CHƯƠng III công tác tư TƯỞngtrong thời kỳ kháng chiến chống mỹ,CỨu nưỚc và XÂy dựng chủ nghĩa xã HỘI


Động viên quân dân cả nước đánh bại những hành động chiến tranh mới của Mỹ, đánh cho "Mỹ cút, nguy nhào", giải phóng hoàn toàn miền Nam (1969-1975)



tải về 310.96 Kb.
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích310.96 Kb.
#13276
1   2   3   4

2. Động viên quân dân cả nước đánh bại những hành động chiến tranh mới của Mỹ, đánh cho "Mỹ cút, nguy nhào", giải phóng hoàn toàn miền Nam (1969-1975)

Ngày 1-1-1969, nhân dịp năm mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư chúc chiến sĩ và đồng bào ta "năm mới đoàn kết, chiến đấu, thắng lợi". Người khẳng định: "Chắc chắn giặc Mỹ sẽ hoàn toàn thất bại. Quân và dân ta trong cả nước thừa thắng xông lên, nhất định sẽ thắng lợi hoàn toàn"[51]. Người kêu gọi quân và dân ta:



"Vì độc lập, vì tự do,

Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào.

Tiến lên! chiến sĩ, đồng bào,

Bắc - Nam sum họp, Xuân nào vui hơn!"[52].

Các hoạt động tư tưởng liên tục tuyên truyền rộng rãi thư chúc Tết của Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng nhiều hình thức sinh động, soạn thành bài hát phổ cập rộng rãi trong nhân dân, thanh niên và lực lượng vũ trang... "Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào" là tiếng kèn xung trận, động viên quân và dân cả nước quyết tâm chiến đấu vì mục tiêu giải phóng miền Nam.

a) Vạch rõ âm mưu mới của Mỹ, động viên quân và dân miền Nam đánh thắng chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh "

"Việt Nam hóa chiến tranh" là một chiến lược rất thâm độc của Mỹ nhằm sử dụng sức mạnh tối đa về quân sự kết hợp với những thủ đoạn chính trị và ngoại giao xảo quyệt nhằm giành thế mạnh, cô lập và bóp nghẹt cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Buộc phải tuyên bố rút quân Mỹ về nước nhưng Mỹ vẫn ngoan cố tiến hành chiến tranh để duy trì chế độ thực dân mới ở Nam Việt Nam. Chúng rút quân nhỏ giọt để tránh ảnh hưởng đột ngột đến tinh thần quân ngụy và so sánh lực lượng trên chiến trường. Chúng tập trung nỗ lực xây dựng quân ngụy để thay thế quân Mỹ trong chiến đấu trên bộ ở Nam Việt Nam và là lực lượng xung kích trên toàn chiến trường Đông Dương. Biện pháp then chốt của chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" là tiến hành "bình định nông thôn" nhằm giành dân, kiểm soát đại bộ phận dân chúng, đánh bật lực lượng cách mạng ra khỏi các thôn ấp, vơ vét người và của, triệt phá cơ sở hạ tầng, triệt nguồn bổ sung nhân lực và hậu cần tại chỗ của lực lượng cách mạng. Năm 1969 và những tháng đầu năm 1970 là giai đoạn Mỹ - ngụy triển khai quyết liệt kế hoạch "bình định nông thôn". Sau tổng tiến công và nổi dậy, các đảng bộ ở miền Nam tiến hành sinh hoạt chính trị trong Đảng và các lực lượng vũ trang nhằm đánh giá đúng thắng lợi, giữ vững và nâng cao ý chí chiến đấu khắc phục những tư tưởng. Ở Nam Bộ Hội nghị lần thứ 8 của Trung ương cục quyết định tiến hành sinh hoạt chính trị, giáo dục tư tưởng trong đang theo nội dung "5 xây, 5 chốn":

- Xây dựng nhận thức sâu sắc thấu triệt quyết tâm chiến lược của Đảng, chống các biểu hiện tư tưởng hoài nghi, bi quan.

- Xây dựng lập trường chính trị kiên định và tinh thần liên tục tiến công chống hữu khuynh co thủ, ngại ác liệt, sợ hy sinh, chần chừ, thoái lui hoặc nôn nóng, mất cảnh giác.

- Xây dựng quan điểm quần chúng vững chắc, chống quan liêu, mệnh lệnh, xa rời quần chúng, thiếu tin ở khả năng của quần chúng, không chăm lo đời sống quần chúng.

Xây dựng thức tổ chức ky luật cao, chống tự do vô kỷ luật, tùy tiện, hẹp hòi, cục bộ, địa phương chủ nghĩa, độc đoán.

Xây dựng tác phong tích cực, khẩn trương, cụ thể, táo bạo, linh hoạt trên cơ sở giữ vững nguyên tắc, chống tác phong lề mề, luộm thuộm, tản mạn, không kiểm tra đôn đốc, đánh trống bỏ dùi, đầu voi đuôi chuột.

Trong các đoàn thể quần chúng, sinh hoạt chính trị theo chủ đề "Không có gì quí hơn độc lập, tự do". Tăng cường các hoạt động chống chiến tranh tâm lý của địch.

Vượt lên trên những khó khăn, gian khổ, hy sinh, xuân - hè năm 1969 quân dân khu V và Nam Bộ đã đánh nhiều trận tiêu diệt địch, chống phá càn quét của địch ở vùng nông thôn; ở đô thị đã nổ ra một số cuộc đấu tranh lớn của công nhân như cuộc đấu tranh của 30 vạn công nhân vận tải toàn miền Nam. Tháng 6 - 1969 Đại hội đại biểu quân dân miền Nam họp và thành lập Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam. Đây là một thắng lợi quan trọng về chính trị và đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh đấu tranh ngoại giao của ta.

Trên chiến trường do ta chậm nhận thấy nhưng cố gắng mới của địch và âm mưu mới của chúng, không kịp thời chuyển hướng củng cố vùng nông thôn bị tổn thất nặng, vùng giải phóng ở đồng bằng bị thu hẹp, nhiều nơi mất đất, mất dân, cán bộ, du kích ở cơ sở phần bị hy sinh, phần bị bật ra vùng giáp ranh, nhiều tỉnh uỷ, huyện uỷ không còn địa bàn phong trào, bộ đội ta bị tiêu hao chưa kịp bổ sung phải rút về các vùng rừng núi. Nguồn tiếp tế từ đồng bằng lên rất khó khăn, ở khu V bộ đội, cán bộ (có một số cán bộ tuyên huấn) nhiều người bị hy sinh trong khi đi thu gom, vận chuyển lương thực. Đời sống cán bộ, đồng bào tại các căn cứ và vùng giải phóng hết sức gian khổ, thiếu thốn.

Một số cán bộ, Đảng viên, sau khi chính quyền Mỹ tuyên bố sẽ rút quân Mỹ về nước, sinh chủ quan, mất cảnh giác, khi địch phản kích mạnh, thì hoang mang, bối rối, cho rằng “tình hình chung thì sáng, nhưng ngược lại tình hình địa phương thì tối”. Thiếu tin ở phương châm chiến lược trên cơ sở đánh lâu dài, phấn đấu giành thắng lợi quyết định trong thời gian tương đối ngắn, có tình trạng nghe nói “dài” thì ngán, nghe nói “ngắn” thì không tin. Trước những khó khăn, tổn thất, một bộ phần cán bộ, Đảng viên và lực lượng vũ trang xuất hiện tư tưởng bi quan, dao động, ngại gian khổ, sợ hy sinh, ngại bám trụ chiến trường, có một số thoái lui về phía sau, thậm chí ra hàng địch.

Ngày 2-9-1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời. Nhân dân và các lực lượng vũ trang ta ở miền Nam, từ nông thôn đến đô thị, từ vùng giải phóng đến các xã, ấp còn bị địch kìm kẹp, cả những đồng bào, đồng chí còn bị địch giam giữ trong tù ngục, bằng nhiều hình thức tỏ lòng tiếc thương vô hạn và ghi nhớ công ơn Người, vị lãnh tụ thiên tài của Đảng và nhân dân ta. ở Sài Gòn, nhiều tờ báo viết bài và đăng hình Chủ tịch Hồ Chí Minh rất trang trọng. Các đảng bộ tổ chức lễ tang Bác và tiến hành công tác giáo dục tư tưởng, giữ vững niềm tin tất thắng vào sự lãnh đạo của Đảng, đoàn kết xung quanh Ban Chấp hành Trung ương đảng, biến đau thương thành sức mạnh thực hiện các nghị quyết của Đảng, kiên quyết đánh bại âm mưu mới của địch, chống các luận điệu chiến tranh tâm lý của chúng.

Mùa thu năm 1969, Bộ Chính trị chỉ đạo các chiến trường "chuyển hướng hành động nhằm đánh mạnh vào kế hoạch bình định của địch". Sự chuyển hướng trong chỉ đạo của Bộ Chính trị phù hợp với yêu cầu bức xúc của tình hình, đã tác động tích cực đến tư tưởng chỉ đạo của các cấp. Hội nghị lần thứ chín của Trung ương Cục miền Nam (tháng 7-1969) xác định nhiệm vụ quan trọng nhất của mặt trận nông thôn là phải: "giành dân, giành dất, phát triển thế và lực của ta"… Hội nghị Thường vụ khu ủy khu V (tháng 9-1969) cũng xác định "nhiệm vụ chống bình định, giành dân, giữ dân” nhiệm vụ trọng tâm của đảng bộ". Một số đơn vị chủ lực dư điều về phối hợp với địa phương đánh địch tạo điều kiện cho cán bộ cơ sở bám trụ địa bàn, xây dựng lại cơ sở cách mạng, phát động chiến tranh du kích, tạo thế đứng xen kẽ với địch. Công tác tư tưởng đã góp phần làm thấu suốt chủ trương của Đảng, biểu dương những gương tốt bám trụ địa bàn, phổ biến kinh nghiệm phá bình định có kết quả. Các tỉnh khu V phát động cán bộ, đảng viên "kiên trì bám trụ, diệt kẹp, giành dân, giữ vững quyền làm chủ ở nông thôn". Các tỉnh Nam Bộ thực hiện "ba bám", lấy xã ấp làm địa bàn chính, đánh địch bằng ba mũi giáp công, phá kế hoạch bình định của địch.

Chủ trương đúng của lãnh đạo tác động tích cực đến tư tưởng cán bộ, đảng viên ở cơ sở. Tuy bị hy sinh, tổn thất không nhỏ nhưng các cán bộ, đảng viên bị bật khỏi địa phương đã dần dần trở lại bám trụ, đấu tranh quyết liệt giành đất, giành dân với địch.

Tháng 1- 1970 Trung ương Đảng họp hội nghị lần thứ 18, điểm lại tình hình từ tết Mậu Thân, đề ra phương hướng, giải pháp đưa cuộc kháng chiến tiến lên. Triển khai nghị quyết Trung ương, công tác tư tưởng đã chú trọng làm rõ những ưu điểm và khuyết điểm trong chỉ đạo thời gian qua, và những bài học kinh nghiệm về vận dụng đường lối chiến tranh của Đảng, nhất là bài học phải nắm vững quy luật giành thắng lợi từng bước mới tiến lên giành thắng lợi quyết định; phải xác định đúng phương hướng tiến công chính; kết hợp tiêu diệt địch với giành dân; coi trọng công tác hậu cần tại chỗ... Nghị quyết 18 đánh dấu bước chuyển quan trọng về chỉ đạo chiến tranh trong tình hình địch thay đổi chiến lược. Thông qua các hoạt động tư tưởng, nghị quyết Trung ương được truyền xuống các cấp tạo ra một không khí mới, củng cố sự nhất trí về nhận định tình hình và nhiệm vụ, nâng cao niềm tin và tinh thần tiến công, khắc phục tư tưởng hữu khuynh và các hiện tượng tiêu cực.

Đúng như dự đoán của Đảng ta, tháng 4-1970 và những tháng đầu năm 1971, Mỹ mở rộng chiến tranh sang Campuchia và Lào nhằm chặt đứt hành lang tiếp vận của ta từ Bắc vào Nam qua Trung và Hạ Lào; đánh bật lực lượng ta ra khỏi bàn đạp chiến lược Campuchia cô lập cách mạng miền Nam, duy trì chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ ở cả ba nước trên bán đảo Đông Dương.

Căn cứ các nghị quyết của Đảng công tác tư tưởng đã giải thích rõ trong Đảng, trong nhân dân và các lực lượng vũ trang về quan điểm Đông Dương là một chiến trường, chỉ rõ âm mưu mới của Mỹ, giáo dục nâng cao tinh thần quốc tế vô sản, sát cánh với nhân dân Lào và Campuchia chống đế quốc chi phối toàn bộ cục diện chiến trường Đông Dương, quân dân miền Nam phải đánh bại kế hoạch bình định của địch và chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” của Mỹ, miền Bắc phải cố gắng gấp bội, làm tròn nhiệm vụ hậu phương lớn của miền Nam và cách mạng Lào, Campuchia. Các lực lượng vũ trang của ta nêu cao tinh thần quốc tế trong sáng đã phối hợp với lực lượng cách mạng Lào và Campuchia đập tan các cuộc tiến công của Mỹ, giúp bạn tăng cường lực lượng và mở rộng vùng giải phóng.

Nhân lúc địch phải phân tán lực lượng do mở rộng chiến tranh san Lào Campuchia, quân và dân ta ở miền Nam tận dụng cơ hội đẩy mạnh các hoạt động quân sự hỗ trợ cho phát triển chiến tranh du kích và nổi dậy của quần chúng phá kế hoạch "bình định đặc biệt" của địch ở nhiều vùng nông thôn. Các khu căn cứ từng bước được củng cố và bảo vệ phong trào quần chúng ở nông thôn và cơ sở cách mạng ở các đô thị dần dần được khôi phục. Báo chí tiến bộ thường xuyên bị Mỹ ngụy đàn áp, nhưng những người làm báo yêu nước không hề khiếp sợ. Ở Sài Gòn tờ Sinh viên chỉ trích Mỹ - Thiệu rất gay gắt cảnh sát thường thu gom để đốt, sinh viên đối phó bằng cách chia nhau đi bán. Năm 1970 báo chí Sài Gòn đủ mọi xu hướng, đấu tranh chống thuế kiệm ước, chống tăng giá giấy. Ngày 17-2-1970 tại Trung tâm báo chí của ngụy quyền, mộ số ký giả cạo đầu biểu thị ý chí kiên quyết đấu tranh. Ngày 2-3- 1970 các báo nhất loạt đình bản ba ngày. Cuộc đấu tranh của giới báo chí được các giới đồng bào ủng hộ, tổ chức mít tinh, hội tháo biểu tình rầm rộ đòi dân chủ, đòi hòa bình, thống nhất.

Về công tác xây dựng Đảng, các mặt công tác củng cố chi bộ, giáo dục, bồi dưỡng đảng viên và phát triển đảng được chú trọng chỉ đạo. Qua đấu tranh quyết liệt chống kế hoạch bình định của địch, ở nhiều cơ sở phần lớn đảng viên có kinh nghiệm công tác xây dựng Đảng và lãnh đạo quần chúng đấu tranh đã bị hy sinh, lớp trẻ có nhiệt tình cao, hăng hái, năng nổ nhưng ít hiểu biết về chính trị, về công tác đảng, công tác vận động quần chúng. Chưa nắm vững phương châm chiến lược của Đảng, lúc phong trào lên thì nôn nóng muốn làm nhanh, khi cuộc chiến kéo dài lại lo không biết kéo dài đến bao giờ. Công tác giáo dục, bồi dưỡng đạo đức và tác phong cách mạng chưa được coi trọng đúng mức. Trước yêu cầu bức xúc của phong trào ở cơ sở, những tháng cuối năm 1971 Ban Tuyên giáo các cấp giúp cấp ủy tổ chức thực hiện quyết định tháng 8- 197 l của Trung ương cục mở đợt bồi dưỡng nâng cao nhận thức, tư tưởng cho đảng viên và cán bộ cơ sở, đặc biệt là đối với các đồng chí chi bộ mật, iúp cho nh chị em nhận thức đúng phương châm chiến lược của Đảng, kiên định lập trường và ý chí chiến đấu; có hiểu biết cần thiết về lý tưởng cộng sản, mục tiêu và lý tưởng của Đảng, lập trường của giai cấp công nhân và quan điểm quần chúng của Đảng. Nội dung đó được thể hiện trong ba bài: Tình hình và nhiệm vụ hiện nay; Công tác chi bộ; Công tác vận động quần chúng (bao gồm "5 bước công tác").

Thắng lợi có ý nghĩa chiến lược của cách mạng ba nước Đông Dương và thắng lợi đẩy lùi kế hoạch bình định của địch, giành lại quyền làm chủ ở nhiều vùng nông thên miền Nam đã tác động lớn đến quân dân cả nước ta. Công tác tư tưởng đã kịp thời phát huy thắng lợi, cổ vũ nâng cao thêm niềm tin và ý chí chiến đấu, đẩy lui các hiện tượng hữu khuynh, tiêu cực đã phát sinh trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn những năm 1969 - 1970, động viên quân dân cả nước khẩn trương tạo thế và lực, chuẩn bị cho cuộc tiến công mới, giành thắng lợi quyết định trong năm 1972 (nghị quyết tháng 5- 1971 của Bộ Chính trị).

Đầu năm 1972, Hội nghị lần thứ 20 của Trung ương đảng quyết định động viên toàn lực, cố gắng vượt bậc, anh dũng tiến lên, đẩy mạnh cuộc kháng chiến, đoàn kết với quân với dân Lào và Campuchia anh em, đánh bại chính sách “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ. Thực hiện chủ trương của Đảng, ngày 30-3-1972 cuộc tiến công chiến lược mở đầu quyết liệt trên cả ba hướng chiến lược: Trị Thiên, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và thắng lợi lớn ỏ Quảng Trị, An Ninh, An Lộc. Các hoạt động tư tưởng đã kịp thời tuyên truyền chiến thắng và phổ biến rộng rãi thư của Trung ương Đảng gửi đồng bào và chiến sĩ trên các mặt trận, cổ vũ quân dân cả nước thực hiện Di chúc thiêng liêng của Chủ tịch Chí Minh, quyết tâm chiến đấu giành thắng lợi lớn nhất công cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Quảng Trị tỉnh đầu tiên được giải phóng. Mỹ-ngụy phản ứng quyết liệt trên khắp các chiến trường, đặc biệt ở mặt trận Quảng Trị. Các hoạt động tư tưởng đã nêu cao gương chiến đấu dũng cảm, ngoan cường của quân dân ta trên mặt trận Quảng Trị, một bản anh hùng ca của quân dân Việt Nam anh hùng.

Vượt lên mọi khó khăn gian khổ, hy sinh, quân dân cả nước ta vững vàng xốc tới. Các hoạt động tư tưởng đã lên án mạnh mẽ và tố cáo trước dư luận thế giới và nhân dân Mỹ những thủ đoạn tàn bạo của Níchxơn, vạch rõ đây là những phản ứng trong thế thua, thế đi xuống của Mỹ trên chiến trường Nam Việt Nam. Trước những thử thách mới rất quyết liệt công tác tư tưởng đã nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí chiến đấu 'Không có gì quý hơn độc lập, tự do", "Kẻ thù nào cũng đánh thắng”, đã theo sát diễn biến trên chiến trường cả nước, thông tin kịp thời những chiến thắng của ta trên cả ba vùng chiến lược, ba mũi giáp công, ba mặt trận (quân sự, chính trị, ngoại giao), lấy thắng lợi của môi miền cổ vũ lẫn nhau chiến đấu hiệp đồng, quyết giành thắng lợi lớn nhất trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước như Trung ương Đảng đã kêu gọi.

Kết quả cuộc tiến công chiến lược của quân dân ta năm 1972 trên chiến trường miền Nam đã tiêu diệt và làm tan rã một khối lượng sinh lực rất lớn của địch khoảng trên 30 vạn tên, vùng giải phóng được mở rộng và kéo dài từ tây Trị - Thiên qua Tây Nguyên, vùng giáp ranh và một phần đồng bằng khu V đến miền Đông Nam Bộ. Các đơn vị chủ lực của ta đã đứng vững cả ở vùng núi và các vùng đồng bằng khu V và Nam Bộ. Thắng lợi to lớn dó đã làm chuyển biến căn bản cục diện chiến tranh, góp phần quyết định buộc đế quốc Mỹ phải ký Hiệp định Pari rút hết quân Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam, tạo bước ngoặt về so sánh thế và lực có lợi cho cách mạng nước ta.

b. Động viên quân dân miền Bắc khắc phục hậu quả chiến tranh, tăng cường chi viện tiền tuyến, đánh thắng oanh liệt cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mỹ

Quân và dân miền Bắc bắt tay vào thực hiện các nhiệm vụ năm 1969 đã đề ra trong Ngụy bị quy (từ tháng 10-1968 của Bộ Chính trị trong không khí phấn khởi trước thắng lợi của cả nước buộc Mỹ phải xuống thang chiến tranh. Niềm tin và quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ được củng cố. Trước những thử thách nặng nề trong bốn năm chống chiến tranh phân hoại, miền Bắc vẫn được bảo vệ và tiếp tục tiến lên trên con đường xã hội chủ nghĩa, bảo đảm đời sống nhân dân và nhiệm vụ chi viện tiền tuyến, các tổ chíc đảng và đội ngã đảng viên được rèn luyện nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu. Công tác giáo dục chính trị cơ bản cho đảng viên chủ yếu là đảng viên mới, trong các năm 1966 - 1968 đã góp phần quan trọng xây dựng và củng cố Đảng từ cơ sở. Trong điều kiện sản xuất và chiến đấu khẩn trương, 22 vạn đảng viên mới đã dự các lớp huấn luyện, hiểu rõ hơn đường chống Mỹ, cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội của Đảng xác định rõ hơn vai trò và trách nhiệm của đảng viên, nâng cao niềm tin vào Đảng và sự nghiệp cách mạng. Với những mức độ khác nhau, đa số các đồng chí sau học tập có tiến. Biết phát huy vai trò tiên phong, ý thức trách nhiệm và tính cơ động trong sản xuất, chiến đấu và công tác ở cơ sở. Những tiến bộ đó thể hiện rõ nhất ở những vùng chiến đấu ác liệt. Tổng kết năm 1967 Đảng bộ Quảng Bình đạt 99,8% đảng viên, và đảng bộ Vĩnh Linh 100% đảng viên là chiến sĩ “hai giỏi” (sản xuất giỏi, chiến đấu giỏi). Bên cạnh mặt cơ bản vẫn tồn tại một bộ phận đảng viên yếu kém cả về phẩm chất chính trị và đạo đức cách mạng. Một số có tâm trạng kém phấn chấn do không đánh giá đúng những thắng lợi đã giành được, bi quan trước những khó khăn trong sản xuất và đời sống, những khuyết điểm trong chỉ đạo và quản lý kinh tế, quản lý nhả nước.

Để góp phần thực hiện nhiệm vụ năm 1969, trong 6 tháng đầu năm, toàn Đang đã tiến hành hai đợt giáo dục: Nghiên cứu bài "Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân của Chủ tịch Hồ Chí Minh viết nhân kỷ niệm lần thứ 39 ngày thành lập Đảng; và sinh hoạt chính trị về tình hình và nhiệm vụ nhân kỷ niệm lần thứ 79 ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Qua hai đợt sinh hoạt chính trị, tư tưởng, các tổ chức đảng và đảng viên đã nhận thức đúng đắn hơn về tình hình và nhiệm vụ, tích cực lãnh đạo khôi phục sản xuất, khắc phục những khuyết điểm trong quản lý kinh tế, quản lý nhà nước và buông lơi công tác giáo dục đảng viên về phẩm chất đạo đức cách mạng.

Trong lễ quốc tang Chủ tịch Hồ Chí Minh, các hoạt động tư tưởng đã phổ biến sâu rộng Lời kêu gọi của Trung ương đảng và bài Điếu văn do Tổng bí thư Lê Duẩn đọc, đời đời ghi nhớ cống hiến vĩ đại của Người đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, giai cấp và dân tộc, nguyện ra sức phấn đấu thực hiện những lời Người căn dặn trước lúc đi xa. Phản ánh kịp thời những hoạt động của đồng bào ở mọi miền đất nước và kiều bào ở nước ngoài trong dịp lễ tang, tình cảm quý báu của các Đảng Cộng sản và công nhân trên thế giới, các nước anh em và bạn bè quốc tế chia sẻ nỗi đau thương của Đảng và nhân dân ta trước tổn thất lớn lao này.

Cuối năm 1969 và đầu năm 1970 toàn đảng, toàn dân, toàn quân tiến hành đợt sinh hoạt chính trị "học tập và làm theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, gắn với tích cực triển khai các cuộc vận động lớn: cuộc vận động lao động sản xuất, cuộc vận động phát huy dân chủ, tăng cường chế độ làm chủ tập thể của quần chúng xã viên ở nông thôn, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp phát triển toàn diện, mạnh mẽ và vững chắc, cuộc vận động nâng cao chất lượng đảng viên và kết nạp đảng viên lớp Hồ Chí Minh (19-5-1970 - 19-5-1971). Trong cuộc vận động lao động sản xuất, các hoạt động tư tưởng hướng vào trọng tâm là phát triển nông nghiệp, cổ vũ mạnh mẽ phong trào các hợp tác xã nông nghiệp thi đua cải tiến quản lý, cải tiến kỹ thuật, thực hiện điều lệ mới, đẩy mạnh sản xuất, phấn đấu đạt và vượt mục tiêu "5 tấn thóc/ha, 2 con lợn/ha gieo trồng". Năm 1970 sản lượng lương thực đạt gần 5,3 triệu tấn, tăng 500.000 tấn so với năm 1969 tỉnh Thái Bình, ngoại thành Hà Nội và 30 huyện đạt và vượt mục tiêu 5 tấn thóc/ha. Tồn tại chủ yếu là công tác quản lý hợp tác xã và phát huy quyền làm chủ tập thể của xã viên còn yếu. Một số hợp tác xã tư tưởng xã viên không ổn định vì sản xuất tụt lùi, thu nhập giảm sút, quyền làm chủ của xã viên bị vi phạm, nảy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực.

Góp phần thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng, công tác giáo dục, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên được đẩy mạnh. Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 40 ngày thành lập Đảng, theo quyết định của Bộ Chính trị đồng chí Tổng bí thư Lê Duẩn viết cuốn Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội, tiến lên giành những thắng lợi mới. Đây là một tác phẩm lý luận tổng kết những kinh nghiệm lớn của Đảng ta trong lãnh đạo cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, cách mạng xã hội chủ nghĩa và công tác xây dựng Đảng để vận dụng và phát huy, đẩy mạnh sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đợt nghiên cứu tác phẩm Dưới lá cờ vẻ vang. . . được tổ chức trong toàn Đảng đã nâng cao thêm nhận thức và niềm tin vào đường lối của Đảng, giúp cho cán bộ, đảng viên vận dụng vào giải quyết những vấn đề đang đặt ra trong thực tiễn sản xuất và chiến dấu.

Tiếp theo đợt giáo dục chính trị cơ bản cho đảng viên, hai năm 1969 - 1970 hệ thống trường Đảng đã bồi dưỡng cho trên 5.000 cán bộ lãnh đạo cấp huyện và các ngành xung quanh tỉnh, 10.448 cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã về đường lối chống Mỹ, cứu nước, đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa, phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế (chủ yếu là nông nghiệp) và công tác xây dựng Đảng. Nhiều lớp bồi dưỡng đối tượng kết nạp Đảng đã được mở, phục vụ cuộc vận động nâng cao chất lượng Đảng viên và kết nạp đảng viên lớp Hồ Chí Minh (trong cuộc vận động này toàn Đảng đã kết nạp 39.644 đảng viên mới).

Tuy công tác giáo dục, bồi dưỡng nâng cao tư tưởng và năng lực công tác cho cán bộ, đảng viên đã có một số cố gắng, song nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ chính trị và sự phát triển của phong trào cách mạng. Tháng 12-1970 Ban Tuyên huấn Trung ương xây dựng đề án, trình Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Nghị quyết số 210 về công tác chính trị và tư tưởng. Nghị quyết xác định nhiệm vụ của công tác giáo dục lý luận chính trị và tư tưởng là: "Nâng cao một bước quan trọng phẩm chất cách mạng, trình độ chính trị, năng lực vận dụng lý luận Mác - Lênin và đường lối chính sách của Đảng vào thực tiễn công tác, năng lực tổ chức và quản lý kinh tế cho cán bộ, đảng viên trước hết là cán bộ lãnh đạo các cấp, các ngành". Nội dung giáo dục lý luận chính trị và tư tưởng bao gồm những nguyên lý của chủ nghĩa Mác Lênin và đường ối chính sách của Đảng. những hiểu biết cần thiết về đất nước và lịch sử Việt Nam, về thế giới hlện đại, những quan điểm của Đảng về các mặt công tác, nhất là về kinh tế, công tác Đảng và lịch sử Đảng ta. Để thực hiện nhiệm vụ đó, cần nâng cao chất lượng công tác giáo dục lý luận cơ bản trong các trường Đảng và các trường lớp tại chức; xây dựng chế độ báo cáo thời sự chính sách; làm cho việc đọc sách báo của Đảng thành một thói quen một, nhu cầu hàng ngày trong nếp sống của cán bộ đảng viên; nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ và các cuộc hội nghị cán bộ các cấp; quy định chế độ cán bộ các cấp hàng năm có thời gian tham gia công tác thực tế ở các cơ sở sản xuất, chú trọng những điển hình tiên tiến và cả những cơ sở còn yếu kém. Nghị quyết 210 mở ra bước phát triên mới của công tác giáo dục chính trị và tư tưởng đối với cán bộ, đảng viên. Các trường đảng tỉnh, thành phố được kiện toàn, trường Đảng huyện được xây dựng, lực lượng báo giáo viên thời sự, chính sách và lực lượng giảng viên lý luận được tăng cường, đầu tư cho công tác giáo dục, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên tăng hơn trước. Tháng 6-1973 Nhà xuất bản sách giáo khoa Mác - Lênin trực thuộc Ban Tuyên huấn Trung ương được thành lập để phục vụ phong trào học tập lý luận chính trị.

Chất lượng và hiệu quả công tác tư tưởng phụ thuộc một phần quan trọng vào chất lượng đội ngũ cán bộ tuyên huấn. Năm 1969 Ban Tuyên huấn Trung ương tiến hành khảo sát thực trạng đội ngũ cán bộ của ngành, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ toàn ngành các năm 1969 - 1975. Kết quả khảo sát cho thấy nhìn chung cán bộ tuyên huấn các cấp có phẩm chất chính trị tốt, nhiệt tình công tác, chịu khó học tập đường lối chính sách của Đảng, có ý thức tự rèn luyện để nâng cao năng lực nghiệp vụ. Tổng số cán bộ toàn ngành từ Trung ương đến huyện lúc đó là 6.760 (2.618 cản bộ làm báo, 1509 cán bộ huấn học, 1.280 cán bộ tuyên truyền, 350 cán bộ xuất bản…) so với biên chế thì thiếu 3.760, chủ yếu là cán bộ giảng dạy lý luận chính trị và cán bộ báo chí, xuất bản. Phần lớn cán bộ tuyên huấn các địa phương chưa được học tập lý luận cơ bản có hệ thống, trình độ văn hóa và kiến thức về các mặt còn hạn chế nhiều, về văn hóa phần lớn mới tốt nghiệp cấp III. Công tác đào tạo, bồi dưỡng chưa có quy hoạch và không theo kịp nhu cầu. Sơ kết 10 năm 1959 - 1969 Trường Tuyên huấn Trung ương mở được 6 lớp đào tạo gồm 1.173 cán bộ (báo chí 584; giảng viên lý luận chính trị tuyên truyền 238), 35 lớp bồi dưỡng gồm 3.955 học viên. Đây là một cố gắng không nhỏ song còn xa so với nhu cầu. Phương hướng, mục tiêu đề ra là từng bước phấn đấu đến năm 1975 đào tạo bổ sung cho tuyên huấn các tỉnh, thành phố đủ biên chế cán bộ cả bốn bộ môn (tuyên truyền, huấn học, báo chí, xuất bản) mỗi huyện có năm cán bộ đã qua đào tạo nghiệp vụ: một phó trưởng ban, một huấn học, hai giảng viên trường đảng, một cán bộ tuyên truyền.


Каталог: tailieugioithieuBTG
tailieugioithieuBTG -> CHƯƠng II công tác tư TƯỞng trong thời kỳ kháng chiến chống pháP (1945 1954)
tailieugioithieuBTG -> CHƯƠng II công tác tư TƯỞng trong thời kỳ kháng chiến chống pháP (1945 1954) III. ĐỘng viên phong trào thi đua yêu nưỚC: diệt giặC ĐÓI, diệt giặc dốT, diệt giặc ngoại xâM, chống chính sách “DÙng ngưỜi việT ĐÁnh ngưỜi việT
tailieugioithieuBTG -> CHƯƠng III công tác tư TƯỞngtrong thời kỳ kháng chiến chống mỹ,CỨu nưỚc và XÂy dựng chủ nghĩa xã HỘI
tailieugioithieuBTG -> CHƯƠng IV công tác tư TƯỞng trong thời kỳ LÃnh đẠo xây dựng chủ nghĩa xã HỘi trong cả NƯỚc và tiến hành công cuộC ĐỔi mớI (1975 2000)

tải về 310.96 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương