ChưƠng trình đÀo tạo trình đỘ ĐẠi học ngàNH: VĂn học mã SỐ: 5220330 ĐỀ CƯƠng học phầN



tải về 4.16 Mb.
trang18/48
Chuyển đổi dữ liệu04.04.2018
Kích4.16 Mb.
#36815
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   48

HÁN NÔM CƠ SỞ


(Basic of Sino – Nom)

  1. Mã học phần: SIN 1001

  2. Số tín chỉ: 03

  3. Học phần tiên quyết: Không

  4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

  5. Giảng viên

+) Họ và tên: Phạm Văn Khoái

  • Chức danh, học vị: Phó giáo sư, Tiến sỹ

  • Đơn vị công tác: Bộ môn Hán Nôm, Khoa Văn học, Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn

+) Họ và tên: Đinh Thanh Hiếu

  • Chức danh, học vị: Giảng viên chính, Thạc sỹ

  • Đơn vị công tác: Bộ môn Hán Nôm, Khoa Văn học, Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn

+) Họ và tên: Phạm Vân Dung

  • Chức danh, học vị: Giảng viên, Thạc sỹ

  • Đơn vị công tác: Bộ môn Hán Nôm, Khoa Văn học, Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn

+) Họ và tên: Phan Thị Thu Hiền

  • Chức danh, học vị: Giảng viên, Thạc sỹ

  • Đơn vị công tác: Bộ môn Hán Nôm, Khoa Văn học, Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn

+) Họ và tên: Lê Văn Cường

  • Chức danh, học vị: Giảng viên, Thạc sỹ

  • Đơn vị công tác: Bộ môn Hán Nôm, Khoa Văn học, Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn

+) Họ và tên: Nguyễn Phúc Anh

  • Chức danh, học vị: Giảng viên, Cử nhân

  • Đơn vị công tác: Bộ môn Hán Nôm, Khoa Văn học, Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn

+) Họ và tên: Võ Mạnh Hà

  • Chức danh, học vị: Giảng viên, Thạc sỹ

  • Đơn vị công tác: Bộ môn Hán Nôm, Khoa Văn học, Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn

+) Họ và tên: Lê Phương Duy

  • Chức danh, học vị: Giảng viên, Thạc sỹ

  • Đơn vị công tác: Bộ môn Hán Nôm, Khoa Văn học, Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn



  1. Mục tiêu của học phần

  • Về kiến thức:

Người học phải nhận thức cho được các khái niệm cơ bản về Hán Nôm từ góc độ ngữ văn học như: Thế nào là chữ Hán, thế nào là chữ Nôm về mặt lịch sử hình thành, diễn biến và cấu tạo. Tiếng Hán và chữ Hán, sự phổ biến tiếng Hán và chữ Hán ở Việt Nam. Tiếng Việt và chữ Nôm. Tiến trình Hán Nôm ở Việt Nam trong lịch sử. Những bộ phận cấu thành của Hán Nôm; vai trò của Hán Nôm trong tiến trình văn hoá Việt Nam nói chung, trong ngữ văn học Việt Nam nói riêng.

  • Về kỹ năng:

Người học phải nhớ được một lượng chữ Hán và những hiện tượng ngữ pháp cơ bản, biết dịch một số văn bản Hán văn ra Việt văn theo một số chủ đề và văn bản mà chương trình học phần cung cấp cũng như phải nắm được các nguyên tắc cấu tạo và đọc chữ Nôm, văn bản Nôm để làm cơ sở cho các học phần tiếp theo.

  • Về thái độ:

Học phần đặt nền móng cho cách học Hán Nôm từ góc độ ngữ văn; rèn luyện tính cẩn trọng cho người học, xây dựng các tình cảm quí trọng ham thích chữ Hán, Hán văn cũng như lòng yêu mến các giá trị văn hoá truyền thống.

  1. Chuẩn đầu ra của học phần

  • Về kiến thức:

Nắm bắt được các khái niệm cơ bản về Hán Nôm như thế nào là chữ Hán, chữ Nôm; lịch sử hình thành diễn biến và các phép cấu tạo của chữ Hán, chữ Nôm; quy tắc bút thuận; âm Hán việt; vai trò của Hán Nôm trong tiến trình văn hoá Việt Nam nói chung, trong ngữ văn học Việt Nam nói riêng; trang bị một số kiến thức mang tính chất nền tảng về văn hóa cổ.

  • Về kỹ năng:

Nắm được một lượng chữ Hán và hiện tượng ngữ pháp cơ bản để có thể xử lý, phiên dịch một số đoạn Hán văn theo yêu cầu của người dạy. Đồng thời nắm được các quy tắc cấu tạo chữ Nôm, văn bản Nôm làm nền tảng cho các học phần sau.

  • Về thái độ

Người học có tinh thần, thái độ nghiêm túc trong học tập, có lòng ham thích chữ Hán, chữ Nôm, biết trân trọng, gìn giữ di sản Hán Nôm và các giá trị văn hóa truyền thống.

  1. Phương pháp kiểm tra, đánh giá

    1. Kiểm tra – đánh giá thường xuyên:

  • Trọng số: 10%

  • Chuyên cần: Tinh thần, thái độ học tập (đi học đầy đủ, nghiêm túc, chuẩn bị bài tốt, tích cực chủ động tìm kiếm, nghiên cứu tài liệu, tích cực thảo luận.

    1. Kiểm tra – đánh giá giữa kỳ và cuối kỳ:

      1. Kiểm tra – đánh giá giữa kỳ:

Trọng số: 30%

Kiểm tra – đánh giá giữa kỳ: Làm bài kiểm tra trên lớp (90 phút) hoặc Tiểu luận giao về nhà làm.



      1. Kiểm tra – đánh giá cuối kỳ:

Trọng số: 60%

Kiểm tra – đánh giá cuối kỳ: Thi viết (90 phút).




  1. Giáo trình bắt buộc

  • Phạm Văn Khoái: Giáo trình Hán Nôm cơ sở. Trường Đại học KHXH & NV, H., 2004 (giáo trình đã nghiệm thu)

  • Bộ môn Hán Nôm: Giáo trình Hán Nôm, Nxb. Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, H., 1990.

  • Đặng Đức Siêu, Nguyễn Ngọc San: Ngữ văn Hán Nôm, tập I, tập II. Nxb. Giáo dục (in lần thứ 2), H., 1995.

  • Lê Văn Quán: Giáo trình chữ Hán, Nxb. Đại học và Trung học chuyên nghiệp, H., 1978.



  1. Tóm tắt nội dung học phần:

Trên cơ sở nhận thức chung về hai bộ phận cấu thành của nền ngữ văn Việt Nam truyền thống – Ngữ văn Hán Nôm gồm ngữ văn chữ Hán và ngữ văn chữ Nôm, học phần bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây: giới thiệu những nét đại cương nhất về chữ Hán, chữ Nôm; cung cấp một lượng chữ Hán, chữ Nôm nhất định cùng với một số phạm trù văn hóa truyền thống thông qua hệ thống các độc bản chữ Hán, chữ Nôm cụ thể.

  1. Nội dung chi tiết học phần

Nội dung 1.

Đại cương về Hán Nôm




1. Nhận thức chung về Hán Nôm




2. Đại cương về chữ Hán




2.1. Điểm qua lịch sử của chữ Hán




2.1.1. Cổ văn tự [Giáp cốt văn, Kim văn, Trựu văn (Đại triện), Tiểu triện]

2.1.2. Kim văn tự [Lệ thư, Thảo thư, Khải thư, Hành thư]

2.1.3. Mẫu chữ (4 thể phổ biến nhất: Khải-Hành-Lệ-Triện)

2.2. Quy tắc viết chữ Hán

2.2.1. Các nét chữ Hán

2.2.2. Qui tắc bút thuận

2.2.3. Các yêu cầu khi viết chữ Hán

2.2.4. Bố trí các bộ phận trong chữ Hán

2.2.5. Chữ Hán phồn thể, giản thể

2.2.6. Viết khai triển chữ Hán

2.2.7. 214 bộ thủ chữ Hán

2.3. Các phép cấu tạo chữ Hán

2.3.1. Tượng hình

2.3.2. Chỉ sự

2.3.3. Hội ý

2.3.4. Hình thanh

2.3.5. Chuyển chú

2.3.6. Giả tá

2.4. Phân tích 214 bộ thủ

2.5. Bản chất của chữ Hán và vấn đề âm đọc của chữ Hán

2.5.1. Chữ Hán: văn tự Ý - ÂM

2.5.2. Âm đọc của chữ Hán (chữ Hán là văn tự cho phép có nhiều âm đọc)

2.5.3. Âm Hán Việt





3. Đại cương về chữ Nôm




3.1. Định nghĩa chữ Nôm

3.2. Lịch sử chữ Nôm

3.3. Cấu tạo chữ Nôm

3.3.1. Những chữ vay mượn

3.3.1.1. Những chữ vay mượn toàn bộ (vay mượn HÌNH - ÂM - NGHĨA)

3.3.1.2. Những chữ mượn bộ phận

3.3.1.2.1. Mượn hình thể, âm đọc nhưng ý nghĩa khác

3.3.1.2.2. Mượn hình thể nhưng âm đọc và ý nghĩa khác

3.3.2. Những chữ sáng tạo

3.3.2.1. Sáng tạo theo kiểu hội ý

3.3.2.2. Sáng tạo theo kiểu hình thanh (thanh hình)

3.3.2.3. Sáng tạo theo kiểu dùng chữ Hán để ghi phụ âm kép (bl, kl...)

3.3.2.4. Sáng tạo theo dấu phụ (cá nháy)

3.4. Phân tích chữ Nôm qua những đoạn trích Tam thiên tự Truyện Kiều

3.5. Chữ Nôm và tin học. Các phần mềm chữ Nôm

3.6. Chữ Hán, chữ Nôm và cách đọc chữ Hán, chữ Nôm






4. Giới thiệu tự điển, từ điển Hán Nôm




4.1. Tự điển Hán - Hán

4.1.1. Khang Hy tự điển (1716)

4.1.2. Từ nguyên (1915)

4.1.3. Từ hải (1936)

4.2. Tự điển, từ điển Hán Việt

4.2.1. Hán Việt tự điển của Thiều Chửu

4.2.2. Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh

4.2. Tự điển chữ Nôm



Đại từ điển chữ Nôm của Vũ Văn Kính, Nxb. Văn nghệ

TP. Hồ Chí Minh, 2002.



Nội dung 2.

Chữ Hán và độc bản chữ Hán về văn hoá truyền thống theo chủ đề tự nhiên, không gian, thời gian (tam tài, tứ thời, tứ phương, hà nguyệt thuộc hà thời, ngũ hành, bát quái, thập can, thập nhị chi, phối hợp phương, quái, hành...).

Nội dung 3.

Chữ Hán và độc bản chữ Hán về văn hoá truyền thống theo chủ đề gia đình, xã hội (cửu tộc, tam cương, ngũ luân, ngũ thường...).

Nội dung 4.

Chữ Hán và độc bản chữ Hán về văn hoá truyền thống theo chủ đề đạo học, giáo dục (tính bản thiện, nhân bất học bất tri lý, Tiểu học, Tứ thư, Ngũ kinh).

Nội dung 5.

Chữ Hán và độc bản chữ Hán về lịch sử Việt Nam (Lịch triều, nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử...).

Nội dung 6.

Chữ Hán và độc bản chữ Hán về vị trí đất nước Việt Nam theo cách nói truyền thống (Vị trí Việt Nam...).

Nội dung 7.

Chữ Hán và độc bản chữ Hán về bản thân ta, tu thân.

Nội dung 8.

Chữ Hán và độc bản chữ Hán với các hiện tượng ngữ pháp về đại từ (đại từ nhân xưng, đại từ chỉ thị, đại từ nghi vấn...).

Nội dung 9.

Chữ Hán và độc bản chữ Hán với các hiện tượng ngữ pháp về liên từ (nhận diện liên từ, cách dùng liên từ).

Nội dung 10.

Chữ Hán và độc bản chữ Hán với các hiện tượng ngữ pháp về phó từ (nhận diện phó từ, cách dùng phó từ).

Nội dung 11.

Chữ Hán và độc bản chữ Hán với các hiện tượng ngữ pháp về giới từ (nhận diện giới từ, cách dùng giới từ).

Nội dung 12.

Chữ Hán và độc bản chữ Hán với các hiện tượng ngữ pháp về ngữ trợ từ (nhận diện ngữ trợ từ, cách dùng ngữ trợ từ).

Nội dung 13.

Chữ Nôm, độc bản Nôm (nhận diện chữ Nôm, giới thiệu chữ Nôm trong văn bản, thực hành đọc chữ Nôm).

Nội dung 14.

Tổng ôn

- Tổng ôn nhận thức về văn tự

- Tổng ôn về chữ Hán theo các chủ đề và độc bản

- Tổng ôn nhận diện ngữ pháp



- Tổng ôn nhận diện chữ Nôm



Đ CƯƠNG HỌC PHẦN

Каталог: files
files -> Sạt-đe rằng: Nầy là lời phán của Đấng có bảy vì thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao
files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung

tải về 4.16 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   48




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương