Cao Minh Đức Khoá LuậnTốt nghiệp Lêi c¶m ¬n! V


II.1- Khảo sát ảnh hưởng của thời gian đến quá trình xữ lý



tải về 260.58 Kb.
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích260.58 Kb.
#17933
1   2   3

II.1- Khảo sát ảnh hưởng của thời gian đến quá trình xữ lý

Lấy 4 bình nón có dung tích 250ml, cho vào mổi bình 100ml nước thải, 0,04gam CaO, 0,02gam CaOCl2, để phản ứng xảy ra ở các thời gian khác nhau. Sau đó đem lọc, loại bỏ phần kết tủa, lấy dịch lọc và đem xác định chỉ số COD, hàm lượng S2-, mùi và màu của nước thải.

- Các kết quả được chỉ vào bảng 4:

Bảng 4: Ảnh hưởngcủa thời gian đến quá trình xử lý.



SốTT

Thời gian

CODd

CODs

S2-d

S2-c

Màu

Mùi

1

10 phút

590

115

16

0

0

+

2

1 giờ

590

109

16

0

0

+

3

2 giờ

590

97

16

0

0

+

4

5 giờ

590

95

16

0

0

+



Ghi chú: d : Các chỉ tiêu của nước thải ban đầu chưa xử lý.

s : các chỉ tiêu của nước thải sau xử lý:

+ + : Nước thải có mùi thối.

+ : Nước thải có mùi hơi thối.

Từ bảng kết quả trên ta thấy thời gian xử lý không ảnh hưởng đến quá trình xử lý S2- ,các hợp chất hữu cơ và màu, cácphản ứng oxy hoá khử giữa CaOCl2 và hợp chất hữu cơ xảy ra gần như tức thời.

Nhưng mùi của nước thải và chỉ số COD có thay đổi theo thời gian: càng để lâu mùi và chỉ số COD của nước thải càng giảm .Tuy nhiên sự thay đổi này không lớn lắm .Vì vậy trong quá trình xữ lý trong thực tế ta có thể chọn xử lý ngay mà không cần phải tính toán đến thời gian.



II.2- Khảo sát ảnh hưởng của pH đến quá trình xử lý

-Tuỳ thuộc vào pH của môi trường mà dạng tồn tại của các hợp chất hữu cơ củng như hợp chất sunfua trong dung dịch có thể khác nhau. Do vậy, pH có ảnh hưởng tới khả năng oxy hoá của các hợp chất hữu cơ và sunfua trong quá trình xử lý

-Lấy 5 bình nón dung tích 250 ml, cho vào mỗi bình 100 ml nước thải. pH của dung dịch được điều chỉnh bằng dung dịch H2SO4 loãng hoặc dung dịch NaOH loãng. Trong thí nghiệm này chúng ta chỉ nghiên cứu pH ban đầu từ 5 ÷ 8,5 là pH cho phép của nước thải theo tiêu chuẩn B. Sau đó cho vào mỗi bình 0,04 gam CaO và 0,02 gam CaOCl2, lắc đều cho tan hết CaO và CaOCl2. Lọc và loại phần kết tủa. Lấy dịch lọc đem xác định chỉ số COD hàm lượng, S2- và quan sát màu, mùi của nước thải sau xử lý.

Các kết quả được chỉ ra ở bảng 5.

Bảng 5: Ảnh hưởng của pH đến quá trình xữ lý


Số TT

pHd

pHs

CODd

CODs

Sd2-

Ss2-

Màu

Mùi

1

4,95

5,40

590

291

16

0

Còn

+ +

2

6,10

6,60

590

201

16

0

0

+

3

7,00

7,26

590

97

16

0

0

+

4

8,00

8,31

590

96

16

0

0

+

5

8,45

8,72

590

100

16

0

0

+

-Từ bảng kết quả trên ta thấy pH của dung dịch không ảnh hưởng tới quá trình tách loại sunfua, nhưng có ảnh hưởng tới đến quá trình xử lý các hợp chất hữu cơ, màu và mùi của nước thải.

-Khi pH nằm trong khoảng 7 ÷ 8 quá trinh xử lý hợp chất hữu cơ đạt kết quả cao nhất và đạt tiêu chuẩn loaị B(<100 mg/l) về COD của nước thải. Theo kết quả thu được chúng tôi thấy ở môi trường pH > 7 các axit hữu cơ có tạo kết tủa với Ca2+ và bị giữ lại trên giấy lọc, do đó chỉ số COD trong dung dịch sau xử lý giảm. Khoảng pH tối ưu này cũng chính là khoảng pH ban đầu của nước thải. Như vậy pH của nước thải rất thuận lợi cho quá trình xử lý các hợp chất hữu cơ trong nước thải.

II.3- Kảo sát ảnh hưởng của lượng CaO đến quá trình xử lý

- Lấy 5 bình nón dung tích 250 ml, sau đó cho vào mỗi bình 100 ml nước thải, 0,02 gam CaOCl2, một lượng CaO khác nhau, cụ thể là : 0,01gam; 0,02gam; 0,03 gam; 0,04 gam và 0,05 gam. Lắc đều để các hoá chất tan hết. Lọc loại bỏ kết tủa. Lấy dịch lọc đem xác định hàm lượng S2-, chỉ số COD, màu và mùi của nước thải.

Các kết quả được chỉ ra ở bảng 6

Bảng 6: Ảnh hưởng của lương CaO đến quá trình xữ lý.




Số TT

mCaO (g)

CODd

CODs

Sd2-

Ss2-

Màu

Mùi

1

0,01

590

268

16

0

Còn

++

2

0,02

590

236

16

0

Còn

++

3

0,03

590

110

16

0

0

+

4

0,04

590

97

16

0

0

+

5

0,05

590

95

16

0

0

+

-
Qua kết quả bảng trên chúng ta thấy lượng CaO càng cao thì chỉ số COD sau xử lý càng giảm khi lượng CaO bằng 0,04 gam chỉ số COD đạt tiêu chuẩn B của nước thải (<100 mg/l). Với lượng CaO như trên màu của nước thải cũng mất, S2- bị loại bỏ hoàn toàn và mùi còn ít. Cũng với việc tăng hàm lượng CaO thì lượng kết tủa nhiều hơn. Có thể có vai trò của CaO là cung cấp Ca2+ để chuyển các chất tan gây ô nhiễm về dạng kết tủa.

II.4- Khảo sát ảnh hưởng của lượng CaOCl2 đến quá trình xữ lý

-CaOCl2 là một chất oxy hoá mạnh nó có thể oxy hoá các hợp chất hữu cơ CN- ,S2- … thành các kết tủa (ví dụ như S,…) hay chất dễ bay hơi như : CO2, N … Vì vậy lượng CaOCl2 thay đổi có ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý sunfua, các hợp chất hữu cơ trong nước thải.

-Lấy 4 bình nón dung tích 250 ml, cho vào mỗi bình 100 ml nước thải 0,04 gam CaO và cho mỗi bình tương ứng: 0,005 gam; 0,01 gam; 0,015 gam; 0,02 gam CaOCl2, lắc cho tan các hoá chất. Lọc và loại bỏ phần kết tủa. Lấy dịch lọc đem xác định hàm lượng S2-, chỉ số COD và quan sát màu, mùi của nước thải.

Kết quả được chỉ ra ở bảng 7

Bảng 7: Ảnh hưởng của lượng CaOCl2 đến quá trình xử lý.


Số TT

mCaOCl2 (g)

CODd

CODs

Sd2-

Ss2-

Màu

Mùi

1

0,005

590

331

16

6,1

Còn

+ +

2

0,01

590

262

16

0

Còn

+

3

0,015

590

130

16

0

0

+

4

0,02

590

99

16

0

0

+

-Từ kết quả trên chúng ta thấy lượng CaOCl2 thay đổi có ảnh hưởng đến chỉ số COD, hàm lượng S2-, màu và mùi của nước thải sau khi xử lý. Lượng CaOCl2 tăng thì hiệu quả xử lý tốt hơn. Lượng CaOCl2 thấp thì màu của nước thải sau xử lý còn, mùi nước thải thối. Lượng CaOCl­2 bằng 0,005 gam thì lượng S2- còn 6,1mg/l, gấp hơn 6 lần hàm lượng S2- cho phép trong nước thải theo tiêu chuẩn B (<1mg/l). Khi lượng CaOCl2 tăng đến 0,02gam thì kết quả xử lý tương đối tốt, nước thải sau xử lý có lượng S2- ít, đạt tiêu chuẩn cho phép trong nước thải theo tiêu chuẩn B (<100 mgO2/l), không còn màu, mùi rất ít.

- Kết hợp kết quả ở các bảng 4; 5; 6; 7 chúng tôi thấy để xử lý 100 ml nước thải của nhà máy sữa Hà Nội cần 0,02 gam CaOCl2 và 0,04gam CaO.

- Sau khi thêm CaO và CaOCl­2 khuấy đều và loại bỏ kết tủa, nước có thể thải ngay ra nguồn nước cống của thành phố, không cần kéo dài thời gian xử lý. Như vậy đề xữ lý 1m3 nước thải cần dùng 0,2kg CaOClvà 0,4kg CaO.



KẾT LUẬN
1. Đã phân tích mẫu nước thải của nhà máy sửa Hà Nội : có màu, mùi thối, hàm lượng S2- là: 16 mg/l; Chỉ số COD là: 590 mg/l, pH = 7 ÷ 8.
2. Đã khảo sát và tìm các điều kiện tối ưu để xử lý các hợp chất hữu cơ và sunfua trong nước thải của nhà máy sữa Hà Nội.

- pH = 7 ÷ 8,5 (bằng chính pH ban đầu của nước thải).

- Phản ứng xảy ra tức thời nên không cần kéo dài thời gian xử lý.

- Lượng CaO và CaCl2 cần thiết để xử lý 1m3 nước thải tương ứng là 0,5 kg CaO và 0,2 kg CaOCl2.


3. Đã xử lý nước thải của nhà máy sữa Hà Nội, nước thải không còn S2-, không còn màu, mùi rất ít và COD = 95 mg/l đạt chỉ tiêu nước thải loại B.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Nội -Nguyễn Bích Hà: “Đại cương hoá học môi trường Hà Nội- 1996”

2. Lâm Minh Triết : “Nghiên cứu áp dụng chọn lọc công nghệ xử lý ô nhiễm công nghiệp bảo vệ môi trường”

3. Vũ Đăng Độ : “Hoá học và sự ô nhiễm môi trường” NXB Giáo Dục Hà Nội-1997

4. Phạm Đình Quyền : “ Hiện trạng ô nhiễm môi trường do hoá chất dùng trong công nghiệp”Hội thảo khoa học và công nghệ môi trường

5. Nguyễn Văn Xuyến- Trần Xuân Hoành - Nguyễn Thị Hoa - Trần Thị Minh Nguyệt : “ Vai trò của phản ứng xúc tác trong bảo vệ môi trường” -Tuyển tập các báo cáo khoa học tại hội nghị môi trường toàn quốc 1998 NXB KH &KT Hà Nội 1999 trang 821÷839

6. Nguyễn Văn Việt - Trần Đình Thanh : “Nghiên cứu công nghệ xử lý nước thải trong sản xuất bia góp phần bảo vệ môi trường” Tạp chí bảo hộ lao động số 8/2002

7. Đặng Hữu :“Làm gì để bảo vệ môi trường” TT-KT-CN-MT 1996

8. Các tiêu chuẩn nhà nước Việt Nam về môi trường. Tập 1 NXBKH &KT Hà Nội 1995.

9 .Nguyễn Công Võ –Bùi Minh Thao : “Hiện trạng ô nhiễm công nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phú và những giải pháp cần áp dụng để khắc phục hậu quả” TT-KT-CN-MT số 6-1996

10. Trần Văn Nhân – Ngô Thị Nga : “Giáo trình công nghệ xử lý nước” NXBKH&KT Hà Nội 1999.

11. Nguyễn Trọng Dũng : “Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế gắn liền với sự bền vững của môi trường”

12 Tăng Văn Đoàn- Trần Đức Hà : “ Kĩ thuật môi trường” NXBGiáo Dục 2002

13. Trần Hiếu Nhuệ : “Thoát nước và xử lý nước thải công nghiệp” NXBKH&KT Hà Nội 1998

14. Hoàng Nhâm :“Hoá học vô cơ” tập 2

15. Vũ Ngọc Ban : “Giáo trình thực tập Hoá lý” Đại Học Tổng Hợp-Khoa hoá - Bộ môn Hoá lý.

16. Trung tâm kĩ thuật môi trường và đô thị khu công nghiệp

17. G.Saclo : “Các phương pháp phân tích tập 1” NXB Đại Học và Trung học chuyên nghiệp Hà Nội 1972.

18.Thực tập hoá phân tích –Khoa hoá phân tích -Trường ĐHKHTN- ĐHQGHN

19. Tạp chí phân tích Hoá, lý và sinh học - tập 10, số 2/2005





Каталог: nonghocbucket -> UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> Công nghệ rfid giới thiệu chung
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> MỤc lục danh mục các chữ viết tắt 3 Danh mục bảng biểu hình vẽ 4
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> LỜi nóI ĐẦu phần I tổng quan về HỆ thống thông tin quang sợI
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> HỌc viện công nghệ BƯu chính viễn thông quản trị sản xuấT
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án: Nhà máy sản xuất hạt nhựa 3h vina của công ty tnhh 3h vina
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> ĐỀ 24 thi ngày 22/9
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> ĐƯỜng lối ngoại giao củA ĐẢng trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dâN (1945-1954)
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> Đồ án xử lý nước cấp Thiết kế hệ thống xử lý nước cho 2500 dân
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> HiÖn nay gç rõng tù nhiªn ngµy cµng khan hiÕm mµ nhu cÇu sö dông gç ngµy cµng cao
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> Câu 1: Những nội dung cơ bản trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Công sản Việt Nam

tải về 260.58 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương