Chuẩn đầu ra của học phần

Nội dung

Bậc 1 (nhớ)

Bậc 2 (hiểu, ứng dụng)

Bậc 3 (phân tích, tổng hợp, đánh giá)

Nội dung 1. Truyền thông

- Nhận biết được các khái niệm truyền thông cơ bản.

- Liệt kê được các dạng thức truyền thông cơ bản.

- Nhận biết được vai trò của truyền thông trong đời sống xã hội.


- Trình bày và phân tích khái niệm truyền thông.

- Giải thích được sự khác biệt giữa các dạng thức truyền thông cơ bản.

- Diễn giải được vai trò của truyền thông trong mối liên hệ với các lĩnh vực khác trong đời sống xã hội.


- Từ thực tiễn các hiện tượng trong đời sống xã hội, phân tích và xây dựng khái niệm truyền thông.

- Nhận diện và phân tích được các dạng thức truyền thông từ những hiện tượng/trường hợp trong xã hội.

- Phân tích được truyền thông có tác động như thế nào đối với các lĩnh vực của xã hội, thông qua các trường hợp điển hình


- Nêu được các yếu tố tham gia quá trình truyền thông.


- Nêu và phân tích được vai trò của các yếu tố trong quá trình truyền thông hai giai đoạn.


- Phân tích được quy trình truyền thông và mối liên hệ giữa các yếu tố tham gia quá trình truyền thông.

- Vận dụng được các kiến thức để phân tích một trường hợp truyền thông cụ thể.



- Nhận biết được mô hình truyền thông cơ bản trước, trong khi truyền thông và sau truyền thông
- Nhận biết được cơ chế phản hồi trong truyền thông

- Liệt kê phân loại được các dạng nhiễu trong truyền thông




- Hiểu và phân tích được mối liên hệ giữa các thành tố trong các mô hình truyền thông.
- Hiểu được cơ chế tác động và hiệu quả của phản hồi trong truyền thông

- Phân tích được các dạng nhiễu trong truyền thông và cách khắc phục




- Vận dụng được kiến thức để mô hình hoá và phân tích các thành tố trong một trường hợp truyền thông cụ thể.

- Phân tích cơ chế tác động, hiệu quả của phản hồi trong nghiên cứu trường hợp truyền thông cụ thể

- Phát hiện và tìm cách khắc phục nhiễu trong nghiên cứu trường hợp truyền thông cụ thể


- Nhận biết được khái niệm hiệu quả của truyền thông

- Nhận biết được những điều kiện để truyền thông đạt hiệu quả.




- Phân tích được tầm quan trọng của những điều kiện để truyền thông đạt hiệu quả.

- Nắm được các hướng tiếp cận để đánh giá hiệu quả truyền thông.



- Vận dụng được kiến thức lý luận để phân tích hiệu quả truyền thông trong nghiên cứu trường hợp cụ thể

Nội dung 2: Truyền thông đại chúng

  • Hiểu được khái niệm truyền thông đại chúng

  • Nhận biết được những đặc điểm, đặc trưng của truyền thông đại chúng

Phân biệt được sự khác biệt của truyền thông đại chúng và truyền thông nói chung

Vận dụng được kiến thức vào việc nhận diện và phân tích các đặc trưng của truyền thông đại chúng trong trường hợp cụ thể.

Hiểu được cơ chế tác động của truyền thông đại chúng.

Nắm được vai trò của các phương tiện truyền thông trong hoạt động truyền thông đại chúng



  • Phân biệt được cơ chế tác động của truyền thông đại chúng và truyền thông nói chung




  • Phân tích được năng lực của từng loại phương tiện truyền thông trong hoạt động thực tiễn.

  • Vận dụng được kiến thức vào việc phân tích các trường hợp cụ thể trong quá trình nghiên cứu và hoạt động thực tiễn

Nội dung 3.

Báo in

- Nêu được định nghĩa báo chí in.

- Nêu được sơ lược lịch sử ra đời và phát triển của báo chí in.

- Nhận biết được đặc trưng, đặc điểm, ưu thế và hạn chế của báo chí in.

- Nhận biết được các cách phân loại báo, chí in.

- Nhận biết được những xu hướng phát triển của báo chí in hiện đại


- Phân tích và xây dựng được khái niệm báo chí in

- Phân tích được các yếu tố tiền đề cho sự ra đời của báo chí in.

- Phân tích được những đặc trưng, đặc điểm loại hình, ưu thế và hạn chế của báo chí in.

- Phân tích được đặc điểm của các dạng báo, chí in.


- Phân tích được những điều kiện kinh tế - xã hội, khoa học công nghệ, môi trường truyền thông tác động đến xu hướng phát triển của báo chí in.

- Lý giải được những đặc trưng, đặc điểm loại hình đã quy định ưu thế và hạn chế của báo chí in.

- Vận dụng lý luận phân dạng báo chí in để nghiên cứu trường hợp cụ thể.

- Phân tích được những xu hướng phát triển nổi trội của báo in trong cuộc cạnh tranh với các phương tiện TTĐC khác


Nội dung 4.

Phát thanh

- Nhận biết được định nghĩa phát thanh.

- Nhận biết được sơ lược lịch sử ra đời và phát triển của phát thanh.

- Nhận biết được đặc trưng, đặc điểm, ưu thế và hạn chế của phát thanh.
- Nhận biết được các cách phân loại phát thanh theo tiêu chí kỹ thuật, công nghệ sản xuất chương trình, nội dung chương trình.

- Nhận biết được những xu hướng phát triển của phát thanh hiện đại



- Phân tích và xây dựng khái niệm phát thanh

- Phân tích được các yếu tố tiền đề cho sự ra đời của phát thanh.

- Phân tích được những đặc trưng, đặc điểm loại hình, ưu thế và hạn chế của phát thanh.

- Phân tích được ưu thế và hạn chế của các dạng phát thanh AM/FM; sản xuất tại phòng thu/trực tiếp; phát thanh số, phát thanh điện tử, phát thanh vệ tinh, phát thanh có hình, phát thanh cho đối tượng...

- Phân tích được những điều kiện kinh tế - xã hội, khoa học công nghệ, môi trường truyền thông tác động đến xu hướng phát triển của phát thanh.

- Lý giải được những đặc trưng, đặc điểm loại hình đã quy định ưu thế và hạn chế của phát thanh.

- Vận dụng lý luận phân dạng phát thanh để nghiên cứu trường hợp cụ thể.

- Phân tích được những xu hướng phát triển nổi trội của phát thanh trong cuộc cạnh tranh với các phương tiện TTĐC khác



Nội dung 5.

Truyền hình

- Nhận biết được định nghĩa truyền hình.

- Nêu được sơ lược lịch sử ra đời và phát triển của truyền hình.

- Nhận biết được đặc trưng, đặc điểm, ưu thế và hạn chế của truyền hình
- Nhận biết được các cách phân loại truyền hình theo tiêu chí kỹ thuật, công nghệ sản xuất chương trình, nội dung chương trình.

- Nêu được những xu hướng phát triển của truyền hình hiện đại



- Phân tích và xây dựng được khái niệm truyền hình

- Phân tích được các yếu tố tiền đề cho sự ra đời của truyền hình.

- Phân tích được những đặc trưng, đặc điểm loại hình, ưu thế và hạn chế của truyền hình

- Phân tích được ưu thế và hạn chế của các dạng truyền hình vô tuyến, hữu tuyến, tương tự, kỹ thuật số, truyền hình vệ tinh, truyền hình thu phí/trả tiền, truyền hình chuyên biệt...

- Phân tích được những điều kiện kinh tế - xã hội, khoa học công nghệ, môi trường truyền thông tác động đến xu hướng phát triển của truyền hình.


- Lý giải được ưu thế của truyền hình so với các phương tiện TTĐC khác.

- Lý giải được những đặc trưng, đặc điểm loại hình đã quy định ưu thế và hạn chế của truyền hình

- Vận dụng lý luận phân dạng truyền hình để nghiên cứu trường hợp cụ thể.

- Phân tích được những xu hướng phát triển nổi trội của báo in trong cuộc cạnh tranh với các phương tiện TTĐC khác



Nội dung 6. Báo điện tử

- Nêu được định nghĩa báo điện tử.

- Nêu được sơ lược lịch sử ra đời và phát triển của báo điện tử.

- Nắm được đặc trưng, đặc điểm, ưu thế và hạn chế của báo điện tử
- Nêu được những xu hướng phát triển của báo điện tử hiện đại và các phương tiện truyền thông mới


- Phân tích và xây dựng được khái niệm báo điện tử.

- Phân tích được các yếu tố tiền đề cho sự ra đời của báo điện tử.

- Phân tích được những đặc trưng, đặc điểm loại hình, ưu thế và hạn chế của báo điện tử.

- Phân tích được những điều kiện kinh tế - xã hội, khoa học công nghệ, môi trường truyền thông tác động đến xu hướng phát triển của báo điện tử và các phương tiện truyền thông mới.


- Lý giải được những đặc trưng, đặc điểm loại hình đã quy định ưu thế và hạn chế của báo in

- Phân tích được những xu hướng phát triển nổi trội của báo điện tử và các phương tiện truyền thông mới trong cuộc cạnh tranh với các phương tiện TTĐC khác


Nội dung 7.

PR & Quảng cáo

- Nêu được định nghĩa quảng cáo.

- Nêu được sơ lược lịch sử ra đời và phát triển của quảng cáo.

- Nắm được đặc trưng, đặc điểm, ưu thế và nhược điểm của quảng cáo trên từng loại hình truyền thông đại chúng.
- Nêu được những xu hướng phát triển của quảng cáo trên các phương tiện TTĐC


- Phân tích và xây dựng được khái niệm quảng cáo.

- Trình bày được mối quan hệ và phát triển song hành của các hoạt động báo chí với các hoạt động quảng cáo.

- Phân tích được những đặc trưng, đặc điểm loại hình, ưu thế và nhược điểm của quảng cáo trên từng loại hình TTĐC.
- Phân tích được những điều kiện kinh tế - xã hội, khoa học công nghệ, môi trường truyền thông tác động đến xu hướng phát triển của quảng cáo

- Phân tích và lý giải được mối quan hệ chặt chẽ giữa hoạt động quảng cáo và hoạt động truyền thông trong đời sống xã hội

- Phân tích và lý giải được những đặc trưng, đặc điểm loại hình đã quy định ưu thế và nhược điểm của quảng cáo trên từng loại hình TTĐC.

- Phân tích được những xu hướng phát triển nổi trội của quảng cáo trên từng loại hình TTĐC trong cuộc cạnh tranh giữa các phương tiện TTĐC.



- Nắm được khái niệm chung về truyền thông quan hệ công chúng (PR)

- Nêu được sơ lược lịch sử ra đời và phát triển của truyền thông quan hệ công chúng.

- Nắm được đặc trưng, đặc điểm, ưu thế và nhược điểm của truyền thông quan hệ công chúng.

- Nắm được các chức năng của truyền thông quan hệ công chúng

- Phân tích được mối liên hệ giữa hoạt động quan hệ công chúng và các ngành truyền thông đại chúng khác


- Phân tích và nắm được sự khác biệt giữa PR nội bộ và công ty tư vấn PR.
- Phân tích được các yếu tố tiền đề cho sự ra đời và phát triển của truyền thông quan hệ công chúng.

- Phân tích được những đặc trưng, đặc điểm loại hình, ưu thế và nhược điểm của truyền thông quan hệ công chúng.

- Phân tích được các chức năng của tuyền thông quan hệ công chúng.

- Nêu được những xu hướng phát triển của ngành quan hệ công chúng hiện đại



- Phân biệt sự khác nhau giữa tiếp thị, quảng cáo, khuyến mại, truyền thông, tuyên truyền và PR.

- Lý giải được những đặc trưng, đặc điểm loại hình đã quy định ưu thế và nhược điểm của truyền thông quan hệ công chúng

- Vận dụng lý luận để nghiên cứu trường hợp cụ thể.

- Phân tích được những điều kiện kinh tế - xã hội, môi trường truyền thông tác động đến xu hướng phát triển của ngành quan hệ công chúng hiện đại.



Nội dung 8:

Mạng xã hội

- Hiểu được khái niệm mạng xã hội.

- Nêu được sơ lược lịch sử ra đời và phát triển của mạng xã hội.

- Nắm được đặc trưng, đặc điểm, ưu thế và hạn chế của mạng xã hội
- Nêu được những xu hướng phát triển của mạng xã hội


- Phân tích được mối quan hệ giữa mạng xã hội và báo chí

- Lý giải được những nguyên nhân hình thành các xu hướng phát triển của mạng xã hội

- Phân tích được mối quan hệ giữa môi trường văn hóa – xã hội của Việt Nam và sự phát triển, vận động của mạng xã hội ở Việt Nam


- Từ việc thảo luận, xây dựng được bộ tiêu chí để phát triển, quản lý mạng xã hội.

- Vận dụng được kiến thức vào việc giải quyết mối quan hệ giữa mạng xã hội và báo chí



Nội dung 9.

Xu hướng phát triển của truyền thông và truyền thông đại chúng


- Nắm được sự vận động trong nhu cầu truyền thông của công chúng hiện đại


  • Nắm được con đường phát triển của truyền thông và truyền thông đại chúng trong xã hội hiện đại.

  • Hiểu được đặc trưng và cách thức vận động của từng xu hướng

- Phân tích được sự tác động qua lại giữa công chúng và truyền thông cũng như truyền thông đại chúng trong việc hình thành nên các xu hướng phát triển của truyền thông và truyền thông đại chúng

- Phân tích được sự vận động của báo chí trong sự vận động chung của truyền thông và truyền thông đại chúng



- Phân tích được vị trí của báo chí với tư cách là một hoạt động thông tin đại chúng mang tính chính trị - tư tưởng trong xã hội hiện đại

- Nắm được kiến thức để kiến giải, tìm giải pháp cho từng xu hướng cụ thể.



Nội dung 10

Ôn tập

- Nắm được kiến thức cơ bản

- Hiểu, phân tích lý giải các khái niệm, vấn đề, hiện tượng

- Vận dụng lý luận để nhận diện và lý giải thực tiễn hoạt động báo chí truyền thông

8. Phương pháp kiểm tra, đánh giá

8.1. Mục đích và trọng số kiểm tra

Hình thức


Tính chất của nội dung kiểm tra

Mục đích kiểm tra

Trọng số

Điểm đánh giá thường xuyên

Chủ yếu về khả năng tiếp thu kiến thức lý luận

Đánh giá ý thức học tập thường xuyên, chuyên cần và kỹ năng làm việc độc lập

20%

Điểm đánh giá giữa kỳ

Nhận thức mang tính lý luận và vận dụng thực tiễn

Đánh giá kỹ năng nghiên cứu độc lập, khả năng hợp tác với nhóm, kỹ năng thuyết trình.

30%

Điểm thi hết môn

Kết hợp lý thuyết và khả năng vận dụng lý luận để làm sáng tỏ thực tiễn

Đánh giá khả năng vận dụng lý luận vào thực tiễn nghiên cứu hoạt động báo chí truyền thông ở Việt Nam

50%


8.2. Kiểm tra - đánh giá thường xuyên:

Loại bài tập này thường dùng để kiểm tra sự chuẩn bị, tự chọn, tự nghiên cứu của sinh viên về một số vấn đề không lớn nhưng trọn vẹn. Các tiêu chí đánh giá các loại bài tập này có thể bao gồm:

- Nội dung:

* Xác định vấn đề nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu rõ ràng, hợp lý.

* Thể hiện kỹ năng phân tích, tổng hợp trong việc giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu.

* Có chứng cứ về sử dụng các tài liệu do giảng viên hướng dẫn.

- Hình thức:

* Ngôn ngữ trong sáng, rõ ràng, mạch lạc, trích dẫn hợp lệ, không quá dài so với quy định.

* Ngoài ra, tuỳ loại vấn đề mà giảng viên có thể có các tiêu chí đánh giá riêng.
8.2.1. Điểm kiểm tra giữa kỳ.

Do yêu cầu đặc thù của loại bài tập này nên tiêu chí đánh giá bài tập nhóm/ tháng có thể được thể hiện qua báo cáo mà nhóm phải thực hiện theo mẫu:

Trường ...................

Khoa ......................

Bộ môn ..................

Báo cáo kết quả nghiên cứu nhóm

Tên của vấn đề nghiên cứu ...........

1. Danh sách nhóm và các nhiệm vụ được phân công



TT

Họ và tên

Nhiệm vụ được phân công

Kết quả công việc

Ghi chú

1

Trần Văn B

.................

....................

Nhóm trưởng

2

Nguyễn Thị K

.................

....................

Nhóm phó

3

Đặng Thu L

.................

....................

Thành viên

2. Quá trình làm việc của nhóm (miêu tả các buổi họp nhóm, có thể có biên bản).

3.Tổng hợp kết quả làm việc của nhóm.

4.Kiến nghị, đề xuất (nếu có)

Nhóm trưởng (Ký tên)



8.2.2. Kiểm tra hết học phần

- Nội dung:

*Đặt vấn đề, xác định đối tượng nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu hợp lý và lôgic

*Có minh chứng rõ về năng lực tư duy phê phán, kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá trong việc giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu.

*Có bằng chứng về sử dụng tài liệu, do giảng viên hướng dẫn.

-Hình thức:

*Bố cục hợp lý, chạt chẽ, ngôn ngữ trong sáng, mạch lạc, rõ ràng, trích dẫn hợp lệ, trình bày đẹp, đúng quy cách.

Biểu điểm trên cơ sở mức độ đạt tiêu chí.

Điểm

Tiêu chí

9 – 10

Đạt cả 4 tiêu chí

7 – 8

- Đạt 2 tiêu chí

- Tiêu chí 3 có sử dụng tài liệu, song chưa đầy đủ, sâu sắc, chưa có bình luận.

- Tiêu chí 4 : còn mắc vài lỗi nhỏ


5 – 6

- Đạt tiêu chí 1

- Tiêu chí 2: Chưa thể hiện rõ tư duy tay phê phán, kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá còn kém

- Tiêu chí 3, 4: Còn mắc một số lỗi nhỏ


Dưới 5

Không đạt cả 4 tiêu chí


8.3. Tiêu chí đánh giá các loại bài tập:

- Thường xuyên: 20%

- Giữa kỳ: 30%

- Cuối kỳ: 50%


8.4. Cấu trúc của đề thi cuối kỳ:

- Số lượng câu hỏi: 2-3 câu

- Thời gian làm bài: 90 phút

- Nội dung thi: Trong chương trình học phần (có liên hệ thực tiễn)



8.5. Hệ thống các chủ đề, câu hỏi kết thúc học phần:

- Nêu định nghĩa về truyền thông, truyền thông đại chúng. Vai trò của truyền thông đại chúng trong đời sống xã hội.

- Các yếu tố trong quá trình truyền thông. Điều kiện để truyền thông có hiệu quả

- Phân tích các mô hình truyền thông của Aristotle, của Shannon và Lasswell.

- Lịch sử hình thành, đặc trưng, đặc điểm và xu hướng phát triển của báo in

- Lịch sử hình thành, đặc trưng, đặc điểm và xu hướng phát triển của phát thanh

- Lịch sử hình thành, đặc trưng, đặc điểm và xu hướng phát triển của truyền hình

- Lịch sử hình thành, đặc trưng, đặc điểm và xu hướng phát triển của báo điện tử điện tử

- Lịch sử hình thành, đặc trưng, đặc điểm và xu hướng phát triển của quảng cáo

- Lịch sử hình thành, đặc trưng, đặc điểm và xu hướng phát triển của quan hệ công chúng



- Xu hướng và các xu hướng phát triển của truyền thông đại chúng.

- Đánh giá một số xu hướng phát triển tiêu biểu của truyền thông đại chúng hiện nay



Lịch thi, kiểm tra (kể cả lịch thi lại): Theo kế hoạch thi học kỳ của Trường.

9. Giáo trìnhbắt buộc:

  1. Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang (2004), Cơ sở lý luận báo chí truyền thông, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

  2. Tạ Ngọc Tấn (2001), Truyền thông đại chúng, NXB Chính trị quốc gia.


10. Tóm tắt nội dung học phần

Học phần Báo chí Truyền thông đại cương (3 tín chỉ)là học phần bắt buộc nằm trong khối kiến thức chung theo khối ngành, thuộc ngành đào tạo Báo chí.

Học phầncung cấp những kiến thức lý luận cơ bản, hệ thống, khoa học và hiện đại về truyền thông và qui trình truyền thông; về lịch sử hình thành, phát triển, đặc điểm loại hình của các phương tiện truyền thông đại chúng.

Học phần cũng giới thiệu về báo chí như một hoạt động truyền thông đại chúng với vị trí, vai trò trong xã hội, những đặc thù của báo chí trong mối quan hệ với các hình thái ý thức xã hội khác. Sau khi kết thúc học phần, sinh viên cũng nắm được vấn đề bản chất của hoạt động báo chí cũng như có được hình dung tổng quan về sự hình thành và xu hướng phát triển của báo chí Việt Nam hiện nay.

Ngoài cung cấp kiến thức lý luận, học phần cũng liên hệ chặt chẽ với thực tiễn báo chí truyền thông trong và ngoài nước để làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận; đồng thời vận dụng lý luận để lý giải cho hoạt động thực tiễn.

11. Nội dung chi tiết học phần

Nội dung 1: TRUYỀN THÔNG

1.1. Truyền thông và vai trò của truyền thông trong đời sống xã hội

1.1.1. Các hiện tượng truyền thông

1.1.2. Những khái niệm cơ bản về truyền thông

- Thông tin và truyền thông

- Phương tiện truyền thông

1.1.3. Các dạng thức truyền thông cơ bản

1.1.4. Vai trò của truyền thông trong đời sống xã hội

1.2. Các yếu tố của quá trình truyền thông

1.3. Các mô hình truyền thông

1.4. Những điều kiện để truyền thông đạt hiệu quả

Nội dung 2: TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG

2.1. Khái niệm

2.2. Vai trò của truyền thông đại chúng trong đời sống xã hội

2.3. Đặc điểm của truyền thông đại chúng

2.4. Cơ chế tác động của truyền thông đại chúng

2.5. Phương tiện truyền thông đại chúng



Nội dung 3: BÁO IN

    1. Lược sử hình thành

    2. Đặc điểm loại hình

    3. Xu hướng phát triển


Nội dung 4: Phát thanh

    1. Lược sử hình thành

    2. Đặc điểm loại hình

    3. Xu hướng phát triển

Nội dung 5: Truyền hình

    1. Lược sử hình thành

    2. Đặc điểm loại hình

    3. Xu hướng phát triển

Nội dung 6: Báo điện tử

    1. Lược sử hình thành

    2. Đặc điểm loại hình

    3. Xu hướng phát triển

Nội dung 7: PR – Quảng cáo

    1. Lược sử hình thành

    2. Đặc điểm loại hình

    3. Xu hướng phát triển

Nội dung 8: Mạng xã hội

    1. Lược sử hình thành

    2. Đặc điểm loại hình

    3. Xu hướng phát triển

Nội dung 9: Xu hướng phát triển của truyền thông và truyền thông đại chúng

9.1. Sự thay đổi nhu cầu truyền thông của công chúng hiện đại

9.2. Xu hướng phi đại chúng hóa

9.3. Xu hướng hội tụ/ tích hợp

9.4. Xu hướng thương mại hóa

9.5. Xu hướng toàn cầu hóa



Học phần “Báo chí truyền thông đại cương”


  1. Số giờ tín chỉ đối với các hoạt động

+ Lý thuyết : 24 giờ

+ Thảo luận : 18 giờ

+ Bài tập: : 3 giờ


  1. Mã môn học tiên quyết: Ko có

  2. Danh mục tài liệu tham khảo:

Học liệu bắt buộc:

1. Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang, 2011. Cơ sở lý luận báo chí truyền thông. NXB ĐHQG Hà Nội

2. Tạ Ngọc Tấn, 2001. Truyền thông đại chúng. NXB Chính trị Quốc gia, HN

Học liệu tham khảo:



  1. Leonard Rayteel và Ron Taylor, 1993. Bước vào nghề báo (Trần Quang Dư và Kiều Anh dịch). NXB Tp Hồ Chí Minh.

  2. John Hohenberg, 1974. Ký giả chuyên nghiệp (Lê Thái Bằng và Lê Đình ĐIểu dịch).

  3. Phillippe Breton và Serge Proulx, 1996. Bùng nổ truyền thông. NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội



  1. Đội ngũ cán bộ giảng dạy:

  • PGS.TS. Đặng Thị Thu Hương

  • PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền

  • TS. Đỗ Anh Đức

  • ThS. Nguyễn Sơn Minh

  • ThS. Vũ Trà My

  • ThS. Phan Văn Kiền

  • ThS. Hoàng Thị Thu Hà



  1. Tóm tắt nội dung học phần:

Sau khi kết thúc học phần, sinh viên sẽ nắm được các vấn đề lý luận cơ bản về truyền thông và truyền thông đại chúng, các mô hình truyền thông, vai trò của truyền thông đại chúng đối với xã hội, hiểu về 6 loại hình truyền thông đại chúng cơ bản, và xu thế phát triển của từng loại hình, từ đó, vận dụng vào thực tiễn để lý giải cho sự vận động và phát triển của ngành báo chí truyền thông.

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

Каталог: files
files -> Sạt-đe rằng: Nầy là lời phán của Đấng có bảy vì thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao
files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung

tải về 4.16 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   ...   48




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương