Chương 1: Lý luận chung về nhà nước



tải về 0.54 Mb.
trang26/28
Chuyển đổi dữ liệu26.11.2022
Kích0.54 Mb.
#53854
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   28
Đề cương PLĐC - Phần lý thuyết

1. Phòng vệ chính đáng.
Điều 15 Bộ luật Hình sự quy định: Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.
Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại. Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự.
Điều 96 khoản 1- Bộ luật Hình sự quy định về giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng: Người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

  1. Tình thế cấp thiết

Tình thế cấp thiết được quy định tại Điều 16 Bộ luật hình sự
1. Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe doạ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.
Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm.
2. Trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, thì người gây thiệt hại đó phải chịu trách nhiệm hình sự.
Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cần thiết và không phải chịu trách nhiệm hình sự khi có đủ những điều kiện sau:
-Phải có sự nguy hiểm đang đe dọa gây ra thiệt hại ngay tức khắc
Sự nguy hiểm đang đe dọa gây ra thiệt hại có thể phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau như: thiên tai, do sự tấn công của súc vật, …
Sự nguy hiểm đang đe dọa gây ra thiệt hại phải là sự nguy hiểm đe dọa ngay tức khắc thì mới được coi là trong trường hợp tình thế cấp thiết, nếu sự nguy hiểm đó chưa xảy ra hoặc đã kết thúc thì không được coi là gây ra thiệt hại trong tình thế cấp thiết
- Sự nguy hiểm đang đe dọa phải là sự nguy hiểm thực tế
Sự nguy hiểm không chứa đựng khả năng thực tế gây ra hậu quả cho xa hội mà chỉ do người gây thiệt hại tưởng tượng ra thì không được coi là gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết. Mối quan hệ nhân quả giữ sự nguy hiểm với các lợi ích cần bảo vệ là mối quan hệ tất yếu, nếu không có biện pháp thì hậu quả tất yếu sẽ xảy ra.Ví dụ như một ngôi nhà đang cháy mạnh trong thời tiết khô hanh, nếu không dỡ bỏ các nhà lân cận thì đám cháy sẽ lan rộng gây ra thiệt hại.
- Việc gây thiệt hại để tránh một thiệt hại khác là sự lựa chọn duy nhất
- Thiệt hại gây ra phải nhỏ hơn thiệt hại muốn tránh
Thiệt hại do người có hành vi trong tình thế cấp thiết gây ra chủ yếu là thiệt hại về tài sản và nguồi bị gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là người có hành vi gây ra sự nguy hiểm đe dọa gây ra thiệt hại cho xã hội mà là một người khác.
Hành động trong tình thế cấp thiết không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ của mọi người nên được khuyến khích và pháp luật bảo vệ.hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm. trong trường hợp thiệt hại gây ra vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, thì người gây ra thiệt hại có phải chịu trách nhiệm hình sự.


  1. tải về 0.54 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   28




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương