CHƯƠng III công tác tư TƯỞngtrong thời kỳ kháng chiến chống mỹ,CỨu nưỚc và XÂy dựng chủ nghĩa xã HỘI



tải về 310.96 Kb.
trang4/4
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích310.96 Kb.
#13276
1   2   3   4

Trong thế suy sụp và đi xuống, ngụy quyền tay sai Mỹ thực hiện chính sách phát xít, giải tán các đảng phái không ăn cánh với chúng, thẳng tay khủng bố phong trào chống đối của nhân dân, của các tôn giáo, đàn áp báo chí. Chính sách phát xít của chúng chỉ dẫn đến kết quả ngược lại. Về phía ta quán triệt và thực hiện Nghị quyết tháng 9- 1974 của Bộ Chính trị về nhiệm vụ của thành thị miền Nam trong giai đoạn mới, các đảng bộ ở đô thị được củng cố, cơ sở cách mạng dần dần được khôi phục và phát triển, đã tích cực lãnh đạo phong trào đấu tranh chính trị của nhân dân trong mọi tầng lớp công nhân, lao động, nhân sĩ, trí thức, ký giả, văn nghệ sĩ, học sinh, sinh viên chống Mỹ - Thiệu, đòi thi hành Hiệp định. Các báo tiến bộ ở Sài Gòn đăng tin về Hiệp định Pan là thắng lợi của dân tộc Việt Nam, thất bại của Mỹ, và bằng nhiều hình thức hậu thuẫn phong trào nhân dân đấu tranh đòi thi hành Hiệp định. Từ 20 - 30 đoàn thể văn hóa, xã hội, tôn giáo, chính trị liên kết nhau thành một mặt trận đối lập với chính quyền Thiệu mỗi đoàn thể đều ra báo nội san làm cơ quan tranh đấu của mình; hình thành các báo đóí lập đòi thật sự vãn hồi hòa bình, chống chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh", tố cáo Thiệu tham nhũng, đòi cải thiện chế độ lao tù, đòi tha hết chính trị phạm, tìlả hết tù binh. Từ ngày miền Nam Việt Nam bị đặt dưới ách thống trị của Mỹ - nguỵ đến nay, chưa lúc nào khí thế đấu tranh của báo chí Sài Gòn mạnh mẽ như lúc này. Ngoài các loại báo in, ở một số thành phố, trước hết ở Sài Gòn xuất hiện hình thức: Báo miệng nói cho đồng bào tôi nghe. Số người chống Mỹ - Thiệu, tán thành Hiệp định Pari, đòi tự do, dân chủ, đa số là học sinh, sinh viên. Họ chia nhau thành từng nhóm nhỏ, đến các khu phố, nhà ga, bến đò, xưởng sở, trường học, diễn thuyết từ 10- 15 phút hoặc nửa giờ về hiện tình đất nước, gây dư luận rộng khắp sôi nổi. Cách làm này còn được gọi là "Xả luân chiến" chiến đấu tuyên truyền lưu động như bánh xe lăn. Phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên phát triển cả bề rộng và bề sâu. Anh chị em tập hợp nhau trong những "Đêm không ngủ", "Đêm cốt nhục", "Đêm đốt lửa căm hờn", "Đêm cầu nguyện hòa bình".. . hội thảo, biểu diễn văn nghệ, đến với bà con lao động "hát cho đồng bào tôi nghe", và "nghe đồng bào tôi nói"[53].

Chính quyền Thiệu ra sắc luật 007 nhằm bóp cổ báo chí ở Sài Gòn, ủy ban đấu tranh đòi quyền tự do báo chí lên án chính sách phát xít của Thiệu. Giới luật sư Sài Gòn ra tuyên bố ủng hộ yêu sách của báo chí. Hưởng ứng cuộc biểu tình "Ký giả đi ăn mày", ngày 10-10-1974 hàng trăm nhà báo cùng với hàng vạn nhân dân Sài Gòn xuống đường biểu tình chống đàn áp báo chí, bóp nghẹt tự do, dân chủ, đòi Thiệu từ chức. Trước đó là các cuộc biểu tình của hàng vạn nhân dân Huế. Tại Hạ viện ngụy, đại biểu Phật giáo đối lập công bố cáo trạng kết tội Thiệu tham nhũng. Giáo hội Thiên chúa thành lập "Phong trào nhân dân chống tham nhũng" để cứu nước và kiến tạo hòa bình. Nhiều tổ chức chống Thiệu như "Lực lượng hòa giải hòa hợp dân tộc", "Mặt trận nhân dân cứu đói", "Uỷ ban đấu tranh đòi thả tù chính trị". .. ra đời. Những hình thức thống nhất hành động và các phong trào liên hiệp đấu tranh dồn ngụy quyền vào thế hoàn toàn bị cô lập.

Do chính sách chiến tranh của Mỹ - nguỵ, tháng 6- 1974 Ban liên hợp quân sự ngừng hoạt động, sau đó hội nghị hiệp thương hai bên Nam Việt Nam và các cuộc tiếp xúc Việt - Mỹ cũng kết thúc. Các hoạt động tuyên truyền đối ngoại của ta đã vạch trần bộ mặt thật của Mỹ - ngụy, đập tan những luận điệu lừa bịp của chúng, làm cho dư luận tiến bộ trên thế giới, thấy rõ tính chất hiếu chiến, phá hoại hòa bình của Mỹ ngụy và thừa nhận tính chất chính nghĩa của các cuộc đánh trả của quân và dân ta.

Tháng 7- 1974 quân giải phóng đánh mạnh vào quân ngụy trên khắp các chiến trường khu V, khu VI, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, giải phóng thêm nhiều nơi, trong đó có hàng chục chi khu, quận lỵ. Kế hoạch lấn chiếm, bình định của Mỹ - ngụy về căn bản đã thất bại. Trên chiến trường đã xuất hiện một tình thế mới: quân ta giải phóng- hàng chục- chi khu, quận lỵ còn ngụy quyền Sài Gòn đành chịu mất. Lực lượng mọi mặt của ta lớn mạnh hẳn lên, ngược lại lực lượng mọi mặt của ngụy quyền đang trên đà suy sụp, tan rã. Chiến thắng của quân dân ta và phong trào đấu tranh của nhân dân tiến bộ trên thế giới và nhân dân Mỹ đòi chấm dứt chiến tranh tác động mạnh mẽ đến chính giới Mỹ, ý chí xâm lược của Mỹ bị lung lay mạnh. Những khó khăn của nước Mỹ không cho phép giai cấp thống trị Mỹ tiếp tục cuộc chiến tranh lâu hơn nữa. Tháng 5- 1974 Hạ viện Mỹ bác bỏ đề nghị của Níchxơn tăng cường viện trợ cho Thiệu. Tổng thống Mỹ Nichxơn bị vụ bê bối Oatơghết, phải từ chức, ảnh hưởng trực tiếp đến ngụy quyền Sài Gòn.

Tháng 10- 1974 Hội nghị Bộ Chính trị quyết định chủ trương giải phóng hoàn toàn miền Nam. Hội nghị đã cân nhắc kỹ tình hình địch, ta và nhận định "Lúc này chúng ta có thời cơ… Đây là thời cơ thuận lợi nhất để nhân dân ta hoàn toàn giải phóng miền Nam, giành thắng lợi trọn vẹn cho cách mạng dân tộc, dân chủ đồng thời giúp Lào và Campuchia hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc... Đối với vấn đề được nêu ra về khả năng Mỹ đưa quân trở lại, Bộ Chính trị đã cân nhắc kỹ lưỡng và thống nhất nhận định bản chất Mỹ rất ngoan cố và còn nhiều âm mưu thâm độc, nhưng "Mỹ đã ra thì việc quay lại không phải dễ… ta phán đoán Mỹ không có khả năng quay lại. .. Dù Mỹ có can thiệp trở lại trong chừng mực nào thì chúng cũng không xoay chuyển được tình thế và ta vẫn thắng".

Thực hiện quyết định của Bộ Chính trị, từ hậu phương lớn đến tiền tuyến lớn đã chuẩn bị về mọi mặt tư tưởng, về tổ chức cho tổng tiến công và nổi dậy, tiến hành bí mật và khẩn trương. Quân ta ra trận với tinh thần phấn khởi, tự tin, sung sức, quyết tâm đánh mạnh, thắng lớn. Cùng hành quân với các lực lượng vào chiến trường là các chiến sĩ thông tin, nhà báo, nhà văn, nhiếp ảnh, quay phim. . . để thông tin kịp thời và ghi lại những sự kiện lịch sử trong trận quyết chiến chiến lược. Trên tiền tuyến lớn, toàn bộ cán bộ, chiến sĩ các binh chủng trên mặt trận tư tưởng văn hoá, cán bộ và học viên các trường Đảng, cả học viên khóa VIII Trường Nguyễn Ái Quốc miền Nam đã kết thúc lớp học để tham gia cuộc tổng tiến công và nổi dậy giành thắng lợi cuối cùng.

Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 mở đầu ngày 4-3 với thắng lợi giòn giã giải phóng Buôn Ma Thuột (10-3) làm nức lòng quân dân cả nước, gây hoang mang, hoảng loạn trong hàng ngũ địch. Với sự chỉ đạo sát sao của Bộ Chính trị, sự chỉ huy kiên quyết, mưu trí, sáng tạo của các Bộ Tư lệnh chiến trường, tinh thần dũng cảm chiến đấu và phục vụ chiến đấu của quân dân ta, chỉ một tháng sau quân ta đã lần lượt giải phóng hoàn toàn Tây Nguyên, các tỉnh, thành phố miền Trung và miền Nam Trung bộ, tiến sát đến cửa ngõ Sài Gòn. Phối hợp với đòn tiến công quân sự, nhiều địa phương và cơ sở đã lập ủy ban khởi nghĩa, phát động quần chúng nổi dậy diệt địch, giành quyền làm chủ và tổ chức phục vụ chiến đấu.

Thiệu cầu cứu khẩn cấp nhưng đến nước này thì chủ Mỹ cũng phải bỏ mặc cho ngụy chết chìm. Ngày 14-4- 1975 Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiến công giải phóng Sài Gòn - Gia Định, mang tên chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Những ngày này, các hoạt động tư tưởng hừng hực thế tiến công, động viên cả dân tộc lên đường, cả nước cùng ra trận, mấy thế hệ cùng tham gia trận đánh cuối cùng của 2l năm chống Mỹ, cứu nước. 17 giờ ngày 26-4- 1975 cuộc tổng công kích đánh chiếm thành phố Sài Gòn - Gia Định bắt đầu. 10 giờ 45 phút ngày 30-4-1975 các đơn vị xe tăng và bộ binh thuộc Quân đoàn II tiến vào dinh Độc Lập, bắt toàn bộ nội các ngụy, buôc Tổng thống ngụy Dương Văn Minh phải tuyên bố đầu hàng không điều kiện và ra lệnh cho quân ngụy hạ vũ khí. Cùng ngày 30-4 và 1-5 quân và dân ta nổi dậy và tiến công liên tục, hoàn thành nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn miền Nam, thực hiện trọn vẹn Di chúc thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh "đánh cho ngụy nhào", kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Trong suốt 50 ngày đêm chiến đấu của quân và dân ta, các hoạt động thông tin tuyên truyền đã kịp thời đưa tin chiến thắng, trong đó có bức ảnh lịch sử xe tăng ta húc đổ cổng sắt dinh Độc Lập. Việc chiếm lĩnh Đài phát thanh, Đài truyền hình Sài Gòn và Việt Tấn xã (cơ quan thông tấn của nguỵ quyền Sài Gòn) được tiến hành nhanh, gọn trong ngày 30-4-1975 và đưa vào hoạt động ngay trong ngày 30-4, 1-5.

Ở miền Bắc, Ban Tuyên huấn Trung ương đã chỉ đạo các cơ quan tuyên truyền chuẩn bị sẵn sàng đón mừng thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh. Qua báo chí và đài phát thanh, nhân dân cả nước vui mừng, hồi hộp theo dõi các bước tiến quân của bộ đội ta, đặc bìệt trong thời điểm quân ta đã áp sát Sài Gòn và những ngày diễn ra chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Trưa 30-4-1975, sau khi tin quân ta đã tiến vào dinh Độc Lập, buộc ngụy quyền đầu hàng không điều kiện, chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, nhân dân Thủ đô Hà Nội và các thành phố, thị xã, thị trấn đổ ra đường tụ tập trước các bản đồ chiến sự, các bản tin và loa truyền thanh, hàng vạn và chục vạn người tuần hành, đánh trống, chiêng, đốt pháo, tung hoa, múa sư tử, rước cờ, rước ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh, hô vang các khẩu hiệu mừng chiến thắng giải phóng hoàn toàn miền Nam, ca ngợi Tổ quốc Việt Nam anh hùng. Ở Hà Nội, nhiều người nước ngoài cũng xuống đường tuần hành chào mừng thắng lợi vĩ đại của nhân dân Việt Nam. Ngày 30-4 trở thành ngày hội mừng chiến thắng của toàn thể dân tộc Việt Nam.

Trải qua 21 năm chiến đấu, sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới, với quy mô lớn của tên đế quốc giàu mạnh và hung bạo nhất thế kỷ này, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước. Thắng lợi đó của nhân dân ta "mãi mãi được ghi vào lịch sử của dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc"[54].

Trong 21 năm chống Mỹ cứu nước và đưa miền Bắc quá độ lên chủ nghĩa xã hội, công tác tư tưởng đã góp phần quan trọng vào thắng lợi vĩ đại của dân tộc.

Đặc điểm lớn nhất của thời kỳ này là đất nước tạm chia làm hai miền với hai chế độ khác nhau. Đảng lãnh đạo tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. Trong bất kỳ tình huống nào, Đảng và nhân dân ta cũng kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Chiến tranh là một thử thách lớn nhất đối với dân tộc và sự lãnh đạo của Đảng. Đảng và nhân dân ta phải đấu trí và đấu sức chống tên đế quốc giàu mạnh và hung bạo nhất trong phe đế quốc. Để giành được thắng lợi, phải động viên được ý chí và sức mạnh đoàn kết chiến đấu, năng lực sáng tạo và nỗ lực phi thường của toàn dân dưới ngọn cờ của Đảng.

Để góp phần thực hiện nhiệm vụ đó, qua mỗi bước chuyển của cuộc chiến tranh, công tác tư tưởng đã tiến hành động viên chính trị sâu rộng mạnh mẽ, liên tục trong Đảng và trong nhân dân làm cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhất trí sâu sắc với đường lối cách mạng của Đảng và quyết tâm với chiến lược của Trung ương, đánh giá đúng địch, ta nhận rõ tình hình và nhiệm vụ, nâng cao tính tự giác, sáng tạo trong hành động, biến đường lối và quết tâm của Đảng thành hiện thực.

Bằng nhiều hoạt động phong phú, công tác tư tưởng đã góp phần phát huy đến đỉnh cao chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. "Không có gì quý hơn độc lập, tự do", "yêu nước và yêu chủ nghĩa xã hội là một" là những chủ đề xuyên suốt trong các hoạt động tư tưởng. Những tấm gương anh hùng, dũng sĩ, những "người tốt, việc tốt" những cái hay, cái đẹp nảy sinh trong sản xuất, chiến đấu và công tác được nêu cao, góp phần xây dựng đạo đức mới, chuẩn mực sống mới của con người Việt Nam, đấu tranh bảo vệ văn hoá dân tộc, chống văn hoá nô dịch và đồi truỵ của Mỹ - ngụy.

Công tác tư tưởng đã kết hợp giáo dục chủ nghĩa yêu nước với tinh thần quốc tế vô sản, lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh "giúp bạn là tự giúp mình", động viên quân và dân ta thực hiện liên minh chiến đấu giữa ba nước Đông Dương chống Mỹ, xác định rõ đánh thắng Mỹ là thiết thực làm nghĩa vụ quốc tế của nhân dân ta đối với cách mạng thế giới.

Trong cuộc chiến đấu trường kỳ, quyết liệt và phức tạp chưa từng thấy, công tác tư tưởng đã thường xuyên góp phần xây dựng, vun đắp và phát huy niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và tự tin vào sức mạnh của dân tộc, dám đánh Mỹ, sáng tạo nhiều cách đánh Mỹ, kiên quyết đánh Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn và lập trường hiên định đi theo con đường xã hội chủ nghĩa đã lựa chọn. Trong suốt 21 năm trường kỷ kháng chiến, Đảng ta đã huy động các cơ quan tuyên truyền và văn hoá của Đảng và Nhà nước, các ngành, các giới, các lực lượng vũ trang phối hợp tiến hành trường kỳ động viên chính trị, giáo dục tư tưởng, đặc biệt là đối với cán bộ, đảng viên, những người có trách nhiệm đi đầu, vận động và tổ chức phong trào quần chúng. Tuy có những lúc lãnh đạo tư tưởng thiếu chặt chẽ, không kịp thời, những vấn đề bức xúc đặt ra chậm được giải đáp, song nhìn chung khi diễn ra những bước ngoặt của cuộc chiến tranh, khi tình hình trong nước và quốc tế có những biến động phức tạp, khi địch dùng những thủ đoạn mới để chống phá, khi cách mạng thắng lợi cũng như khi gặp khó khăn, tổn thất, công tác tư tưởng đã căn cứ các nghị quyết của Đảng tạo sự thống nhất về nhận thức, uốn nắn những lệch lạc, định hướng đúng cho hành động của toàn Đảng, toàn dân.

Công tác tư tưởng đã chú trọng làm thấu suốt tư tưởng chiến lược tiến công và quán triệt tư tưởng tiến công trên mặt trận tư tưởng, xây dựng sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong xã hội, phát hiện và uốn nắn những tư tưởng lệch lạc, ngại chiến đấu lâu dài, sợ gian khổ, hy sinh, hữu khuynh, cố thủ, bi quan, dao động, khuynh hướng giản đơn, nóng vội, muốn thắng nhanh hoặc ảo tưởng hòa bình, chủ quan, mất cảnh giác. Trên cơ sở xây dựng sự vững vàng về tư tưởng chính trị trong nội bộ, giáo dục cảnh giác, chống chiến tranh tâm lý của địch.

Công tác tư tưởng đã kết hợp tốt với công tác tổ chức, tập hơp rộng rãi tất cả mọi người Việt Nam yêu nước, chống Mỹ - ngụy, làm dấy lên một cao trào chống Mỹ, cứu nước của toàn dân với khí thế sôi nổi, hào hùng, thu hút mọi tầng lớp mọi lứa tuổi, miền xuôi, miền ngược, tiền tuyến, hậu phương, trên mọi lĩnh vực sản xuất, chiến đấu và công tác; phát huy mạnh mẽ trí thông minh, tài sáng tạo của quần chúng, từ người nông dân, công nhân bình thường đến anh bộ đội, chị du kích, nhà khoa học.. . hành động thiết thực, tạo nên hiệu quả lớn "Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Mỗi phong trào cụ thể của các ngành, các giới đều mang đậm khí phách của dân tộc, đem lại kết quả "được việc, được tổ chức, được người" là một thành công lớn và kinh nghiệm quý báu trong công tác tuyên truyền, vận động và tổ chức quần chúng của Đảng ta.

Công tác tuyên truyền đối ngoại ngày càng được mở rộng đã góp phần nêu cao chính nghĩa Việt Nam, chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, tranh thủ được sự giúp đỡ to lớn và có hiệu quả của nhân dân Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa anh em, sự đồng tình ủng hộ rộng rãi của bè bạn và các lực lượng hòa bình, tiến bộ trên thế giới, góp phần hình thành hậu phương quốc tế của cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta. Nhân dân ta vô cùng xúc động trước lời tuyên bố của Chủ tịch Phiđen Cátxtrô: Vì Việt Nam, nhân dân Cuba sẵn sàng dâng cả máu của mình.

Trong hoàn cảnh địch đánh phá ác liệt, vượt qua bom đạn, các lớp chính trị vẫn mở, báo, đài càng phát triển, tiếng hát át tiếng bom… Trải qua 21 năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội, các binh chủng trên mặt trận tư tưởng: giáo dục lý luận chính trị, báo chí xuất bản, tuyên truyền cổ động, văn hoá văn nghệ… Ở mỗi miền, đều được rèn luyện và phát triển, xứng đáng là lực lượng xung kích góp phần quan trọng vào thắng lợi vĩ đại của dân tộc.

Cùng với quân dân cả nước và các cán bộ trên mọi ngành hoạt động, đội ngũ cán bộ công tác tư tưởng dù hoạt động ở hậu phương lớn hay tiền tuyến lớn, ở vùng địch tạm chiếm hay vùng tự do dù phải đấu tranh trong hoàn cảnh khắc nghiệt của nhà tù của Mỹ - ngụy, . . . đều tỏ rõ lòng trung thành với Đảng, với Tổ quốc, vượt qua mọi gian khổ hy sinh, nỗ lực phấn đấu để hoàn thành nhiệm vụ. Hàng ngàn cán bộ tuyên huấn từ Trung ương đến địa phương và cơ sở, cán bộ các trường đảng, các cơ quan báo chí, đài phát thanh, thông tấn xã, các ngành văn hoá, nghệ thuật, từ cán bộ lãnh đạo đến công nhân kỹ thuật và nhân viên phục vụ, các phóng viên, biên tập viên, giảng viên chính trị, nhà văn, nhà nhiếp ảnh, nhà quay phim, nhạc sĩ, đội viên văn công, chiếu bóng, v.v.. đã hy sinh vì nhiệm vụ, đến nay vẫn chưa thể tập hợp hết số lượng và danh sách.



Tổ chức của toàn ngành, và các binh chủng đều được củng cố và phát triển. Đội ngũ cán bộ có bước trưởng thành mới được bổ sung một lớp cán bộ trẻ, đã qua đào tạo tương đối có hệ thống, được rèn luyện trong thực tiễn phong trào quần chúng. Sau thắng lợi, Ban Tuyên huấn Trung ương đã bước đầu sơ kết công tác tư tưởng thời kỳ chống Mỹ, cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Song cần tổng kết sâu sắc hơn để góp phần vào phát huy kinh nghiệm và truyền thống của ngành trong thời kỳ mới.
Каталог: tailieugioithieuBTG
tailieugioithieuBTG -> CHƯƠng II công tác tư TƯỞng trong thời kỳ kháng chiến chống pháP (1945 1954)
tailieugioithieuBTG -> CHƯƠng II công tác tư TƯỞng trong thời kỳ kháng chiến chống pháP (1945 1954) III. ĐỘng viên phong trào thi đua yêu nưỚC: diệt giặC ĐÓI, diệt giặc dốT, diệt giặc ngoại xâM, chống chính sách “DÙng ngưỜi việT ĐÁnh ngưỜi việT
tailieugioithieuBTG -> CHƯƠng III công tác tư TƯỞngtrong thời kỳ kháng chiến chống mỹ,CỨu nưỚc và XÂy dựng chủ nghĩa xã HỘI
tailieugioithieuBTG -> CHƯƠng IV công tác tư TƯỞng trong thời kỳ LÃnh đẠo xây dựng chủ nghĩa xã HỘi trong cả NƯỚc và tiến hành công cuộC ĐỔi mớI (1975 2000)

tải về 310.96 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương