CHƯƠng III công tác tư TƯỞngtrong thời kỳ kháng chiến chống mỹ,CỨu nưỚc và XÂy dựng chủ nghĩa xã HỘI



tải về 310.96 Kb.
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích310.96 Kb.
#13276
1   2   3   4

Bước đầu đề ra nhứng tiêu chuẩn chung của cán bộ tuyên huấn là:

- Có phẩm chất chính trị tốt, đã được học tập lý luận cơ bản, nắm vững có căn cử khoa học đường lối, chính sách của Đảng, trung thành với đường lối, quan điểm của Đảng.

- Có kiến thức tương đối toàn diện, về văn hóa đã tốt nghiệp cấp III, có khả năng viết và nói, có hiểu biết nhất định về kinh tế, kỹ thuật.

- Có quá trình công tác thực tiễn, được rèn luyện trong phong trào quần chúng.

Đây là lần đầu tiên trong nhiều năm, vấn đề đào tạo bồi dưỡng cán bộ toàn ngành được đặt ra một cách đúng mức hơn, tạo điều kiện từng bước khắc phục những yếu kém, bất cập.

Năm 1971 miền Bắc bị lụt nặng trên diện tích lớn. Đây là trận lũ lớn nhất trong vòng 100 năm, gây thiệt hại nặng nề về sản xuất nông nghiệp, về giao thông vận tải, về tài sản của nhân dân và Nhà nước ở nhiều địa phương. Dưới sự lãnh đạo tích cực, khẩn trương của Đảng và Chính phủ, sự chỉ đạo của các đảng bộ và chính quyền địa phương, đông đảo nhân dân, bộ đội và cán bộ, đảng viên đã anh dũng chiến đấu khắc phục thiên tai. Nhờ vậy đã hạn chế dược tai họa của lũ lụt, thủ đô Hà Nội và các tỉnh hạ lưu sông Hồng như Nam Hà, Thái Bình được bảo vệ. Các hoạt động tư tưởng đã nêu cao những tấm gương dũng cảm hy sinh của nhân dân, bộ đội và cán bộ, đảng viên để bảo vệ đê điều, cứu người và tài sản, những hoạt động tích cực của các cấp, các ngành và phong trào quần chúng giúp đỡ lẫn nhau khắc phục hậu quả thiên tai, mau chóng khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.

Tuy bị thiên tai nặng nề, năm 1971 miền Bắc vẫn đạt 5.6 triệu tấn lương thực, cao hơn mức bình thường của các năm, giá trị tổng sản lượng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đạt kế hoạch. Số chiến sĩ lên đường vào Nam chiến đấu bằng 15 lần năm 1970. Bộ đội Trường Sơn đã phát triển thành một binh đoàn chiến lược hùng mạnh, tuyến vận tải Bắc - Nam đã trở thành hệ thống liên hoàn, ngoài tuyến đường bộ, cuối năm 1971 đường ống dẫn xăng dầu dài hơn 1000km đã hoàn thành, đây là thành tựu mới của tinh thần dũng cảm, không quản hy sinh xương máu của các chến sĩ bộ đội và thanh niên xung phong. Trong chiến tranh ác liệt, lực lượng các binh chủng trên mặt trận tư tưởng tiếp tục phát triển, ngày 7-9- 1971 Đài Truyền hình Việt Nam lần đầu tiên phát sóng chương trình thử nghiệm.

Để phát huy thành tựu năm 197l và động viên phong trào quần chúng thực hiện nhiệm vụ năm 1972, thi hành chỉ thị của Ban Bí thư, tháng 12- 197 l và tháng 1-1972 các cấp ủy đảng chỉ đạo tiến hành đợt báo công, lập công trong nhân dân, tự phê bình và phê bình trong các tổ chức đảng và Nhà nước. Từ kết quả của đợt này cùng với những kết quả đã tiến hành trong các năm 1967 - 1970, các ngành, các địa phương đánh giá báo công, lập công là một hình thức công tác chính trị, tư tưởng, công tác vận động quần chúng phù hợp với quan điểm của Đảng: cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, mọi thành tựu của cách mạng là công lao của quần chúng. Qua báo công, lập công quần chúng tự giáo dục mình và giáo dục lẫn nhau nâng cao thêm lòng tự hàó về Tổ quốc ta, nhân dân ta, về sự nghiệp cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng, hiểu rõ hơn ý nghĩa mỗi việc mình làm và công lao, sức mạnh của tập thể, phấn khởi thi đua lập công mới.

Tháng 2- 1972 Níchxơn tiến hành những hoạt động ngoại giao xảo quyệt hòng cô lập Việt Nam, bóp nghẹt cuộc kháng chiến của quân và dân ta. Căn cứ nghị quyết và chủ trương của Đảng, công tác tư tưởng đã kịp thời vạch rõ mưu đồ xảo quyệt của Mỹ, chúng sẽ tăng cường và mở rộng quy mô của cuộc chiến tranh, nhưng cuối cùng chúng sẽ thất bại; khẳng định quyết tâm không gì lay chuyển được của quân và dân ta là đánh bại chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh", đánh bại mọi âm mưu và thủ đoạn đối phó mới của địch. Hành động ngoại giao xảo quyệt của Mỹ và những hành động mở rộng chiến tranh của chúng đối với miền Bắc chỉ làm nung nấu thêm chí căm thù và quyết tâm chiến đấu của quân và dân ta. Mọi hoạt động chuẩn bị cho cuộc tiến công chiến lược mới được đẩy mạnh đi đôi với sằn sàng đánh bại địch nếu chúng nem bom bắn phá trở lại hoặc mở rộng chiến tranh trên bộ ra miền Bắc.

Trước nguy cơ chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" bị đổ vỡ, Níchxơn hung hãn đến điên cuồng. Đồng thời với phản kích quyết liệt trên chiến trường Nam Việt Nam, từ ngày 6-4-1972 Mỹ ném bom bắn phá trở lại miền Bắc và từ ngày 8-5-1972 thả thủy lôi phong tỏa các cảng biển, cảng sông của ta, hòng cắt đứt nguồn tiếp tế từ ngoài vào và đường vận chuyển Bắc-Nam. Trong chiến tranh phá hoại lần trước chúng leo thang từng bước. Lần này chúng hành động nhanh và quyết liệt ngay từ đầu, sử dụng lực lượng máy bay, tàu chiến lớn hơn, đánh tập trung, liên tục vào Hà Nội, Hải Phòng, các khu công nghiệp và trọng điểm giao thông, đảnh phá dã man nhiều vùng dân cư, cả bệnh viện, trường học, chặn các "cổ họng" tiếp tế, hòng gây sức ép lớn buộc ta phải khuất phục.

Quân và dân miền Bắc đã chuẩn bị sẵn sàng, bình tĩnh bước vào cuộc thử thách mới quyết liệt và phức tạp hơn nhanh chóng sơ tán dân và các cơ sở sản xuất, chuyển mọi hoạt động sang thời chiến, đánh thắng địch ngay từ trận đấu chúng trở lại đánh phá, cả ở Vĩnh Linh, Quảng Bình, Hải Phòng, Hà Nội… Tuy vậy, ta cũng có thêm những khó khăn mới, hàng chục ngàn đồng bào bị thương vong, sự đánh phá và phong tỏa của địch lúc đầu đã hạn chế khá lớn việc tiếp nhận hàng viện trợ và đưa hàng vào Nam. Song nhờ sự lãnh đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước, tinh thần dũng cảm, mưu trí, sáng tạo của bộ đội, các nhà khoa học và anh chị em công nhân chúng ta đã có nhiều cách có hiệu quả phá nhiễu, bắn rơi máy bay B52, rà phá thủy lôi, mở đường vận chuyển, bảo đảm về cơ bản việc tiếp nhận hàng từ ngoài vào và đưa hàng vào Nam, đẩy mạnh cuộc tiến công chiến lược suốt năm 1972. Các hoạt động tư tưởng, trong đó báo chí là lực lượng xung kích, với đội ngũ phóng viên (tin ảnh, quay phim) nhanh nhạy, xông xáo, dũng cảm đã bám sát cuộc chiến đấu hào hùng của quân và dân ta, bảng trí tuệ và sức mạnh của cả dân tộc, được sự ủng hộ của loài người tiến bộ, quyết thắng tên hung nô của thời đại. Địch đánh phá quyết liệt nhưng báo chí từ Thủ đô vẫn phát hành thường xuyên tính chiến đấu được nâng cao, đài phát sóng bị B52 dội bom nhiều lần nhưng Tiếng nói Việt Nam vẫn vang lên đều đặn, đến với thính giả trong nước và trên thế giới.

Bọn hiếu chiến Mỹ điên cuồng trong đánh phá, đồng thời ngoan cố, tráo trở trong thương lượng. Sau khi trúng cử Tổng thống Mỹ trong nhiệm kỳ mới, Níchxơn lật lọng tất cả những điều đại diện chính quyền Mỹ đã thỏa thuận với đại diện phái đoàn ta tháng 10-1972. Căn cứ tuyên bố của Chính phủ ta ngày 26-10-1972, các hoạt động tuyên truyền đã lập tức nêu cao lập trường đúng đắn của ta, vạch trần sự tráo trở, lật lọng của Mỹ trước dư luận trong nước và quốc tế, góp phần động viên mạnh mẽ làn sóng đấu tranh đòi Mỹ phải ký ngay dự thảo hiệp định, chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam; đã kịp thời phổ biến trong nhân dân và các lực lượng vũ trang nhận định của Bộ Chính trị chỉ rõ âm mưu của Mỹ tiếp tục kéo dài chiến tranh trong một thời gian nữa để giành thắng lợi về quân sự nhằm kết thúc chiến tranh trên thế mạnh, giáo dục nâng cao cảnh giác đối với những hành động ch;ến tranh mới của chúng. Miền Nam phải tiếp tục phát triển tiến công, miền Bắc phải sẵn sàng chiến đấu đến mức cao nhất và rút kinh nghiệm đánh B52 có hiệu quả hơn, thắng lớn hơn.

Ngày 14-12- 1972 Nichxơn quyết định mở cuộc tập kích B52 vào Hà Nội. Cuộc tiến công này là đỉnh cao trong chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mỹ ở miền Bắc nước ta, huy động lớn nhất số máy bay chiến lược B52, mục tiêu đánh phá chủ yếu nhằm vào Hà Nội, trung tâm chính trị của cả nước, nơi đóng bản doanh của cơ quan đầu não chỉ huy cuộc kháng chiến. Với thế trận sẵn sàng, trong 12 ngày đêm chiến đấu (từ 18 đến 29-12), bộ đội phòng không - không quân, quân dân Hà Nội, Hải Phòng và một số địa phương đã anh dũng đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng B52 của Mỹ, bắn rơi 81 máy bay hiện dại trong đó có 34 máy bay B52 (riêng Hà Nội bắn rơi 25 chiếc), diệt và bắt sống hàng trăm giặc lái. Bị thua đau, ngày 30-12-1972 chính quyền Mỹ phải ngừng ném bom miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra và chấm dứt hoàn toàn vào ngày 15- 1-1973.

Cùng với việc liên tục đưa tin chiến thắng oanh liệt của quân dân ta, các hoạt động tư tưởng đã nêu bật tầm vóc vĩ đại của nó: .

Về quân sự, đây là một chiến dịch phòng không đạt tới mức tiêu diệt cao nhất, oanh liệt nhất trong cuộc chiến đấu bảo vệ miền Bắc cũng như trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta. Đây cũng là một chiến dịch đầu tiên trên thế giới tiêu diệt lớn máy bay chiến lược B52 của Mỹ giáng cho không quân chiến lược Mỹ đòn thất bại nặng nề nhất trong lịch sử xâm lược của nó. Chiến thắng đó đã nhấn chìm ý đồ "đàm phán trên thế mạnh" của Mỹ. Chính vì vậy nhân dân ta gọi đây là trận "Điện Biên Phủ trên không". Chiến thắng "Điện Biên Phủ trên không" là đòn quyết định buộc Mỹ phải xuống thang và kết thúc cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai đối với miền Bắc nước ta. Chiến tranh phá hoại đối với miền Bắc là một bộ phận quan trọng trong chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ. Thắng lợi của quân dân miền Bắc chống chiến tranh phá hoại của Mỹ cùng với thắng lợi của cuộc tiến công chiến lược năm 1972 trên chiến trường miền Nam đã làm phá sản chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" và "Mỹ hóa" trở lại cuộc chiến tranh của bọn hiếu chiến Mỹ.

- Về chính trị, thắng lợi của quân và dân ta đánh thắng chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của Mỹ có ý nghĩa quốc tế to lớn, chứng tỏ Mỹ không phải là vô địch, động viên mạnh mẽ phong trào đấu tranh của nhân dân thế giới chống chủ nghĩa đế quốc, đứng đầu là đế quốc Mỹ. Phong trào lên án Níchxơn và đòi chấm dứt chiến tranh Việt Nam bùng lên trên thế giới và trong nước Mỹ.

Trong hoàn cảnh lịch sử đó, ngày 27-1-1973 tại Pari chính quyền Mỹ bụộc phải ký Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Thắng lợi cơ bản mà nhân dân ta đạt được trong việc ký kết hiệp định trước hết là Mỹ và các nước khác phải cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Mỹ phải rút quân và chấm dứt mọi sự dính líu quân sự vào miền Nam Việt Nam và phải chấp nhận sự tồn tại của bộ đội chủ lực ta ở miền Nam. Với việc hiệp định được ký kết, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta đã giành được thắng lợi rất vẻ vang. Đây là thắng lợi rất to lớn trong lịch sử chống xâm lược của dân tộc Việt Nam ta.



c) Động viên quân dân cả nước thừa thắng xốc tới giải phóng hoàn toàn miền Nam 1973 - 1975

Phải ký Hiệp định Pari, rút quân về nước nhưng đế quốc Mỹ vẫn ngoan cố duy trì chế độ thực dân mới ở miền Nam Việt Nam. Trước khi ký Hiệp định, Mỹ đã đưa vào miền Nam Việt Nam một khối lượng lớn vũ khí, phương tiện chiến tranh và chỉ huy quân ngụy vào ra cắm cờ lấn đất ở nhiều nơi. Hiệp định vừa được ký kết, chúng mở ngay chiến dịch "tràn ngập lãnh thổ", triển khai các cuộc hành quân lấn chiếm vùng giải phóng và các vùng giáp ranh hòng xóa "thế da báo". Mục tiêu của chúng là giành đất, giành dân, tiêu diệt lực lượng vũ trang và lực lượng chính trị của cách mạng, xóa bỏ tình trạng thái chính quyền, hai quân đội, ba lực lượng, biến miền Nam Việt Nam thành lãnh thổ chỉ có một chính quyền tay sai Mỹ. Từ sau hiệp định Pari, miền Nam Việt Nam không có lấy một ngày hòa bình.

Về phía ta, trước khi Hiệp định Pari được ký kết, Bộ Chính trị đã dự kiến "tình hình có thể phát triển theo hai khả năng: hoặc giữ được hòa bình, hoặc chiến tranh trở lại, không thể có ảo tưởng địch sẽ thi hành một cách nghiêm chỉnh vì chúng lo ngại trước nguy cơ sụp đổ hoàn toàn". Sau khi Hiệp định được ký kết, đồng thời với tuyên truyền thắng lợi các hoạt động tư tưởng đã chú trọng phổ biến Lời kêu gọi ngày 28- 1-1973 của Trung ương Đảng và Chính phủ nhận định: Những thế lực quân phiệt, phát xít, công cụ của chủ nghĩa thực dân mới đi ngược lại nguyện vọng của dân tộc ta vẫn chưa từ bỏ nhung âm mưu phá hoại hòa bình, ngăn trở con đường độc lập, tự do của nhân dân ta. Vì vậy, nhân dân cả nước phải tăng cường đoàn kết, đề cao cảnh giác, củng cố những thắng lợi đa giành được, hoàn thành độc lập, dân chủ ở miền Nam…

Sau thắng lợi "đánh cho Mỹ cút", cách mạng miền Nam đứng trước tình thế mới với những thuận lợi rất cơ bản. Song những khó khăn sau cuộc tiến công chiến lược năm 1972, tổn thất về quân số về tổ chức và về vật chất chưa được bổ sung và củng cố. Những nơi cán bộ lãnh đạo quán triệt tư tưởng tiến công, cảnh giác sẵn sàng chiến đấu thì ở nơi đó đồng bào, chiến sĩ phát huy được khí thế chiến thắng, kiên trì bám trụ, giữ cờ, giữ đất, đánh lui các cuộc hành quân lấn chiếm của địch, bảo vệ được thành quả cách mạng. Nhưng một số nơi, cán bộ, đảng viên chưa thấu triệt tư tưởng tiến công và quan điểm cách mạng bạo lực, có tư tưởng mệt mỏi, nghỉ ngơi, ảo tưởng hòa bình, chủ quan mất cảnh giác, hy vọng trông chờ vào khả năng đối phương phải thi hành Hiệp định. Vì vậy mà chậm phát hiện âm mưu ấn chiếm của địch, đối phó bị động và kém hiệu quả, có nơi không chỉ chập chờn, co thủ "sợ vi phạm Hiệp định", mà còn rút bỏ cả "lõm” giải phóng, tự mình xóa "thế da báo". Do đó, trong những tháng đầu năm 1973 địch đã lấn chiếm dược hầu hết những vùng mới giải phóng và cả một số nơi thuộc vùng giải phóng cũ. Tình hình đó cho thấy, trong cuộc chiến đấu một mất một còn với quân thù, khi thắng lợi cũng như lúc cách mạng gặp khó khăn, lãnh đạo phải giữ vững định hướng tư tưởng chiến luởc tiến công, nếu thỏa mãn dừng lại hoặc chập chờn, do dự, hữu khuynh cố thủ thì cách mạng không tránh khỏi bị tổn thất.

Yêu cầu bức xúc đặt ra đối với công tác tư tưởng lúc này là phải làm cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân có nhận thức đúng về: âm mưu, thủ đoạn của Mỹ - ngụy trong tình hình mới; đánh giá địch, ta và khả năng phát triển của tình hình; phải làm gì và làm thế nào để đánh bại âm mưu và hành động tiếp tục chiến tranh của địch? Trọng tâm công tác là phát động đấu tranh chính trị hay là tiến công chống địch lấn chiếm, bình định?

Tháng 7-1973, Hội nghị lần thứ 21 của Trung ương Đảng đã nhận định tình hình và ra nghị quyết về "Thắng ợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và nhiệm vụ của cách mạng miền Nam Việt Nam trong giai đoạn mới". Nghị quyết Trung ương nêu cao ý nghĩa, tầm vóc to lớn của thắng ợi, rút ra những bài học lớn trong 18 năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đó là: Giữ vững tư tưởng chiến lược tiến công; nắm vững quan điểm cách mạng bạo lực; giương cao ngọn cờ dân tộc dân chủ và ngọn cờ xã hội chủ nghĩa; biết thắng từng bước, tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn; có phương pháp cách mạng thích hợp.

Trung ương Đảng nhận dịnh: "Thế và lực của cách mạng miền Nam mạnh hơn bất cứ thời kỳ nào từ năm 1954 đến nay". Song phong trào đấu tranh chính trị, bộ đội địa phương và dân quân du kích còn yếu, cơ sở cách mạng ở thành thị và nông thôn bị hao hụt chưa được củng cố. Sắp tới, cách mạng miền Nam có thể phát triển theo hai khả năng: 1) ta có thể từng bước buộc địch phải thi hành Hiệp định Pari; 2) ta buộc phải tiến hành chiến tranh cách mạng để đánh bại địch, giành thắng lợi hoàn toàn. Song bất kể trong tình hình nào con đường của cách mạng miền Nam vẫn là con đường bạo lực cách mạng, chiến lược của cách mạng miền Nam vẫn là chiến lược tiến công.

Hội nghị Trung ương khẳng định nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam lúc này là tiếp tục thực hiện chiến lược cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đánh đổ ngụy quyền làm thất bại hoàn toàn chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ. Công tác tư tưởng phải tiếp tục bồi dưỡng tinh thần cách mạng tiến công, kiên trì cách mạng, nâng cao cảnh giác, chống mọi khuynh hướng hòa bình chủ nghĩa, tư tưởng nghỉ ngơi, không sẵn sàng chiến đấu. Quán triệt tinh thần chỉ đạo của Trung ương Đảng Khu ủy V quyết định các biện pháp tăng cường lãnh đạo "đánh bại kế hoạch bình định lấn chiếm của địch, giành dân, giừ dân, mở rộng quyền làm chủ, phát triển thực lực của ta". Hội nghị lần thứ 12 của Trung ương cục xác định nhiệm vụ trọng tâm số một là phá bình định lấn chiếm, giành quyền làm chủ. Ban Tuyên huấn các cấp giúp cấp ủy tiến hành khẩn trương công tác quán triệt nghị quyết trong toàn đảng bộ, trong lực lượng vũ trang và các đoàn thể quần chúng, trang bị nhận thức đúng về tình hình và nhiệm vụ, thấu suốt tư tưởng chiến lược tiến công và quan điểm cách mạng bạo lực, đấu tranh chống những tư tưởng lệch lạc, như: mơ hồ về bản chất phản động và âm mưu của dịch, ảo tưởng hòa bình, hy vọng, trông chờ vào khả năng chúng thi hành Hiệp định. Nhờ đó đã tạo bước chuyển biến tích cực trong hành động của cán bộ, đảng viên, quân và dân toàn miền.

Trong những tháng cuối năm 1973, đầu năm 1974, tình hình miền Nam chuyển biến nhanh chóng. Từ thế bị động đối phó, các lực lượng cách mạng đã chuyển lên chủ động phản công, tiến công, đẩy lui các cuộc hành quân lấn chiếm của Mỹ - ngụy. Từ chỗ mất đất, mất dân, các lực lượng cách mạng đã chuyển lên thu hồi và mở rộng vùng giải phóng phát huy thắng lợi, các cấp ủy đảng tăng cường công tác giáo dục tư tưởng, chỉ rõ: Trong điều kiện Mỹ - ngụy đã xé bỏ Hiệp định Pari, tiếp tục chiến tranh thì cuộc đấu tranh đòi hòa bình, hòa hợp dân tộc theo pháp lý của Hiệp định là một đòn tiến công chính trị có tác dụng lên án tội ác hiếu chiến, độc tài, vạch trần những luận điệu lừa bịp của Mỹ - ngụy, tập hợp đội quân chính trị quần chúng. Nhưng chỉ có kiên quyết phản công và tiến công bẻ gãy những hành động lấn chiếm mới đập an được chính sách chiến tranh của chúng. Thắng lợi phá bình định lấn chiếm là thực tế khẳng định quan điểm chỉ có bạo lực cách mạng mới thủ tiêu được bạo lực phản cách mạng, chỉ có chiến tranh giải phóng mới đánh bại được chiến tranh xâm lược, nếu chập chờn, do dự thì cách mạng không tránh khỏi bị tổn thất. Chính sách chiến tranh của Mỹ - ngụy buộc nhân dân ta phải cầm vũ khí đứng dậy tiếp tục chiến đấu để hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ.

Thắng lợi phản công và tiến công giành quyền làm chủ trong mùa khô 1973 - 1974 đã tạo đà và đặt nền tảng cho bước ngoặt của chiến tranh trong năm 1975. Công tác tư tưởng đã giải thích rõ: để chuyển cuộc chiến tranh sang bước ngoặt, cách mạng phải có lực lượng mạnh hơn hẳn lực lượng của Mỹ - ngụy ở miền Nam. Lực lượng của chiến tranh cách mạng là lực lượng tổng hợp, song nhân tố thường xuyên quyết định thắng lợi của chiến tranh là hậu phương. Miền Bắc xã hội chủ nghĩa là hậu phương lớn luôn luôn giữ vai trò quyết định đối với sự nghiệp cách mạng cả nước, nay càng giữ vai trò quyết định đáp ứng yêu cầu rất cao của miền Nam về sức người, sức của và mọi nhu cầu khác trong giai đoạn mới của cuộc chiến tranh.

Để góp phần thúc đẩy mọi mặt công tác của miền Bắc, sau Hiệp định Pari, năm 1973 và những tháng đầu năm 1974 công tác tư tưởng đã tiến hành 5 đợt tuyên truyền lớn

- Đợt 1 tiến hành trong hai tháng 2, 3- 1973 là một chiến dịch tuyên truyền cổ động rộng lớn bằng nhiều hình thức cả bề rộng lẫn bề sâu nham làm cho quân và dân ta hiều rõ ý nghĩa to lớn của thắng lợi đã giành được, nâng cao niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và tự tin vào sức mạnh của dân tộc. Làm rõ nhiệm vụ cấp bách và nặng nề của miền Bắc khắc phục hậu qua của hai cuộc chiến tranh phá hoại, khôi phục sản xuất, bảo đảm đời sống nhân dân, đáp ứng yêu cầu khẩn trương và to lớn của miền Nam trong giai đoạn mới, tiếp tục giúp đỡ cách mạng Lào và Campuchia, chuẩn bị cho xây dựng lại đất nước sau khi giải phóng hoàn toàn miền Nam.

- Đợt 2 được tiến hành trong tháng 4, sau khi Mỹ rút quân, tuyên truyền nhằm nâng cao niềm tự hào về truyền thống anh hùng của dân tộc, kẻ thù nào cũng đánh thắng.

- Đợt 3 được tiến hành trong tháng 10, tuyên truyền vạch trần những hành động vi phạm Hiệp định Pari của Mỹ - ngụy trước dư luận trong nước và trên thế giới. Tranh thủ sự đồng tình của dư luận quốc tế đối với cuộc phản công, tiến công của các lực lượng vũ trang giải phóng và nhân dân miền Nam đánh trả các hoạt động tiếp tực chiến tranh của Mỹ - ngụy.

- Đợt 4 được tiến hành trong những tháng cuối năm 1973 nhân dịp đoàn đại biểu Anh hùng các lực lượng vũ trang miền Nam ra thăm miền Bắc, nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng của quân dân ta trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, cổ vũ phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong giai đoạn mới.

- Đợt 5 tiến hành trong những tháng đầu năm 1974, làm quán triệt nghị quyết hội nghị lần thứ 22 của Trung ương Đảng về khôi phục và phát triển kinh tế trong kế hoạch hai năm 1973 - 1974.

Hưởng ứng nghị quyết của Trung ương Đảng, với khí thế của người chiến thắng, tuy lực lượng lao động chủ yếu là phụ nữ, năm 1974 nông nghiệp miền Bắc đã có bước tiến mới về thâm canh lúa, 9 tỉnh, 107 huyện và 4.226 hợp tác xã đạt năng suất 5 tấn thóc trở lên/lha. Công tác rà phá thủy lôi, bom mìn, nạo vét, khơi thông luồng lạch, khôi phục cầu và các bến cảng được tiến hành thắng lợi có ý nghĩa to lớn đối với sản xuất, đời sống ở miền Bắc và đẩy mạnh chi viện cho miền Nam. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, trong quá trình khôi phục và phát triển kinh tế chúng ta có những khuyết điểm, yếu kém về quản lý kinh tế, như quan liêu, thiếu dân chủ, thiếu trách nhiệm, kém ý thức tổ chức và kỷ luật, việc đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực và xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa chưa được quan tâm đúng mức.

Đồng thời với giải quyết những nhiệm vụ lớn trước mắt, Trung ương Đảng còn lo chuẩn bị cho kế hoạch lâu dài. Tháng 2- 1973 Bộ Chính trị ra nghị quyết về công tác cán bộ trong giai đoạn mới nhằm đưa công tác tổ chức lên ngang tầm nhiệm vụ chính trị. Tháng 12-1974 Hội nghị lần thứ 23 của Trung ương Đảng bàn về tăng cường sự lãnh đạo và nâng cao sức chiến đấu của Đảng. Dưới ánh sáng Nghị quyết 23 và Nghị quyết về công tác cán bộ, Ban Tuyên huấn Trung ương đã kiểm điểm công tác của ngành mình góp phần xây dựng Đảng, đề ra các biện pháp thực hiện nghị quyết, nhất là đối với công tác bồi dưỡng cán bộ, giáo dục đảng viên và cải tiến, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ (kinh nghiệm chỉ đạo thí điểm ở Hà Bắc). Trong hai năm 1971 - 1972 chương trình giáo dục chính trị ngắn hạn cho cán bộ, đảng viên đã hoàn thành. Sau khi Ban Bí thư ra Nghị quyết 210, trong 3 năm 1971 - 1973, mặc dù có nhiều khó khăn, nhất là trong điều kiện chiến đấu ác liệt năm 1972, số trường giáo dục chính trị lý luận trung cấp ở miền Bắc đã phát triển lên 14 trường, trường đảng cấp huyện được xây dựng, 4 chương trình giáo dục lý luận chính trị đã được triển khai trên cả hai hệ học tập trung và tại chức. Sơ kết 3 năm 1971 - 1973, trên 50 vạn đảng viên và 57. 764 chi ủy viên, tổ trưởng đảng đã học xong chương trình cơ sở, 27.338 đảng ủy viên đã qua chương trình sơ cấp, gần l vạn cán bộ lãnh đạo cấp huyện đã qua chương trình trung cấp. Riêng trường Tuyên huấn Trung ương trong 3 năm 1971 - 1973 đã mở lớp đào tạo và bồi dưỡng cho 3.442 cán bộ của ngành, trong đó nhiều nhất là cán bộ giảng dạy lý luận chính trị.

Năm 1973 - 1974, trước yêu cầu mới, các mặt công tác tuyển quân, công nhân và thanh niên xung phong đi chiến trường và thực hiện nghĩa vụ lương thực thực phẩm nuôi quân càng là những công tác lớn mà mỗi ngành, địa phương và cơ sở đều ra sức tiến hành công tác vận động quần chúng để hoàn thành và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu. Công tác tư tưởng được tiến hành đến từng nhà, từng người. Mỗi đảng viên, mỗi cán bộ là một người tuyên truyền đắc lực và gương mẫu thực hiện chính sách, thực hiện khẩu hiệu "thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người". Kết quả trong các năm 1973 - 1975 gần 50 vạn thanh niên miền Bắc đã gia nhập quân đội. Có những em mới 17 tuổi hoặc thuộc diện miễn hoãn cũng tìm mọi cách để được đi chiến đấu, có những bà mẹ đã hơn 3 lần tiễn chồng con ra trận, có những gia đình vợ chồng, cha con đều có mặt trên chiến trường đánh Mỹ. Hơn 30.000 công nhân và thanh niên xung phong được điều thêm vào mặt trận mở đường Trường Sơn, tạo điều kiện tăng cường vận chuyển hàng và cho xe tăng, pháo lớn vào chiến trường. Vì nghĩa lớn của cả dân tộc, nhân dân miền Bắc chấp nhận một mức sống "tối thiểu 13, tối đa 18" (mức phân phối thóc theo đầu người ở hợp tác xã nông nghiệp tối thiểu 13kg, tối đa không quá 18kg/tháng), chắt chiu mọi bề để nuôi quân đánh giặc như lời Bác Hồ đã dạy, dù phải chịu nhiều gian khổ hy sinh nhưng:



"Còn non, còn nước, còn người,

Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay".

Từ cuối năm 1972, đáp ứng yêu cầu của chiến trường hàng ngàn cán bộ các binh chủng công tác tư tưởng (báo chí, tuyền truyền, giáo dực lý luận chính trị, văn hóa văn nghệ) tiếp tục được bổ sung cho miền Nam. Năm 1973, 1974 các lớp bồi dưỡng, đào tạo cán bộ cho miền Nam được mở liên tục.


Каталог: tailieugioithieuBTG
tailieugioithieuBTG -> CHƯƠng II công tác tư TƯỞng trong thời kỳ kháng chiến chống pháP (1945 1954)
tailieugioithieuBTG -> CHƯƠng II công tác tư TƯỞng trong thời kỳ kháng chiến chống pháP (1945 1954) III. ĐỘng viên phong trào thi đua yêu nưỚC: diệt giặC ĐÓI, diệt giặc dốT, diệt giặc ngoại xâM, chống chính sách “DÙng ngưỜi việT ĐÁnh ngưỜi việT
tailieugioithieuBTG -> CHƯƠng III công tác tư TƯỞngtrong thời kỳ kháng chiến chống mỹ,CỨu nưỚc và XÂy dựng chủ nghĩa xã HỘI
tailieugioithieuBTG -> CHƯƠng IV công tác tư TƯỞng trong thời kỳ LÃnh đẠo xây dựng chủ nghĩa xã HỘi trong cả NƯỚc và tiến hành công cuộC ĐỔi mớI (1975 2000)

tải về 310.96 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương