Các bài suy niệm LỄ hiển linh – Năm a lời Chúa: Is 60,1-6; Ep 3,2-3a. 5-6; Mt 2,1-12 MỤc lụC



tải về 1.2 Mb.
trang9/45
Chuyển đổi dữ liệu03.11.2017
Kích1.2 Mb.
#34027
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   45

16. Ánh nến toả sáng trong gia đình


(Suy niệm của Lm. Ignatiô Trần Ngà)

Giữa ban ngày, chỉ cần một tấm bảng nhỏ vẽ mũi tên chỉ đường cũng đủ để giúp bộ hành tìm được hướng đi, nhưng giữa đêm đen, dù có cả một rặng núi sừng sững được sử dụng như tín hiệu chỉ đường, cũng không ai nhận thấy. Trong khi đó, chỉ cần một ánh sáng le lói giữa màn đêm cũng đủ để cho khách bộ hành tìm thấy mục tiêu cần tiến đến. Trong đêm tối, một đốm sáng nhỏ có khả năng dẫn đường chỉ lối hơn cả một ngọn núi cao. Chính vì thế, khi Chúa Giêsu sinh ra tại Bêlem, Thiên Chúa đã cho xuất hiện một ánh sao đặc biệt giữa bầu trời đêm để soi dẫn cho ba nhà chiêm tinh từ phương Đông đến gặp Chúa Cứu Thế. Nhờ ánh sáng của ngôi sao lạ nầy, ba nhà chiêm tinh mới có thể tìm gặp Hài Nhi Giêsu mới hạ sinh.


Đoạn Tin Mừng Matthêu (2, 1-12) trích đọc trong phụng vụ lễ hiển linh mời gọi chúng ta trở thành những ngôi sao nhỏ để dẫn đưa anh chị em lương dân đến với Chúa. Nói cách khác, Lời Chúa mời gọi chúng ta làm ánh sáng chỉ đường cho lương dân. Từ ngàn xưa, Thiên Chúa đã dùng ngôn sứ I-sa-i-a mà phán dạy dân Người: "Ta đã đặt ngươi làm ánh sáng muôn dân, để ngươi mang ơn cứu độ của Ta đến tận cùng trái đất." (Is 49,6) Chúa Giêsu cũng trao sứ mạng nầy cho các môn đệ: "Chính anh em là ánh sáng cho trần gian... ánh sáng của anh em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ..." (Mt 5, 14): Và Thánh Phaolô tiếp tục kêu mời chúng ta: "Giữa một thế hệ gian tà sa đoạ, anh em hãy chiếu sáng như những vì sao trên vòm trời." (Pl 2,15) Ít ra, xin được là ánh nến toả sáng trong gia đình
Trở nên ánh sáng soi đường là một sứ mạng tuy cao trọng nhưng đầy khó khăn nên không ai muốn đảm nhận. Tuy vậy, là con cái Chúa, không ai được quyền thoái thác chối từ. Mấy câu thơ sau đây của thi sĩ Éliot sẽ khích lệ chúng ta:

"Nếu bạn không thể là ngôi sao sáng giữa trời,

Thì hãy là ánh lửa non cao.

Nếu bạn không thể là ánh lửa non cao,



Xin hãy làm ánh nến toả sáng trong gia đình."
Có lẽ chúng ta không dám làm ngôi sao sáng giữa trời, vì thấy mình yếu đuối và tội lỗi. Có thể chúng ta cũng chẳng dám mơ ước trở thành một ánh lửa non cao cho nhiều người từ phương xa nhìn tới. Vậy thì ít ra, xin cho mỗi người chúng ta cố sức trở thành một ánh nến toả sáng trong gia đình. Ánh nến nầy rất quan trọng vì 'gần mực thì đen và gần đèn ắt phải sáng.' Ánh sáng của cuộc đời mẫu mực nơi người cha, người mẹ toả chiếu trên con cái chắc chắn sẽ làm cho con cái được nên người. Và ngay cả ánh sáng của con cái cũng có thể làm cho cha mẹ nên sáng.
Sự kiện sau đây minh chứng điều nầy:

Ngày 12 tháng 12 năm 1999, tôi ban bí tích rửa tội cho hai em nhỏ. Người chị là Têrêxa Huỳnh thị Bích Hằng, mười lăm tuổi, còn người em là Maria Huỳnh thị Bích Nga, mười hai tuổi. Vì hai em mồ côi cha mẹ sớm, chẳng được học hành, nên được gia đình người cô ruột thương tình đem về nuôi.
Điều oái oăm là cô dượng của hai em tuy là người có đạo nhưng không mấy khi bước đến nhà thờ. Mỗi tối, gia đình nầy bán phở đến 12 giờ đêm. Hai người cháu cũng lo phục dịch đến giờ ấy.
Thế rồi từ ngày hai cháu được dẫn đến nhà thờ, được các nữ tu dạy cho biết Chúa và giáo lý, hai cháu bỗng nhiên yêu mến Chúa cách nhiệt tình và yêu thích học giáo lý cách đặc biệt. Cứ mỗi ngày chúa nhật, hai cháu cảm thấy mừng vui rộn rã trong lòng vì được đến với Chúa. Lòng nhiệt thành của hai cháu đã làm bừng lên nhúm đức tin như tro tàn nguội lạnh trong lòng cô dượng. Thế rồi cô dượng cũng sốt sắng đi thờ phượng Chúa trong các ngày chúa nhật, sau khi đã vắng bóng ở nhà thờ gần đến mười năm! Người cô nói với tôi: "Thấy hai cháu sốt sắng quá, thét rồi hai vợ chồng con cũng sốt sắng lây."

Hai cháu đúng là hai ánh nến nhỏ trong gia đình đã chiếu soi cho Cô Dượng.
Vậy giờ đây chúng ta cùng cầu nguyện với Chúa Giêsu bằng lời thơ của thi sĩ Éliot:

"Lạy Chúa, nếu con không thể là ngôi sao sáng giữa trời,

Thì xin hãy là ánh lửa non cao.

Và nếu con không thể là ánh lửa non cao,

Xin cho con được làm ánh nến toả sáng trong gia đình."

17. Ánh Sáng Giêsu – Anmai


Lễ Hiển Linh có nguồn gốc là một ngày lễ cổ xưa của người Kitô giáo tương tự với lễ Giáng Sinh và lễ Phục Sinh. Từ Đông phương, lễ Hiển Linh lan sang Châu Âu vào khoảng thế kỷ thứ 4 và được nói đến lần đầu tiên tại xứ Gaule vào năm 361. Đến cuối thế kỷ 21, hầu hết các Giáo hội đều cử hành ngày lễ trọng này.
Ban đầu, ở Tây phương, người ta có thói quen cử hành chung các biến cố hạ sinh của Giêsu vào ngày Giáng sinh, biến cố các đạo sĩ đến thờ lạy Chúa và cuộc tàn sát các Thánh Anh Hài. Nhưng khi Roma bắt đầu mừng lễ Hiển Linh thì hai biến cố cuối cùng này được tách rời ra khỏi ngày lễ 25 tháng Chạp để dành tôn kính các Đạo Sĩ là chủ đề chính cho ngày lễ trọng mới vào ngày 6 tháng Giêng. Lễ Hiển Linh trong phụng vụ Roma mang thông điệp chính là sự mạc khải của Đức Kitô cho mọi dân tộc được biểu tượng qua các Đạo Sĩ.
Với Giáo Hội Đông phương, lễ Hiển Linh đã trở thành đại lễ mừng thiên tính của Đức Kitô; mầu nhiệm Nhập Thể và sự thờ lạy của các Đạo Sĩ vì thế được cử hành vào ngày lễ Giáng Sinh. Sau đó lễ Hiển Linh ngày càng được hiểu như là lễ Đức Kitô Chịu Phép Rửa. Do đó mà ở Đông phương có tục lệ làm phép nước rửa tội, nước giếng rửa tội, các nguồn nước và sông suối vào dịp lễ Hiển Linh. Vào ngày này, nhiều đám đông kéo nhau đến bờ sông Giođan để dìm mình ba lần trong trong dòng sông theo như nghi thức rửa tội của Đông phương.
Hôm nay, ta nghe lại lời ngôn sứ Isaia từ 600 năm trước : ‘Chư dân sẽ đi về phía ánh sáng của ngươi, vua chúa hướng về ánh bình minh của ngươi mà tiến bước ... Lạc đà đàn đàn che rợp đất, lạc đà Mađian và Epha, dân Saba hết thảy kéo lại, tải đến vàng với trầm hương và chúng cao rao lời khen ngợi Giavê’.Isaia đã đưa ra những lời tiên đoán đầy phấn khởi về Giêrusalem vào ngày Đấng Cứu Thế xuất hiện. Ngày ấy, Giêrusalem sẽ trở thành trung tâm ánh sáng và mọi người từ bốn phương trời sẽ tiến về đó với muôn vàn lễ vật. Nghiệt ngã thay vào ngày mà Con Thiên Chúa giáng sinh làm người như lời ngôn sứ Isaia loan báo, ánh sáng đã chiếu trên Giêrusalem, thì lại chỉ có những người ở ngoài mới nhận ra ánh sáng ấy, còn dân trong thành thì vẫn tiếp tục sống trong u tối. Dẫu rằng Giêrusalem đã chỉ rõ nơi vua dân Do Thái mới sinh ra, nhưng lại chỉ có những người ở ngoài mới tới thờ lạy Ngài.
Trang Tin Mừng hôm nay thuật lại chuyện các đạo sĩ Đông Phương đã theo ánh sao tìm đến triều bái Hài Nhi Giêsu mới giáng sinh tại Bêlem như lời đã loan báo tự ngàn xưa. Không phải bất ngờ cũng chẳng phải ngẫu nhiên chuyện Chúa Giêsu sinh ra. Chuyện này đã được loan báo từ thuở trước. Được chỉ dẫn, được dặn dò rất rõ ràng về Ngài nhưng rồi không gặp được Ngài.
Khuôn mặt Hêrôđê mà chúng ta vẫn thường nghe gắn liền với cái tên "bạo vương". Bạo vương Hêrôđê dù có binh hùng tướng mạnh trong tay muốn tìm Chúa Giêsu nhưng không gặp được Chúa. Ông không gặp Chúa Giêsu vì ông đã nghe tiên đoán về Ngài và sự xuất hiện của Ngài sẽ làm cho ông mất quyền lợi. Thế nên dù có tìm Chúa đi chăng nữa nhưng không phải để thờ lạy nhưng để giết chết. Ông tìm Chúa Giêsu không phải để tôn vinh Ngài nhưng để tôn vinh bản thân. Ông tìm Chúa Giêsu không phải để làm theo ý Ngài nhưng để bắt Ngài phải vâng theo ý ông. Vì thế Chúa Giêsu đã vượt thoát khỏi tầm tay của ông. Với tất cả những điều đó, vĩnh viễn Hêrôđê ông không gặp được Chúa Giêsu.
Vào thời Chúa Giêsu, bên cạnh khuôn mặt Hêrôđê bạo vương, chúng ta nhìn đến khuôn mặt của các kinh sư, biệt phái. Hơn ai hết, họ là những người hiểu biết Thánh Kinh. Họ đã đọc vanh vách lời ngôn sứ loan báo Đấng Cứu Thế sinh ra tại Bêlem khi ba nhà đạo sĩ đến hỏi thăm họ. Họ hiểu và biết rất nhiều về lý thuyết nhưng không thực hành, vì thế họ không gặp được Chúa. Ngồi một chỗ mà không chịu lên đường. Chỉ chú ý tới chữ nghĩa sách vở mà không chú ý tới cuộc sống con người. Chỉ tìm trong sách vở mà không tìm những dấu chỉ thời đại, dấu chỉ trong đời thường nhật của họ.
Chuyện hài hước mà chúng ta thấy ở đây đó là với những người xem ra gần gũi nhất, hiểu biết nhất, có phương tiện nhất đã không gặp được Chúa Giêsu. Ngược lại, những người có vẻ nghèo hèn, thiếu thốn phương tiện, xa xôi cách trở lại gặp được Chúa Giêsu. Họ là ai ? Họ là những mục đồng đơn sơ nghèo nàn và đặc biệt nhất là ba nhà đạo sĩ mà ta nhớ đến trong thánh lễ hôm nay.
Những người này đã gặp được Hài Nhi Giêsu bởi vì họ đã cất bước lên đường tìm Hài Nhi. Dù không hay không biết không nghe lời ngôn sứ loan báo và thậm chí họ cũng chẳng biết lời hứa, không thuộc Thánh Kinh, nhưng khi thấy ngôi sao lạ, họ đã lên đường ngay tức khắc. Lên đường nói lên thái độ vâng theo ơn Chúa sáng soi cho họ. Vì dấn thân mạnh mẽ cho thái độ vâng theo ơn Chúa soi sáng nên họ lên đường. Thái độ lên đường nói lên lòng cương quyết đi tìm. Và khi lên đường như vậy, họ chấp nhận gian khổ để đạt được điều mơ ước.
Lòng khao khát của họ được đáp trả khi họ gặp được Hài Nhi Giêsu. Với lòng khao khát kiếm tìm chân lý nên đêm đêm họ không ngừng quan sát bầu trời tìm kiếm ánh sao. Nhìn cả bầu trời bao la họ thấy duy chỉ một ánh sao lạ xuất hiện và như vậy họ đã nhận biết. Khao khát chân lý nên khi Chúa vừa tỏ mình qua dấu hiệu ngôi sao, họ đã vội vã theo sát dấu ánh sao đi tìm. Khao khát gặp Chúa nên khi ánh sao vụt biến mất, họ đã không nản lòng, quyết tâm dò hỏi cho ra. Và với tâm hồn đơn sơ chân thành nên họ đã gặp được Hài Nhi. Họ đi tìm Đấng Cứu Độ trần gian chứ không tìm bản thân. Đi tìm Đấng Cứu Độ trần gian để thỏa lòng khao khát chân lý chứ không để thỏa mãn tính tò mò, thỏa mãn những tham vọng đen tối của cá nhân mình. Họ đi tìm Chúa để thờ lạy Chúa chứ không vì lợi lộc cá nhân. Với tâm hồn đơn sơ như vậy, dù ý Chúa và dấu chỉ hết sức nhẹ nhàng qua một ánh sao nhưng họ đã nhận ra ý Chúa. Với tâm hồn hết sức đơn sơ như thế, dù Chúa có ẩn thân dưới hình dáng một em bé yếu ớt nghèo nàn, trong khung cảnh rất tồi tàn của chuồng bò hôi hám họ đã nhận ra Chúa đang ở đó.
Niềm tin, lòng đạo của ta là một hành trình dài của chuỗi ngày tìm kiếm và sống. Nhìn vào gương của các nhà đạo sĩ, ta sẽ nhận ra Chúa khi ta có tâm hồn đơn sơ thành thực, có lòng khao khát Chúa vì chính Chúa, và dám dấn thân thực hành những điều Chúa truyền dạy, đặc biệt là giới răn bác ái, phục vụ Chúa trong những anh em nghèo khổ. Không dừng ở việc gặp Chúa, các nhà đạo sĩ đã lên đường để loan báo Đấng Cứu Độ trần gian. Họ chính là những ngôi sao sống động để chỉ cho người khác sự hiện diện của Ngôi Lời nhập thể.Và như vậy, là người kitô hữu, chúng ta cũng được mời gọi mặc lấy tâm hồn đơn sơ để gặp Chúa và khi gặp Chúa lại chiếu tỏa ánh sáng Giêsu trên cuộc đời ta như những ánh sao.
Ta được mời gọi toả sáng trong đời sống của mình. Qua lời mở đầu của Phúc Âm thánh Gioan, Chúa Giêsu chính là “ánh sáng thật đã đến thế gian và chiếu soi mọi người” (Ga 1, 9), Người là ánh sáng ban sự sống, “sự sống là ánh sáng cho nhân loại. Ánh sáng chiếu soi trong bóng tối và bóng tối đã không diệt được ánh sáng” (Ga 1, 4-5). “Những ai tiếp nhận Người thì Người cho họ quyền trở nên con Thiên Chúa, ban cho họ ân sủng và chân lý” (Ga 1, 9.17). Là ngôi sao có nghĩa là phải có ánh sáng. Ngôi sao chỉ chiếu sáng khi chính bản thân nó có ánh sáng. Phản chiếu ánh sáng nhận tự nơi Thiên Chúa thế nên Kitô hữu chỉ chiếu sáng khi chính cuộc sống của mình mang ánh sáng của Đức Kitô.
Kitô hữu phải tỏa ánh sáng của niềm tin. Tin yêu Chúa và tin yêu người. Tin yêu để xây dựng một cuộc sống chan hoà tình người. Tin yêu đẻ tha thứ hoà giải. Tin yêu để vượt qua mọi bóng tối thù hận, chia rẽ, bất hoà. Tin yêu là làn ánh sáng ấm áp làm cho thế giới trở nên gần gũi, con người trở nên thân thiện, cuộc đời trở thành đáng yêu đáng mến.
Kitô hữu phải tỏa ánh sáng của niềm cậy trông. Niềm cậy trông vào ơn cứu độ của Chúa giúp ta vừng bước trên đường lý tưởng. Niềm trông cậy vào một trời mới đất mới cho ta thêm sức mạnh góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp. Niềm trông cậy vào hạnh phúc thiên đàng giúp ta đánh gía đúng mức của cải vật chất đời này. Trông cậy là ánh sáng làm tươi đẹp con người và cuộc đời.
Kitô hữu phải tỏa lên ánh sáng của công bằng, bác ái, yêu thương. Niềm hy vọng, niềm tin yêu được chứng minh bằng đời sống công bình, bác ái, yêu thương. Tin Chúa được biểu lộ qua sự công bình trong đời sống. Yêu Chúa được thể hiện qua tình bác ái với tha nhân. Tất cả những ánh sáng mà người Kitô hữu phải có góp lại thành ánh sáng đích thực của người con cái Chúa. Ánh sáng đó là ánh sáng mang tên Giêsu.
Những đam mê vật chất, danh vọng sẽ khiến con người rơi vào bóng tối tuyệt vọng, không lối thoát. Nghi ngờ con người sẽ khiến cuộc đời chìm vào bóng tối cô đơn. Thiếu công bằng bác ái sẽ phủ lên thế giới mới một bóng tối phi nhân, tàn nhẫn. Chỉ có ánh sáng Giêsu mới đủ sức phá tan những bóng tối ấy. Chỉ có ánh sáng Giêsu mới làm cho thế giới thành vui tươi hạnh phúc. Với tất cả những điều đó, ta hãy toả sáng trong cuộc đời qua lời nói của chúng ta khi gắn bó với Chúa Giêsu là Ngôi Lời. Từng lời ăn tiếng nói của ta phải là những lời tốt đẹp mang lại niềm vui, hạnh phúc, hy vọng, ơn cứu độ cho con người thay vì lời nói xấu, nói dối, nói tục, lời tiêu cực làm cho người khác buồn phiền, chán nản, thất vọng.
Ta hãy toả sáng trong hành động. Những hành động xấu xa, gian ác, tiêu cực đều xúc phạm đến Thiên Chúa trong lòng con người cũng như trong vạn vật. Dù không có ai biết, ai thấy hay khen tặng, ta cũng vẫn hành động tích cực, vẫn chăm chỉ học hành, suy nghĩ tốt, làm việc tốt, làm tất cả những gì Chúa muốn vì Chúa đang nhìn ta và ban thưởng cho ta. Hành động như thế là chúng ta toả sáng. Khi ý thức được như vậy chúng ta mới chăm chỉ học hành, làm việc, đào luyện tài năng, chơi đùa, giải trí cho đúng đắn thì chúng ta mới đạt được kết quả tốt đẹp để làm chứng cũng như làm cho ánh sáng Giêsu được lan tỏa.
Hôm nay, mỗi người chúng ta được mời gọi trở thành những ngôi sao thật sự toả sáng trong đêm tối cuộc đời để người khác nhận ra Chúa Cứu Thế bằng đời sống kết hợp mật thiết với Chúa và chân thành yêu thương nhau. Như thế là chúng ta mang lại niềm vui, hạnh phúc và ơn cứu độ cho gia đình cũng như cho xã hội hôm nay. Với ánh sáng nhỏ bé của ta và của nhiều người thành tâm thiện chí như ta góp lại sẽ tràn ngập ánh sáng và niềm vui mà Chúa muốn chúng ta thể hiện từ Mùa Giáng Sinh này.
Thế giới đang mong chờ ánh sao dẫn đường. Chúa đang mời gọi chúng ta trở thành một ngôi sao chiếu lên làn ánh sáng đạo đức. Chính qua ánh sáng Giêsu mà ta có trong đời của ta mọi người sẽ nhận biết và yêu mến Chúa.


tải về 1.2 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   45




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương