Các bài suy niệm LỄ hiển linh – Năm b lời Chúa: Is 60,1-6; Ep 3,2-3a. 5-6; Mt 2,1-12 MỤc lụC


Suy niệm của ĐTGM. Ngô Quang Kiệt



tải về 1.63 Mb.
trang6/17
Chuyển đổi dữ liệu13.10.2017
Kích1.63 Mb.
#33536
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17

10. Suy niệm của ĐTGM. Ngô Quang Kiệt


CHÚA TỎ MÌNH RA CHO NHỮNG TÂM HỒN THIỆN CHÍ

Bài Tin Mừng hôm nay đưa ra những chi tiết tương phản lạ thường.


Tương phản giữa Giêrusalem và Bêlem: Giêrusalem, thủ đô hoa lệ, trung tâm văn hoá chính trị của nước Do thái, nhưng đã khước từ, không đón tiếp Đấng Cứu thế. Trong khi đó, Bêlem, một thị trấn bé nhỏ, nghèo nàn lại là nơi đón tiếp Đấng Cứu thế hạ sinh.
Tương phản giữa những người có đạo và những người ngoại đạo: Các bậc chức sắc thông thạo Kinh thánh, nhưng chỉ ngồi im tại kinh thành, không chịu lên đường, nên không gặp được Đấng Cứu thế. Trái lại, ba nhà đạo sĩ mà ta quen gọi là Ba Vua, là những người ngoại đạo, không am tường Kinh thánh, nhưng đã biết tìm tòi học hỏi, dấn thân lên đường, nên đã gặp được Chúa.
Tương phản giữa Vua giả và Vua thật: Hêrôđê được gọi là Vua, nhưng lại cứ nơm nớp lo âu, sợ mất ngai vàng, nên tìm cách tiêu diệt người khác. Trong khi đó, Đức Giêsu Kitô, Vua Trời lại thản nhiên bình an trong cảnh khó nghèo, mở rộng vòng tay đón tiếp mọi người xa gần.
Tất cả những tương phản ấy đáng cho ta suy nghĩ. Đấng Cứu thế không đến theo cơ chế, nhưng rất bất ngờ. Người không đến trong những cung điện sang trọng nhưng đến trong một chuồng bò tăm tối, hôi tanh. Người không đến trong quyền lực nhưng trong sự yếu đuối, khiêm nhường.
Tất cả những tương phản ấy khiến ta phải lo sợ. Không phải cứ có đạo là gặp đựơc Chúa. Không phải cứ giỏi giáo lý là biết Chúa. Muốn gặp được Chúa phải có thiện chí đi tìm. Muốn biết Chúa, phải dấn thân lên đường.
Ba Vua là những người ngoại đạo đến từ rất xa, nhưng đã trở nên gương mẫu cho ta trong việc đi tìm và hiểu biết Chúa. Các Ngài là những tâm hồn thiện chí.
Là những tâm hồn thiện chí, luôn luôn khao khát điều lành, nên các Ngài luôn để tâm tìm kiếm. Đêm đêm ngước mắt lên trời cố dò tìm dấu vết thần linh. Chắc chắn không phải chỉ trong phút chốc mà các Ngài phát giác ra ngôi sao lạ, nhưng phải trải qua nhiều năm tháng kiên trì chiêm ngắm bầu trời, cặn kẽ theo dõi đường chuyển dịch của các vì tinh tú, các Ngài mới có thể nhận biết ngôi sao lạ khi nó xuất hiện.
Việc đi theo ngôi sao lạ cũng không giản đơn. Trước hết việc lên đường đòi phải ra khỏi nhà, giã từ những tiện nghi dễ chịu, từ bỏ những sinh hoạt quen thuộc, chấp nhận những thiếu thốn, những nguy hiểm, những bất tiện trên đường đi. Thiện chí của các Ngài rất cao, nên khi ngôi sao biến mất, các Ngài vẫn không nản lòng bỏ cuộc, nhưng tìm mọi cách vượt qua khó khăn, tìm mọi cách để đến gặp được Chúa. Chúa đã chúc lành cho thiện chí của các Ngài, nên đã cho các Ngài được gặp Chúa.
Đời sống chúng ta là một cuộc đi tìm Chúa. Trong cuộc đi tìm, ta phải có thiện chí như Ba Vua, biết dấn thân lên đường, biết phấn đấu chấp nhận hy sinh gian khổ, biết kiên trì không nản lòng bỏ cuộc khi gặp thử thách.
Ba Vua không thể đến với Chúa nếu không có ngôi sao dẫn đường. Hôm nay, Chúa muốn mỗi người chúng ta là một ngôi sao lạ, loan báo tình thương của Chúa, đưa dẫn những tâm hồn thiện chí đến với Chúa. Hãy là ngôi sao sáng trong đời sống công bình. Hãy chiếu sáng đức thương yêu của Chúa. Hãy toả ánh sáng ấm áp tình người. Qua những làn ánh sáng ấy, mọi người sẽ nhận biết và tìm về với Thiên chúa là ánh sáng chân thật.
Để kết thúc, tôi xin kể một câu chuyện có thật. Một buổi chiều, một người lái xe con đi trên con đường miền núi vắng vẻ. ở một khúc quanh, người ấy phát hiện một gia đình bị hỏng xe. Đường vắng, trời tối, họ lo âu sợ hãi vì đó là đoạn đường thường xảy ra cướp bóc. Biết sửa chữa xe, nên người ấy đỗ xe, xuống giúp sửa chữa. Xe hỏng nặng. Người ấy phải chui vào gầm xe, tháo ra từng bộ phận. Tối mịt xe mới nổ máy. Cả gia đình mừng rỡ, muốn trả công cho người ấy. Nhưng người ấy không lấy công. Cả gia đình cám ơn rối rít và xin địa chỉ hẹn ngày lên thăm. Khi lên thăm, gia đình mới biết đó là một vị giám mục. Gia đình đem lòng cảm phục và xin theo đạo cả nhà. Vị Giám mục ấy chính là một Đức Cha ở cao nguyên Trung phần vào những năm 60.
Nhân dịp đầu năm mới, tôi xin cầu chúc tất cả anh chị em có một đời sống đạo trong sáng như ngôi sao sáng để đưa dẫn nhiều tâm hồn về với Chúa.
CÂU HỎI GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ

1. Ba Vua thiện chí ở những điểm nào?

2. Bạn có gặp thử thách trong đời sống đạo không? Khi gặp thử thách, bạn đã ứng xử thế nào?

3. Theo bạn, cách nào hữu hiệu nhất để làm chứng cho Chúa: giảng giáo lý, tranh luận, sống bác ái?



4- Tuần này, bạn quyết tâm làm gì để thực hành Lời Chúa?

11. NhỮng con mẮt hiỂn linh


Trong bài Phúc Âm của lễ Hiển Linh có một từ đáng cho chúng ta suy niệm: thấy. Có mắt để phát hiện những điều bí ẩn, những con mắt hiển linh như các nhà đạo sĩ: “Họ thấy Con Trẻ và Mẹ Ngài và họ liền sấp mình thờ lạy Ngài”.
Họ thấy gì? Họ tưởng tượng điều gì? Từ bậc quyền cao chức trọng nào họ phải xuống để thích ứng ngay với thực tế rất khiêm hạ này: một cặp vợ chồng và đứa con của họ? Các đạo sĩ đã “thấy”.
Lời mời gọi đầu tiên của lễ Hiển Linh là: thấy Con Trẻ. Thấy tất cả những gì có nơi Đấng Tuyệt Đối duy nhất này, thầm bảo rằng qua Ngài chúng ta có thể thấy Thiên Chúa, như phụng vụ Acmêni diễn tả rất hay: Hôm nay, Đấng vô hình hiển linh. Đấng mà con người không thấy nay tỏ hiện để chúng ta được thấy.
Làm sao không nghĩ đến câu nói nổi tiếng của thánh Irênê mà luôn luôn phải trích dẫn nguyên vẹn: “Vinh quang của Thiên Chúa chính là sự sống của con người, và sống đối với con người chính là thấy Thiên Chúa”.
Thấy Chúa. Thánh Gioan nói trong đoạn mở đầu Phúc Âm của mình: “Không ai thấy Thiên Chúa; chính Con duy nhất ngự trong lòng Chúa Cha mới tỏ bày Ngài cho chúng ta”.
Ước gì chúng ta có mắt để thấy những điều này! Con mắt đức tin, con mắt xưa kia, ở Palestine, biết mở ra để nhìn vào mầu nhiệm của Chúa Giêsu, và cái nhìn nội tâm giờ đây làm chúng ta phải sấp mình trước mặt Ngài. Thánh nữ Têrêsa thành Avila đã viết: “Cái gì ngăn cản chúng ta dùng con mắt của tâm hồn để nhìn về Chúa? Ngài chỉ chờ đợi cái nhìn của chúng ta mà thôi”.
Cái nhìn nội tâm này, sức mạnh của con mắt đức tin này không được đóng kín chúng ta trong một tháp ngà nhỏ: “Anh và tôi!” hoặc trong một tháp ngà lớn hơn: “Chúng ta, những người theo Kitô giáo”. Đây là lời kêu gọi thứ hai của lễ Hiển Linh: nhận rõ ràng Con Trẻ xuất hiện vì tất cả chúng ta. Đàng sau các đạo sĩ, ta thấy được những đám đông mà các vị là biểu tượng, những đám đông mà Isaia phát hiện bằng con mắt hiển linh: “Hãy nhìn xem, hỡi Giêrusalem! Bóng tối bao trùm muôn dân nhưng Chúa sẽ xuất hiện trên ngươi, các dân tộc hướng về ánh sáng của ngươi. Hãy nhìn xem! Họ đang quy tụ lại”.
Người ta nói rằng định mệnh hạn chế cái nhìn của chúng ta. Chúng ta được tạo dựng cho những gì là to lớn của một thế giới đang chờ đợi Chúa và chúng ta cúi xuống nhìn vào cuộc sống của chúng ta và nhìn vào giáo xứ của chúng ta. Thỉnh thoảng, những đám đông hoan hô Đức Thánh Cha làm cho chúng ta cảm nhận làn sóng Công Giáo, nhìn thấy muôn dân họp lại đời đời. Nhưng chúng ta nhanh chóng trở về với chúng ta, những nhóm nhỏ đang hành đạo.
Chúng ta có quá dễ dàng chấp nhận làn sóng những người không tin đang gia tăng hay không? Quen sống trong những khu vực theo Kitô giáo, ở giữa những môi trường mà hai tiếng Thiên Chúa không còn ý nghĩa gì nữa có phải là điều bình thường hay không?
Lạy Chúa, xin khơi dậy nơi chúng con lòng nhiệt thành của những người theo Kitô giáo đầu tiên mà đối với họ lời của Chúa Giêsu vẫn còn sống động: “Các con hãy đi dạy dỗ muôn dân” (Mt 28,19). Ước chi Giáo Hội của Ngài, Giáo Hội vào thời đại có nhiều người không tin này, không ngừng chọn lựa làm những người thừa sai, ước chi trong số mười linh mục người ta không chọn chín vị để nâng niu chiều chuộng các tín hữu và một vị để xông pha những chỗ mà Chúa không còn ở đó nữa.
Trong khi cầu nguyện như thế con cảm thấy con cũng thiếu tinh thần truyền giáo. Hay có lẽ con sợ hãi. Con sống ở giữa những anh chị em không thấy Chúa và con làm như thể con cũng là một người không thấy Chúa. Nhưng làm sao để nói với những người ở ngoài đường, ở trong các cửa hàng và trong nhà máy về Chúa? Và thậm chí đơn giản hơn là nói với anh A chị B mà con thường gặp từ bao nhiêu năm nay nhưng không nói gì với họ về Chúa? Tôn trọng ý kiến, lương tâm của họ chăng? Phải tôn trọng rồi. Con coi thường khi người ta nói về những chứng nhân của Giêhôva nhưng con, con làm gì để truyền giáo?
Con làm chứng nhân như thế nào đây? Thật đơn giản khi nhắc lại rằng người ta làm chứng bằng cuộc sống của mình, con biết rõ rằng đôi khi việc loan báo Tin Mừng cần đến lời nói, thế mà con im lặng. Thậm chí sau cùng thì con không còn thấy những người có lẽ đang chờ đợi chứng tá của con nữa. Xin Chúa cho con có những cặp mắt của người tông đồ, những con mắt hiển linh.


tải về 1.63 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương