Chƣơng nhập môn ĐỐi tƣỢNG, chức năNG, nhiệm vụ, NỘi dung và phƣƠng pháp nghiên cứU, HỌc tậP


Ba là, thắng lợi của sự nghiệp đổi mới và từng bước đưa đất nước quá độ lên chủ



tải về 2.8 Mb.
Chế độ xem pdf
trang82/88
Chuyển đổi dữ liệu05.06.2022
Kích2.8 Mb.
#52249
1   ...   78   79   80   81   82   83   84   85   ...   88
Dự thảo Giáo trình Lịch sử ĐCSVN (mới)

Ba là, thắng lợi của sự nghiệp đổi mới và từng bước đưa đất nước quá độ lên chủ 
nghĩa xã hội. 
Cần nhận thức rõ, sự nghiệp đổi mới là kế thừa những thành tựu và kinh nghiệm xây 
dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc khi còn chiến tranh và trong những năm đầu sau khi 
đất nƣớc thống nhất, trải qua nhiều tìm tòi, khảo nghiệm sáng kiến của nhân dân, Đảng đã 
đề ra và lãnh đạo thực hiện đƣờng lối đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ 
quốc phù hợp với thực tiễn Việt Nam và bối cảnh quốc tế. 
Đƣờng lối đổi mới do Đại hội VI Đảng Cộng sản Việt Nam (12-1986) đề ra là bƣớc 
đổi mới quan trọng về tƣ duy lý luận, nhận thức rõ hơn những luận điểm của Karl Marx 
và V.I.Lênin về những đặc trƣng của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, hiểu rõ quan 
điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về quá độ len chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đƣờng lối 
đổi mới cũng là kết quả của quá trình tổng kết, tìm tòi, khảo nghiệm thực tiễn, từng bƣớc 
khắc phục lối tƣ duy chủ quan, duy ý chí, giáo điều, nóng vội và thấy rõ sự cần thiết phải 
tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan. Đƣờng lối đổi mới dựa trên cơ sở sáng 
kiến, nguyện vọng và lợi ích của các tầng lớp nhân dân và do đó trở thành yêu cầu khách 
quan, tất yếu của cuộc sống. 
Từ thực tiễn sôi động và hiệu quả thiết thực của quá trình đổi mới mà đƣờng lối của 
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc đƣợc bổ sung, phát triển. Đƣờng lối đổi mới 
gắn liền với Đảng đề ra Cƣơng lĩnh xây dựng đất nƣớc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa 
xã hội, Chiến lƣợc phát triển kinh tế-xã hội các chặng đƣờng 10 năm, gắn với quá trình cụ 
thể hóa, thể chế hóa thành những chính sách và hệ thống pháp luật. 
Hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt đƣợc những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch 
sử. Đã chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa, quản lý hành chính, tập trung, bao cấp, 
nền kinh tế hiện vật sang nền kinh tế hàng hóa, nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế 
thị trƣờng, có sự quản lý của Nhà nƣớc, theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Đất nƣớc ra 
198
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, tập 37, trang 489. 


212 
khỏi khủng hoảng kinh tế-xã hội (1996), đảy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ra khỏi 
tình trạng của nƣớc nghèo, kém phát triển, trở thành nƣớc có mức thu nhập trung bình 
(2008), phấn đấu sớm trở thành nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại. Đời sống nhân 
dân không ngừng đƣợc cải thiện cả về vật chất và văn hóa tinh thần. Chính trị, xã hội ổn 
định và hệ thống chính trị vững mạnh với vai trò của Đảng cầm quyền và Nhà nƣớc pháp 
quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Quốc phòng, an ninh 
đƣợc củng cố vững chắc, giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của 
Tổ quốc. Quan hệ đối ngoại mở rộng, Việt Nam có quan hệ ngoại giao với 188 nƣớc 
trong tổng số 193 nƣớc thành viên Liên hợp quốc, quan hệ đối tác chiến lƣợc với 16 nƣớc, 
tạo môi trƣờng hòa bình, hợp tác, phát triển, tích cực, chủ động hội nhập quốc tế. Đại hội 
đại biểu toàn quốc lần thứ XII Đảng Cộng sản Việt Nam nêu rõ: “Những thành tựu đó tạo 
tiền đề, nền tảng quan trọng để nƣớc ta tiếp tục đổi mới và phát triển mạnh mẽ trong 
những năm tới; khẳng định đƣờng lối đổi mới của Đảng là đúng đắn, sáng tạo; con đƣờng 
đi lên chủ nghĩa xã hội của nƣớc ta là phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và xu thế phát 
triển của lịch sử
199

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII Đảng Cộng sản Việt Nam (1-2016) tổng kết 
30 năm đổi mới, khẳng định những thành tựu, đồng thời thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, 
khuyết điểm, nhất là công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận; kinh tế phát triển 
chƣa bền vững, chƣa tƣơng xứng với tiềm năng, yêu cầu và thực tế nguồn nhân lực đƣợc 
huy động; đổi mới chính trị chƣa đồng bộ với đổi mới kinh tế. Bốn nguy cơ mà Hội nghị 
đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (1-1994) nêu ra vẫn tồn tại, có mặt diễn biến 
phức tạp, nhƣ tham nhũng, lãng phí, “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch và 
những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. 
Nhìn lại 30 năm đổi mới, Đại hội XII của Đảng đã nhấn mạnh một số bài học
Trong quá trình đổi mới phải chủ động, không ngừng sáng tạo trên cơ sở kiên định 
mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa 
Mác-Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc, tiếp thu tinh 
hoa văn hóa nhân loại, vận dụng kinh nghiệm quốc tế phù hợp với Việt Nam.
Đổi mới phải luôn luôn quán triệt quan điểm “dân là gốc”, vì lợi ích nhân dân, dựa 
vào nhân dân, phát huy vai trò làm chủ, tinh thần trách nhiệm, sức sáng tạo và mọi nguồn 
lực của nhân dân, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. 
199
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ƣơng Đảng, Hà 
Nội, 2016, trang 66. 


213 
Đổi mới phải toàn diện, đồng bộ, có bƣớc đi phù hợp, tôn trọng quy luật khách quan, 
xuất phát từ thực tiễn, bám sát thực tiễn, coi trọng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, 
tâọ trung giải quyết kịp thời, hiệu quả những vấn đề do thực tiễn đặt ra. 
Phải đặt lợi ích quốc gia-dân tộc lên trên hết; kiên định độc lập, tự chủ, đồng thời 
chủ động và tích cực hội nhập quốc tế trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi; kết hợp phát huy 
sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt 
Nam xã hội chủ nghĩa. 
Phải thƣờng xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức 
chiến đấu của Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lƣợc, đủ 
năng lực và phẩm chất, ngang tầm nhiệm vụ; nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của 
Nhà nƣớc, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội và của cả hệ thống chính trị; 
tăng cƣờng mối quan hệ mật thiết với nhân dân. 
Cũng cần nhấn mạnh, từ thực tiễn đổi mới, nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn 
mà nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đƣờng đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam ngày 
càng sáng tỏ hơn. Sáng tỏ hơn về mục tiêu, mô hình của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam với 
8 đặc trƣng mà Cƣơng lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011 đã đề ra. Sáng tỏ hơn về chế độ 
kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Sáng tỏ hơn về 
những nội dung bỏ qua chế độ tƣ bản chủ nghĩa là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của 
quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa. Kế thừa những thành tựu mà 
nhân loại đã đạt đƣợc dƣới chế độ tƣ bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học và công nghệ, 
để phát triển nhanh lực lƣợng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại. Việt Nam đã và 
đang kế thừa thành tựu của các cuộc cách mạng công nghiệp, đặc biệt là cách mạng công 
nghiệp lần thứ 2, lần thứ 3 và nhất là cách mạng công nghiệp lần thứ t4, cách mạng 4.0. 
Lãnh đạo công cuộc đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng Cộng sản Việt Nam 
vừa với tầm nhìn chiến lƣợc, định ra những mục tiêu chiến lƣợc lâu dài khi đất nƣớc kết 
thúc thời kỳ quá độ xây dựng đƣợc về cơ bản nền tảng kinh tế của chủ nghĩa xã hội với 
kiến trúc thƣợng tầng về chính trị, tƣ tƣởng, văn hóa phù hợp, vừa chú trọng những vấn 
đề bức thiết đang đặt ra để tận dụng thời cơ, vƣợt qua thách thức, đƣa đất nƣớc phát triển 
nhanh và bền vững. Đó là đẩy mạnh hơn nữa công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc gắn 
với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trƣờng. Phát triển nền kinh tế thị 
trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa với những quy luật và yêu cầu cao. Xây dựng nền 
văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con ngƣời, nâng cao đời sống nhân 
dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh 
quốc gia, trật tự, an toàn xã họi. Thực hiện đƣờng lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, 
hữu nghị, hợp tác và phát triển, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế. Xây dựng nền dân 
chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cƣờng mở rộng mặt trận 


214 
dân tộc thống nhất. Xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do 
nhân dân, vì nhân dân. Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. 
Thực tiễn đổi mới, Đảng đã nhận thức và giải quyết tốt các mối quan hệ lớn phản 
ánh quy luật đổi mới và phát triển ở Việt Nam. “Đó là quan hệ giữa đổi mới, ổn định và 
phát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; giữa tuân theo các quy luật thị 
trƣờng và bảo đảm định hƣớng xã hội chủ nghĩa; giữa phát triển lực lƣợng sản xuất và 
xây dựng, hoàn thiện từng bƣớc quan hệ sản xuất; giữa nhà nƣớc và thị trƣờng; giữa tăng 
trƣởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; giữa xây dựng 
chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; giữa độc lập, tự chủ và hội nhập 
quốc tế; giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nƣớc quản lý, nhân dân làm chủ”
200
. Tổng Bí thƣ 
Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh những mối quan hệ lớn đó tại Đại hội XII của Đảng. 

tải về 2.8 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   78   79   80   81   82   83   84   85   ...   88




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương