Các bài suy niệm chúa nhậT 2 phục sinh – Năm B chúa nhật về LÒng thưƠng xót của thiêN chúA



tải về 0.5 Mb.
trang21/24
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích0.5 Mb.
#38059
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   24

37. Tin tưởng.


Khi cảm thấy dễ chịu, chúng ta khá vui vẻ để mặc cho người khác đến gần mình. Nhưng khi đang khó chịu, chúng ta có khuynh hướng tự cắt đứt quan hệ với người khác. Không ai muốn người khác đụng chạm vào chỗ đau của mình. Chúng ta muốn được ở một mình. Mặc dù có thể hiểu được điều này, nhưng đó vẫn là một khuyết điểm. Làm sao có thể chữa lành những vết thương được, khi chúng ta không để cho ai nhìn thấy và đụng chạm vào những vết thương của mình?

Một vị linh mục đang đi từ Hoa kỳ đến Châu Mỹ Latinh. Ở trên máy bay, ông nhận thấy mình đang ngồi bên cạnh một phụ nữ người Pêru. Người phụ nữ này kể cho ông nghe rằng bà trở về nhà với mẹ của mình, người vừa mới trải qua ba lần phẫu thuật tại Mỹ. Ông hỏi “Thế hiện nay, mẹ của bà cảm thấy khỏe hơn chứ?”. Người phụ nữ đáp “Dạ vâng. Mẹ tôi hoàn toàn bình phục rồi. Tất cả gia đình đều sẽ tụ tập ở sân bay để đón bà trở về”.

Thế rồi người phụ nữ đó hỏi ông lý do tại sao ông đi xuống phía nam. Ông nói với bà ta rằng ông là một linh mục, và ông đi đến đó để làm công việc truyền giáo. Khi nghe biết rằng ông là một linh mục, nét mặt của bà thay đổi một cách đột ngột. Bà ngả người, nắm lấy cánh tay ông, và thì thầm bằng một giọng đầy đau khổ “Ồ thưa cha, mẹ con bị mắc bệnh ung thư, và bà không có chút hy vọng nào”.

Tại sao người phụ nữ đó lại cứ phải giả vờ rằng tất cả mọi việc đều tốt đẹp cả? Tại sao bà ta phải che giấu, không chỉ những thương tổn chết người về mặt thể lý nơi mẹ của bà, mà bà còn che giấu cả những vết thương về mặt tình cảm của riêng bản thân bà nữa? Chắc chắn đó không phải là những điều đáng xấu hổ. Những vết thương về mặt tình cảm của riêng bà là do chuyện tình yêu gây ra. Chỉ đến khi phát hiện ra rằng người đàn ông ngồi bên cạnh là một linh mục, nghĩa là một người mà bà có thể mong đợi được an ủi, cảm thông, thì bà ta mới bày tỏ sự thật ra, tự cho phép mình đụng chạm vào người khác và được người khác đụng chạm vào tâm hồn mình.

Bây giờ, chúng ta hãy xem xét đến trường hợp của một nhân vật trung tâm của bài Tin Mừng hôm nay – ông Tôma. Sau cái chết của Đức Giêsu, ông lẩn tránh đi cùng với các tông đồ khác. Vì thế, ông đã không được chứng kiến cảnh Chúa sống lại hiện ra lần đầu tiên. Tuy nhiên, trong lần kế tiếp, ông đã có mặt ở đó. thật thú vị khi nhận thấy cách thế Đức Giêsu đối xử với ông.

Trước hết, Đức Giêsu vạch ra cho ông xem thấy những vết thương của Người. Đức Giêsu cảm thấy không cần phải che đậy những vết thương của Người, bởi vì chúng là những bằng chứng về tình yêu của Người. Đó là những vết thương chết người, mà Đấng Chăn Chiên lành đã phải chịu, trong việc bảo vệ đàn chiên của Người khỏi chó sói. Đức Giêsu mời gọi ông Tôma sờ tay vào những vết thương đó.

Nhưng trên thực tế, ông Tôma là một kẻ đang mang thương tích. Ông bị thương vì nỗi đau khổ, cô đơn, hoài nghi và thất vọng. Trong nỗi đau của mình, ông muốn được ở một mình. Ngay cả không thể nhìn thấy những vết thương của ông, thì chúng vẫn có thật. Nhưng Đức Giêsu có khả năng nhìn thấy chúng. Chính Người đã đụng chạm vào những vết thương của Tôma, và nhờ đó, Người đã làm cho chúng được lành lặn trở lại. Chính bằng cách đụng chạm và được đụng chạm vào, mà Tôma đã được chữa lành khỏi mất niềm tin, cũng như khỏi những vết thương khác của ông.

Khi bày tỏ, những vết thương của ta ra, khi đụng chạm và được đụng chạm vào, thì chúng ta mới được chữa lành. Trái tim nhân loại của chúng ta chỉ được chữa lành, nhờ sự hiện diện của một người khác, biết thấu hiểu nỗi đau nhân loại.

Thế giới ngày nay, đầy rẫy những Tôma đa nghi. Họ sẽ không tin, trừ phi họ có thể đụng chạm vào những vết thương của Đức Giêsu, và được nhìn thấy tia sáng trên gương mặt của Người. Điều này chỉ có thể xảy ra, nếu người ta nhìn thấy Người sống động nơi những kẻ đi theo Người.



38. Đời sống.


Đối với những kẻ đi theo Đức Giêsu, tác động ngay tức khắc và dễ nhìn thấy nhất qua lời giảng dạy của Người là thái độ của họ với tài sản. Chúng ta nhận thấy điều này trong bài đọc trích từ sách Công Vụ Tông Đồ. Không ai cảm thấy cần phải giữ lại quyền sử dụng riêng những thứ mà họ không cần, trong khi người khác lại không có những thứ cần thiết đó. Họ chia sẻ tài sản với nhau. Những ai có nhiều thứ, thì không để lại cho mình cái gì, những ai có ít, thì lại không mong muốn gì.

Họ sống đời sống cộng đoàn. Trước hết, đó là một cộng đoàn của cầu nguyện và thờ phượng. Thứ hai, đó là một cộng đoàn của yêu thương và chăm sóc nhau. Việc cử hành lễ nghi Bẻ Bánh chiếm vị trí trung tâm trong cách thờ phượng của họ đối với Thiên Chúa và cách thức phục vụ của họ đối với nhau.

Nhóm các môn đệ thực hiện công việc rao giảng thông điệp. Mặc dù đôi khi họ cũng đi rao giảng từng cá nhân, nhưng vẫn luôn luôn có từng nhóm, từng cộng đoàn huynh đệ nhỏ đi cùng với nhau và nâng đỡ nhau.

Ngay cả ở mức độ nhân loại, chúng ta vẫn có một nhu cầu sâu xa về đời sống cộng đoàn. Tình trạng cô độc là một yếu tố đáng tiếc chủ yếu của thời đại ngày nay. Chúng ta cần có một cộng đoàn với tư cách là những Kitô hữu. Chúng ta cần có một hệ thống hỗ trợ, để nâng đỡ lòng tin, niềm hy vọng và lòng yêu mến của chúng ta. Chúng ta cần có một cộng đoàn, hoặc một nhóm nhỏ, để có khả năng tồn tại. Nhưng các xứ đạo của chúng ta đã trở nên quá rộng lớn và không ai quen biết ai.

Trong cuốn sách của mình, các cộng đoàn Kitô hữu nhỏ, tác giả Jim O’Halloran kể lại câu chuyện dưới đây, nói về một thiếu nữ tên là Sylvia, xuất thân từ Nairobi. Cô nói:

Khi rời khỏi trường học, tôi nói rằng mình có đức tin. Tôi sống ở khu ngoại ô của Nairobi, và mỗi Chúa nhật, tôi đều đi bằng xe buýt đến trung tâm thành phố, để tham dự thánh lễ tại nhà thờ Thánh Gia. Nhưng ngôi nhà thờ này quá rộng lớn, và hầu như tôi không quen biết ai cả. Tôi cảm thấy cô độc. Vào một ngày Chúa nhật, tôi trở về nhà và cảm thấy hơi bị trầm cảm, tôi tự nhủ “Mình không có một người bạn tinh thần nào trong cả cái thế giới này”.

Tuy nhiên, chẳng bao lâu sau, tôi đến với cộng đoàn Kitô hữu nhỏ trong khu vực của tôi, và trở thành một thành viên trong đó. Nhờ vậy, mọi sự đều được thay đổi. Trong cộng đoàn, tôi không chỉ đơn giản được nghe nói về đức bác ái, giống như ở trong nhà thờ, mà tôi đã thực sự cảm nếm được hương vị ngọt ngào của sự sinh hoạt bên nhau nữa. Và dần dần, tôi được phát triển về đường thiêng liêng, kết thân với những người bạn tốt, và có thể tham gia vào công việc dành cho khu vực tôi ở. Tôi đã được triển nở với tư cách là một con người. Tôi không còn là một thiếu nữ đi một mình đến Nairobi, bị mất hút trong một ngôi nhà thờ rộng lớn, và trở về nhà trong tâm trạng buồn bã nữa”.

Ở đây, chúng ta nhận thấy những thành quả của đời sống cộng đoàn, của sự liên kết, chia sẻ, sinh hoạt bên nhau. Thiên Chúa không muốn chúng ta sinh hoạt một mình. Như vậy, chúng ta đừng e ngại trong việc hòa mình vào một cộng đoàn nâng đỡ nhau. Có lẽ chúng ta cần có một hệ thống các nhóm nhỏ cùng nhau chia sẻ lòng tin, trong đó, người ta có thể có được cảm giác về đời sống cộng đoàn và tình bạn đồng hành bên nhau. Những nhóm này sẽ được nối kết với các giáo xứ. Giáo xứ cần có những nhóm nhỏ, như là chất men, để giữ cho giáo xứ không bị tù hãm. Các nhóm nhỏ cần đến giáo xứ, để giữ cho các nhóm đó không bị trở nên hạn hẹp, và chỉ biết nhìn vào nội bộ của mình mà thôi. Một trong những khuyết điểm lớn nhất của Tôma là ông đã tự tách rời khỏi các tông đồ khác, nghĩa là khỏi đời sống cộng đoàn. Trong tâm trạng hoài nghi và đau khổ, ông tự cô lập chính mình. Chỉ đến khi tham gia trở lại với cộng đoàn, thì ông mới được gặp gỡ Đức Giêsu sống lại, và nhờ đó, ông đã tìm lại được lòng tin.

Trong thế giới ngày nay, để trở thành một kẻ tin, hoặc chỉ là một người có đời sống thiêng liêng mà thôi, có thể là một công việc cô độc. Với sự trợ giúp của cộng đoàn, chúng ta có khả năng giải quyết được những hoài nghi, và duy trì được lòng tin của mình. Cộng đoàn là một phần thiết yếu của việc làm chứng cho Kitô giáo.


Каталог: sites -> default -> files -> Documents -> 201504
Documents -> GIÁo xứ jeanne d’arc (NGÃ SÁU) : 116a hùng Vương, Phường 9, Quận : 38557616.  Giờ Thánh Lễ
Documents -> Ban biên tập báo mẹ hiềN
Documents -> TỔng giáo phận thành phố HỐ chí minh bản tin họ ĐẠo jeanne d’arc (NGÃ SÁu chợ LỚN) : 116a hùng Vương, Phường 9, Quận 5
Documents -> TỔng giáo phận thành phố HỐ chí minh bản tin họ ĐẠo jeanne d’arc
Documents -> TỔng giáo phận thành phố HỐ chí minh bản tin họ ĐẠo jeanne d’arc
Documents -> TẬp san hiệp sống tin mừng tháng 12. 2015 TƯ liệu học tập của hiệp hội thánh mẫu lưu hành nội bộ NỘi dung
Documents -> KÕt cÊu bª t ng Vµ bª t ng cèt thÐp L¾p ghÐp
Documents -> TỔng giáo phận thành phố HỐ chí minh bản tin họ ĐẠo jeanne d’arc
Documents -> Ban biên tập báo mẹ hiềN
201504 -> TỔng giáo phận thành phố HỐ chí minh bản tin giáo xứ jeanne d’arc (NGÃ SÁU) : 116a hùng Vương, Phường 9, Quận 5

tải về 0.5 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   24




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương