Các bài suy niệm LỄ hiển linh – Năm a lời Chúa: Is 60,1-6; Ep 3,2-3a. 5-6; Mt 2,1-12 MỤc lụC


Ánh sáng và bóng tối – Thiên Phúc



tải về 1.2 Mb.
trang18/45
Chuyển đổi dữ liệu03.11.2017
Kích1.2 Mb.
#34027
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   45

32. Ánh sáng và bóng tối – Thiên Phúc


Nhà đại thiên văn Kepler khám phá ra rằng vào năm Chúa Giáng Sinh, có một hiện tượng bất bình thường xảy ra giữa các vì sao. Ông nói về hai ngôi sao Jupiter và Saturn rằng, bình thường chúng vẫn quay cách đều nhau, năm đó chúng sáp lại gần nhau đến độ ánh sáng của ngôi sao này cộng hưởng với ánh sáng của ngôi sao kia, tạo ra một luồng sáng khác thường và kéo dài đến cả mấy tháng.

Phải chăng đó chính là ngôi sao lạ đã dẫn đường cho Ba Vua tìm ra Chúa Hài Nhi?
Chúng tôi đã thấy vì sao của Người xuất hiện bên phương Đông” (Mt 2,2). Người xưa cho rằng ngày ra đời của các vĩ nhân thường được báo hiệu bằng sự xuất hiện của các ngôi sao lớn. Các chiêm tinh gia thường nghiên cứu chuyển động của các vì tinh tú để đoán biết định mệnh con người. Vì thế, khi nhìn thấy ngôi sao lạ, các đạo sĩ đã nhận ra sự sinh hạ của Đấng Cứu Thế, Vua dân Do thái.
Quả thật, người Do thái đã trông đợi Đấng Cứu Tinh từ bao thế kỷ, Đấng ấy được ví như một vì sao từ Giacóp, như có lời trong Kinh Thánh: “một vì sao xuất hiện từ Gia-cóp, một vương trượng trỗi dậy từ Ít-ra-en” (Ds 24,17). Tiên tri Mikha cũng đã tiên báo: “Hỡi Bêlem Épratha, ngươi nhỏ bé nhất trong các thị tộc Giuđa, từ nơi ngươi, Ta sẽ cho xuất hiện một vị có sứ mạng thống lãnh Ítraen” (Mk 5,1)
Nếu Thiên Chúa đã dùng cột mây cột lửa để hướng dẫn dân Do thái đi trong hoang địa về đất hứa, thì Người cũng có thể dùng ngôi sao dẫn đường cho các đạo sĩ đến Bêlem để gặp Đấng Cứu Tinh. Nhưng có một sự thật vô cùng trớ trêu: là khi vị Cứu Tinh xuất hiện sau bao thế kỷ đợi chờ, dân Do thái lại thờ ơ lãnh đạm, các thượng tế và kinh sư thì dửng dưng thụ động, cho dù họ thông thạo Kinh Thánh và biết rõ nơi sinh của Đấng Cứu Thế. Hêrôđê lại còn hoảng hốt vì sợ ngai vàng của mình bị lung lay. Chỉ có các đạo sĩ đại diện cho lương dân lại hăng hái lên đường, hăm hở tìm kiếm, cho dù cuộc kiếm tìm đầy phiêu lưu trắc trở. Và khi tìm được rồi, Đấng Cứu Thế cũng chẳng có vẻ gì là một vị quân vương, không uy nghi trong cung điện đền vàng, nhưng họ vẫn vui mừng đón nhận, xin được bái kiến và dâng lễ vật quý giá với tất cả tấm lòng thành.
Sau này, Chúa Giêsu đã phải thốt lên: “Từ phương đông phương tây, nhiều người sẽ đến dự tiệc cùng các tổ phụ Áp-ra-ham, I-xa-ác và Gia-cóp trong Nước Trời. Nhưng con cái Nước Trời thì sẽ bị quăng ra chỗ tối tăm bên ngoài” (Mt 8,11-12)
Lễ Hiển Linh là lễ Chúa tỏ mình cho dân ngoại, nhắc chúng ta đến việc truyền giáo. Nhờ ngôi sao lạ mà các đạo sĩ đã tìm ra Đấng Cứu Thế; chúng ta cũng hãy là những ánh sao sáng thu hút những tâm hồn đang khao khát tìm kiếm Chúa.
 Nếu con người đang đi trong bóng tối của gian dối, hận thù; chúng ta hãy là những ánh sao của chân thành, phục vụ và yêu thương.

 Nếu thế giới đang chìm đắm trong bóng tối của buồn phiền, thất vọng; chúng ta hãy là những ánh sao của niềm vui, an bình và hy vọng.

 Nếu Chúa đã gọi: “Chúng con là ánh sáng thế gian” (Mt 5,14), thì đó là một vinh dự vô cùng lớn lao, nhưng cũng là một trách nhiệm nặng nề.
Chúng ta đừng chỉ lo nguyền rủa bóng tối, nhưng hãy dấn thân thắp lên những ngọn nến sáng: Nến sáng của tin yêu và hy vọng, của bác ái và vị tha, để cả trái đất này tràn ngập ánh sáng tình yêu Chúa.

33. Ngôi sao hy vọng – Thiên Phúc


Tại nước Camuron ở Phi Châu, có một vùng đất tên là Fontem, dân số khoảng 20 ngàn người, là một bộ lạc bị đe doạ tuyệt chủng vì nhiều thứ bệnh, nhất là bệnh ngủ và bệnh giun chỉ.

Tộc trước của bộ lạ Fontem đã đi cầu cứu nhiều nước và nhiều tôn giáo nhưng không kết quả. Cuối cùng, ông đã đến với Đức Cha Peeters thuộc giáo phận Buca ở Camuron, đặt vào tay ngài một số tiền và nói: “Bộ lạc chúng tôi chẳng tốt lành gì để đáng được Chúa thương nhận lời, vậy chúng tôi xin Đức Cha và các tín hữu của ngài cầu cùng Chúa cho chúng tôi. Hy vọng Chúa sẽ nhận lời”.

Đức Cha Peeters và giáo dân của người không chỉ cầu nguyện mà còn hành động. Họ chung ta góp sức làm cho bộ lạc Fontem ngày càng tốt đẹp hơn. Khởi đầu là 2 bác sĩ, 1 bác sĩ thú ý, cùng với 3 phụ nữ thuộc phong trào Giáo dân Hoạt động cho Thế giới được Hiệp Nhất trong Yêu thương.
Ngày nay, bộ lạc Fontem đã hoàn toàn đổi mới,

Xưa kia là rừng thiêng, nước độc thì nay là phố xá đô hội. Điều bất ngờ là chính thành phố này lại là chiếc nôi của một phong trào Giáo Dân Thiện nguyện tới phục vụ ở rất nhiều nước tại Phi Châu. Số người xin học đạo và gia nhập giáo hội nhiều vô kể.

  
“Chúng tôi đã thấy vì sao của Người xuất hiện” (Mt 2,2). Các nhà đạo sĩ đã nhìn thấy ánh sao lạ, và đã mau mắn lên đường trong niềm hy vọng tràn đầy. Vâng, chính trong niềm hy vọng tràn đầy mà tộc trưởng Fontem đã hăng hái đến với Đức Cha Peeters như ánh sao hy vọng. Ông hy vọng bộ lạc của ông sẽ thoát cảnh bệnh tật và nghèo đói, ông hy vọng dân tộc mình sẽ bước theo kịp văn minh tiến bộ của nhân loại. Cuối cùng, hoa hy vọng đã khai mùa mở cánh. Bộ lạc của ông đã được ngôi sao hy vọng tỏa sáng để họ không chỉ đến với nền văn minh khoa học mà còn tiến bước vào nền văn minh tình thương.


Ngôn sứ Isaia đã nói: “Dân đang lần bước giữa tối tăm đã thấy một ánh sáng huy hoàng; đám người sống trong vùng bóng tối, nay được ánh sáng bừng lên chiếu rọi” (Is 9,1). Ánh sáng bừng lên chiếu rọi, chính là Đức Giêsu Kitô, Ngôi sao Hy vọng của muôn dân. Kể từ khi nguyên tổ phạm tội, ánh hào quang của địa đàng vụt tắt, nhân loại mò mẫm trong bóng đêm tội lỗi, mỏi mòn chờ mong ánh sáng cứu độ chiếu rọi nhân gian. Ngôi sao Hy vọng đã xuất hiện ở trời Đông, và sẽ không bao giờ lặn đi.
Lễ Hiển Linh là lễ Chúa tỏ mình cho dân ngoại, mà đại diện là ba nhà đạo sĩ, trong đó có tất cả chúng ta.

 Nếu Chúa là Ngôi Sao Hy vọng, đã chiếu rọi vào cuộc đời tăm tối của chúng ta, thì Người cũng muốn chúng ta sẽ là những ánh sao, luôn chiếu tỏa niềmtin yêu và hy vọng nơi con người.

 Nếu Chúa là Ngôi Sao Hy vọng, đã không bao giờ thất vọng về con người, cho dù con người thất trung phản bội, thì chúng ta cũng đừng bao giờ thất vọng về chính mình.

 Nếu Chúa là Ngôi Sao Hy vọng, đã không hề để ai phải thất vọng khi trông cậy nơi Ngài, thì chúng ta cũng đừng bao giờ để một nỗi thất vọng nào chạm được đến anh em.


Tuy Ngôi Sao Hy vọng xuất hiện ở Phương Đông đã hơn 2 ngàn năm qua, nhưng tại Á châu này tỷ lệ những người được Ngôi Sao chiếu rọi mới chỉ có 10,4%. Đó là nỗi thao thức của Giáo Hội và cũng là trách nhiệm của mỗi người chúng ta. Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II bày tỏ trong Tông Huấn “Giáo Hội tại Á Châu” như sau: “Những kẻ tin vào Chúa Kitô vẫn là một thiểu số bé nhỏ trong lục điạ mênh mông và đông dân nhất này. Nhưng không phải là một thiểu số nhút nhát, họ sống đức tin cách sống dộng đầy hy vọng và ban sức sống, mà chỉ có duy nhất tình yêu, mới có thể mang lại”. “Tham vọng duy nhất của Giáo Hội là tiếp tục sứ mạng phục vụ và yêu thương của mình, để tất cả dân Á Chấu “có sự sống và sống dồi dào” (Ga 10,10).

  
Lạy Chúa Giêsu là Ngôi Sao Hy vọng, Chúa muốn chúng con là những vì sao, lao xao trên bầu trời:



Làm đèn soi cho ai bước trong đêm.

Đem hy vọng cho người đang bất hạnh.

Báo tin vui cho những kiếp đọa đầy.
Xin ban cho chúng con niềm hy vọng, để yêu thương và phục vụ các tâm hồn, đang ở rất gần chúng con nhưng lại thật xa Chúa.
Ước chi chúng con mãi mãi là những vì sao, luôn toả sáng niềm tin và hy vọng cho dân tộc chúng con. Amen.


tải về 1.2 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   45




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương