Claude malhuret bộ Trưởng Nhân Quyền Pháp



tải về 11.72 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích11.72 Kb.
#30188




CLAUDE MALHURET

Bộ Trưởng Nhân Quyền Pháp

Khai mạc hội thảo ngày 3,4 tháng 12 năm 1987 do Uỷ Ban Quốc Tế Trần Văn Bá tổ chức tại Trung Tâm Hội Nghị Quốc Tế Kléber, nơi Hiệp Định Paris về Việt Nam được ký kết, Ông Claude Malhuret, bộ trưởng nhân quyền Pháp, người đã sáng lập Hiệp Hội «  Bác Sĩ Không Biên Giới  », tôn vinh Trần Văn Bá và tiên liệu, 2 năm trước khi bức tường Bá Linh sụp đổ, sự thối chuyễn của chủ nghĩa cộng sản.

… Và điều suy tưởng thứ 5 của tôi sẽ lấy lại một trong những câu hỏi mà ông Trần Văn Tòng đã nêu lên và cũng là một đề tài trong cuộc hội thảo này. Vì thế tôi xin miễn phải dài dòng. Ông Tòng đặt câu hỏi : Ta có thể thối chuyễn, hay ít ra ta có thể đẩy lùi chủ nghĩa cộng sản không ?


Theo tôi rất có thể chúng ta sẽ là những người đầu tiên mục kiến hiện tượng nầy. Và tôi xin trấn an ngay những vị có thể e ngại tôi thuộc thành phần khờ khạo, sẵn sàng tín nhiệm bất cứ cử chỉ nào của tập đoàn lãnh đạo các chế độ toàn trị và đồng minh của họ trên thế giới. Tôi cũng đã biết tự cảnh giác.
Tôi không muốn nói ở đây là tôi coi trọng các đề nghị rút quân khỏi A Phú Hãn của Liên Xô hay những đề nghị của chính quyền Nam Vang để cho hoàng thân Sihanouk nắm giữ một chức vụ quan trọng trong chính phủ. Chính đương sự đã công khai xác nhận không nuôi một ảo vọng nào. Tôi cũng không có một ảo tưởng nào về chiến dịch giả bộ rút quân để che dấu những cuộc thay quân. Tôi không có một ảo tưởng nào về những chương trình hòa giải được trưng bày. Kỳ thực đó là những đề nghị kêu gọi đầu thú vô điều kiện chế độ. Chúng ta biết rõ, tất cà các điều đó chỉ là cách thức trình diễn sự kiện chứ không phải sự thật.
Không, điều tôi muốn nói ở đây – và đó là điểm không chối cải được – là hiện nay khắp toàn cầu, mặc dù chủ nghĩa toàn trị tận dụng chiến tranh, sự đàn áp quy mô, vũ khí lương thực, áp lực ngoại giao, làm công cụ cai trị, nhưng trong nhiều quốc gia nó đã không kìm chế được thành phần đối lập. Nguy hại hơn nữa, giai cấp lãnh đạo của nó hiện lâm vào tình trạng khốn đốn, hoặc trực tiếp về mặt quân sự, hoặc vì một cuộc chiến kéo dài, tuy không là một đe dọa trực tiếp, nhưng đòi hỏi một cố gắng mà nó không thể đảm đương lâu dài được như ở nước Miên hiện nay. Và đây không là những trường hợp duy nhất.
Ta cần phải hội nhiều điều kiện khác để những khó khăn khiến các chế độ toàn trị chùn bước, tác động ra một sự thối lui. Một trong những điều kiện đó là sự quyết tâm của các quốc gia dân chủ. Làm sao chúng ta có thể quả quyết với các bạn Đông Dương hiện diện hôm nay rằng sự quyết tâm đó vững chắc không chút sơ hở khi ta nhìn lại quá khứ gần.
Không, tôi sẽ không mạo hiểm khẳng định điều đó. Nhưng tôi có thể khẳng định điều sau đây, tôi mong muốn chúng ta sẽ noi gương họ : noi gương những người hiện đang kháng chiến dọc theo biên giới Thái Lan, trong những điều kiện cực kỳ khó khăn ; noi gương những người đã quyết định kháng chiến trong những điều kiện còn muôn vàn khó khăn hơn thế nữa như Trần Văn Bá đã làm. Số phận ông ra sao ? Ông còn sống sót trong một hầm tối của ngục tù cộng sản Việt Nam không ? Hay ông đã bị tra tấn đến chết, hoặc đã bị hành quyết ? Buồn thay, hai giả thuyết sau cùng này gần với sự thật nhất.
Thế thì, tôi xin được phép cầu chúc cuộc hội thảo nầy, ngoài các bải phát biểu được đệ trình, còn đặt mục tiêu vinh niệm Trần Văn Bá, một người đã dâng hiến mạng sống cho giá trị tự do mà mình tin tưởng.


Ban Biên tập tranvanba.org chuyễn dịch

COPYRIGHT
Каталог: new website -> documenttvb

tải về 11.72 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương