CHƯƠng I: LẮp ráp và CÀI ĐẶt máy tíNH


Khôi phục tập tin trên máy tính



tải về 0.52 Mb.
trang2/5
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích0.52 Mb.
#26130
1   2   3   4   5

Khôi phục tập tin trên máy tính

  • Khôi phục từ các ổ đĩa hỏng hoặc đã bị format

  • Khôi phục email đã xóa

  • Khôi phục âm nhạc iPod đã xóa

  • Khôi phục tài liệu Word chưa lưu trữ

  • Wizard khởi động nhanh

  • Quét triệt để

  • Xóa an toàn tập tin mà bạn muốn xóa vĩnh viễn


    Hướng dẫn

    Nhấnhoặc **chọn Start > Programs > Recuva > Recuva để khởi động

    Bước 2. Chọn lựa chọn Không khởi động Thuật sĩ trợ giúp lúc khởi động, và nhấn hũy bỏ để mở cửa sổ sau:

    Nhấn mở danh sách sổ xuống và chọn ổ đĩa để quét tìm; ổ đĩa hệ thống Local Disk (C:) là ổ mặc định được chọn như sau:




    Danh sách Tên tệp hay đường dẫn cho phép bạn xác định loại tệp cần quét tìm



    Để bắt đầu việc quét tìm một tệp mà bạn không nhớ tên hoặc chỉ nhớ một phần, hãy theo các bước sau:

    Bước 1. Gõ vào tên hoặc một phần tên của tệp bạn cần khôi phục như sau (trong ví dụ này, tên tệp cần tìm và khôi phục là triagle.png):



    Bước 2. Nhấnđể bắt đầu việc quét tìm (những) tệp bị xóa; ngay sau đó, một cửa sổ tương tự như dưới đây sẽ xuất hiện:




    CHƯƠNG II. CHUẨN ĐOÁN VÀ KHẮC PHỤC SỰ CỐ


      1. chuẩn đoán sự cố

    a. 10 bước chuẩn đoán sự cố

    Bước 1: Nhận diện sự cố

    Nếu bạn không nhận diện được vấn đề, bạn sẽ không thể bắt đầu giải quyết nó.

    Để nhận biết được vấn đề bạn có thể đặ vấn đề đối với khách hàng những câu tương tự như sau:


    • Bạn cho tôi biết máy tính của bạn xảy ra hiện tượng gì?

    • Nó có thường xuyên không?

    • Bạn có cài phần mềm mới nào không?

    • Bạn có gắn thêm bộ phận mới nào không?

    Sau khi thu thập đầy đủ thông tin về vấn đề, bạn chuyển sang bước 2

    Bước 2: Kiểm tra sơ bộ

    Bạn nên kiểm tra tổng quát như xem lại bên trong Case, kiểm tra các kết nối bàn phím (Keyboard), màn hình (Monitor), card mở rộng (Extend Card), RAM, CPU,… Bởi vì vấn đề có thể được giải quyết đơn giản thông qua bước này. Bạn có thể đặt đại loại vài câu hỏi cho công việc kiểm tra của mình.



    • Nó (Card) đã gắn hay chưa?

    • Nó đã được mở chưa?

    • Hệ thống đã sẵn sang chưa?



    Sau khi kiểm tra xong mà vấn đề chưa được giải quyết thì chuyển sang bước 3

    Bước 3: Tìm nguyên nhân gây sự cố

    Khi bạn muốm tìm nguồn gốc của sự cố, không ai cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác hơn người đang dùng nó. Vì vậy bạn nên hỏi trực tiếp người dùng nó (nếu có thể) đã làm những gì trước khi xảy ra sự cố này và từ đó bạn có thể tái hiện lại những sự việc trước đó mà dò tìm ra nguyên nhân của vấn đề.



    Bước 4: Khởi động lại máy

    Bạn nên luôn luôn khuyên khách hàng khởi động lại máy, vì thường những vấn đề sự cố có thể được giải quyết khi khởi động lại máy.



    Bước 5: Xác định sự cố liên quan đến phần cứng hay phần mềm

    Bước này là quan trọng bởi vì nó xác định phần nào của máy tính bạn nên tập trung vào để tìm kiếm và giải quyết. Vì những phần khác nhau cần có những kỹ năng và những công cụ giả quyết khác nhau.

    Bước này chủ yếu dựa vào khinh nghiệm của từng cá nhân hơn những bước khác. Có một vài sự cố đòi cài lại Driver, phần mềm hoặc ngay cả toàn bộ hệ điều hành.

    Bước 6: Nếu vấn đề là phần cứng, xác định linh kiện nào bị lỗi

    Các vấn đề phần cứng thường dễ thấy.

    Ví dụ: Một máy tính không thể truy cập Internet, mà bạn đã xác định là vấn đề phần cứng thì dĩ nhiên thay thế một modem là cần thiết.

    Bước 7: Nếu vấn đề là phần mềm, khởi động (Reboot) lại hệ thống bằng một bản sạch của hệ điều hành

    Thường liên quan đến vấn đề phần mềm là khởi động lại bằng bản sạch.

    Ví dụ: Đối với hệ điều hành MS-DOS ta khởi động lại bằng đĩa sạch khác có tập tin config.sys và autoexec.bat không có driver của hang thứ ba (driver cho sound card, cd-room…). Hoặc khởi động máy trong chế độ Safe mode đối với Windows 9x và Windows 2000, Windows XP khi đó chỉ những driver mặc định được nạp.

    Bước 8: Xem thông tin hướng dẫ từ nhà cung cấp

    Hầu hết mọi máy tính và các thiết bị ngoại vi ngày nay đều có những tài liệu hướng đẫn kem theo như sách, cd-room và websites… Bạn nên đọc những hướng dẫn này.



    Bước 9: Nếu không giải quyết được vấn đề

    Sau khi xác định nguyên nhân mà bạn không giải quyết được vấn đề, bạn nên đặt máy về tình trạng ban đầu rồi mới tiếp tục giải quyết theo những hướng khác.



    Bước 10: Yêu cầu trợ giúp

    Một điều hiển nhiên là chúng ta, không ai có thể giải quyết được mọi sự cố, sẽ có những phát sinh mới mà ta chưa từng gặp và ta cũng tìm được nguyên nhân gây ra. Khi đó bạn cần một sự trợ giúp từ đồng nghiệp…

    Chú ý: 10 bước trên đây bạn nên vận dụng một cách linh hoạt, không nhất thiết phải theo đúng thứ tự và đầy đủ các bước trên. Vì sự cố xảy ra rất đa dạng và phong phú, bà bản thân người kỹ thuật viên cũng có nhiều phương pháp giải quyết khác nhau.

    b. Điều trị

    1. Mở máy tính ra nếu:

    Tất cả các thiết bị (Monitor, Case, Power Supply,…) đều không hoạt động => Nguyên nhân do bộ nguồn. Bạn cần kiểm tra lại bộ nguồn.

    Màn hình (Monitor) không có tín hiệu => nguyên nhân có thể do card màn hình (Display card), Monitor, CPU, BIOS, Mainboard và cả Power Supply. Bạn cần kiểm tra lại Card màn hình, Monitor, Power Supply, CPU, Mainboard.

    2. Trong quá trình POST nếu:

    Máy phát ra tiếng Beep và hiển thị lỗi (nếu màn hình tốt) => nguyên nhân do các bộ phận của máy tính bị lỗi.

    Bạn nên tham khảo trong User’s Manual kèm theo Mainboard để biết nguyên nhân do bộ phần nào. Bạn cần kiểm tra lại bộ phận đó.

    Trong trường hợp này, có những lỗi làm cho máy ngừng hoạt động, nhưng có những lỗi mà máy tính chỉ thông báo mà thôi, vẫn hoạt động bình thường.

    Bạn nên kiểm tra trên màn hình, nếu thấy không nhận diện được ổ cứng (HDD), ổ đĩa mềm (FDD), CD-ROM, DVD-ROM… => nguyên nhân có thể thông tin trong CMOS thiết lập sai, Cable nguồn, Cable dữ liệu, bản thân các ổ đĩa. Bạn nên kiểm tra lại.

    Màn hình hiển thị lỗi “No Operating System” => máy không thấy Hệ điều hành có thể do có đĩa mềm, hay đĩa CD trong ổ đĩa mà những đĩa này không khởi động được. Bạn nên kiểm tra lại, kể cả ổ đĩa cứng.



    3. Khi máy khở động xong:

    Nếu máy khởi động có dấu hiệu bất thường như lúc được, lúc không (treo máy), phát tiếng kêu lộc cộc, hay máy tự khởi động lại. Bạn nên kiểm tra ổ đĩa cứng, nguồn.

    Máy hoạt động bắt thường như tắt, các thiết bị hoạt động không ổm định. Bạn nên kiểm tra lại nguồn, BIOS.

    Chuột (Mouse), bàn phím (Keyboard) không sẻ dụng được. Bạn cần kiểm tra lại kết nối, Mouse, Keyboaed, và Mainboard.

    Không sử dụng được ổ đĩa A. Bạn nên kiểm tra lại đĩa mềm, Cable, kết nối, ổ đĩa A, CMOS và Mainboard.

    Không đọc được CD. Bạn nê kiểm tra lại đĩa CD, Cable, kết nối, ổ đĩa CD-ROM, CMOS và Mainboard.

    Nếu màn hình rung, hay hoạt động không bình thường. Bạn nên kiểm tra lại nguồn, màn hình, Cable, driver, video card hay những thiết lập trong hệ điều hành.

    Nếu âm thanh có vấn đề. Bạn cần kiểm tra lại nguồn, volume, cable, driver, sound card hoặc những ứng dụng cho âm thanh.

    Nếu máy tính hoạt động không bình thường như không in được, bị vệt đen, trang in bị mờ… bạn cần kiểm tra lại máy in như driver, cable, nguồn, các bộ phận của máy in, ứng dụng…

    Nếu Modem của bạn có vấn đề không kết nối được Internet, bị ngắt giữa chừng, hay xuất hiện những tín hiệu lạ. Bạn nên kiểm tra lại nguồn, cable, driver, ứng dụng, các vật gây sóng điện từ…

    Nếu thiết bị USB không dùng được, Bạn nên kiểm tra lại nguồn, driver, cà bản thân thiết bị đó.

    Lược đồ chuẩn đoán – sửa chữa máy tính



    Cách chuẩn đoán lỗi của máy tính thông qua tiếng "bíp"

    Mô tả mã lỗi chẩn đoán POST của BIOS AMI :




    • 1 tiếng bíp ngắn: Một tiếng bíp ngắn là test hệ thống đạt yêu cầu, do là khi bạn thấy mọi dòng test hiển thị trên màn hình. Nếu bạn không thấy gì trên màn hình thì phải kiểm tra lại monitor và card video trước tiên, xem đã cắm đúng chưa. Nếu không thì một số chip trên bo mạch chủ của bạn có vấn đề. Xem lại RAM và khởi động lại. Nếu vẫn gặp vấn đề thì có khả năng bo mạch chủ đã bị lỗi. Bạn nên thay bo mạch.




    • 2 tiếng bíp ngắn: Lỗi RAM. Tuy nhiên, trước tiên hãy kiểm tra card màn hình. Nếu nó hoạt động tốt thì bạn hãy xem có thông báo lỗi trên màn hình không. Nếu không có thì bộ nhớ của bạn có lỗi chẵn lẻ (parity error). Cắm lại RAM và khởi động lại. Nếu vẫn có lỗi thì đảo khe cắm RAM.




    • 3 tiếng bíp ngắn: Về cơ bản thì tương tự như phần 2 tiếng bíp ngắn.




    • 4 tiếng: Về cơ bản thì tương tự như phần 2 tiếng bíp ngắn. Tuy nhiên cũng có thể là do bộ đặt giờ của bo mạch bị hỏng




    • 5 tiếng bíp ngắn: Cắm lại RAM. Nếu không thì có thể phải thay bo mạch chủ.




    • 6 tiếng bíp ngắn: Chip trên bo mạch chủ điều khiển bàn phím không hoạt động. Tuy nhiên trước tiên vẫn phải cắm lại keyboard hoặc thử dùng keyboard khác. Nếu tình trạng không cải thiện thì tới lúc phải thay bo mạch chủ khác.




    • 7 tiếng bíp ngắn: CPU bị hỏng. Thay CPU khác.




    • 8 tiếng bíp ngắn: Card màn hình không hoạt động. Cắm lại card. Nếu vẫn kêu bíp thì nguyên nhân là do card hỏng hoặc chip nhớ trên card bị lỗi. Thay card màn hình.




    • 9 tiếng bíp ngắn: BIOS của bạn bị lỗi. Thay BIOS khác.




    • 10 tiếng bíp ngắn: Vấn đề của bạn chính là ở CMOS. Tốt nhất là thay bo mạch chủ khác.




    • 11 tiếng bíp ngắn: Chip bộ nhớ đệm trên bo mạch chủ bị hỏng. Thay bo mạch khác.




    • 1 bíp dài, 3 bíp ngắn: Lỗi RAM. Bạn hãy thử cắm lại RAM, nếu không thì phải thay RAM khác




    • 1 bíp dài, 8 bíp ngắn: Không test được video. Cắm lại card màn hình.

    Mô tả mã lỗi chẩn đoán POST của BIOS PHOENIX:




      • 1-1-3: Máy tính của bạn không thể đọc được thông tin cấu hình lưu trong CMOS.




      • 1-1-4: BIOS cần phải thay.




      • 1-2-1: Chip đồng hồ trên mainboard bị hỏng.




      • 1-2-2: Bo mạch chủ có vấn đề.




      • 1-2-3: Bo mạch chủ có vấn đề.




      • 1-3-1: Bạn cần phải thay bo mạch chủ.




      • 1-3-3: Bạn cần phải thay bo mạch chủ.




      • 1-3-4: Bo mạch chủ có vấn đề.




      • 1-4-1: Bo mạch chủ có vấn đề.




      • 1-4-2: Xem lại RAM.




      • 2-_-_: Tiếng bíp kéo dài sau 2 lần bíp có nghĩa rằng RAM của bạn có vần đề.




      • 3-1-_: Một trong những chip gắn trên mainboard bị hỏng. Có khả năng phải thay mainboard.




      • 3-2-4: Chip kiểm tra bàn phím bị hỏng.




      • 3-3-4: Máy tính của bạn không tìm thấy card màn hình. Thử cắm lại card màn hình hoặc thử với card khác.




      • 3-4-_: Card màn hình của bạn không hoạt động.




      • 4-2-1: Một chip trên mainboard bị hỏng.




      • 4-2-2: Trước tiên kiểm tra xem bàn phím có vấn đề gì không. Nếu không thì mainboard có vấn đề.




      • 4-2-3: Tương tự như 4-2-2.




      • 4-2-4: Một trong những card bổ sung cắm trên bo mạch chủ bị hỏng. Bạn thử rút từng cái ra để xác định thủ phạm. Nếu không tìm thấy được card bị hỏng thì giải pháp cuối cùng là phải thay mainboard mới.




      • 4-3-1: Lỗi bo mạch chủ.




      • 4-3-2: Xem 4-3-1.




      • 4-3-3: Xem 4-3-1.




      • 4-3-4: Đồng hồ trên bo mạch bị hỏng. Thử vào Setup CMOS và kiểm tra ngày giờ. Nếu đồng hồ không làm việc thì phải thay pin CMOS.




      • 4-4-1: Có vấn đề với cổng nối tiếp. Bạn thử cắm lại cổng này vào bo mạch chủ xem có được không. Nếu không, bạn phải tìm jumper để vô hiệu hoá cổng nối tiếp này.




      • 4-4-2: Xem 4-4-1 nhưng lần này là cổng song song.




      • 4-4-3: Bộ đồng xử lý số có vấn đề. Nếu vấn đề nghiêm trọng thì tốt nhất nên thay.




      • 1-1-2: Mainboard có vấn đề.




      • 1-1-3: Có vấn đề với RAM CMOS, kiểm tra lại pin CMOS và mainboard.



    CHƯƠNG III:

    TỔNG QUAN VỀ MẠNG LAN THIẾT KẾ MẠNG LAN
    I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

    1. Cấu trúc topo của mạng

    Cấu trúc topo (network topology) của mạng LAN là kiến trúc hình học thể hiện cách bố trí các đường dây cáp, sắp xếp các máy tính để kết nối thành mạng hoàn chỉnh. Hầu hết các mạng LAN ngày nay đều được thiết kế để hoạt động dựa trên một cấu trúc mạng định tuyến, dạng vòng cùng với những cấu trúc kết hợp của chúng.



    2. Mạng hình sao (Star topology)

    Mạng hình sao bao gồm một bộ kết nối trung tâm và các nút. Các nút này là các trạm đầu và cuối, các máy tính và các thiết bị khác của mạng. Bộ nối trung tâm của mạng điều phối mọi hoạt động trong mạng.

    Mạng hình sao cho phép kết nối các máy tính và một bộ trung tâm (Hub) bằng cáp, giải pháp này cho phép nối trực tiếp máy tính với Hub không cần thông qua trục Bus, tránh được các yếu tố gây ngưng trệ mạng.



    Hình : Cấu trúc mạng hình sao

    Mô hình kết nối mạng hình sao ngày nay đã trở nên hết sức phổ biến. Với việc sử dụng các bộ tập trung hoặc chuyển mạch, cấu trúc mạng hình sao có thể được mở rộng mạng bằng cách tổ chức nhiều mức phân cấp, do vậy dễ dàng trong việc quản lý và vận hành.

    * Những ưu điểm của mạng hình sao

    - Hoạt động theo nguyên lý nối song song nên có một thiết bị nào đó ở một nút thông tin bị hỏng thì mạng vẫn hoạt động bình thường.

    - Cấu trúc mạng đơn giản và các thuật toán điều khiển ổn định

    - Mạng có thể dễ dàng mở rộng hoặc thu hẹp

    * Những nhược điểm của mạng hình sao

    - Khả năng mở rộng mạng hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng của thiết bị

    - Trung tâm có sự cố thì toàn mạng ngưng hoạt động

    - Mạng yêu cầu nối độc lập riêng rẽ từng thiết bị ở các nút thông tin đến trung tâm , khoảng cách từ máy trung tâm rất hạn chế (100 m)



    3. Mạng hình tuyến Bus (Bus topology)

    Thực hiện theo cách bố trí hành lang, các máy tính và các thiết bị khác – các nút

    mạngđều được nối với nhau trên một trục đường dây cáp chính để chuyển tải tín hiệu. Tất cả các nút đều sử dụng chung đường dây cáp chính này.

    Phía hai đầu dây cáp được bịt bởi một thiết bị gọi là terminator. Các tín hiệu và dữ liệu khi truyền đi dây cáp đều mang theo địa chỉ của nơi đến.



    Hình : Mô hình mạng hình tuyến

    * Những ưu điểm của mạng hình tuyến

    - Loại hình mạng này dùng dây ít nhất, dễ lắp đặt, giá rẻ.

    * Những nhược điểm của mạng hình tuyến

    - Sự ùn tắc giao thông khi di chuyển dữ liệu với dung lượng lớn.

    - Khi có sự hỏng hóc ở một bộ phận nào đó thì rất khó phát hiện

    - Ngừng trên đường dây để sửa chữa thì phải ngưng toàn bộ hệ thống nên cấu trúc này ngày nay ít được sử dụng.

    4. Mạng dạng vòng (Ring topology)

    Mạng dạng này, được bố trí theo dạng xoay vòng, đường dây cáp được thiểt kế làm thành một vòng khéo kín, tín hiệu được chạy theo một chiều nào đó. Các nút truyền tín hiệu cho nhau mỗi thời điểm chỉ có một nút mà thôi. Dữ liệu truyền đi phải kèm theo một địa chỉ cụ thể của mỗi trạm tiếp nhận.



    * Ưu điểm của mạng dạng vòng :

    - Mạng dạng vòng có thuận lợi là nó có thể mở rộng mạng ra xa hơn, tổng đường dây cần thiết ít hơn so với hai kiểu trên.

    - Mỗi trạm có thể đạt được tốc độ tối đa khi truy nhập.

    * Nhược điểm của mạng dạng vòng

    - Đường dây phải khép kín, nếu bị ngắt ở một thời điểm nào dó thì toàn hệ thống cũng bị ngưng.






    Hình : Mô hình mạng dạng vòng

    5. Mạng dạng kết hợp

    Kết hợp hình sao và tuyến (Star/ Bus topology) . Cấu hình mạng dạng này có bộ phận tách tín hiệu (Spiter) giữ vai trò thiết bị trung tâm, hệt hống dây cáp mạng có thể chọn hoặc Ring topology hoặc Linear Bus topology. Lợi điểm của cấu hình này là mạng có thể gồm nhiều nhóm làm việc ở cách xa nhau, ARCNE là mạng dạng kết hợp Star/ Bus Topology . Cấu hình dạng này đưa lại sự uyển chuyển trong việc bố trí các đường dây tương thích dễ dàng với bất cứ toà nhà nào.

    Kết hợp hình sao và vòng (Star/ Ring topology). Cấu hình dạng kết hợp Star/ Ring topology), có một thẻ bài liên lạc (Token) được chuyển vòng quanh một cái Hub trung tâm. Mỗi trạm làm việc (Workstation) được nối với Hub – là cầu nối giữa các trạm làm việc và để tăng khoảng cách cần thiết.

    II. CÁC PHƯƠNG PHÁP TRUY NHẬP ĐƯỜNG TRUYỀN

    Khi được cài đặt vào trong mạng, các máy trạm phải tuân thủ theo những quy tắc định trước để có thể sử dụng đường truyền, đó là phương thức truy nhập. Phương thức truy nhập được định nghĩa là các thủ tục điều hướng trạm làm việc làm thế nào và lúc nào có thể thâm nhập vào đường dây cáp gửi hay nhận các gói thông tin. Có 3 phương thức cơ bản:



    1. GIAO THỨC CSMA/CD (carrier Sense Multiple Access with Collision Detection)

    Giao thức này thường được dùng cho mạng có cấu trúc hình tuyến, các máy trạm cùng chia sẻ một kênh truyền chung, các trạm đều có cơ hội thâm nhập đường truyền như nhau (Multiple Access)

    Tuy nhiên tại một thời điểm thì chỉ có một trạm được truyền dữ liệu mà thôi, trước khi truyền dữ liệu, mỗi trạm phải lắng nghe đường truyền để chắc chắn rằng đường truyền rỗi (carrier Sense)

    Trong trường hợp hai trạm thực hiện việc truyền dữ liệu đồng thời, xung đột dữ liệu sẽ xẩy ra. Các trạm tham gia phải phát hiện được sự xung đột và thông báo tới các trạm khác gây ra xung đột (Collision Dection), đồng thời các trạm phải ngừng thâm nhập, chờ đợi lần sau trong khoảng thời gian ngẫu nhiên nào đó rồi mới tiếp tục truyền.

    Khi lưu lượng các gói dữ liệu cần di chuyển trên mạng quá cao, thì việc xung đột có thể xẩy ra với số lượng lớn dẫn đến làm chậm tốc độ truyền thông tin của hệ thống. Giao thức này còn được trình bày chi tiết trong phần công Ethernet.

    2. GIAO THỨC TRUYỀN THẺ BÀI

    Giao thức này thường được dùng trong các mạng LAN có cấu trúc dạng vòng sử dụng kỹ thuật chuyển thẻ bài (token) để cấp phát quyền truy nhập đường truyền dữ liệu đị.

    Thẻ bài ở đây là một đơn vị dữ liệu đặc biệt, có kích thước và nội dung (gồm các thông tin điều khiển ) được quy định riêng cho mỗi giao thức. Trong đường dây cáp liên tục có một thẻ bài chạy quanh trong mạng.

    Phần dữ liệu của thẻ bài có một bít biểu diễn trạng thái sử dụng của nó (Bận hoặc rỗi)

    Trong thẻ bài có chữa một địa chỉ đích và mạng dạng xoay vòng thì trật tự của sự truyền thẻ bài tương đương với trật tự vật lý của trạm xung quanh vòng

    Một trạm muốn truyền dữ liệu thì phải đợi đến khi nhận được một thẻ bài rỗi, khi đó trạm sẽ đổi bít trạng thái của thẻ bài thành bận, nén gói dữ liệu có kèm theo địa chỉ nơi nhận vào thẻ bài và truyền đi theo chiều của vòng. thẻ bài lúc này trở thành khung mang dữ liệu. Trạm đích sau khi nhận khung mang dữ liệu này sẽ copy dữ liệu vào bộ đệm rồi tiếp tục truyền khung theo vòng nhưng thêm một thông tin xác nhận. Trạm nguồn nhận lại khung của mình (theo vòng) đã nhận đúng, rồi bít bận thành bít rỗi và truyền thẻ bài đi.

    Vì thẻ bài chạy vòng quanh trong mạng kín và có một thẻ nên việc đụng độ dữ liệu không thể xẩy ra. Do vậy hiệu suất truyền dữ liệu của mạng không thay đổi, trong các giao thức này cần giải quyết hai vấn đề có thể dấn đến phá vỡ hệ thống. Một là việc mất thẻ bài làm cho trên vòng không còn thẻ bài lưu chuyển nữa. Hai là một thẻ bài tuân thủ đung sự phân chia của môi trường mạng, hoạt động dựa vào sự xoay vòng tới các trạm. Việc truyền thẻ bài sẽ không thực hiện được nếu việc xoay vòng bị đứt đoạn. Giao thức phải chữa các thủ tục kiểm tra thẻ bài để cho phép khôi phục lại thẻ bài bị mất hoặc thay thế trạng thái của thẻ bài và cung cấp các phương tiện để sửa đổi logic (thêm vào, bớt đi hoặc định lại trật tự của các trạm)

    3. GIAO THỨC FDDL

    FDDL là kỹ thuật dùng các mạng có cấu trúc vòng, chuyển thẻ bài tốc độ cao bằng phương tiện cáp sợi quang.

    FDDL sử dụng cơ chế chuyển thẻ bài trong vòng tròn khép kín. Lưu thông trên mạng FDDL bao gồm 2 luồng giống nhau theo hai hướng ngược nhau. FDDL thường được sử dụng với hai mạng trục trên đó những mạng LAN công suất thấp có thể nối vào. Các mạng LAN đòi hỏi tốc độ truyền dữ liệu cao và dài băng thông lớn cũng có thể sử dụng FDDL.




    Hình : Cấu trúc mạng dạng vòng của FDDL
    III. CÁC KỸ THUẬT CHUYỂN MẠCH TRONG MẠNG LAN

    1. PHÂN ĐOẠN MẠNG LAN
    a. Mục đích của phân đoạn mạng LAN

    Mục đích của phân chia băng thông hợp lý đáp ứng nhu cầu của các ứng dụng trong mạng. Đồng thời tận dụng hiệu quả nhất băng thông đang có. Để thực hiện tốt điều này cần hiểu rõ khái niệm : Miền xung đột(Collition domain) và miền quảng bá (Broadcast domain)



    * Miền xung đột (còn gọi là miền băng thông – Bandwith domain)

    Như đã miêu tả trong hoạt động của Ethernet, hiện tượng xung đột xảy ra khi hai trạm trong cùng một phân đoạn mạng đồng thời truyền khung, Miền xung đột được định nghĩa là vùng mạng mà trong đó các khung phát ra có thể gây xung đột với nhau. Càng nhiều trạm trong cùng một miền cung đột thì sẽ làm tăng sự xung đột và làm giảm tốc độ truyền. Vì thế mà miền xung đột còn có thể gọi là miền băng thông (các trạm trong cùng miền này sẽ chia sẻ băng thông của miền)

    Khi sử dụng các thiết bị kết nối khác nhau, ta sẽ phân chia mạng thành các miền xung đột và miền quảng bá khác nhau.



    tải về 0.52 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  • 1   2   3   4   5




    Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
    được sử dụng cho việc quản lý

        Quê hương