Các bài suy niệm LỄ hiển linh – Năm b lời Chúa: Is 60,1-6; Ep 3,2-3a. 5-6; Mt 2,1-12 MỤc lụC


ChÚ giẢi mỤc vỤ cỦa Claude Tassin



tải về 1.63 Mb.
trang15/17
Chuyển đổi dữ liệu13.10.2017
Kích1.63 Mb.
#33536
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17

2. ChÚ giẢi mỤc vỤ cỦa Claude Tassin


CÁC ĐẠO SĨ

Đoạn Tin Mừng đề cập đến các vị đạo sĩ gắn kết với đoạn trước bằng cái tên “Giêsu”. Ngoài ra, Mt 1,23 đã loan báo rằng trinh nữ “sẽ sinh hạ”; còn ở 2,2 các đạo sĩ vấn hỏi: vua dân Do Thái “đã sinh hạ” ở đâu. Tuy sự thể đã quá hiển nhiên như vậy rồi, truyền thống kể lại ở đoạn Mt 2,1-12 lại chắc chắn có trước thời Matthêu; ví dụ: như việc không đề cập gì đến sự hiện diện của Giuse (x. c.11) mặc dù ở Mt 1,18-25 lại nói nhiều đến Giuse.


Ý nghĩa phong phú của đoạn này nằm ở chỗ chứa đựng rất nhiều câu ám chỉ. Trước hết ta nên dựa vào bố cục của đoạn văn, căn cứ vai trò của ngôi sao lạ mà chia nó thành hai phần để phác họa rõ nét hơn sự đối kháng giữa thái độ của các đạo sĩ với thái độ của Hêrôđê.
Trong phần đầu (1-8) tấn tuồng được hình thành:

Câu 1-2: các đạo sĩ quan sát thấy một ngôi sao loan báo sự ra đời của vua dân Do Thái và họ phải đến kính viếng. Văn bản chỉ nói rằng ngôi sao đã chỉ đường cho họ, thế thôi. Họ đi đến Giêrusalem, trung tâm của thế giới Do Thái, và hỏi ra vị vua này ở đâu?

Câu 3-6: Ở Giêrusalem, Hêrôđê vua dân Do Thái và toàn thể công nghị (thượng tế và luật sĩ) tập thể đại diện cho dân Do Thái đặc trách việc chú giải Kinh Thánh, đã nghiên cứu những lời tiên báo về Đấng Mêsia. Hơn cả ngôi sao, Kinh Thánh mới là cuốn chỉ nam dẫn đường cho các đạo sĩ.

Câu 7-8: Giới chức Do Thái giải thích rất chính xác các lời tiên tri nhưng không hề ra tay hành động. Còn bản thân Hêrôđê lúc nào cũng e ngại một đối thủ xuất hiện nên đã ghi nhớ điều mặc khải này như đoạn sau sẽ cho thấy.
Phần hai (9-12) tấn tuồng được diễn:

Câu 9-11: Các đạo sĩ lại được ngôi sao hướng dẫn đến tận chỗ ở của Đấng Mêsia sau khi họ được Kinh Thánh soi rọi.

Câu 12: Mưu mô giết chóc của Hêrôđê bị thất bại bởi vì Thiên Chúa lại ra tay can thiệp một lần nữa “các đạo sĩ trở về xứ qua một lối khác”.

Ngoài ra bản văn còn cho ta những chìa khóa khác nếu ta nghiên cứu kỹ lưỡng các nhân vật (các đạo sĩ, Hêrôđê), dấu hiệu ngôi sao và câu trích dẫn (c.6)


1. Các đạo sĩ: Vừa là những bậc thông thái lại là những nhà thuật sĩ, các “đạo sĩ” Đông Phương hành nghề bói toán, y học, chiêm tinh và giải mộng. Trước đó, Môsê đã từng đụng độ họ ở cung điện vua Pharaon, sau này các tông đồ cũng đôi lần gặp phải các nhân vật nhóm này (x. Cv 8,9; 13,8). Kinh Thánh không yêu thích gì họ. Và chỉ có dân ngoại mới làm đạo sĩ bởi vì ở xứ Israel, “phù thủy” là nghề bị cấm chỉ.
Các vị đạo sĩ trong Mt 2 đến từ Đông Phương bởi vì các thuật sĩ Đông Phương nổi tiếng hơn, nhất là các người Chaldé xứ Babylone. Matthêu không nói rõ họ thuộc dân xứ nào. Những lễ vật họ mang theo gợi ta đoán là xứ Ả Rập. Cũng có thể là xứ Ba Tư. Theo hai tác giả La tinh, khoảng năm 66 có các đạo sĩ Ba Tư tuân theo các ngôi sao chỉ đường, đã đến Rôma để triều yết hoàng đế Neron, khi trở về họ chắc rồi cũng “đi theo lối khác”. Tuy nhiên, Matthêu không dẫn dắt các đạo sĩ đến với Neron mà là đến với Chúa Giêsu và cũng rất mỉa mai khi xảy ra sự thể là: đang khi giới hữu trách Do Thái hằng được Kinh Thánh soi sáng lại không biết cách làm thì các đạo sĩ ngoại giáo chỉ dựa vào hiểu biết khoa học chứ không phải do Kinh Thánh soi sáng hoặc do tuân giữ Kinh Thánh lại làm được: đó là bài học truyền giáo đầu tiên của tác giả Tin Mừng.
Giáo Hội Đông Phương cho rằng có ba vị đạo sĩ (dựa vào số món quà đem theo) và gọi họ là ba vua. Sự tôn vinh này khá phổ biến trong Cựu Ước. Thực vậy, theo Thánh Vịnh 72, 10-15 thì các kẻ cầm đầu các dân nước đến dâng hiến châu báu xứ sở lên cho Đấng Mêsia. Nhưng Matthêu không gọi họ là vua: họ là những dân ngoại khiêm hạ nhất đã đến với Đức Kitô.
2. Ngôi sao lạ: Chắc chắn tác giả Tin Mừng sẽ giật mình khi biết rằng hậu thế mình đã ra công cất sức truy tìm những giả thuyết để xác định cho được tinh vân nào hoặc sao chổi nào có lẽ đã xuất hiện vào thời Chúa Giêsu. Ngôi sao của Matthêu không phải là vì tinh tú mọc trên bầu trời, mà là ở trong Kinh Thánh (Theo Ds 24,17 thì sẽ có ngày “ngôi sao nhà Giacóp” sẽ mọc lên. Và dân Do Thái ở thế kỷ I đã áp dụng lời tiên tri này cho Đấng Mêsia. Hình ảnh tượng trưng đó rất phù hợp với câu chuyện về các đạo sĩ ở đây). Bởi vì lời tiên báo trong Ds 24 cho dân Israel không phải do một tiên tri Israel nói ra mà bởi Balaam, một kẻ ngoại mà truyền thống vẫn coi ông ta như là kẻ giải mộng, nghĩa là một “đạo sĩ”.
3. Hêrôđê: Khi Chúa Giêsu ra đời, triều đại Hêrôđê đại đế (năm 37-4 trước Công nguyên) đã chấm dứt. Ta biết rằng Denys bé nhỏ, một tu sĩ sống vào thế kỷ VII đã sai lầm khi xây dựng bộ lịch ngày nay. Đúng ra, Chúa Giêsu ra đời vào năm thứ bảy hoặc thứ sáu “trước khi Chúa Giêsu Kitô ra đời”. Bấy giờ, Hêrôđê rất sợ kẻ chiếm ngôi đến độ y đã ra lệnh xử giảo ngay cả một số con cái mình: các kẻ đương thời đã khôi hài với nhau rằng: thà rằng làm con heo (hus theo tiếng Hy Lạp) của Hêrôđê hơn là làm con đẻ (huios) của y. Tóm lại, những gì ở đây Matthêu gán cho nhân vật Hêrôđê đều cảm hứng từ thực tế. Nhưng một phần thì đoạn kể về các thuật sĩ mang tính biểu tượng và mặt khác lúc bấy giờ người ta lại không hề biết sự ra đời của Chúa Giêsu nhưng cuộc tàn sát ở Bêlem chắc chắn có để lại dấu ấn trong lịch sử Do Thái, đều là những sự kiện thực tế. Hình tượng nhân vật Hêrôđê được truyền thống Tin Mừng xét theo hai cách:

a) Đàng sau lời sứ thần báo tin cho Giuse đúng là một việc khả thi, giống như lời báo tin của Thiên Chúa cho người cha tương lai của Môsê vậy. Nhưng lại có truyền thuyết Do Thái cổ xưa khác, cũng thuật lại một giấc mộng làm Pharaon lo lắng và được các thuật sĩ cắt nghĩa như sau: một Hài Nhi sẽ sinh ra nơi dân Hy Bá Lai, nó sẽ triệt hạ xứ Ai Cập. Chính vì vậy mà Pharaon đã ra sắc chỉ tàn sát mọi con trai đầu lòng của người Hy Bá Lai (x. Xh 1,15). Chịu ảnh hưởng của truyền thống này, ở đây Chúa Giêsu xuất hiện như một Môsê mới và Hêrôđê đóng vai vị vua tàn ác nhưng chỉ chuốc lấy thất bại.

b) Mặt khác, trong đoạn tường thuật này, Hêrôđê được bao quanh bởi “toàn thể Giêrusalem” (c.3) và các quan chức Do Thái giáo (tư tế, luật sĩ: c.4). Như thế cuộc khổ nạn và những kẻ chịu trách nhiệm về cái chết của Chúa Giêsu đã được dựng lên ở đây rồi vậy.
4. Lời tiên tri của Mikha (c.6): Đáp lại câu hỏi ở c.2 “Vua dân Do Thái sinh hạ ở đâu?”. Dựa vào lời nói của các tư tế và luật sĩ (thực ra là của Matthêu), bằng cách trưng ra “bố trí” sẵn những câu trích dẫn Cựu Ước. Matthêu đã trích Mk 5,1-3 và phối kết với 2Sm 5,2 “Ngươi sẽ là mục tử chăn dắt Israel dân Ta” đó chính là lời hứa đối với Đavít. Ta cũng cần nói thêm rằng tiên tri Mikha nối kết với câu Is 7,14 đã được trích ra ở trên. Như thế, lời tiên báo được sắp xếp lại như vậy có ý nghĩa gì?

a) Trung thành với Mikha, và ít lạc quan về tương lai của Giêrusalem, Matthêu đã tôn vinh làng Bêlem đơn hèn, vì đó chính là ngôi làng của Đấng sẽ trở nên Mêsia cho những kẻ bé mọn (x. Mt 11,25-30).

b) Nhận chân giá trị của thành vua Đavít và lời hứa ban cho vị vua này (2Sm 5,2) nối kết tầm quan trọng của tổ phụ Đavít của Chúa Giêsu như đã nhấn mạnh trong Mt 1.

c) Nếu Chúa Giêsu phải là “mục tử dân Israel” (một tước hiệu gán cho chính Thiên Chúa x. Tv 80,2) và nếu Giêrusalem đã khước từ Đấng chăn dắt mình, vậy thì lời tiên tri làm sao nên trọn được? Đó chính là toàn bộ thảm kịch của sứ vụ Đức Kitô.
Toàn bộ nét biểu trưng đoạn đã biến Tin Mừng về ba vị đạo sĩ thành một Tin Mừng thu nhỏ lại: vua Đavít mới, Môsê mới ngày kia sẽ rao giảng trên núi, Người mục tử bị chê bỏ (cf. Mt 26,31) bởi những kẻ kêu gào phải giết Ngài đi, rồi chế nhạo “Vua dân Do Thái” trên đồi Calvariô (cf. Mt 27,37) để rồi đến một ngày vang dội lệnh truyền khẩn thiết này “hãy đi thâu nạp môn đồ khắp muôn dân”.
Câu hỏi cốt lõi của đoạn này là: Ở ĐÂU? Những chuỗi kế đến sẽ liệt kê (Mt 28,19) thêm Ai Cập, Rama, Galilê, Nagiarét trong số nhiều địa điểm có ý nghĩa của cuộc sống đời Đấng Mêsia.


tải về 1.63 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương